UA-83376712-1

Labels

Apr 24, 2017

Những người ngoại-quốc gốc Việt


Quê-hương là gốc rễ con người, cho nên ít ai muốn rời xa, trừ khi bị bắt buộc. 
Di dân là một người phải bỏ chỗ ở, xứ xở của mình để đến định-cư nơi xứ người. Nhưng người di dân, ít ra, cũng có hai loại:

- Di dân tự-nguyện là những người lựa chọn đến ở một nơi khác, một cách tạm thời (trường-hợp những người được hãng làm việc thuyên-chuyển đi một thời-gian nào đó) hoặc lâu dài hơn (từ một nước nghèo sang một nước giàu, vì lý-do kinh-tế chẳng hạn). 

- Người tỵ-nạn vì thời-cuộc, phải bỏ nhà, bỏ xứ chạy để thoát thân, để có được một đời sống tự-do cho chính mình và cho những thế-hệ sau. Những người này bất đắc dĩ phải ra đi, còn gọi là những người “di tản buồn”.
Đây là trường-hợp những người Việt-Nam đã phải ra đi sau tháng 4, năm 1975.

Hiện nay, có 4 triệu người Việt tha-hương trên thế-giới (đông nhất là bên Hoa-Kỳ) đã phải trở thành những người ngoại-quốc gốc Việt.

Ngoại-quốc nơi xứ người
Mất quê-hương là niềm mất mát lớn nhất trong đời nhưng những người Việt phong-lan này (xin mời đọc “Những người Việt phong-lan”  http://phu-tran.blogspot.com/2013/04/nhung-nguoi-viet-phong-lan.html ) vẫn phải tiếp-tục sống, cho mình, cho con cháu mình về sau.

Lan này đã phải thích ứng với những môi-trường mới, đất mới, chất dinh dưỡng mới, không khí mới, ánh nắng mới, … Lan này đã phải biến dạng, biến sắc để tiếp-tục sinh tồn và nẩy nở.

Nhưng cho dù chúng tôi có mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc, …, da chúng tôi vẫn “vàng” như một ca-khúc, mũi chúng tôi vẫn ‘tẹt”. Nhập gia tuỳ tục nhưng chúng tôi vẫn không thể hấp-thụ được hết văn-hoá người Tây-Phương và đến chết, chúng tôi cũng sẽ không trở thành “như họ” được. Xin nhận nơi người làm quê-hương nhưng quán trọ đâu phải là nhà? 
Chúng tôi vẫn chỉ là người ngoại-quốc nơi xứ người.

Ngoại-quốc nơi xứ mình
Khổ nỗi, chúng tôi có về thăm nhà, chúng tôi cũng sẽ chỉ là những người Việt-kiều, những người du-khách đem ngoại-tệ về, không hơn, không kém.
Lâu quá rồi. Ở đây, tên đường, nhà cửa đã đổi, tiếng nói, ngôn-ngữ đã đổi, con người đã đổi, cả một bầu trời đã đổi. Sài-Gòn xưa, Việt-Nam xưa có lẽ đã chết rồi.

Sưu tầm cho bài này, tôi tình cờ biết được Danh-mục các dân-tộc Việt-Nam đã chính-thức kiểm điểm 54 dân-tộc và dân-tộc thứ 55 là “người nước ngoài”. Ai có thể cưỡng đoạt tiền bạc, nhà cửa chúng tôi, nhưng không lẽ sắc-tộc chúng tôi, cội-nguồn chúng tôi cũng có thể bị lấy đi hay sao? Cùng một dòng máu nhưng chúng tôi đã trở thành “người lạ”. Một giọt máu đào đã biến thành một ao nước lã. Đáng buồn thay?
Chúng tôi đã trở thành những người ngoại-quốc nơi xứ mình.

Gốc Việt
Phong lan này sống gửi, sống phụ, treo lơ lửng trên những thân cây khác, rễ lòng thòng bên ngoài nhưng rễ vẫn là rễ.
Chúng tôi vẫn ăn cơm, húp nước mắm, vẫn viết tiếng Việt (có bỏ dấu), vẫn tụ năm, tụ bảy để nói, để hát tiếng Việt với nhau, để xoa mạt-chược với nhau... Chúng tôi vẫn ăn Tết trong cộng-đồng, tuy bé nhỏ nhưng cũng đủ ấm cúng của chúng tôi.
Chúng tôi cố gắng gìn-giữ ngôn-ngữ mình (“Tiếng ta còn, nước ta còn” mà?), cố gắng gìn giữ phong-tục tập quán mình, cố gắng ôn lại những trang hùng-sử dân-tộc Lạc Việt để tiếp tục tự-hào với dòng giống “Con Rồng, Cháu Tiên”.
Sổ thông-hành Việt-Nam hay Mỹ, Pháp, …, chúng ta đời đời, kiếp kiếp là gốc Việt.

Những thế-hệ sau
Thôi thì thôi, vào tuổi Medicare này, đã bước vào mùa đông cuộc đời thì chẳng còn gì là quan-trọng nữa. Lâu rồi, đời mình cũng qua. Thế-hệ chúng tôi chỉ là chuyển-tiếp, sống để lót đường cho con, cháu, chắt, chít…
(Xin mời đọc thêm “Thế-hệ bánh mì kẹp”
http://phu-tran.blogspot.com/2012/03/he-banh-mi-kep.html )
Ấy nhưng mà sau đó thì sao nhỉ?

Khi nói về di-dân, người ta thường gọi thế-hệ thứ nhất là những lớp sinh trưởng nơi quê nhà và dọn đi nơi khác khi đã trưởng thành, như bố mẹ chúng tôi và chúng tôi chẳng hạn. Kế đó, thế-hệ thứ “Một rưỡi” là những bạn trẻ sinh nơi quê nhà nhưng ra đi lúc còn nhỏ tuổi nên sang đây còn đi học và xem như có được hai nền văn-hoá.
Sau đó, thế-hệ thứ hai trở đi là những con em sinh trưởng nơi xứ ngoài và bắt đầu hấp thụ trực-tiếp nền văn-hoá “bản xứ”. Đây cũng là một điều đáng mừng vì chỉ có như thế con cháu chúng ta mới có thể thành công trên đất người.
Nhưng rồi, gốc Việt chúng còn được những gì ngoài cái họ Việt-Nam (tên thì phần đông đã là ngoại-quốc) và cái da vàng, mũi tẹt? Chỉ tuỳ chúng ta mà thôi.
Phần đông thì chúng hiểu tiếng Việt do ông bà, bố mẹ nói nhưng nói không rành lắm. Chúng ăn và thích cơm Việt-Nam do mẹ hay bà nấu nhưng ra ở riêng thì lại quay về với pizza, hamburger… Chúng biết đi xin kẹo vào mùa Halloween, đi tìm trứng xô-cô-la vào mùa Phục Sinh, ăn gà Tây vào mùa lễ Tạ Ơn nhưng ít biết gì về Tết Nguyên-Đán hay Tết Trung-Thu. Chúng thuộc lòng lịch-sử Mỹ, Pháp, … nhưng không biết Hùng Vương là ai…

Nói về tâm-trạng thế-hệ thứ 2 này, xin mời đọc thêm “Thề-hệ bánh mì kẹo (2)”
 
http://phu-tran.blogspot.com/search?q=th%E1%BA%BF+h%E1%BB%87+b%C3%A1nh+m%C3%AC+k%E1%BA%B9p 

Nhưng trách-nhiệm này là nơi ai nếu không phải nơi bố mẹ, ông bà chúng ta?
Cũng phải hiểu cho thế-hệ thứ nhất này. Làm lại cuộc đời trong một môi-trường hoàn toàn mới lạ, lo chạy đôn chạy đáo để tìm nơi ăn, chốn ở, tập nói một ngoại-ngữ khác,  tìm việc làm (đôi khi hai “dốp”) để nuôi gia-đình…, thì-giờ đâu mà nói chuyện văn-hoá? Ra đi, hai bàn tay trắng, trong một hoàn-cảnh bi thảm thì tâm-trạng đâu mà khơi lại vết thương lòng? Con cháu sinh bên này, hấp-thụ một văn-hoá hoàn toàn khác (đôi khi đối-nghịch) thì nói thế nào để chúng hiểu và chấp nhận? Thôi thì nhắm mắt buông xuôi?

Tôi ước mơ
Gần nửa thế-kỷ đã trôi qua, vết thương vẫn còn đó nhưng cũng đã thành xẹo. Cũng có lúc chúng ta cần đặt lại vấn-đề, đừng để con cháu chúng ta sau này phải đi tìm lại cội-nguồn khi chúng ta đã đi mất rồi (?)

Tôi ước mơ sao mọi người chúng ta cùng nhau lượm-lặt và tạo nên được những tài-liệu (sách, bài viết, truyện bằng tranh, video, …) về lịch-sử, văn-hoá Việt-Nam để giảng dạy cho con cháu.
Tôi ước mơ sao thế-hệ “tạm-cư” chúng ta truyền lại được tâm-hồn Việt lại cho những thế-hệ “định-cư” sau.


Tôi ước mơ sao con cháu chúng ta tự ý đứng ra làm những chuyện đó như trường-hợp hai tác-giả quyển Viet Nam History: Stories Retold for a New Generation , sách tôi đã mua được trên Amazon. (Xin cám ơn những người bạn trẻ này.)

Tôi ước mơ sao giới trẻ này tự làm những video trên YouTube, tổ-chức những buổi gặp-gỡ để chia sẻ cùng nhau gia-tài của 4000 năm văn-hoá, cùng nhau học tiếng Việt hay tập nấu ăn Việt-Nam, mặc khăn đóng, áo dài đi chúc Tết gia-đình và bạn bè, …


Tôi ước mơ sao chúng sẽ truyền lại cho những thế-hệ sau những gì chúng ta đã (sẽ) truyền lại cho chúng. Hàng hàng lớp lớp.


Ngày giỗ Mẹ Việt-Nam, tôi ước mơ sao tất cả những người Việt tha hương cùng nhau hướng về đất Tổ…
Để những người ngoại-quốc gốc Việt đừng bao giờ quên là mình gốc Việt và tiếp-tục tự-hào với dòng máu Con Rồng Cháu Tiên.
Mãi mãi và mãi mãi.
Yên Hà, tháng 4, 2017

Con Rồng Cháu Tiên (15) : Thời-đại Nam-Bắc phân-tranh / Nam Triều - Bắc Triều



0- Đại-cương

1- Thượng-cổ thời-đại (2879-111 trước Tây-lịch)
2- Bắc thuộc thời đại  (111 trước Tây-lịch-931 sau Tây-lịch)


3- Thời đại tự-chủ
   3.1 Nhà Ngô (939-965)
   3.2 Nhà Đinh (968-980)
   3.3 Nhà Tiền Lê (980-1009)
   3.4 Nhà Lý (1010-1225)
   3.5 Nhà Trần (1225-1400)
   3.6 Nhà Hồ (1400-1407)
   3.7 Nhà Hậu Trần (1407-1413)
   3.8 Nhà Lê Sơ (1428-1527)
      
3.9 Thời đại Nam Bắc phân tranh.  Bối-cảnh lịch-sử
Chúng ta bước vào một thời-điểm thật loạn lạc, rối ren suốt mấy trăm năm nên, để cho dễ hiểu, chúng ta cần lược sơ qua giai-đoạn này và những giai-đoạn sau thì mới hiểu rõ được:

Nước Nam ta từ khi Ngô Vương Quyền đánh đuổi được quân Nam-Hán, vua Đinh Tiên-hoàng dẹp yên được loạn Thập-nhị Sứ-quân lập thành một nước tự-chủ, đời nọ qua đời kia kế truyền được non 600 năm.
Đến đầu thập-lục thế-kỷ, bởi vì vua nhà Lê hoang dâm vô độ, bỏ việc chính-trị đổ-nát, cho nên trong nước loạn-lạc, nhà Mạc nhân dịp mà làm sự thoán-đoạt.

Nhà Lê tuy đã mất ngôi, nhưng lòng người còn tưởng nhớ đến công-đức của vua Thái-tổ và vua Thánh-tông, cho nên lại theo phò con cháu nhà Lê trung-hưng lên ở phía nam, lập ra một Triều-đình riêng ở vùng Thanh-Hóa, nghệ-An để chống nhau với nhà Mạc. Ấy là thành ra Nam-triều và Bắc-triều, hai bên đánh nhau trong năm, sáu mươi năm trời. 


Đến khi nhà Lê nhờ có họ Trịnh giúp rập, dứt được nhà Mạc, tưởng  là giang-sơn lại thống-nhất như cũ, ai ngờ họ Trịnh và họ Nguyễn lại sinh ra lòng ghen-ghét, gây nên mối thù-oán, rồi mỗi họ hùng-cứ một phương, chia nước ra làm hai mảnh: họ Nguyễn giữ xứ Nam (Đàng Trong), họ Trịnh giữ xứ Bắc (Đàng Ngoài), mỗi họ chiếm-giữ một xứ để làm cơ-nghiệp riêng của mình. 

Từ đó giang-sơn chia rẽ, Trịnh-Nguyễn phân tranh, ấy là một thời-đại riêng trong lịch-sử nước ta vậy. Nhà Hậu-Lê từ khi trung-hưng lên, con-cháu vẫn giữ ngôi làm vua, nhưng quyền chính-trị ở cả họ Trịnh. Tuy vậy, hai họ chỉ xưng chúa, chứ không xưng vua, và bề ngoài vẫn tôn-phù nhà Lê.

Sau này, anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) nổi lên đánh dẹp chúa Nguyễn rồi lật đổ họ Trịnh. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng-đế (niên-hiệu Quang Trung), đại thắng quân Thanh rồi qua đời vài năm sau, để Nguyễn (Phúc) Ánh, cháu nội của một trong những vị chúa Nguyễn, dành chiến-thắng sau 25 năm chinh chiến, mở đầu triều-đại nhà Nguyễn vối niên-hiệu Gia Long, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch-sử Việt-Nam..

Từ lúc Mạc Đăng Dung chuyên-quyền (1627) đến lúc Nguyễn Ánh thống nhất đất nước (1802), nước Đại-Việt đã bị loạn lạc, khốn sở suốt 275 năm (!)

Để tránh cho bạn đọc phải nhức đầu, người sưu-tầm (sau khi đã phải uống một ống Aspirine) chỉ dám thật vắn tắt để nêu lên những sư-kiện quan-trọng nhất.

3.9.1 Nam Triều - Bắc Triều
3.9.1.1 Nhà Mạc (1527-1592)
Nhà Mạc làm vua được 30 năm, với 5 đời vua:
- Thái Tổ Mạc Đăng Dung (1527-1529)
Mạc đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ-cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho nhà Minh để được phong chức, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh-giá cho trọn-vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú-quí cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm-sỉ (Trần Trọng Kim).

- Thái Tông Mạc Đăng Doanh (1530-1540)
- Hiến Tông Mạc Phúc hải (1541-1546)
- Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)
- Mạc Mậu Hợp (1562-1592)
Nhà Mạc mất ngôi từ đấy. Nhưng con cháu được nhờ nhà Minh bênh-vực, còn được giữ đất Cao-bằng ba đời nữa đến năm 1667.

3.9.1.2 Nhà Hậu Lê trung-hưng (1533-1788)
Khi Mạc đăng Dung làm sự thoán-đoạt thì các quan cựu-thần trốn-tránh đi cũng nhiều. Thuở ấy, có ông quan tướng Nguyễn Kim (hay là Nguyễn hoằng Kim) đi tìm con cháu nhà Lê để đồ sự khôi-phục. Đến năm 1532 tìm được một người con rốt vua Chiêu-tông tên là Duy-Ninh lập lên làm vua, tức là Trang Tông.
(
Tuy nhiên các nhà sử học nghi ngờ Duy Ninh không phải là con của vua Chiêu Tông vì tuổi của Duy Ninh và Chiêu Tông chênh nhau quá ít.)

Lại có một người tướng giỏi tên là Trịnh Kiểm, Nguyễn Kim thấy người có tài, gả con gái cho, để cùng ra sức giúp nhà Lê, dứt nhà Mạc.

Năm 1543, Trang-tông thu phục được đất Tây-đô.
Năm 1545, ông Nguyễn Kim chết, những binh-quyền giao cả lại cho con rể là Trịnh Kiểm.
Bấy giờ có những người danh-sĩ như là các ông Phùng khắc Khoan (tức là trạng Bùng), ông Lương hữu Khánh đều vào giúp nhà Lê.
Giang-sơn bấy giờ chia làm hai:
- từ Thanh-hóa trở vào thuộc nhà Lê, làm Nam-Triều;
- từ Sơn-nam trở ra thuộc về họ Mạc, làm Bắc-Triều.

Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, trao quyền lại cho con trưởng là Trịnh Cối nhưng Trịnh Cối hay say đắm tửu sắc, tướng sĩ không phục nên Trịnh Tùng cướp quyền của anh.
Trịnh Tùng nắm đại quyền, thao túng triều đình, giết vua Lê Anh Tông, lập vua nhỏ là Thế Tông.

Trịnh Tùng đánh mãi đến năm 1592 thì dứt được nhà Mạc, tuy rằng dư đảng họ Mạc vẫn quấy nhiễu luôn.
Giai-đoạn Nam Triều - Bắc triều chấm dứt nơi đây.

Năm 1599, thu xếp mọi việc trong nước cũng như đối với nhà Minh xong, Trịnh Tùng “ban” lộc và ít binh lính cho vua Thế Tông rồi tự mình quyết-định mọi việc mà các quan lại theo về họ Trịnh cả. Từ đó về sau, cứ thế tập làm vương, tục gọi là chúa Trịnh.

(Giả-sử Trịnh Tùng có muốn dứt nhà Lê đi mà làm vua, thì cũng không khó gì. Tuy vậy Trịnh Tùng không dám làm, có lẽ vì ở phía Bắc sợ nhà Minh sinh sự lôi thôi, lại có họ Mạc còn giữ đất Cao-bằng nhỡ có làm điều gì phản-trắc, thì e quân nghịch nổi lên lấy thù Lê thảo Trịnh làm cớ. Vả chăng, mặt Nam còn có họ Nguyễn, thế-lực cũng chẳng kém-hơn gì, mà lại có ý độc-lập để tranh quyền với họ Trịnh).

Nhắc lại, ông Nguyễn Kim có 2 người con trai cũng là tướng giỏi là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Nhưng vì Trịnh Kiểm sợ họ Nguyễn tranh mất quyền mình, bèn kiếm chuyện mà giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ bị ám hại bèn nhờ chị xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam, ở Thuận Hoá và dần dần cũng cố địa-vi miền này.
Đáp lễ với Trịnh Tùng, Nguyễn Hoàng cũng xưng vương, người đương thời gọi là chúa Tiên.

(Đấy là không bàn đến chúa Bầu, là dòng đời họ Vũ cát cứ ở Tuyên Quang gần 200 năm, 1527 đến 1699.)

Giai-đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh (Đàng Ngoài-Đàng Trong) bắt đầu từ đây.


Yên Hà, tháng 4, 2017
Tài-liệu nguồn:
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia
- Việt-sử toàn-thư (Phạm văn Sơn)

VN-VN : Quốc-gia Việt-Nam và Dân-tộc Việt


Nước Việt-Nam
Địa-lý

Việt-Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo Đông Dương. 

Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550 cây số: phía Bắc giáp Trung Quốc , phía Tây giáp Kampuchia và Lào, phía Nam giáp với vịnh Thái Lan và phía Đông giáp biển Đông.
Hình thể nước Việt Nam có hình chữ "S", khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.648 cây số và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 cây số. 
Xét theo lịch-sử và địa-lý, chúng ta có thể phân-biệt 3 miền Bắc (Hà-Nội), Trung (Huế) và Nam (Sài-Gòn / Thành phố Hồ Chí Minh).

Khí hậu
Việt Nam có khí hậu nhiệt-đới xa-van ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt-đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), còn miền trung và Nam-Bộ có đặc điểm của khí-hậu nhiệt-đới gió mùa. 
Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. 
Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội và hứng chịu năm đến mười cơn bão.

Dân-tộc Việt-Nam

1. Người Việt là ai? Họ từ đâu đến ?
- Theo truyền-thuyết

Lịch-sử Việt-Nam khởi đầu năm 2879 trước Công Nguyên khi Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, đẻ ra Sùng Lãm.

Sùng Lãm nối ngôi vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai là Âu Cơ, tiên nữ núi Vụ Tiên. Tục truyền Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, đẻ một lần được một trăm người con trai.
(Danh-từ "đồng-bào" = "cùng một bọc", từ đó được dùng để nói dân chúng Việt.)

Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là dòng dõi Long Quân, nàng là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được 100 con thì nàng đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải". 
Một trăm người con này sau lập ra nhóm Bách Việt (một trăm Việt).

Con trưởng Lạc Long Quân được nối ngôi vua, xưng là Hùng Vương, đặt quốc-hiệu là Văn Lang.

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Lễ Hội Đền Hùng) là một ngày lễ của Việt-Nam. Đây là ngày hội truyền-thống của dân tộc Kinh để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng. 

Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.
Nghi-lễ này đã được UNESCO xếp vào "di sản văn hoá phi vật thể" năm 2003.

- Theo sử sách Trung Hoa và Việt Nam
Dựa theo sử sách, giả thuyết được phổ biến rộng rãi nhất nói rằng người Việt Nam xưa gốc ở miền đồng bằng sông Hồng, gồm nhiều nhóm cư trú ở các nơi khác nhau mà gọi chung là Bách Việt (
có Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt…). Về sau bị người Hoa Hạ tràn xuống xâm lấn lãnh thổ, các nhóm này dần dần bị đồng hóa thành người Hán. Chỉ còn nhóm Lạc Việt ở miền Bắc Việt Nam là còn tồn tại được, chính là tổ tiên của người Việt ngày nay.
Không có lịch-sử nào là hoàn toàn đầy đủ và chính xác, nhất là suốt 1030 năm đô-hộ Việt-Nam, người Tàu đã cố tình huỷ-diệt mọi sách-sử, vết-tích lịch-sử ta để đồng-hoá người Việt như một châu của Trung-Hoa.
Nhưng người Việt-Nam nhận Tiên Rồng là tổ-tiên, hãnh-diện về giống Lạc-Việt, về 4000 năm lịch-sử / văn-hoá của mình.

2. Chủng-loại và dân-số
Ngày hôm nay, dân số Việt-Nam gần 95 triệu, đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á.
Người Việt tha-hương có khoảng 4 triệu, đông nhất là bên Hoa-Kỳ, với khoảng hơn 2 triệu.

Trên phương-diện sắc-tộc, người Kinh chiếm 87%, còn lại là 13% 53 sắc tộc khác thuộc 8 nhóm (Tày-Thái, Kadai, Môn-Khmer, H'Mong-Dao, Nam Đảo, Hán và Tạng-Miến).


Ôi, quê-hương chúng ta đó. Gia-tài tổ-tiên để lại, những “Con Rồng, Cháu Tiên” chúng ta hãy cố gắng gìn-giữ lấy.

Yên Hà, tháng 4, 2017


Tài-liệu nguồn :
- Wikipedia
- Việt-Nam sử-lược (Trần Trọng Kim)

VN-VN : Vietnam: The Country and Its People

The Nation of Vietnam
Geography
Located in Southeast Asia, Vietnam runs along the east coast of the Indochina Peninsula. Its borders stretch 4,550 kilometers (2,827 miles) long. China is to the north, Kampuchea (Cambodia) and Laos to the west. The South China Sea lies east.

The land of Vietnam is roughly shaped like the letter "S.” North to south, “as the crow flies,” the country extends about 1,648 kilometers (1,024 miles); at its narrowest point from east to west it’s about 50 kilometers (31 miles) wide. Based on its history and geography, the land divides into three basic regions: northern (Hà Nội) central (Huế) and southern (Sài-Gòn / Hồ Chí Minh city).

Climate
The South of Vietnam has a tropical climate with two seasons (rainy season from mid-May to mid-September, and dry season from mid-October to mid-April).
The North has a subtropical climate with four distinct seasons (spring, summer, fall, winter)  and the Central coast has a tropical monsoon climate. 

Due to its considerable shoreline, Vietnam’s climate is partly regulated by ocean winds and maritime weather patterns. Vietnam suffers five to ten severe storms a year. Flooding is common in towns and cities.

The Vietnamese People 
Who are the Vietnamese and where do they come from?

- According to Legend
Myths tell us that Vietnamese history began in 2879 B.C., when Kinh Dương Vương ruled the land of Xích Quỷ. He married Động Đình Quân's daughter Long Nữ, who gave birth to Sùng Lãm
Sùng Lãm succeeded to the throne and called himself Lạc Long Quân. He then married king Đế Lai's daughter, Âu Cơ, the fairy lady of Vụ Tiên Mountain
Legend holds that Âu Cơ gave birth to a sac of a hundred eggs, and the eggs hatched into a hundred boys. 
Lạc Long Quân told Âu Cơ, "Sadly, we cannot be together for long. I will have to descend to live with the sea dragons, while you will have to ascend to the realm of the fairy gods. We have a hundred sons. You shall take fifty with you when you leave for the mountain, and I shall take fifty down to the sea (South China Sea)."
The children later formed the Bách Việt group (meaning: the group of one hundred Viet). 

Lạc Long Quân's eldest son succeeded to the throne, called himself Hùng Vương and named the country Văn Lang.

Hung Vuong Day is a Vietnamese holiday celebrated by the Kinh people to honor King Hùng’s role in forming the country. A traditional ritual is performed annually on March 10th of the lunar calendar at Hung's Temple (located in Việt Trì city, Phú Thọ province). However, this holiday is also observed in the whole country and abroad by all the Vietnamese people.
This commemoration has been recognized by UNESCO as Intangible cultural heritage (ICH) in 2003.

- According to History
The most widespread theory states that the Vietnamese originated in the region of the Red River delta. Many different groups resided in many different areas; they were all collectively called Bách Việt, which includes Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, etc. Later, when the Chinese invaded the land, these groups were assimilated and became the Hán people. The only group that evaded assimilation is the Lạc Việt, who were the ancestors of the Vietnamese.

The historical record is unclear in part because over their 1,030 years of domination, the Chinese purposely destroyed all documentation to facilitate the assimilation of the Vietnamese.


Ethnic Groups and Population
Presently the population of Vietnam is close to 95 million people. Vietnam is the 14th most populous country in the world, and 8th most populous in Asia. 
The diasporic Vietnamese population is about 4 million, in North America (2 million in the USA), in Western Europe and in Australia.

From an ethnic point of view, the Kinh represent 87%, and the remaining 13% is a combination of 53 different ethnicities within 7 groups: Tày-Thái, Kadai, Môn-Khmer, H'Mong-Dao, Nam Đảo, Hán and Tạng-Miến).



This is what our country is and who our ancestors were. Let’s be proud to be descendants of dragons and fairies and to look back on 4,000 years of unique traditions and culture.


Translated by Tuấn Trần and Kitty Phạm
from "Quốc-gia Việt-Nam và dân-tộc Việt"


- Let’s celebrate Vietnamese Tet 

VN-VN : Le Vietnam et les Vietnamiens


Le Vietnam
Géographie

Le Vietnam est un pays de l’Asie du Sud-Est situé à l'est de la péninsule indochinoise. Il est bordé par la Chine au nord, le Laos, le Cambodge à l'ouest et le golfe de Thailande au sud, et la mer de Chine méridionale à l'est. Sa capitale est Hanoï.

Le littoral s’étire selon un « S », sur 1648 kilomètres du Nord au Sud et la zone la plus étroite d’Est en Ouest fait 50 kilomètres. Géographiquement et historiquement parlant, on distingue 3 régions : le Nord (ancien Tonkin) avec Hanoï comme capitale, le Centre (ancien Annam) avec Hue et le Sud (ancienne Cochinchine) avec Saigon.

Climat
Le climat vietnamien est de type tropical au sud et subtropical au nord, avec des moussons. L'humidité descend rarement en dessous de 85 % dans les plaines. Dans les régions montagneuses, le climat est plus sec et les hivers peuvent être rigoureux.
Il existe deux saisons : la saison sèche (de novembre à avril dans le sud du pays et de février à août au centre) et la saison humide (de mai à octobre au sud et de septembre à janvier au centre).

En raison des différences de latitude et du relief varié, le climat diffère considérablement selon les régions. Durant l’hiver ou la saison sèche, c'est-à-dire entre novembre et avril, les vents de la mousson viennent du nord-est, le long de la côte chinoise et à travers le Golfe du Tonkin où ils engrangent beaucoup d'humidité.


Le peuple vietnamien

Qui sont les Vietnamiens ? D’où viennent-ils ?
- Selon la légende
L’histoire du Vietnam démarrerait en 2879 avant Jésus-Christ quand Kinh Dương Vương du royaume Xích Quỷ épouse Long Nữ pour donner naissance à Sùng Lãm qui règnera plus tard sous le nom de Lạc Long Quân. Il épousera la princesse-fée Âu Cơ du mont Vụ Tiên

Selon la légende, Âu Cơ donna naissance à 100 œufs desquels éclosent 100 fils. Un jour, Lạc Long Quân dit à sa reine : « Je suis de la race des dragons, créature liée à la mer et tu es de la race des fées, créature liée à la montagne ; nous ne pourrons pas vivre ensemble bien longtemps. Prends cinquante de nos enfants avec toi et retourne dans la montagne ; je prendrai les cinquante autres pour les emmener dans la mer. »
De ces cent fils, proviendront les peuples Bách Việt (cent Việt).


Le fils ainé de Lạc Long Quân succède à son père et régnera sous le nom de Hùng Vương (Roi Hùng) sur le pays qu’il appelle Văn Lang; C'est la première dynastie Hùng du Vietnam.

La commémoration du roi Hùng Vương, fondateur du Vietnam, est officiellement célébrée chaque année le 10 Mars du calendrier luni-solaire partout au Vietnam et aussi par les Vietnamiens de l’étranger. 
Cette fête a été reconnue par l’UNESCO comme partie du Patrimoine Culturel Immatériel (PCI) en 2003.

- Selon les historiens
D’après la théorie la plus diffusée, le berceau du Vietnam se situerait dans le delta du Fleuve Rouge, région peuplée par un certain nombre de peuplades (les Bách Việt : Việt Thường, Lạc Việt, Âu Việt, …). La plupart de ces peuplades seraient assimilées par les Chinois, à l’exception des Lạc Việt, ancêtres des Vietnamiens.

Il est particulièrement difficile de tracer de manière scientifique les origines du peuple vietnamien dans la mesure où sous 1030 ans d’occupation, les Chinois se sont employés à effacer toute trace historique de ce peuple afin de mieux l’assimiler.


Qui sont-ils ? Combien sont-ils ?
Aujourd’hui, le Vietnam compte près de 95 millions d’individus, quatorzième rang mondial et huitième en Asie.
La diaspora vietnamienne s’élève à 4 millions d’âmes réparties en Amérique du Nord (2 millions aux Etats-Unis), en Europe Occidentale et en Australie.

Du point de vue ethnique, le Viêt Nam est composé de 54 ethnies réparties sur tout son territoire. Le peuple majoritaire est celui des Viêt (87%), aussi appelés Kinh, qui se répartit dans les plaines et le long des grands cours d'eau du pays.


Ceci est un portrait rapide du Vietnam et de Vietnamiens. Qu’ils soient fiers de leurs ancêtres Dragons-Fées et de leur quatre mille ans de culture et de traditions.


 Traduit par Phu TRAN
de Quốc-gia Việt-Nam và dân-tộc Việt

Ai trở về xứ Việt

Thơ : Minh Đức Hoài Trinh
Nhạc : Phan Văn Hưng
Thanh Tuyền trình bày và đệm nhạc

Please (Ctrl) click on the link
https://youtu.be/xEYtWT59304

Enjoy.

Kỷ niệm của tôi


Sáng tác : Phú Quang
Ngọc Phú trình bày
Thanh Tuyền đệm nhạc

... Một mình bên ly rượu đắng
Kỷ niệm của tôi ùa về
Một dòng sông  loang dòng máu đỏ
Bạn bè tôi  gục ngã dưới chân cầu

...

Please (Ctrl) click on the link
https://youtu.be/Va5oYrQgWD0

Enjoy.