Nếu hoa "Tulip" (uất kim hương) biểu-hiệu cho nước Hòa-Lan và hoa anh đào tượng-trưng cho nước Nhật, thì có lẽ loài hoa mà nhiều nước Á-Đông sẽ chọn cho mình chắc hẳn sẽ là hoa Lan.
Nói đến hoa Lan, người ta liên tưởng đến sự tinh khiết, thanh tao, quý trọng, đam mê và tình yêu vĩnh cửu bất diệt và Lan được nhiều ưa chuộng là vì:
* Màu sắc thắm tươi, đủ vẻ, hoa lan hầu như có tất cả các
màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó, từ trong như ngọc, trắng
như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh,
vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.
* Hình dáng thực là khác trăm ngàn hình
dạng khác nhau, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi (= lip), nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác thường. Hoa lan nhỏ nhất
chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 thước. Hoa
lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè
ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt,
có những hoa giống như con bướm, con ong.
* Hương lan đủ loại
thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các
phụ-nữ đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ xíu.
Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa
lan là phong lan. Nhưng thực ra, hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại
sau đây:
* Epiphytes:
Phong lan bám vào cành hay thân cây.
* Terestrials: Địa lan mọc dưới đất.
* Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
* Saprophytes: Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục
* Terestrials: Địa lan mọc dưới đất.
* Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
* Saprophytes: Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục
Trích từ "Đặc-điểm của hoa lan", Bùi Xuân Đáng
http://caycanhviet.com/kien-thuc/kinh-nghiem-cay-canh/78-dac-diem-cua-hoa-lan
http://caycanhviet.com/kien-thuc/kinh-nghiem-cay-canh/78-dac-diem-cua-hoa-lan
Nghĩ đến phong lan, tim tôi chợt se lại và tôi bồi-hồi liên-tưởng đến trường-hợp những người mà tôi xin được gọi là những "người Việt Phong Lan".
Thuở ấy, đã 38 năm rồi, chúng tôi là một loài Địa lan, mọc trên đất Việt, được tưới bằng nước Việt và sinh nở trong không-khí Việt, dưới ánh nắng Việt.
Góc vườn đó không phải một vườn Ngự-Uyển, lại càng không phải Vườn Địa-Đàng (Eden) và hoa đã phải sinh-tồn trong khói lửa của chiến-tranh, nhưng bầu không-khí tươi mát của Tự Do vẫn chăm sóc, xoa dịu được ít nhiều cho lan.
Thuở ấy, lan vẫn muôn vẻ, muôn dạng, lan vẫn muôn sắc, khoe màu với những tà áo dài thướt-tha trên đường phố, lan vẫn muôn hương, ngây ngất lòng người. Lan vẫn hồn nhiên như cô thôn-nữ miền đồng-bằng, trong sáng như tiếng cười đàn trẻ nhỏ, êm ái như tiếng mẹ hiền ru.
... Nhưng rồi đột nhiên
"Trời làm một trận lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông...",
một ngày xấu trời nào đó, cơn giông bão ác nghiệt nổi lên, càn quét, dày vò góc vườn đó. Biết bao nhiêu cây lan đã được chim sắt tha đi, bao nhiêu cây lan đã trôi ra đại dương mà đi, và biết bao nhiêu cây lan đã bị vùi dập hay chìm sâu dưới đáy biển?
Rồi cả triệu cây Địa lan tự bật gốc, bật rễ, tản mát bay đi, trôi về những khu vườn xa lạ, bám vào cành hay thân cây khác biệt, và từ từ biến loại thành Phong lan.
Chúng tôi, những người Việt tha hương, là những loài phong lan đó.
Phong lan này đã phải thích ứng với những môi-trường mới, với những khí-hậu khác, lạnh buốt da như Gia-Nã-Đại, nóng bức như tiểu bang Texas (Mỹ), khô cằn như những vùng hẻo lánh (outback) Úc Đại Lợi, hay mưa tầm tã như tiểu-bang Washington (Mỹ).
Lan này đã phải thích-ứng với những chất dinh-dưỡng lạ như hamburger, hotdog, pizza hay phó-mát nặng mùi..., thích-ứng với biết bao điều-kiện khác như tiếng gió, áng mây, ánh trăng, giọt nắng...
Phong lan này không mất gốc, mất rễ, nhưng rễ thòng trong không khí đã phải được bao bởi một lớp mô hấp thu để hút và tích trữ nước mà sinh sống.
Lan này sống gửi, sống phụ (bì sinh), treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác nhưng không ăn bám, ăn hại. Lan này còn biết sống cộng sinh (symbiosis), biết nhận và biết cho, biết ghi ơn và tôn trọng những khu vườn đã đón nhận mình làm quê-hương.
Và chuyện gì rồi cũng qua, đúng như thuyết tiến-hóa của Charles Darwin, suốt mấy mươi năm nay, cả triệu cây lan này đã phải biến dạng, biến sắc, biến hương chút ít để tiếp tục sinh-tồn và nảy nở.
Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc, nhưng Phong lan này không mất gốc, mất rễ và đã cố gắng gìn-giữ chút ít những nét đặc-trưng của họ, của loài. Lan vẫn là biểu-tượng vẻ đẹp và sự tinh-khiết, thanh tao, những đặc tính vun trồng từ hơn bốn nghìn năm nay.
Từ trên cao những cành, những ngọn cây, phong lan này vẫn hướng về khu vườn cũ, như hướng dương đi tìm mặt trời. Phong lan vẫn thương, vẫn xót những địa lan còn ở lại, vẫn nhớ, vẫn tiếc nắm đất thuở nào, vẫn hóng gió, hóng trăng, vẫn khao khát những hạt nắng, những giọt sương trong khu vườn đó. Nhưng thiếu bầu trời khoáng-đạt, làm sao phong lan có thể sống?
Cho nên phong lan này dáng vẻ tươi tốt nhưng bao giờ cũng mang nặng như một nét buồn man mác...
Nhưng thôi hoa ơi, tâm-sự này chỉ là tạm bợ và cũng sẽ tàn theo ngày tháng mà thôi.
Phong lan sống trên cành cao nhưng gieo hạt xuống đất và những thế-hệ sau dần dà sẽ trở thành những loài địa lan Mỹ, Úc, Pháp,...
Những "người Việt phong lan" chúng tôi chỉ là một vài thế-hệ chuyển-tiếp (*) được Lịch-sử giao-phó cho trọng-trách "trải đường" cho những thế-hệ sau.
Số-phận chúng tôi có lẽ là vậy thôi.
Trừ phi... trừ phi một ngày đẹp trời nào đó, nắng Hòa-Bình lại chan hòa, không khí Tự-Do lại thơm ngát trên khu vườn đó...
"... Trời làm một trận lằng nhằng,
Thằng vẫn là thằng, ông vẫn là ông..."
Biết đâu đấy?...
Nói dông nói dài, nhưng dù sao đi nữa, trong bất cứ khu vườn nào trên thế-giới, phong lan, địa lan, thạch lan hay hoại lan, lan nào cũng vẫn mãi mãi là lan. Vẫn đẹp tuyệt-vời.
Yên Hà, tháng 4, 2013
(*) : Xin mời đọc "Thế-hệ bánh mì kẹp"
Anh Phú ơi, không phải những người Việt tha hương nào cũng là những loài phong lan đâu. Có một số là "hoại" lan đó. Không phải là những hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục mà là những cỏ dại mọc lung tung để hoại mọi cây lan khác.
ReplyDeleteCám ơn món ăn tinh thần của anh Phú . Chúng ta hãy cố vung trồng vườn lan của mình ngày càng tươi tốt - sẽ có một ngày trời lại sáng ở phương Đông! LNA
ReplyDeleteVườn nào cũng có cỏ dại. Thôi thì mình cứ cố gắng vun trồng vườn mình vậy.
ReplyDelete"Con mắt ta không thấy được hạnh phúc" (A. de Saint-Exupéry). Mất rồi mới biết thì đã trễ nên lại càng nuối tiếc. Xa rồi mới biết là đã yêu. Có lẽ cũng là tâm-trạng người xa xứ?
Nếu biết là vườn Lan có nhiều "Cỏ Dại" thì chúng ta cùng nhau đồng tâm hiệp lực nhổ những loài "Cỏ Dại" đó đi hoặc là diệt những loài Lan "Hoại" đó thì thì chúng ta sẽ có một nhà VN Phong Lan thơm ngát. Hihihihihi
ReplyDeleteHoa nào đẹp bằng hoa Dân Chủ ,
ReplyDeleteCỏ nào nhung bằng cỏ Nhân Quyền,
Quê hương nếu có cả hai ,
Tình yêu tái lập trong ngoài phục hưng .
"Kết tụ tinh hoa tự bốn phương
ReplyDeleteMuôn màu, muôn vẻ, toảo muôn hương"
Nhà văn Nhất Linh đã viết về hoa Lan như thế. Loài Lan anh nói đến là Mộc Lan, Lan trên cây. Còn có Lan dưới đất là Địa Lan, có Lan không cần đất, không cần cây mà treo chơ vơ giữa trời là Phong Lan. Anh nghĩ thân phận chúng mình là loại Lan nào? Bài viết hay, rất đúng tâm trạng chung của chúng ta. Chúc mừng Anh.
NL
Hoa lan là môt loài hoa tinh khiêt, phong lan (vanda) ..., môt loài hoa don thuân, nhung thuc chât không don thuân, là biêu hiên cua môt sac dep, don so nhung tiêm a^n môt suc manh ... Truc Lan dông chu ... Bi quôc
ReplyDelete