Tôi mới tròn đôi mươi… lần thứ ba.
Trên đường đi xuống, chơi vơi giữa mùa thu cuộc đời, nắng đã nhạt, hoa đã tàn, lá đã úa vàng, tôi bỗng gai gai lạnh mà ngọn nến trên cái bánh sinh-nhật thì lại heo hắt quá.
Trên đường đi xuống, trời đã xế chiều, nhá nhem tối. Tôi thổi tắt cái nến. Mọi người vỗ tay và tôi bắt đầu cắt bánh. Happy Big Six Birthday!
Trên đường đi xuống, trời đã xế chiều, nhá nhem tối. Tôi thổi tắt cái nến. Mọi người vỗ tay và tôi bắt đầu cắt bánh. Happy Big Six Birthday!
Chết chửa, tôi đã vào tuổi “Thọ” rồi ư ?
Chả biết cái ông Thời-Gian có ăn gian, ăn chặn gì của tôi không, chứ mới đây tôi còn đang đi học mà ?
Tôi mới vừa sang Canada tham dự buổi họp mặt (reunion) với các bạn học cùng khóa trường trung-học ở Sài-Gòn cơ mà ?
Tuổi thanh-xuân tôi đâu ?
Chả biết cái ông Thời-Gian có ăn gian, ăn chặn gì của tôi không, chứ mới đây tôi còn đang đi học mà ?
Tôi mới vừa sang Canada tham dự buổi họp mặt (reunion) với các bạn học cùng khóa trường trung-học ở Sài-Gòn cơ mà ?
Tuổi thanh-xuân tôi đâu ?
Mùa Xuân cuộc đời sao tươi mát lạ lùng. Cây đã cắm rễ, thân đã ra cành, cành đã ra lá và nụ đã chớm nở, sức sống tràn đầy. Tuổi thơ, tuổi học trò, tuổi hồn nhiên, vô tư lự, vô trách-nhiệm. Có gì đâu phải lo lắng, có ai đâu phải chăm sóc ? Chỉ biết ăn, ngủ, rong chơi và… học. Học chút vốn để sau này “vào đời”.
Nhà trường và thầy cô đã dậy tôi những gì cần để thành Tài, còn bố mẹ, gia-đình đã dậy tôi những gì phải làm để thành Nhân.
Tôi vốn xa nhà năm mười-tám nên tôi đã phải tự học nhiều, tôi đã không được học “dưới sự bảo hộ” của bố mẹ như chị em tôi và có lẽ tôi cũng đã học một cách khác, những điều khác, trong những hoàn cảnh khác.
Oái ăm thay, thằng con trai tôi cũng đã phải xa bố năm nó mười tám tuổi, khi tôi lấy vợ lần thứ hai và dọn sang Mỹ định cư. Số tôi phải sống xa gia đình (lúc còn sống, bố tôi vẫn thường nói vậy) và trên phương diện này, tôi đã mất mát nhiều, có lẽ đây cũng là niềm mất mát lớn nhất trong đời.
Nhưng cái tuổi này đôi khi cũng vô ý thức lắm. Nhiều khi nghĩ lại, bố mẹ, gia-đình tôi đã hy-sinh biết bao nhiêu để cho tôi được đi du-học nhưng hình như tôi không mấy hiểu, cho đến khi nhà tôi không còn khả năng gửi tiền sang nuôi tôi ăn học, tôi phải tự đi kiếm tiền, vừa làm, vừa học, lúc đó tôi mới thức tỉnh. Giá như tôi đã hiểu sớm được, có lẽ tôi cũng không muốn đi làm gì, nhưng tuổi trẻ làm gì biết suy-nghĩ như thế ?
Mỗi một bài học ở trường Đời đều có giá phải trả, đắt hay rẻ, tùy theo người học, tùy theo tình cảnh hay người dậy, nhưng không có bài học nào miễn phí cả (phải chi ông Trời cũng cấp học bổng cho đi tu học trường Đời thì tôi ghi danh ngay).
Nghĩ cho cùng, tôi còn có được một tuổi trẻ êm đềm và tôi chợt thương xót đến những đứa trẻ bất-hạnh đã bị đời cướp mất tuổi thơ vì hoàn-cảnh gia-đình, xã-hội, đất nước…, đã bị ném vào đời quá sớm, bất đắc dĩ trở thành người lớn để sống xót. Đất nước tôi biết bao nhiêu những đứa “trẻ-người lớn” này…
Chim đã đủ lông, đủ cánh rồi thì cũng phải rời tổ, phải tự lo liệu. Trời đã vào Hạ và đứa trẻ (người thiếu-niên) phải thực tập những bài học vỡ-lòng để lăn vào đời, để trở thành “người nhớn”.
Nếu mùa Xuân là mùa rong chơi thì mùa Hạ này phải là mùa bôn-ba kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia-đình. Tuổi này là tuổi thực-hiện, tuổi tranh-đua với đời, chạy theo Tài, đuổi theo Danh, để cho con ăn học, để mua nhà, sắm xe, để có được một đời sống vật-chất thoải-mái, nhưng cũng để chứng-tỏ gì với người, với đời, chứng tỏ gì với chính mình ?
Mấu-chốt cái tuổi này có lẽ nằm trong hai chữ “trách-nhiệm”. Trách-nhiệm đối với bản-thân mình, với vợ (chồng) con, gia-đình, thân-hữu, đối với xếp lớn, xếp nhỏ, đối với xã-hội chung quanh, trách-nhiệm đối với luật-pháp và những cơ-quan hữu-trách… Lúc nào cũng là trách-nhiệm, lúc nào cũng là lựa-chọn. Phải rồi, làm người lớn thì phải lựa chọn, phải quyết-định cho chính mình, cho những người mình có trách-nhiệm. Bởi vì không ai có thể sống cuộc sống của tôi, không ai có thể quyết-định thay tôi, bởi vì không ai có thể lãnh trách-nhiệm của tôi thay tôi. Cho nên, đôi khi tôi cũng hiểu những người không muốn lãnh trách-nhiệm làm chồng (vợ), làm cha (mẹ) nên lựa chọn không lập gia-đình, những người không thích làm “xếp” để khỏi phải quyết-định gì. (Đây chỉ là sự lựa chọn của mỗi người, không có gì để phê-bình.)
Cho nên Tự-Do không phải chỉ là một quyền-lợi mà còn là một Trách-Nhiệm, vì hai thực-thể này bao giờ cũng đi đôi.
Có lẽ sống ở đời, khó nhất là dung-hoà hai chuyện : sống cho mình và sống với người.
Mấu-chốt cái tuổi này có lẽ nằm trong hai chữ “trách-nhiệm”. Trách-nhiệm đối với bản-thân mình, với vợ (chồng) con, gia-đình, thân-hữu, đối với xếp lớn, xếp nhỏ, đối với xã-hội chung quanh, trách-nhiệm đối với luật-pháp và những cơ-quan hữu-trách… Lúc nào cũng là trách-nhiệm, lúc nào cũng là lựa-chọn. Phải rồi, làm người lớn thì phải lựa chọn, phải quyết-định cho chính mình, cho những người mình có trách-nhiệm. Bởi vì không ai có thể sống cuộc sống của tôi, không ai có thể quyết-định thay tôi, bởi vì không ai có thể lãnh trách-nhiệm của tôi thay tôi. Cho nên, đôi khi tôi cũng hiểu những người không muốn lãnh trách-nhiệm làm chồng (vợ), làm cha (mẹ) nên lựa chọn không lập gia-đình, những người không thích làm “xếp” để khỏi phải quyết-định gì. (Đây chỉ là sự lựa chọn của mỗi người, không có gì để phê-bình.)
Cho nên Tự-Do không phải chỉ là một quyền-lợi mà còn là một Trách-Nhiệm, vì hai thực-thể này bao giờ cũng đi đôi.
Có lẽ sống ở đời, khó nhất là dung-hoà hai chuyện : sống cho mình và sống với người.
Rồi trời bắt đầu chuyển vào Thu. Cái mà người ta gọi là « middle age crisis » hay « crise de la quarantaine » (tiếng Việt thì thật tình tôi không biết gọi là gì?) cũng đã đến viếng thăm tôi. Tâm-tư nặng chĩu những câu hỏi mà trước giờ tôi chưa hề có. Tôi đã cố gắng học ra được bằng kỹ-sư, đi làm, công việc vững tốt, và được thăng cấp đều đặn. Tôi đã lấy vợ, có con, tôi có gia-đình, bạn bè thân thuộc, tôi đủ ăn, đủ sống… Đời tôi còn thiếu gì đây ? Ý nghĩa của cuộc sống là gì ?
Tôi lại đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi chưa hề đặt, đi tìm bài giải cho những phương trình hóc búa.
Tôi lại đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi chưa hề đặt, đi tìm bài giải cho những phương trình hóc búa.
Rồi vợ chồng tôi lủng củng, rồi chúng tôi ly dị, lúc đó con trai tôi mới tám tuổi.
Bố mẹ làm, con chịu, Bố đành xin lỗi con vậy.
Ngoài đời thì lúc đó, tôi làm cho một hãng lớn lắm, khoảng hai mươi ngàn nhân-viên, tôi làm tại trụ sở chính, cùng tầng lầu với ông Tổng-Giám Đốc vì xếp lớn tôi là người thân cận của ông. Từ mấy tầng lầu đó, tôi bắt đầu học và hiểu những hành-lang của quyền-thế, nhìn sâu vào lòng dạ con người khi muốn “lên lon”, với những thủ-đoạn không thua gì các quan lại trong những triều-đình vua chúa thưở xưa. Hóa ra, ở đâu cũng thế, ở thời-đại nào cũng vậy thôi. Trong chính phủ, trong những công-ty, trong mọi cộng đồng, thậm chí trong gia-đình, nơi nào có dính líu đến quyền-thế, đến tiền bạc, là có sân-khấu cho những màn tranh giành. Mà tôi thì “hiền” quá, ngây-thơ quá, làm sao tôi có thể dẫm lên chân, leo lên đầu người khác để tiến thân ? (Nói như vậy, không có nghĩa là những người làm lớn đều như vậy nhé, tôi chỉ biết nói lên những gì tôi đã nghe, đã thấy, đã sống chứ không dám vơ đũa cả nắm đâu).
Chán ngán những cảnh ấy, tôi quyết-định ra làm riêng và từ đó, trong tư-thế một người cố-vấn, đứng ngoài vòng ảnh-hưởng của quyền-thế, tôi được đem hết tài-năng mình ra giúp những người đứng bên trong. Dĩ nhiên, đây không phải là một quyết-định dễ làm, vì biết đâu tôi lại thả mồi, bắt bóng ? Có gì có thể bảo đảm cho tương-lai tôi ? Nhưng thôi, tôi muốn chuộc lại linh-hồn mình đã đem đi cầm, cứ xem như tôi đi mua tự-do cho chính mình. Mua giá rẻ, giá đắt, giá nào thì cũng phải trả thôi.
Thế là trong vòng mấy tháng, tôi vừa lo thủ-tục ly-dị, vừa lo dọn nhà, vừa lo thủ-tục làm riêng và lo đi kiếm khách, cái điều khó nhất trong tất cả mọi việc phải làm khi mình phải đơn-thân, độc-mã. Từ đó, tôi phải tập tự lo lấy hết, đánh máy, lo giấy tờ kế-toán, trả thuế, đi bỏ thơ, tôi đã phải học mò để sửa chữa qua loa máy vi-tính và những máy móc khác… Phải công nhận tôi đã học hỏi được nhiều trong giai-đoạn này, cũng như xa nhà từ năm mười tám tuổi, tôi cũng đã học được bao nhiêu việc như nấu ăn, giặt giũ, là ủi, khâu vá, những công việc mà trước đó, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm đến.
Bố mẹ làm, con chịu, Bố đành xin lỗi con vậy.
Ngoài đời thì lúc đó, tôi làm cho một hãng lớn lắm, khoảng hai mươi ngàn nhân-viên, tôi làm tại trụ sở chính, cùng tầng lầu với ông Tổng-Giám Đốc vì xếp lớn tôi là người thân cận của ông. Từ mấy tầng lầu đó, tôi bắt đầu học và hiểu những hành-lang của quyền-thế, nhìn sâu vào lòng dạ con người khi muốn “lên lon”, với những thủ-đoạn không thua gì các quan lại trong những triều-đình vua chúa thưở xưa. Hóa ra, ở đâu cũng thế, ở thời-đại nào cũng vậy thôi. Trong chính phủ, trong những công-ty, trong mọi cộng đồng, thậm chí trong gia-đình, nơi nào có dính líu đến quyền-thế, đến tiền bạc, là có sân-khấu cho những màn tranh giành. Mà tôi thì “hiền” quá, ngây-thơ quá, làm sao tôi có thể dẫm lên chân, leo lên đầu người khác để tiến thân ? (Nói như vậy, không có nghĩa là những người làm lớn đều như vậy nhé, tôi chỉ biết nói lên những gì tôi đã nghe, đã thấy, đã sống chứ không dám vơ đũa cả nắm đâu).
Chán ngán những cảnh ấy, tôi quyết-định ra làm riêng và từ đó, trong tư-thế một người cố-vấn, đứng ngoài vòng ảnh-hưởng của quyền-thế, tôi được đem hết tài-năng mình ra giúp những người đứng bên trong. Dĩ nhiên, đây không phải là một quyết-định dễ làm, vì biết đâu tôi lại thả mồi, bắt bóng ? Có gì có thể bảo đảm cho tương-lai tôi ? Nhưng thôi, tôi muốn chuộc lại linh-hồn mình đã đem đi cầm, cứ xem như tôi đi mua tự-do cho chính mình. Mua giá rẻ, giá đắt, giá nào thì cũng phải trả thôi.
Thế là trong vòng mấy tháng, tôi vừa lo thủ-tục ly-dị, vừa lo dọn nhà, vừa lo thủ-tục làm riêng và lo đi kiếm khách, cái điều khó nhất trong tất cả mọi việc phải làm khi mình phải đơn-thân, độc-mã. Từ đó, tôi phải tập tự lo lấy hết, đánh máy, lo giấy tờ kế-toán, trả thuế, đi bỏ thơ, tôi đã phải học mò để sửa chữa qua loa máy vi-tính và những máy móc khác… Phải công nhận tôi đã học hỏi được nhiều trong giai-đoạn này, cũng như xa nhà từ năm mười tám tuổi, tôi cũng đã học được bao nhiêu việc như nấu ăn, giặt giũ, là ủi, khâu vá, những công việc mà trước đó, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm đến.
Rồi đến tuổi năm mươi, tôi trở về nguồn, trở về với chính mình. Tôi tìm đến được giòng suối mát (Thanh Tuyền), rồi một lần nữa, tôi lại khăn gói lên đường, để lại đằng sau hơn một mùa hạ cuộc đời. Một lần nữa, tôi lại hiểu là Đời chỉ toàn là những sự lựa-chọn, mà lựa-chọn thì thật dễ nơi những gì mình có được, lựa-chọn chỉ khó nơi những gì mình phải mất. Không có lựa-chọn nào là miễn phí cả.
Lại một mùa thu đến. Lá trên cành lại ửng vàng, ửng đỏ, lại rơi lả tả, lại bay xào xạc trong gió. Mỗi chiếc lá là một kỷ-niệm, dẫu có buồn, dẫu có vui, cũng chỉ còn là kỷ-niệm. Trong quyển an-bom cuộc đời, những tấm ảnh mùa xuân cũng đã bắt đầu phai mầu và tóc tôi đã bạc nhiều.
Trên con đường đời, từ Hà-Nội đến Woodstown, tôi đã đi, tôi đã đi mãi, tôi đã đi miệt mài, hại bao nhiêu đôi giầy, hư bao nhiêu đôi dép, chân đã mỏi, vai đã mệt, nhưng lòng vẫn còn tự hỏi con đường này có đúng hay không ?
Mùa thu này cũng đã vào cuối thu rồi, chưa sang đông đâu (sáu mươi tuổi đâu đã được về hưu, đâu đã được thẻ “senior”, đâu đã bị gọi là “cụ” ?) nhưng đã vào cuối Thu, tôi không thể không nghĩ đến mùa Đông. Nhìn mùa Đông của Mẹ, Bác, Cô tôi (những chiến-lũy cuối cùng giữa tôi và mùa đông), tôi càng hiểu Bố Mẹ tôi, càng hiểu ý-nghĩa cuộc đời và tôi càng thương yêu Bố Mẹ, gia-đình hơn nữa.
Trời đã vào cuối Thu, hãy cứ vui chơi cuộc đời.
Chiều mai, gió đông về…
Yên Hà
Tháng chín, 2011
Tháng chín, 2011