Tiếng Việt chúng ta, lên
xuống, trầm bổng, mỗi câu nói là một khúc nhạc, nhất là nếu từ miệng cô em thốt
ra, thủ thỉ, nũng nịu bên tai anh thì anh không ngã gục mới là chuyện lạ.
Thi ca tính này do tiếng Việt có thanh điệu, và có đến 6 thanh-điệu (trong
khi phần lớn những ngôn-ngữ đa thanh chỉ có 3 hay 4 thanh điệu). Nếu so sánh với 7 nốt
nhạc thì sẽ thấy ngay nhạc tính của ngôn-ngữ chúng ta.
Thanh-điệu (tone / ton) là một âm-độ trầm bổng của giọng nói trong một âm-tiết, có tác
dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
Những ngôn-ngữ có thanh-điệu (tonal language / langue tonale), một số ở Phi-Châu, một số ở Bắc-Mỹ và Nam-Mỹ (ngôn-ngữ bản-địa Navajo, Athabask ở Alaska, Oto-Mangue ở mexico…), một số ở Âu-Châu (Na-Uy, Thuỵ-Điển, …), một số ở Đông-Á. Nhưng đối với Trung-Quốc, Việt-Nam, Thái-Lan, Lào, hệ-thống thanh-điệu phức tạp hơn hết và có lẽ tiếng Việt là một thứ tiếng có nhiều thanh-điệu nhất.
Những ngôn-ngữ có thanh-điệu (tonal language / langue tonale), một số ở Phi-Châu, một số ở Bắc-Mỹ và Nam-Mỹ (ngôn-ngữ bản-địa Navajo, Athabask ở Alaska, Oto-Mangue ở mexico…), một số ở Âu-Châu (Na-Uy, Thuỵ-Điển, …), một số ở Đông-Á. Nhưng đối với Trung-Quốc, Việt-Nam, Thái-Lan, Lào, hệ-thống thanh-điệu phức tạp hơn hết và có lẽ tiếng Việt là một thứ tiếng có nhiều thanh-điệu nhất.
1. Nguồn-gốc của thanh-điệu
tiếng Việt
Theo André-Georges Haudricourt (trong: Nguồn gốc thanh-điệu của tiếng Việt, 1954), cho đến khoảng đầu Công-nguyên, các ngôn-ngữ thuộc dòng Môn-Khơme như nhóm Việt-Mường đều không (chưa) có thanh-điệu.
Về sau, qua quá-trình giao-thoa với Hoa ngữ và nhất là với các ngữ thuộc ngữ-hệ Tai-Kadai vốn có hệ-thống thanh-điệu phát-triển cao, hệ-thống thanh-điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện-mạo như ngày nay, theo quy-luật hình thành thanh-điệu.
Sự xuất hiện các thanh-điệu, bắt đầu khoảng thế-kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch-sử Việt-Nam) với ba thanh-điệu và phát-triển ổn-định vào khoảng thế-kỷ 12 (nhà Lý) với 6 thanh-điệu.
Theo André-Georges Haudricourt (trong: Nguồn gốc thanh-điệu của tiếng Việt, 1954), cho đến khoảng đầu Công-nguyên, các ngôn-ngữ thuộc dòng Môn-Khơme như nhóm Việt-Mường đều không (chưa) có thanh-điệu.
Về sau, qua quá-trình giao-thoa với Hoa ngữ và nhất là với các ngữ thuộc ngữ-hệ Tai-Kadai vốn có hệ-thống thanh-điệu phát-triển cao, hệ-thống thanh-điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện-mạo như ngày nay, theo quy-luật hình thành thanh-điệu.
Sự xuất hiện các thanh-điệu, bắt đầu khoảng thế-kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch-sử Việt-Nam) với ba thanh-điệu và phát-triển ổn-định vào khoảng thế-kỷ 12 (nhà Lý) với 6 thanh-điệu.
Cho đến khi chuyển sang chữ quốc-ngữ của ta, cố Alexandre de Rhodes đã phải tìm ra những ký-hiệu để chỉ thanh cho những thanh-điệu đó. Theo tài-liệu về chữ Việt của cố Đắc-Lộ, có 4 dấu xuất phát từ tiếng
Hy Lạp và dấu thứ 5 lấy từ tiếng La-tinh hoặc các tiếng Âu-châu.
Trong dấu Hy Lạp có 3 dấu :
* Dấu Sắc (accent aigu) dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký-hiệu ( ´ )
* Dấu Huyền (accent grave) dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký-hiệu ( ` )
* Dấu Ngã (accent circonflexe) dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký-hiệu (~)
* Riêng dấu Nặng, cũng theo cố Đắc Lộ, không phải là một Dấu mà là một Chữ trong tiếng Hy Lạp. Đó là chữ IOTA (đọc i-ô-ta = chữ i Hy ngữ) viết tắt, ký-hiệu là ( . ), sau này trở thành dấu Nặng, đặt dưới âm.
Đặc biệt dấu Hỏi "Âu Châu" không phải là một Chữ cũng không hẳn là một Dấu chỉ-thanh như các dấu Sắc, Huyền, Ngã trong Hy ngữ, song ấn-định một cung giọng, cung giọng "tra vấn" (interrogation) chung cho một mệnh-đề. Ví dụ: Anh xa quê hương lâu chưa ?
Nói gọn, cố Đắc Lộ đã sử dụng ký-hiệu chỉ định một âm-điệu chung cho một mệnh-đề để làm dấu chỉ-thanh trong Việt ngữ.
2. Hệ thống thanh điệu
“ Chị huyền mang nặng ngã đau
Anh ngang sắc thuốc hỏi đầu
bớt chưa?”
Tiếng Việt có 6 thanh điệu:
- ngang (không dấu: a),
- sắc (nghiêng phải: á),
- huyền (nghiêng trái:
à),
- hỏi (dấu hỏi: ả),
- ngã (dấu ngã: ã)
- nặng (dấu chấm: ạ).
Tất cả các dấu đều được
đặt trên nguyên âm, riêng dấu nặng được đặt dưới.
Với 6 thanh-điệu này, chỉ với một âm tiết mà ta có thể có đến 6 chữ khác nghĩa.
Với 6 thanh-điệu này, chỉ với một âm tiết mà ta có thể có đến 6 chữ khác nghĩa.
Ví dụ: với âm-tiết “ma”, ta có được 6 chữ khác nhau : ma ; má ;
mà ; mả ; mã ; mạ.
Như vậy, trên nguyên-tắc, ngữ vựng chúng ta trở thành vô hạn, nhất là nếu phối-hợp với những từ-kép.
Trong lãnh vực thi ca, các cụ nhà ta dùng danh xưng riêng:
Trong lãnh vực thi ca, các cụ nhà ta dùng danh xưng riêng:
Huyền ( ` ) Trầm bình thanh
Sắc ( ´ ) Phù khứ thanh
Nặng ( . ) Trầm khứ hay Trầm nhập thanh
Hỏi ( ̉ ) Trầm thượng thanh
Ngã ( ~ ) Phù thượng thanh
3. Phân-loại thanh-điệu
Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm-điệu, xét về sự biến-thiên của thanh-điệu và xét về động-tác nghẽn thanh-hầu.
Tuy nhiên, đối với việc phân-biệt ý-nghĩa của các đơn vị ngôn-ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu-chuẩn đầu. Đó là:
Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm-điệu, xét về sự biến-thiên của thanh-điệu và xét về động-tác nghẽn thanh-hầu.
Tuy nhiên, đối với việc phân-biệt ý-nghĩa của các đơn vị ngôn-ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu-chuẩn đầu. Đó là:
- Tiêu-chuẩn cao độ:
Thanh-điệu tiếng Việt đối
lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp. Theo tiêu chuẩn này ta phân biệt:
+ thanh-điệu cao, ở âm vực cao (nhóm "Bổng"): thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã
+ thanh-điệu thấp, ở âm vực thấp (nhóm "Trầm"): thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
+ thanh-điệu thấp, ở âm vực thấp (nhóm "Trầm"): thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
- Tiêu-chuẩn âm điệu:
Trên mỗi âm-vực, các thanh-điệu
còn khác nhau về quá-trình diễn-biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác
nhau về đường nét âm điệu. Theo tiêu chuẩn này, ta phân biệt:
+ thanh-điệu bằng
phẳng (còn gọi là thanh bằng). Đây là những thanh-điệu mà khi thể hiện,
đường nét âm-điệu diễn-biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự
lên xuống bất thường. Đó là các thanh:thanh huyền và thanh ngang.
+ thanh-điệu không
bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc). Đây là những thanh-điệu có
âm-điệu diễn-biến phức-tạp, khi lên khi xuống, thể-hiện ra bằng một đường nét
không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.
Luật Bằng-Trắc trong thơ Đường-Luật thì ít nhất, ai cũng có nghe qua.
Những thanh-điệu này đương nhiên đóng vai-trò quan-trọng trong hai nền Thi Văn và Ca Nhạc Việt-Nam. Chúng ta sẽ bàn đến vấn-đề này trong một bài khác.
4. Những mặt trái của thanh-điệu
Tiếng Việt có thanh-điệu, với những vẻ đẹp của nó nhưng ngược cũng gây nên một số vấn-đề, trong tiếng nói cũng như trong chữ viết.
Trong tiếng nói
Đối với người ngoại-quốc, tiếng Việt tương đối dễ học vì đơn vần và gần như không có văn-phạm / ngữ-pháp (grammar / syntax). Ngược lại, học tiếng Việt có lẽ khổ nhất là phát-âm những dấu thanh cho đúng; có những người Mỹ, Pháp, Úc nói tiếng Việt rất lưu loát nhưng giọng vẫn lơ lớ, ngay cả con cháu chúng ta sinh ở hải ngoại cũng thế.
Tiếng Việt có thanh-điệu, với những vẻ đẹp của nó nhưng ngược cũng gây nên một số vấn-đề, trong tiếng nói cũng như trong chữ viết.
Trong tiếng nói
Đối với người ngoại-quốc, tiếng Việt tương đối dễ học vì đơn vần và gần như không có văn-phạm / ngữ-pháp (grammar / syntax). Ngược lại, học tiếng Việt có lẽ khổ nhất là phát-âm những dấu thanh cho đúng; có những người Mỹ, Pháp, Úc nói tiếng Việt rất lưu loát nhưng giọng vẫn lơ lớ, ngay cả con cháu chúng ta sinh ở hải ngoại cũng thế.
Trong chữ viết
Viết thì thôi khỏi nói, dấu hỏi-dấu ngã, d-gi, t-c,... bao nhiêu cơ hội để viết sai (người viết bài chả bao giờ dám vỗ ngực là mình viết đúng hoàn toàn đâu). Chúng ta sẽ có dịp trở lại vấn-đề này một dịp khác.
Tiếng Việt không dấu
Rồi từ khi có dạng chữ Unicode trên Internet, trong các trang tiếng Việt, vấn đề gõ chữ Việt vẫn còn làm cá nhân tôi không sao hiểu nỗi, khá nhiều người vẫn tiếp tục gõ chữ Việt Không Dấu dù rằng đã có bao nhiêu chỉ trình được soạn ra hết sức công phu và phổ biến miễn phí trên toàn cầu. Thậm chí mới đây tôi tình cờ vô trong một trang Web "lớn" việt ngữ, bắt gặp trong mục Ngôn Ngữ (Việt), một thành viên phát biểu ngon ơ " gõ bằng tiếng Anh cho nhanh, chứ gõ và bỏ dấu tiếng Việt nhức đầu quá ."
Rồi từ khi có dạng chữ Unicode trên Internet, trong các trang tiếng Việt, vấn đề gõ chữ Việt vẫn còn làm cá nhân tôi không sao hiểu nỗi, khá nhiều người vẫn tiếp tục gõ chữ Việt Không Dấu dù rằng đã có bao nhiêu chỉ trình được soạn ra hết sức công phu và phổ biến miễn phí trên toàn cầu. Thậm chí mới đây tôi tình cờ vô trong một trang Web "lớn" việt ngữ, bắt gặp trong mục Ngôn Ngữ (Việt), một thành viên phát biểu ngon ơ " gõ bằng tiếng Anh cho nhanh, chứ gõ và bỏ dấu tiếng Việt nhức đầu quá ."
Một cô gái nhắn tin cho
người yêu như sau: Anh oi! em dang coi quan, anh den ngay nhe, muon lam roi...
tien the anh ghe mua bao moi luon nhe, o quan toan bao cu. ma thoi, khoi can
mua bao, em mat kinh roi, em khong nhin duoc dau. Nhanh len anh nhe, muon lam
roi...
Dịch sang như sau: Anh ơi! em đang coi quán, anh đến ngay nhé, muộn lắm rồi... tiện thể anh ghé mua báo mới luôn nhé, ở quán toàn báo cũ. Mà thôi, khỏi cần mua báo, em mất kính rồi, em không nhìn được đâu. Nhanh lên anh nhé, muộn lắm rồi... (bản dịch chính xác là như vậy, ai nghĩ bậy, điên ráng chịu.)
Dịch sang như sau: Anh ơi! em đang coi quán, anh đến ngay nhé, muộn lắm rồi... tiện thể anh ghé mua báo mới luôn nhé, ở quán toàn báo cũ. Mà thôi, khỏi cần mua báo, em mất kính rồi, em không nhìn được đâu. Nhanh lên anh nhé, muộn lắm rồi... (bản dịch chính xác là như vậy, ai nghĩ bậy, điên ráng chịu.)
Linh mục Nguyễn Khắc
Xuyên, trong Nguyệt San Văn Hoá số 60 ra tháng 5 năm 1961, kết thúc bài
"Nguồn gốc các dấu trong vần quốc âm" bằng câu "Chữ là Xác và Dấu
là Hồn". Võn vẹn 7 chữ đơn sơ nhưng bao trùm tình yêu nước chân chính đậm
đà, nói lên được cái tâm việt thuần-khiết.
Yên Hà, tháng 5, 2013
Tài-liệu nguồn:
Tiếng Việt (Wikipedia)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t
Sự phát triển của thanh-điệu
tiếng Việt (Lê Đình Tư) http://ngnnghc.wordpress.com/2010/02/22/s%E1%BB%B1-phat-tri%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-thanh-di%E1%BB%87u-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t/
Ngữ âm tiếng Việt (Lê Đình Tư)
http://ngnnghc.wordpress.com/category/ngon-ng%E1%BB%AF-h%E1%BB%8Dc-mieu-t%E1%BA%A3/ng%E1%BB%AF-am-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t/
http://ngnnghc.wordpress.com/category/ngon-ng%E1%BB%AF-h%E1%BB%8Dc-mieu-t%E1%BA%A3/ng%E1%BB%AF-am-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t/
Âm vị và các hệ thống âm
vị tiếng Việt http://ngonngu.net/index.php?p=64
Nguồn gốc các dấu trong
tiếng Việt (PĐT-Hàn Lệ Nhân sưu tầm)
http://diendan.songhuong.com.vn/showthread.php?p=6584