… ( Tiếp theo phần 4)
Tôi
ngả lưng xuống dưới đất ngoài phòng khách. Nằm vắt tay trên trán, tôi suy nghĩ
lung tung, vừa vui buồn lẫn lộn, vừa lo âu cho tương lai ngày mai. Từ ngày hai
chị em tôi đến, anh Bạch vất vả quá nhiều. Tôi chưa hề nghe anh than thở. Ngoài
mặt, anh vẫn vui tươi, nhưng tôi đọc được sự chịu đựng mệt mỏi trong đôi mắt
anh. Nay thêm bốn miệng ăn… tôi không dám nghĩ đến nữa. Trằn trọc mãi, tôi quyết
định gác việc mong muốn đi học trở lại, kiếm việc làm đỡ gánh nặng cho anh Bạch.
Tiếng
lục đục trong phòng bếp làm tôi thức dậy. Trời đã sáng. Mẹ và chị Vy đang sửa
soạn điểm tâm. Tôi vội ngồi dậy, ngáp dài:
-
Đêm qua con thức hơi khuya, dậy trễ quá. Mẹ
ngủ ngon không ?
-
Gớm, hôm qua vừa vui vừa mệt nên Mẹ ngủ ngon
quá. Ở đây yên tĩnh quá nhỉ ?
-
Bố đâu, Mẹ ?
-
Ngoài hiên với anh Bạch con kìa.
Tôi
nhìn ra ngoài cửa. Đứa em trai và thằng cháu nhỏ nô đùa ngoài sân. Chúng nó cười nắc nẻ, tung tăng đuổi
nhau chung quanh chiếc xe nhỏ của anh Bạch. Thấy chúng nó vô tư lự, tôi vui
lây.
Tôi vào phòng lấy quần áo. Thoáng nhìn thấy hai thùng nhỏ đựng đồ đạc của Bố Mẹ, tôi chợt xót xa. Gia tài của Bố Mẹ mang theo chỉ vọn vẹn thế thôi ư ? Tôi bước vội vào phòng tắm, nước mắt chực tuôn ra. Nằm ngâm mình trong bồn, tôi để nước nóng chảy nhẹ xuống đầu và cổ, nhắm mắt lại, mường tượng đến những ngày cuối cùng Bố Mẹ sống tại Saigon. Chắc Bố Mẹ chật vật khó khăn lắm. Nhớ hôm qua, nhìn thấy ánh mắt Mẹ thoáng buồn khi nhắc đến gia đình người anh rể, tôi càng thêm đau xót. Thuở còn ở Saigon, sau khi người chị lớn của tôi qua đời, anh Khang buồn bã, trở nên ít nói. Gia đình đôi bên càng gần gũi nhau hơn. Anh thường chở hai đứa con thơ đến ông bà ngoại và ở lại chơi mỗi cuối tuần. Một hôm, anh có nói với Bố Mẹ tôi:
Tôi vào phòng lấy quần áo. Thoáng nhìn thấy hai thùng nhỏ đựng đồ đạc của Bố Mẹ, tôi chợt xót xa. Gia tài của Bố Mẹ mang theo chỉ vọn vẹn thế thôi ư ? Tôi bước vội vào phòng tắm, nước mắt chực tuôn ra. Nằm ngâm mình trong bồn, tôi để nước nóng chảy nhẹ xuống đầu và cổ, nhắm mắt lại, mường tượng đến những ngày cuối cùng Bố Mẹ sống tại Saigon. Chắc Bố Mẹ chật vật khó khăn lắm. Nhớ hôm qua, nhìn thấy ánh mắt Mẹ thoáng buồn khi nhắc đến gia đình người anh rể, tôi càng thêm đau xót. Thuở còn ở Saigon, sau khi người chị lớn của tôi qua đời, anh Khang buồn bã, trở nên ít nói. Gia đình đôi bên càng gần gũi nhau hơn. Anh thường chở hai đứa con thơ đến ông bà ngoại và ở lại chơi mỗi cuối tuần. Một hôm, anh có nói với Bố Mẹ tôi:
-
Từ từ rồi con xin dọn sang bên này gần Bố Mẹ
cho đỡ nhớ vợ con.
-
Ừ, con cần gì, cứ mang hai đứa con lại đây Mẹ
trông. Mẹ tôi lau nước mắt.
Hai
đứa cháu nhỏ tôi kháu khỉnh, dễ thương vô cùng. Thằng lớn gần năm tuổi, đứa em
gái lên hai. Chúng nó rất thích thú khi được Bố chúng nó chở đến nhà tôi chơi.
Trông thấy Mẹ tôi, thằng bé con nhảy bổ ngay vào lòng, bi ba bi bô:
-
Bà cho
cháu ăn bánh bít-qui.
-
Hôm nay bà không có bánh bít-qui, bà có kẹo
này.
-
Không ăn kẹo, ăn kẹo xấu lắm.
Tôi
bẹo má nó:
-
Í da,
cháu của Dì ngoan quá. Sao cháu nói ăn kẹo xấu ?
Nó lắc đầu quầy quậy:
-
Mẹ nói
ăn kẹo sún răng, xấu lắm.
Tôi
ngồi xuống cạnh nó:
-
Đưa Dì xem răng cháu nào, xem có sún không ?
Nó lấy
hai ngón tay, thọc vào má, há toác mồm ra cho tôi xem. Đứa em gái đứng bên cạnh
cũng bắt chiếc, lấy tay vạch mồm cho tôi xem răng.
Nghĩ
đến hình ảnh hồn nhiên của anh em nó, tôi ôm lấy mặt. Đôi má tôi ướt đẫm, nước
mắt hay nước ở vòi chảy trên mặt, tôi cũng không biết.
-
Uyên ơi, xong chưa, ra ăn sáng. Làm gì trong ấy
lâu thế ? Tiếng Mẹ gọi ngoài kia.
-
Vâng,
con ra bây giờ.
Mẹ
đã nấu xong nồi cháo. Mùi cháo thơm lừng phòng khách. Tôi ra bếp, mở nắp vung.
Cháo trắng phau, điểm vài nhánh gừng, hấp dẫn lạ thường. Mẹ bảo:
-
Hôm qua còn con cá sống chưa ăn đến. Hôm nay
Mẹ làm cháo cá đây.
Gắp
vài miếng cá sống bỏ vào tô, tôi múc cháo đổ vào. Nước cháo nóng hổi làm chin cá,
vừa ăn. Tôi bỏ thêm vài nhánh ngò thơm, vài cọng hành lá thái chỉ mỏng. Nước bọt
rệu trong mồm, tôi hít hà:
-
Thơm quá Mẹ ơi. Đã lâu, con không được thưởng
thức cơm Mẹ nấu.
-
Anh mới lâu chứ, anh Bạch suýt xoa. Anh mới
là hơn mười mấy năm không được ăn cơm nhà.
Mẹ
cười:
-
Thôi được, ăn đi không nguội. Rồi Mẹ sẽ nấu
cho ăn. Chỉ sợ đến lúc gặp cô nào rồi thì lại chê cơm của Mẹ nấu cho xem.
Cả
nhà cười ồ lên, hạnh phúc. Anh Trung đã đến, bóp còi xe inh ỏi ngoài sân. Anh Bạch
nháy mắt:
-
Trung nó lại mang nhiều thứ gì đến rồi. Mình
ra xem khiêng vào.
Anh
nói đúng. Quả nhiên, anh Trung lại mang đến cho gia đình tôi một rổ trái cây, mấy
hộp đồ lòng, thịt heo, gà và vịt quay, và một két bia. Anh bước vào nhà, tươi
cười:
-
Chào cả nhà. Thưa hai Bác ngủ ngon không ạ ?
Cháu mang vài thứ đến, trưa nay mời hai Bác nhắm rượu.
Mẹ
nói với ra từ trong bếp:
-
Ăn sáng nhé cháu ? Bác để phần cho cháu một
tô cháo này.
-
Hôm nay hai Bác muốn đi chơi đâu xem phong cảnh,
cháu chở hai Bác đi.
Bố vỗ
vai anh:
-
Cám ơn cháu nhé, nhưng từ từ hẵng, hôm khác cả
nhà đi cho vui. Ăn cháo đi đã, cháu.
Chúng
tôi ngồi quây quần trong phòng khách, nói chuyện lông bông. Tôi sốt ruột, dục Bố
Mẹ kể cho nghe những ngày cuối cùng tại Saigon.
-
Được, để Bố kể. Bố tôi tằng hắng lấy giọng :
…Sau khi chị em tôi rời Saigon với Mark,
Bố không đi làm nữa. Hằng ngày, Bố cố tìm liên lạc và gặp hết những người bạn
thân thiết, cùng nhau bàn cách thoát ra khỏi nước. Thời gian ngày càng gấp rút,
tình hình mỗi lúc mỗi nguy ngập. Không một ai đủ sáng suốt để suy nghĩ điều gì
nữa. Bố Mẹ tuyệt vọng vô cùng.
-
Thôi
thì đành phó mặc cho số Trời vậy, Bố nói thế.
Và Bố đã quyết định.
Mồng 29, anh Khang đến với hai đứa con
thơ. Anh cùng với Bố Mẹ thâu thập những giấy tờ tùy thân quan trọng, gom góp một
ít của cải, bỏ trọn vào hai
thùng nhỏ. Qua ngày hôm sau, ngày 30, cả nhà dậy rất sớm.
-
Đi,
mình lái xe ra tòa Đại Sứ Mỹ xem sao.
Mẹ e ngại:
-
Có
nên không ? Xem đài truyền hình mấy hôm nay, thấy cảnh người ta chen nhau trèo
tường qua kẽm gai hiểm hóc, mà họ vẫn bị đuổi đi. Quân cảnh Mỹ bắn chỉ thiên loạn
cả lên. Thôi, em sợ lắm, nhỡ tai nạn gì thì lại khổ. Hay mình chạy ra phi trường,
hay bờ sông xem sao ?
Bố dỗ dành:
-
Thì
mình cũng phải liều một phen, còn hơn là ngồi đây bó tay. Cứ đi thử xem, không
được, mình lại trở về, rồi tìm cách khác, nhé ?
Mẹ ngần ngừ một lúc, rồi gật đầu. Thế là
cả nhà bảy người sửa soạn ra xe. Mẹ vội chạy sang nhà cô em họ bên cạnh, giao
chìa khóa nhà, và dặn dò:
-
Thôi
thì chị để lại căn nhà cho em, nhờ em trông giữ hộ chị nhé. Nếu trong vòng một
tuần, không thấy anh chị trở về, tất cả xem như thuộc về em. Trăm sự nhờ em nhé
?
Mẹ lau vội nước mắt, đẩy thằng con trai và đứa
cháu nhỏ vào xe. Anh Khang đã ngồi đợi sẵn trên chiếc Vespa, đứa con trai ngồi
ôm lưng phía sau, đứa con gái nhỏ đứng trước mặt.
Mẹ
tiếp lời Bố :
- Con chó Bubba lúc ấy cứ nhảy cỡn lên,
sủa inh ỏi. Hình như nó biết cả nhà sắp bỏ nó lại. Chiếc xe nhỏ của Bố từ từ
lăn bánh. Mẹ ngoái cổ lại, nhìn căn nhà thân yêu trôi xa dần trên con đường hẻm
quen thuộc. Lòng Mẹ đau xót vô cùng.
Nói
đến đây, Mẹ chợt ngừng, thở dài. Đôi giòng lệ chảy dài xuống má. Tôi mủi lòng,
sụt sịt khóc theo. Tôi hiểu được tâm trạng Mẹ. Bố Mẹ tôi từng này tuổi, vẫn còn
bôn ba khắp nơi. Gia đình đang sống yên ổn ngoài Bắc, đã phải di cư sớm vào
Nam. Lúc bấy giờ, bụng Mẹ đang mang thai tôi. Tôi còn nhớ Mẹ hay thường kể, năm
sau, khi tôi chào đời, nhà quá nghèo, không đủ sữa cho tôi uống, Mẹ phải nuôi
tôi với nước cháo nấu lỏng mỗi ngày. Bố làm việc khó khăn quá, trở bệnh phổi, nằm
nhà thương cả tháng, khiến Mẹ đi vay đi nhặt từng hột gạo một mới đủ ăn, Nhưng
rồi gia đình tôi cũng nương tựa vào nhau sống qua ngày, vui vẻ yên ấm dưới mái
nhà nhỏ. Gây dựng được chút ít sự nghiệp sau hai mươi mấy năm, ngờ đâu lại phải
lìa xa quê hương, bỏ lại tất cả những gì thân yêu nhất, dấn thân phiêu bạt trên
đất người, chỉ với một manh áo mỏng, và đôi bàn tay trắng.
Tôi
bậm môi nhìn Mẹ. Cả nhà không ai nói gì.
Đợi Mẹ nguôi niềm cảm xúc, Bố tiếp tục :
Bố lái xe đến tòa đại sứ Mỹ. Con chó
Bubba chạy theo sau xe mấy quãng đường, miệng nó không ngớt sủa. Mẹ khóc như
mưa, cứ ngoái cổ lại nhìn nó, cho đến khi bóng nó mờ dần và khuất dạng.
Bố thở dài:
-
Khổ
thân con Bubba, thôi thì nhờ Mợ Lan trông nom, nuôi nó vậy.
Tôi
ngắt lời Bố:
-
Còn con mèo MunMun thì sao hở Bố ?
-
Mấy hôm trước đó, nó đã biến đâu mất rồi,
không thấy nó về nhà ăn.
Tôi
nhói người. Bố kể tiếp :
Khi đến tòa đại sứ Mỹ, Bố Mẹ xuống xe, mới
để ý thấy thất lạc anh Khang. Đứng đợi một lúc vẫn không thấy bóng dáng chiếc
Vespa, Bố quẳng xe đó, dắt cả nhà đi lại trước cổng tòa đại sứ. Quang cảnh lúc ấy
thật hỗn loạn. Người người từng lớp từng lớp tranh nhau trèo lên tường, không
ngại hàng kẽm gai đâm rách toang cả áo quần. Trèo lên bao nhiêu, lính Mỹ trong
sân đẩy xuống bấy nhiêu. Tiếng khóc, tiếng la ó, lẫn lộn với tiếng súng bắn chỉ
thiên của quân cảnh Mỹ khiến Bố Mẹ tôi lo âu. Bố nhìn lên mái sân thượng bên
trong. Một chiếc trực thăng to lớn đậu trên đó, cánh quạt quay vùn vụt. Đám người
đứng chen chúc đợi phía dưới, giơ tay chờ anh lính kéo lên. Bố bế cháu, Mẹ nắm
chặt tay thằng em tôi, hai người cố chen vào gần cổng.
Đằng sau thì ùn tới, đằng trước thì đẩy
lại, chật vật lắm Bố Mẹ mới lọt vào đến gần cổng. Cánh cửa cổng khóa chặt, ống
khóa dày, to tướng. Hai ba anh lính quân cảnh đứng chắn ngay sau cửa, súng ống
chĩa ngay vào ngực mình thế này.
Bố
ngừng một chốc lấy hơi. Cả nhà im
thin thít, nín thở. Anh Bạch đứng lên rót nước lạnh cho Bố. Nốc một mạch, Bố nói
tiếp :
Ánh mặt trời ban trưa hực nắng gắt gao.
Mồ hôi mồ kê nhễ nhại, Mẹ mệt quá, đòi đi về. Bố đành chịu thua, tuyệt vọng vô
cùng. Vừa quay lưng đi, Bố nghe tiếng ai gọi mình:
-
Ông Mai C. Đằng kìa. Ấy,
ông Đằng ơi.
Bố tôi lạ lùng quay lại. Từ bên trong
sân tòa đại sứ, một cánh tay giơ lên, vẫy vẫy gọi tên Bố. Bố không nhận ra ai
quen. Còn đang lưỡng lự, Bố thấy ông ta lại gần một anh quân cảnh Mỹ, ghé vào
tai thì thầm một lúc. Rồi bỗng dưng, thấy hai anh lính bước đến, người thì đứng
chĩa súng vào đám đông, người thì mở ổ khóa. Anh ta chỉ tay vào Bố, ngoắc vào:
-
You,
come on in.
Bố ngạc nhiên, há hốc mồm, hỏi : - Me ?
Anh ta không trả lời, thò tay ra, lôi Bố
vào trong. Bố vội vàng nắm chặt tay Mẹ. Một hai người đứng sau lưng Bố định
chen theo vào, người lính Mỹ kia đẩy lui họ, và đóng sập cánh cổng lại.
Vào đến bên trong, Bố vẫn bàng hoàng. Sự
việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng. Bố nhìn sững người đàn ông lạ mặt, quên cả
chào hỏi. Mẹ ngồi bệt xuống thảm cỏ, thở dốc, tay ôm chặt lấy hai đứa nhỏ. Người
đàn ông lạ mặt tươi cười, bắt tay Bố:
-
Tôi
đã sưu tầm và đọc hết tất cả những tập văn thơ và truyện Bác viết. Lời hay ý đẹp,
Bác viết giỏi quá. Hôm nay thật hân hạnh được gặp Bác.
-
Cám
ơn, cám ơn.
Bố chỉ lắp bắp được bấy nhiêu, tay nắm
chặt lấy tay người dàn ông đó lay lay.
-
Thôi,
thế chúc gia đình Bác may mắn nhé ? Có duyên sẽ gặp lại.
Nói xong, ông ta rảo bước về phía bên
kia bãi cỏ. Người vợ cùng với ba đứa bé nhỏ đứng đợi đấy, liếc nhìn về phía Bố,
nhoẻn miệng cười, gật đầu chào.
Mẹ hỏi : - Ai đấy ?
Mẹ hỏi : - Ai đấy ?
Bố rùn vai : - Không biết nữa.
Anh
Bạch xen vào:
-
Chắc chắn ông ta là người ái mộ văn chương Bố
viết đấy mà. Sao Bố giỏi thế ?
Bố
không trả lời, kể tiếp :
Ngồi xuống cạnh Mẹ trên thảm cỏ, Bố vẫn
như mơ ngủ, không tài nào tin được mình đang ở trong sân tòa đại sứ. Mẹ mếu
máo:
-
Thôi
thì trăm sự nhờ Giời. Chỉ tiếc thương cho thằng Khang. Không biết tại sao nó đi
lạc đâu mất ?
Bố quàng tay lên vai Mẹ, an ủi:
-
Số cả
mình ạ. Đừng buồn nữa.
Một anh quân cảnh Mỹ ra lệnh cho tất cả
đứng xếp hàng trật tự. Họ chia ra từng nhóm một, đi dần về phía tòa nhà. Bố
nhìn quanh quất kiếm người đàn ông lúc nãy, vừa vặn thấy ông ta và vợ con đang
trèo lên trực thăng. Bố lẩm bẩm:
-
Cám
ơn anh nhé, xin chúc anh may mắn.
Rồi cũng đến lượt Bố Mẹ. Ngồi trong lòng
chiếc trực thăng, lúc ấy, Bố mới thở phào nhẹ nhõm, trút đi được mối lo âu
trong lòng từ bao tháng nay.
Tôi
thắc mắc hỏi:
-
Thế còn
va-Ii Bố Mẹ ra sao ?
-
Làm gì
có va-li. Đi chỉ có cái túi nhỏ đựng một ít giấy tờ và tiền bạc thôi. Mẹ vất lại
hết tất cả. Mỗi người chỉ có bộ quần áo mặc trên người thôi đấy.
Tôi định hỏi tiếp, anh Bạch kêu:
-
Suỵt, rồi
sao nữa Bố ?
Chiếc trực thăng cất cánh, chở gia đình
Bố Mẹ ra ngoài khơi, đáp xuống lòng một chiến hạm Mỹ đậu ngoài ấy. Bước ra khỏi
chiếc trực thăng, Mẹ ngơ ngác nhìn chung quanh, tay vẫn nắm chặt lấy thằng em
tôi. Đi theo đám người dưới sự chỉ huy của anh lính Mỹ, Mẹ quay lại kiếm Bố,
không thấy Bố đâu nữa. Mẹ hốt hoảng kêu lên:
-
Chồng
tôi đâu, Ông đâu rồi ?
( Xin mời xem tiếp phần 6 )
Thuỵ Uyên