Từ-vựng là cái vốn chữ, kho từ-vựng của một người là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó biết đến và sử-dụng.
Vốn từ-vựng là phương-tiện cơ-bản và hữu-dụng trong giao-tiếp và thu nhận kiến-thức. Muốn phát biểu tâm-ý mình một cách chính xác, ta cần nắm vững cái vốn chữ của mình, đối với bất cứ ngôn-ngữ nào cũng vậy.
Tiếng Mỹ thì đối với tôi đã quá muộn, nhưng cái kho-tàng chữ Việt của tôi thì tôi lại muốn gìn-giữ và phát triển, vì tư-tưởng và ngôn-ngữ là những điều không ai có thể tước đoạt của tôi được.
1. Nguồn-gốc từ-vựng Việt-Nam
Ngôn-ngữ đi đôi với lịch-sử và không ai sẽ ngạc-nhiên khi biết rằng kho chữ của ta gồm có những chữ thuần Việt (Nôm), những chữ Hán-Việt (di-tích của 1000 năm thống-trị), những chữ gốc Pháp (di-tích của 80 năm đô-hộ), và những chữ khác (Anh, Đức...).
1.1 Từ thuần Việt
Từ thuần Việt là cốt lõi, cái gốc của từ-vựng tiếng Việt. Những từ thuần Việt này thường là bộ phận gốc của từ-vựng tiếng Việt, biểu thị các sự vật, hiện tượng, khái niệm cơ bản nhất và tồn-tại từ rất lâu.
Nếu so sánh các từ trong phần thuần Việt này với các từ tương-ứng trong tiếng Mường, các tiếng Tày-Thái, Môn-Khơme, người ta thấy chúng có sự giống nhau nhất định về ngữ-âm và ngữ-nghĩa.
Tương ứng Việt-Mường: vợ,
chồng, ông, ăn, uống, cười, bơi, nằm, khát, trốn, gáy, mỏ, mâm, rá, chum, nồi,
vại, váy, cơm, cây, củ, rạ, mây, cau, cỏ, gà, trứng...
Tương ứng Việt
– Tày Thái: đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn, bánh, vắng, mo, ngọn,
mọn, méo, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột, đâm...
Tương ứng với
các ngôn ngữ nhóm Việt Mường đồng thời với nhóm Bru-Vân Kiều: trời, trăng,
đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, hột, rắn, khô...
Tương ứng với
nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: trời, mây, mưa, sấm, sét,
bàn chân, đầu gối, da, óc, thịt, mỡ, bố, mẹ, mày, nó, nuốt, cắn, nói, kêu, còi,
mặc, nhắm, bếp, chổi, đọi...
Tương ứng với
nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Mon-Khmer khác: sao, gió, sông, đất, nước,
lửa, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi, răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân, máu,
xương, cằm, đít, con, cháu...
Tương ứng với
nhóm Việt Mường và Tày Thái: bão, bể, bát, dao, gạo, ngà voi, than, phân,
cày, đen, gạo, giặt...
Tương ứng Việt
– Indonesia: bố, ba, bu, mẹ, bác, ông, cụ, đất, trâu, sông, cái, cây, núi,
đồng, mất, nghe, đèn, đêm, trắng, tuổi, ăn, cướp, bướm, sáng, rất, nấu, này/ni,
là, rằng, ngày...
Được sử-dụng nhiều trong sinh-hoạt hàng ngày nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc-điểm của từ-ngữ giao-tiếp đơn-giản. Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc-thái nghĩa trang-trọng hay khái-quát. Tiếng Việt vay mượn một số từ-ngữ ngoại lai khác, đặc biệt là tiếng Hán, có nghĩa cơ-bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc-thái nghĩa khác.
1.2 Từ Hán-Việt
Từ Hán-Việt là từ-vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung-Quốc nhưng đọc theo âm Việt. (Người Hàn và người Nhật cũng đã mượn chữ Hán một cách quy-mô).
Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước Việt. Quá-trình tiếp xúc lâu dài đã đưa vào tiếng Việt một khối-lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán (khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt, theo các nhà nghiên cứu).
Có những chủ-trương nên dùng chữ Hán-Việt trong các trường hợp dưới đây:
– Để tỏ lòng kính trọng,
như trong các xưng danh, ta gọi “người quá cố” thay cho “người đã chết”, “nhạc
phụ (mẫu)” thay cho “cha (mẹ) vợ” khi ta nói trước đám đông.
– Để tránh những hình ảnh
sống sượng hay ghê tởm: giao hoan (làm tình), xuất huyết (chảy máu), hoại thư
(thối thịt), đại tiện (đi ỉa), v.v.
– Làm ngắn gọn một câu
dài: vô song (không ai sánh được), khả thi (có thể làm được), tòng phạm (kẻ hùa
theo cùng làm ác), tư cách (cách cư xử riêng của một người),…
– Dùng trong chuyên
môn để không lẫn lộn với đời thường, như trong ngành xây dựng gọi “trắc địa”
thay vì “đo đất”; trong vật lý, “quán tính” chỉ “sức ỳ” của vật, “mã lực” là đơn
vị đo lực chứ không là “sức ngựa”; trong báo chí, “tốc ký” là một phương pháp
“viết nhanh”; trong ngoại giao, hai quốc gia “đối thoại” với nhau chứ không
“nói chuyện”, trong tôn giáo, “tịnh xá” của tu sĩ không thể gọi là “nhà yên (lặng)”,
v.v…
– Cách xưng hô của những
nhân vật thời cổ. Dù ta không biết những người thời xưa gọi nhau như thế nào,
nhưng để tạo không khí cổ kính cho câu chuyện, ta cần dùng những xưng danh Hán-Việt như: huynh đài, các hạ, tiểu thư, phu nhân, ...
Thí dụ: những
chữ “thuyền viễn xứ”, “khách tha phương”, người “đồng hương”, lời “ly biệt” cho ta cái cảm giác bàng bạc, dạt dào mà sẽ không thể có nếu dùng chữ thuần
Việt tương đương là “thuyền xa xứ”, “khách xa nhà”, người “cùng quê”, lời
“chia tay”.
1.3 Từ gốc Tây phương
Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng
Pháp đã có ảnh hưởng đáng kể đến tiếng Việt và các từ-ngữ gốc Pháp thâm-nhập khá nhiều vào tiếng Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp được sử dụng trong các
văn bản, giấy tờ nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường, cũng như trong
các loại sách báo khác.
Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của nhiều từ gốc
Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Tên món ăn: bít-tết (bifteck), kem (crème), phó-mát (fromage), rượu vang (vin), ...
Tên quần áo: may ô (maillot), si líp (slip), sơ-mi (chemise), len (laine), ...
Tên thuốc: canxi (calcium), vitamin, pênixilin, ...
Thuật ngữ hành chánh: loong toong (planton), buya rô (bureau), công táp (comptable)...
Thuật ngữ quân sự: lô-cốt (blockhaus), đoan (douanes), com măng
đô (commando),...
Thuật ngữ âm nhạc: tăng-gô (tango), ácmônica, viôlông, tông (ton),...
Thuật ngữ khoa học kỹ thuật: bê-tông (béton), cao su (caoutchouc), mỏ-lết (molette)...
Đồng thời một số từ tiếng Anh, tiếng Đức
cũng du nhập vào tiếng Việt, ví dụ như: mít tinh (meeting), boong ke (bunker),...
Ngoài ra, ảnh hưởng của Nga cũng dẫn đến sự du nhập của một
số từ gốc Nga như: bônsêvích (bolchevich), Xô Viết,...
Thời gian gần đây, do xu-thế hội-nhập toàn cầu, tiếng Anh gần như trở
thành một ngôn-ngữ ngoại-giao quốc tế chính-thức, xu-hướng tiếp nhận trực tiếp
ngôn-ngữ ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ: in-tơ-nét (internet), ma-két-tinh (marketing); sô (show),…
1.4 Từ hỗn-chủng
Từ hỗn-chủng là từ sử-dụng hỗn hợp của 3 loại trên.
Ví dụ: vôi hoá: "vôi" là thuần Việt, "hoá" là Hán-Việt;
ôm kế (ohmètre : máy đo đơn-vị điện Ohm): "ôm" là từ ngoại lai (Ohm), "kế"
là
Hán-Việt;
nhà băng: "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ gốc Pháp (banque).
Hán-Việt;
nhà băng: "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ gốc Pháp (banque).
2. Ngôn-ngữ thực dụng
Chúng ta sử-dụng một ngôn-ngữ để nói với người khác, nghe (và hiểu) người khác nói, viết (thơ, điện thơ, mẫu đơn...), đọc (báo chí, thơ, văn tự, ...).
Từ-vựng còn tuỳ thuộc người nói, tuỳ thuộc nơi chốn, tuỳ thuộc phạm vi giao tiếp...
2.1 Từ địa-phương (Phương ngữ)
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa-phương khác nhau về kinh-tế, văn-hoá sẽ
khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc (Bắc bộ), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ Nam (Nam Trung bộ và Nam bộ).
Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ-âm, rồi đến từ-vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ-pháp. Sự khác biệt về ngữ-âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác
biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất.
Chúng ta thử so sánh một số từ Bắc / Trung / Nam:
này / ni, nì / nầy ; ấy / nớ, tê / đó ; thế / rứa / vậy
quả / trấy / trái ; dứa / dứa / thơm, khóm ; củ đậu / củ độ / củ sắn /
dọc mùng / môn ngọt / bạc hà ; tào phớ / đậu pha / tàu hủ non ;
nem rán / ram / chả giò ; mũ / mạo / nón ; tất / tất / vớ ; chăn / chăn / mền ; ...
nem rán / ram / chả giò ; mũ / mạo / nón ; tất / tất / vớ ; chăn / chăn / mền ; ...
Chúng ta để ý thấy tự-vựng Bắc và Trung có phần giống nhau nhiều hơn là Nam.
Phân-tích Nam-Bắc thì ta nhận thấy có những tổ-hợp song âm nhưng tiếng Nam chọn yếu tố thứ nhất còn tiếng Bắc chọn yếu tố thứ hai. Thí dụ: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, …
Còn đây là những tổ-hợp ngược lại, người miền Bắc chọn yếu tố đầu, người miền Nam chọn yếu tố sau. Thí dụ: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước, lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc...
Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp. Tuy nhiên phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các đài thông-tin đại-chúng như đài truyền hình ... Tuy nhiên, ngày càng có xu hướng nhiều chương trình bắt đầu có người điều-khiển chương-trình dùng phương ngữ miền Nam, nhưng vẫn chiếm tỉ-lệ thấp trong khi phương ngữ miền Trung hầu như vắng bóng.
Gần đây khi giao-thông vận-tải, truyền hình, phim ảnh và Internet phát triển, nhìn chung người ngoài Bắc và trong Nam có xu-hướng dễ hiểu nhau hơn, ở một mức độ nào đó có ảnh-hưởng lẫn nhau. Ví dụ: ngoài Bắc cũng dùng từ "nhậu, dzô" hoặc trong Nam cũng dùng từ "vào" trong bóng đá hoặc từ bác xưng hô trên internet nhiều hơn.
2.2 Từ ngữ nghề nghiệp
Từ-ngữ chuyên môn trong tiếng Việt là những từ-ngữ sử-dụng
hạn chế trong một nghề nào đó của xã hội, những người không trong nghề có thể
ít biết hoặc không biết. Ví dụ:
- Nghề nông có các từ ngữ: cày vỡ, cày ải, bón
lót, bón đón đòng, bón thúc, gieo thẳng, gieo vại, lúa
chia vè, lúa đứng cái, lúa von,...
- Nghề làm muối An Hoà dùng đến 80 từ-ngữ liên quan để chỉ những công-cụ sản xuất, những thao tác nghề nghiệp, những vật liệu, những sản phẩm, phương tiện di chuyển...
Ngoài ra trong tiếng Việt còn có nhiều thành-ngữ, tục-ngữ
thể hiện kinh-nghiệm, cách thức làm việc,... trong nghề nào đó. Ví dụ trong nghề
mộc có các câu: mộc gia nề giảm, cắt cưa đóng đanh,...
2.3 Thuật-ngữ
Thuật-ngữ trong tiếng Việt bao gồm những từ-ngữ là tên gọi
chính xác của các khái-niệm và đối-tượng sử dụng giới hạn trong một lĩnh-vực
chuyên môn của con người. Ví dụ:
- trong Toán học có
các thuật ngữ: đạo hàm, tích phân, vi phân,...
- trong ngữ-âm học có các thuật ngữ: âm vị, âm
tiết, nguyên âm...,
- trong âm-nhạc, có những chữ như bát độ, tiết tấu, cao độ, dấu hoá, phách, ...
Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là chính xác,
có hệ thống, và giá-trị quốc tế.
Lẽ tự-nhiên, từ-ngữ nghề-nghiệp và thuật-ngữ chỉ được sử-dụng rất hạn chế bởi một số người chuyên môn.
2.4 Từ lóng
Tiếng lóng (slang / argot) là một hình-thức phương-ngữ xã-hội không chính-thức của một ngôn-ngữ, thường được sử dụng trong giao-tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước, chỉ những người bên trong mới hiểu. Khác với những từ-vựng nói trên, tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.
Tiếng lóng (slang / argot) là một hình-thức phương-ngữ xã-hội không chính-thức của một ngôn-ngữ, thường được sử dụng trong giao-tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước, chỉ những người bên trong mới hiểu. Khác với những từ-vựng nói trên, tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.
Từ lóng
trong Việt ngữ được sử dụng bởi nhiều thành phần xã hội. Những từ mang nghĩa tục
tĩu được học sinh, sinh viên, dân chợ búa, nông thôn, xóm lao động nghèo dùng
nhiều nhất. Những từ nhẹ nhàng thay thế cho các vấn đề tế-nhị thì được dùng ở
ngữ-cảnh lịch sự, hoặc trong cộng đồng trí-thức. Những từ còn lại dùng trong
các ngữ-cảnh gia đình, giữa bạn bè, đồng nghiệp, ở hàng quán,...
Đặc trưng nhất là giới trẻ thanh-thiếu niên ở bất cứ nơi nào và bất cứ thời-đại nào. Yếu tố tâm-lý là trong cái tuổi chuyển-tiếp từ "trẻ con" sang "người lớn" đó, họ cần khác người (lớn) và họp nhau để "chống" lại uy-thế của người lớn.
Bên Pháp, một dạo đã có phong trào nói "verlan" là nói hay viết ngược lại (verlan = à l'envers = ngược). Thí dụ: meuf = đàn bà (= femme viết ngược thành chữ meuf); ripou = thối nát, dởm (pourri nói ngược); ...
Còn có phong trào "texto" (đọc sao viết vậy, bất chấp chính tả) để đánh "text" trên máy điện thoại di-động cho nhanh.
Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử-dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi
được sử-dụng vào văn viết (trừ texto), đặc biệt là trong ngôn-ngữ văn bản trang-trọng thì người ta thường hạn-chế không dùng tiếng lóng.
Tuy nhiên, một loại tiếng lóng đặc biệt là mật mã, được dùng khá nhiều trong công-tác
tình báo, gián điệp và phản gián với đặc-trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những
người đã biết quy-định giải mã rồi mới đọc và hiểu được.
2.5 Từ-vựng nói và viết
Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại dưới hai dạng cơ bản là nói và viết, nhưng thật ra trong nội dung, người ta muốn phân biệt giữa một bên là ngôn-ngữ thông tục, “đời thường”, chưa có sự gia-công, trau giồi, ít gắn với những chuẩn-mực nguyên-tắc; còn một bên là ngôn-ngữ được trau giồi, chọn lọc, gắn liền với những chuẩn-tắc đó.
Từ ngữ nói (khẩu ngữ)
Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc loại này khi trong phạm-vi giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép. Nói cách khác, chúng có thể biến đổi nhiều cấu trúc vốn có của mình.
2.5 Từ-vựng nói và viết
Ngôn ngữ giao tiếp của con người tồn tại dưới hai dạng cơ bản là nói và viết, nhưng thật ra trong nội dung, người ta muốn phân biệt giữa một bên là ngôn-ngữ thông tục, “đời thường”, chưa có sự gia-công, trau giồi, ít gắn với những chuẩn-mực nguyên-tắc; còn một bên là ngôn-ngữ được trau giồi, chọn lọc, gắn liền với những chuẩn-tắc đó.
Từ ngữ nói (khẩu ngữ)
Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc loại này khi trong phạm-vi giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép. Nói cách khác, chúng có thể biến đổi nhiều cấu trúc vốn có của mình.
Khi nói, chúng ta có thể dùng những từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại (gọi là những danh-từ "dao to, búa lớn") để nhấn mạnh thêm, để lôi cuốn sự chú ý của người nghe. Ví dụ: lo
thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, cứng
họng, ...
Cũng có những lối xưng hô thân mật (mày, tao, cậu, tớ, mình, ...) hoặc đậm màu sắc, bày tỏ thái
độ (ăn thua gì, ăn vàng ăn
bạc gì, biết tay, phải lòng, cực kỳ,...)
Chúng ta cũng hay dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc
diễn đạt cho sinh động hơn. Ví dụ: của đáng tội, có đời thuở nhà ai,
thôi thì...
Một người thất-học không biết viết cũng có cái vốn chữ của mình để giao-tiếp trong đời sống hàng ngày. Dầu thế nào đi nữa thì cũng phải khẳng định lại
rằng tính thông tục của khẩu ngữ nói chung và từ vựng
khẩu ngữ nói riêng, không phải là sự nói tục và các từ tục. Đặc tính của khẩu-ngữ là giản-tiện, dễ hiểu, đi thẳng vào cảm xúc người nghe.
Từ ngữ viết
Những từ ngữ này chủ yếu dùng trong sách vở, văn bản, báo chí. Đó cũng là loại từ ngữ được chọn lọc, được trau dồi, được “văn hoá hoá” và gắn bó với chuẩn-tắc nghiêm-ngặt.
Những từ ngữ này chủ yếu dùng trong sách vở, văn bản, báo chí. Đó cũng là loại từ ngữ được chọn lọc, được trau dồi, được “văn hoá hoá” và gắn bó với chuẩn-tắc nghiêm-ngặt.
Từ ngữ viết thường gồm các thuật-ngữ, các từ-ngữ chuyên môn (văn hoá,
văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, chính trị, quân sự, hành chính, pháp luật, kinh tế,...) và nói chung, cấu-trúc hình-thức của
chúng là có hệ thống và theo chuẩn-mực chặt chẽ.
Về mặt nội-dung ý nghĩa, các từ ngữ này, nói chung, mang tính khái-quát, trừu-tượng hoặc gợi cảm, hình tượng,... tuỳ theo mỗi phạm vi.
Về mặt nguồn
gốc, thì phần nhiều là các từ gốc Hán và gốc Ấn-Âu được
du-nhập.
Phân loại vậy thôi chứ ranh giới "viết-nói" không phân-minh lắm và phần lớn các từ-ngữ đều được dùng trong mọi phong cách. Từ-vụng được dùng tuỳ theo người nói, người nghe, người viết, người đọc, tuỳ theo môi-giới. Thí dụ: trong một gia-đình "quí phái" hay trong những nơi "cao cấp" (ban Giám Đốc, nội-các Chính-phủ...), các thành viên không thể phát-ngôn "tự do" được, mỗi từ ngữ phải được chọn lọc kỹ càng và theo phép tắc của mỗi giới.
Ngược lại, trong một khoá học, huấn-luyện viên thường đơn-giản hoá cách giảng dạy để bù lại sự khô-khan của các thuật-ngữ và để các khoá sinh dễ hấp thụ hơn.
3. Ngôn-ngữ phát-triển
So với một ngôn-ngữ chết (langue morte) như chữ La-Tinh, đặc-tính của một ngôn-ngữ "sống" (langue vivante) là biến đổi, phát triển theo thời-gian để thích-nghi với những biến-hoá của thời-điểm.
3.1 Từ ngữ cổ và từ
ngữ lịch-sử
Những từ vựng "lỗi thời" có thể chia
ra hai loại: từ ngữ cổ và từ ngữ lịch-sử.
Từ ngữ cổ là những từ ngữ đã biến mất
khỏi ngôn-ngữ hiện-đại hoặc vẫn còn dấu vết trong tiếng Việt hiện-đại nhưng ý
nghĩa đã bị lu mờ và không còn được dùng độc lập. Ví dụ: trong Túi đã
không tiền khôn chác rượu (Quốc Âm thi tập) thì chác là
mua, khôn là khó...; hoặc như trong Thúc Loan dẻ thằng bé
con (Thiên nam ngữ lục)
thì dẻ có nghĩa là khinh dẻ...
Khác với từ ngữ cổ, từ ngữ lịch-sử không có các từ ngữ đồng
nghĩa trong tiếng Việt hiện đại, tuy nhiên khi cần diễn đạt khác khái niệm mang
tính chất lịch sử, người ta vẫn phải sử dụng đến chúng. Ví dụ như tên gọi các
chức, tước, phẩm, hàm thời phong kiến: án
sát, lãnh binh, tuần phủ,.., những chữ thời vua chúa: ngự uyển, cung phi, thái-giám,... hay các hình thức thi cử: cử
nhân, hoàng giáp, trạng nguyên,...
3.2 Từ ngữ mới
Các từ ngữ mới thường xuất hiện để bù đắp những thiếu
hụt, không thoả mãn, không phù hợp với nhu-cầu định danh các sự vật, hiện tượng
trong đời sống và trong thế giới của con người. Đôi khi, chúng cũng xuất hiện một
phần bởi trào-lưu trong cách định danh, muốn dành cho sự vật một tên gọi mới hơn dù
nó đã có tên gọi rồi.
Đa số các từ ngữ mới trong tiếng Việt đều xuất phát từ
các ngành khoa-học tự nhiên và xã-hội. Ví dụ: bộ nhớ, bộ vi xử lý, hệ điều hành, cổ phiếu, sàn
giao dịch,...
Ngày hôm nay, giá như tôi có trở lại Việt-Nam, có lẽ tôi sẽ phải cần một thông-dịch viên vì tiếng Việt hiện-đại đã thay đổi quá nhiều.
(Xin mời đọc lại bài "Tiếng Việt mới"
http://phu-tran.blogspot.com/2012/05/tieng-viet-moi-truyen-vui-ma-buon.html )
Nói về tiếng Việt tiến hoá, tôi chỉ có vài suy nghĩ:
- Những chữ cần có mà chưa có thì dĩ nhiên phải đặt ra chữ mới mà dùng. Đây là trường-hợp những từ-ngữ nghề-nghiệp và thuật ngữ thời nào cũng đã có.
Thời buổi này có Internet thì phải đặt ra những chữ vi-tính (computer), điện thư (email), cập nhật (update)... Tôi chỉ cảm thấy những chữ như phần mềm, phần cứng (hardware, software) có lẽ dùng để nói chuyện tiếu-lâm sẽ hay hơn. Người Pháp cũng đã phải dịch những chữ đó nhưng đã chọn matériel và logiciel, chứ không dịch sát nghĩa thành "partie dure" và "partie molle". Tôi xin đề-nghị "phần máy" và "phần xám" (?)
- Tiếng lóng là một hiện-tượng xã-hội phản-ảnh mỗi thời-điểm và tôi không có gì để khen hay chê. Thuở trước, chúng ta cũng đã dùng những chữ sức mấy, bắt địa, bắt bò lạc, xế hộp, hết sẩy, ... thì bây giờ cũng có những tiếng lóng như chảnh (kênh kiệu), vô tư (thoải mái), phơ (phê), rước (mua về), lác (ba xạo, khoác lác), ... Chuyện thường mà.
- Những chữ "mới" đem từ ngoài Bắc vào Nam thuộc trường-hợp từ-ngữ địa-phương, đem thêm vào phần phong-phú cho ngôn-ngữ ta. Điều này cũng tốt thôi.
- Những chữ mới để thay thế những chữ đã có thì cũng nên đem lại chút gì rõ ràng hơn, văn hoa hơn, hữu ích hơn. Những chữ như "cà-phê cái nồi ngồi trên cái cốc" để nói cà-phê phin, "tàu mẹ chở tàu con" thay vì hàng-không mẫu-hạm, "đồng hồ không người lái" thay vì đồng-hộ tự-động, "tai biến mạch máu não" thay vì đứt gân máu,... chỉ có thể làm tôi cười mếu.
Còn những chữ như chiến sĩ cái (thay vì nữ quân-nhân), bú mồm (thay vì hôn môi), xưởng đẻ (thay cho viện bảo sinh) hay nhà ỉa (thay cho cầu tiêu, nhà xí) thì đối với riêng tôi thật là một sỉ-nhục cho một ngôn-ngữ trong sáng mà tôi vẫn thường hãnh-diện.
4. Kết-luận
Từ-vựng là cái vốn chữ của chúng ta, thuộc kho-tàng văn-hoá của chúng ta, được gầy-dựng và vun trồng qua mấy ngàn năm qua, để lại cho chúng ta một ngôn-ngữ phong phú, trong sáng, linh động, phức-tạp, đa dạng và tuyệt vời.
Còn những chữ như chiến sĩ cái (thay vì nữ quân-nhân), bú mồm (thay vì hôn môi), xưởng đẻ (thay cho viện bảo sinh) hay nhà ỉa (thay cho cầu tiêu, nhà xí) thì đối với riêng tôi thật là một sỉ-nhục cho một ngôn-ngữ trong sáng mà tôi vẫn thường hãnh-diện.
4. Kết-luận
Từ-vựng là cái vốn chữ của chúng ta, thuộc kho-tàng văn-hoá của chúng ta, được gầy-dựng và vun trồng qua mấy ngàn năm qua, để lại cho chúng ta một ngôn-ngữ phong phú, trong sáng, linh động, phức-tạp, đa dạng và tuyệt vời.
Mong sao chúng ta có thể giữ mãi được gia-sản quí báu này.
Yên Hà, tháng 8, 2013
Tài-liệu nguồn:
Từ vựng tiếng Việt
Từ vựng
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_v%E1%BB%B1ng
Tản mạn chuyện chữ Hán-Việt (Ngũ Phương)
Tiếng lóng
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_l%C3%B3ng
Tiếng lóng mới ở Việt Nam. Nguồn: thanhda.com
Sự xuất hiện các từ ngữ mới - Cơ sở ngôn-ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)
Tản mạn chuyện chữ Hán-Việt (Ngũ Phương)
Tiếng lóng
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_l%C3%B3ng
Tiếng lóng mới ở Việt Nam. Nguồn: thanhda.com
Sự xuất hiện các từ ngữ mới - Cơ sở ngôn-ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)
http://ngonngu.net/?p=179
Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng - Cơ sở ngôn-ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)
Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng - Cơ sở ngôn-ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)