3.9 Thời đại Nam Bắc phân tranh
3.9.1 Nam Triều - Bắc Triều
3.9.2 Trịnh-Nguyễn phân tranh
3.9.3 Nhà Tây Sơn
3.9.2 Trịnh-Nguyễn phân tranh
3.9.3 Nhà Tây Sơn
3.10 Nhà Nguyễn (1802-1945)
3.10.1 Thế Tổ (1802-1819)
Niên hiệu: Gia Long
Thế tổ khởi binh chống
nhau với Tây Sơn ở đất Gia Định từ năm mậu tuất (1778), kể vừa 24 năm, mới dứt
được nhà Tây Sơn, thu phục được giang sơn cũ của chúa Nguyễn khi xưa và họp cả
nam-bắc lại làm một. Khi việc đánh dẹp xong rồi, ngài xưng đế hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam,
đóng Kinh đô ở Phú Xuân, tức là
thành Huế bây giờ.
Ngài sai quan thượng thư
Binh Bộ là Lê Quang Định làm chánh sứ sang Tàu cầu phong và xin đổi quốc hiệu
là Nam Việt, lấy lẽ rằng Nam là An Nam và Việt là Việt Thường. Nhưng vì đất Nam
Việt đời nhà Triệu ngày trước gồm cả đất Lưỡng Quảng, cho nên Thanh Triều mới đổi
chữ Việt lên trên, gọi là Việt Nam để
cho khỏi lầm với tên cũ.
Lúc ngài
đánh xong Tây Sơn, thì chính trị trong nước đổ nát, phong tục hủy hoại, việc gì
cũng cần sửa sang lại. Bởi vậy ở trong thì ngài chỉnh đốn pháp luật, và mọi việc cai trị, cùng là sửa
sang phong tục, cấm dân gian không cho lấy việc thần phật mà bày ra rượu chè ăn
uống, nghiêm dụ quan lại không được sinh sự nhiễu dân. Ở ngoài thì ngài lo sự
giao hiếu với nước Tàu, nước Tiêm, nước Chân Lạp, khiến cho nước Việt Nam lúc bấy
giờ trong ngoài đều được yên trị.
Thời bấy giờ, văn
quốc âm cũng thịnh lắm. Một đôi khi
nhà vua cũng dùng chữ nôm mà làm văn tế. Bài
văn tế tướng sĩ khi quan Tiền quân Nguyễn Văn Thành, tổng trấn Bắc Thành ra chủ tế không rõ ai làm, nhưng
thật là một bài văn chương đại bút. Lại có những chuyện như "Hoa
Tiên" của ông Nguyễn Huy Tự, "Truyện Thúy Kiều" của quan Hữu
Tham tri bộ Lễ là ông Nguyễn Du, cũng
phát hiện ra thời bấy giờ.
Đối với nước Pháp thì vua Thế Tổ có biệt nhỡn, là vì
khi ngài còn gian truân, ngài có nhờ ông Bá Đa Lộc có đem mấy người sang giúp.
Đến khi xong việc đánh dẹp rồi, còn có Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại
triều, mà vua Thế Tổ cũng có lòng trọng đãi, cho mỗi người 50 lính hầu, và đến
buổi chầu thì không bắt lạy.
Xét công việc của vua Thế Tổ
Vua Thể tổ là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo việc khôi phục. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, chưa bao giờ từng thấy.
Vua Thể tổ là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo việc khôi phục. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, chưa bao giờ từng thấy.
Công nghiệp
của ngài thì to thật, tài trí của ngài thì cao thật, nhưng chỉ hiềm có một điều
là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại lấy
những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khiến cho hậu
thế ai xem đến những chuyện ấy, cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà
thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa.
Vua Thế Tổ
mất năm kỷ mão (1819), trị vì được 18 năm,
thọ 59 tuổi, miếu hiệu là Thế Tổ Cao
Hoàng Đế.
3.10.2 Thánh Tổ
(1820-1840)
Niên hiệu: Minh Mạng
Tháng giêng năm canh thìn (1820), Hoàng Thái Tử húy là Đảm lên ngôi, đặt niên hiệu là
Minh Mạng.
Vua Thánh Tổ là một ông vua có tư chất minh mẫn, có tính
hiếu học và lại hay làm; phàm có việc gì, ngài cũng xem xét đến, và có châu phê
rồi mới được thi hành.
Ngài đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một quốc gia phương Nam
rộng lớn. Tuy nhiên triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp thuận. Đến ngày 15 tháng 2 năm 1839,
nhận thấy triều Mãn Thanh suy yếu, Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại
Nam. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Đại Nam thời Minh Mạng cũng liên tục
đương đầu với nội loạn và chiến tranh. Trong nước xảy ra các
cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc, và Lê Văn Khôi (có sự hậu thuẫn của quân Xiêm) ở miền Nam; triều đình phải rất
vất vả mới dẹp được.
Minh Mạng được xem là một vị vua siêng
năng, luôn thức khuya dậy sớm để xem xét công việc, có khi thắp đèn đọc sớ
chương ở các nơi gởi về đến trống canh ba mới nghỉ.
Thật vậy, trong suốt thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã thay đổi rất nhiều việc, từ nội trị, ngoại giao cho đến những cải cách xã hội cùng những việc trong dòng họ.
Thật vậy, trong suốt thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã thay đổi rất nhiều việc, từ nội trị, ngoại giao cho đến những cải cách xã hội cùng những việc trong dòng họ.
Minh Mạng đã có tới 142 người con, gồm
78 hoàng tử và 64 công chúa.
(Ngoài Hoàng-hậu ra, vua còn có bao nhiêu Phi, Tần, Tiệp dư, Quí nhân, Mỹ nhân, Tài nhân và Cung nhận chưa xếp vào giai thứ.
Từ đó mới có huyền-thoại "Minh Mạng thang", rượu thuốc bổ thận hoàn, có thật hay không tuỳ lòng tin mỗi người. )
(Ngoài Hoàng-hậu ra, vua còn có bao nhiêu Phi, Tần, Tiệp dư, Quí nhân, Mỹ nhân, Tài nhân và Cung nhận chưa xếp vào giai thứ.
Từ đó mới có huyền-thoại "Minh Mạng thang", rượu thuốc bổ thận hoàn, có thật hay không tuỳ lòng tin mỗi người. )
Với phương Tây
Vua Minh Mạng không có thiện cảm với người châu Âu, cũng như thái độ của người Á Đông trước đó, xem người Âu là bọn man di đi cướp bóc. Với những người Pháp đã từng giúp Gia Long trước kia, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi ông Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Nhà vua cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tử tế với người Pháp là đủ, ông chỉ thoả thuận mua bán với người Pháp, nhưng không chấp nhận thành lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp.
Vua Minh Mạng không có thiện cảm với người châu Âu, cũng như thái độ của người Á Đông trước đó, xem người Âu là bọn man di đi cướp bóc. Với những người Pháp đã từng giúp Gia Long trước kia, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi ông Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Nhà vua cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tử tế với người Pháp là đủ, ông chỉ thoả thuận mua bán với người Pháp, nhưng không chấp nhận thành lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp.
Việc cấm đạo Công giáo
Minh Mạng tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng-Mạnh, cho nên không ưa đạo mới, cho là một tả đạo lấy trời thánh ra mà làm mê hoặc lòng dân. Bởi vậy, ngài mới nghiêm cấm và trừng trị những người theo đạo Gia Tô.
Từ khi lên ngôi, ngài đã có ý không cho người ngoại quốc
vào giảng đạo này ở trong nước. Đến năm 1825, khi chiếc tàu Thetís vào cửa Đà Nẵng, có giáo sĩ Rogerot ở lại đi
giảng đạo khắp nơi, Minh Mạng khi ấy mới ra dụ cấm đạo, và truyền cho quan quân
phải khám xét các tàu thuyền của ngoại quốc ra vào cửa bể. Trong dụ nói rằng:
Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và huỷ hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo.
Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và huỷ hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo.
Xét công việc của vua Thánh Tổ
Theo Trần Trọng Kim:
Theo Trần Trọng Kim:
Trong đời vua Thánh Tổ làm vua, pháp luật, chế độ, điều gì cũng sửa sang lại cả, làm thành một nước có cương
kỷ. Nhưng chỉ vì ngài nghiêm khắc quá, cứ một mực theo cổ, chứ không tùy thời
mà biến hóa phong tục; lại không biết khoan dung cho sự sùng tín, đem giết hại
những người theo đạo, và lại tuyệt giao với ngoại quốc làm thành ra nước Nam ta
ở lẻ loi một mình.
Đã hay rằng những điều lầm lỗi ấy là trách nhiệm chung cả
triều đình và cả bọn sĩ phu nước ta lúc
bấy giờ, chứ không riêng chi một mình ngài, nhưng ngài là ông vua chuyên chế một
nước, việc trong nước hay dỡ thế nào, ngài cũng có một phần trách nhiệm rất to,
không sao chối từ được. Vậy cứ bình tình mà xét, thì chính trị của ngài tuy có
nhiều điều hay, nhưng cũng có nhiều điều dở; ngài biết cương mà không biết nhu,
ngài có uy quyền mà ít độ lượng,
ngài biết có dân có nước mà không biết thời thế tiến hóa. Bởi vậy cho nên nói rằng ngài là một ông anh
quân thì khí quá, mà nói rằng ngài là ông bạo quân thì không công bằng. Dẫu thế
nào mặc lòng, ngài là một ông vua thông minh, có quả cảm, hết lòng lo việc nước,
tưởng về bản triều nhà Nguyễn chưa có ông vua nào làm được nhiều công việc hơn
ngài vậy.
Tuy nhiên, đánh giá về việc cải cách
chính quyền của Minh Mạng, nhà sử học Văn Tạo cho rằng: cũng giống như vua cha Nguyễn Ánh, Minh Mạng đi theo con đường Nho giáo của trường phái
Tống Nho (đạo Nho thời Tống) mà nhà Lê trung-hưng áp dụng - chứ không theo trường
phái Minh Nho (đạo Nho thời Minh) tiến bộ hơn - mà các chúa Nguyễn trước kia từng áp dụng.
Mục tiêu của Gia Long cũng như Minh Mạng chủ yếu nhằm củng cố vương quyền chứ
không chăm lo phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng thời đại.
3.10.3 Hiến Tổ (1841-1847)
Thiệu Trị
Thiệu Trị
Tháng giêng năm tân sửu (1841) Hoàng Thái Tử húy
là Miên Tông lên ngôi ở điện Thái Hòa đặt niên hiệu là Thiệu Trị.
Tính vua Hiến Tổ thuần hòa, không hay bày ra nhiều việc và cũng không được
quả cảm như Thánh Tổ. Trong đời ngài làm vua, học hiệu, chế độ, thuế mà, điều
gì cũng theo như triều vua Thánh Tổ cả.
Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải,
Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Tiếp trong ngoài ra sức giúp rập. Nhưng mà đất Nam Kỳ
có giặc giã, dân Chân Lạp nổi loạn, quân Tiêm La sang đánh phá, nhà vua phải
dùng binh đánh dẹp mãi mới xong.
Từ khi vua Hiến Tổ lên trị
vì, thì sự cấm đạo hơi nguôi đi được một ít. Nhưng mà triều đình vẫn ghét đạo.
Năm 1847, quan nước Pháp được tin rằng ở Huế không còn giáo sĩ phải giam nữa,
mới sai đại tá De Lapierre và trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiến thuyền
vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do
theo đạo mới.
Lúc hai
bên còn đang thương nghị, thì quan nước Pháp thấy thuyền của ta ra
đóng ở gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân ta sắp sửa đồn lũy, mới
nghi có sự phản trắc gì chăng, bèn phát súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ
neo kéo buồm ra bể.
Vua Hiến
Tổ thấy sự trạng như thế, tức giận vô cùng, lại có dụ ra cấm người ngoại quốc
vào giảng đạo, và trị tội những người trong nước đi theo đạo.
Năm 1847, việc tàu nước Pháp vào bắn ở Đà nẵng xong được mấy ngày tháng,
thì vua Hiến Tổ phải bệnh mất.
Ngài làm vua được bảy năm, thọ 37 tuổi, miếu hiệu là Hiến tổ Chương Hoàng Đế.
Kỳ sau : Vua Tự Đức và sự can-thiệp của người Pháp
Yên Hà, tháng 6, 2017
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim