Quê-hương là gốc rễ con người, cho nên ít ai muốn rời xa, trừ
khi bị bắt buộc.
Di dân là một người phải bỏ chỗ ở, xứ xở của mình để đến định-cư nơi xứ người. Nhưng
người di dân, ít ra, cũng có hai loại:
- Di dân tự-nguyện là những người lựa chọn đến ở một nơi khác, một cách tạm thời (trường-hợp những người được hãng làm việc thuyên-chuyển đi một thời-gian nào đó) hoặc lâu dài hơn (từ một nước nghèo sang một nước giàu, vì lý-do kinh-tế chẳng hạn).
- Người tỵ-nạn vì thời-cuộc, phải bỏ nhà, bỏ xứ chạy để thoát thân, để có được một đời sống tự-do cho chính mình và cho những thế-hệ sau. Những người này bất đắc dĩ phải ra đi, còn gọi là những người “di tản buồn”.
Đây là trường-hợp những người Việt-Nam đã phải ra đi sau tháng 4, năm 1975.
Hiện nay, có 4 triệu người Việt tha-hương trên thế-giới (đông nhất là bên Hoa-Kỳ) đã phải trở thành những người ngoại-quốc gốc Việt.
Ngoại-quốc nơi xứ người
Mất quê-hương là niềm mất mát lớn nhất trong đời nhưng những
người Việt phong-lan này (xin mời đọc “Những người Việt phong-lan” http://phu-tran.blogspot.com/2013/04/nhung-nguoi-viet-phong-lan.html
) vẫn phải tiếp-tục sống, cho mình, cho con cháu mình về sau.
Lan này đã phải thích ứng với những môi-trường mới, đất mới, chất dinh dưỡng mới, không khí mới, ánh nắng mới, … Lan này đã phải biến dạng, biến sắc để tiếp-tục sinh tồn và nẩy nở.
Nhưng cho dù chúng tôi có mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc, …, da chúng tôi vẫn “vàng” như một ca-khúc, mũi chúng tôi vẫn ‘tẹt”. Nhập gia tuỳ tục nhưng chúng tôi vẫn không thể hấp-thụ được hết văn-hoá người Tây-Phương và đến chết, chúng tôi cũng sẽ không trở thành “như họ” được. Xin nhận nơi người làm quê-hương nhưng quán trọ đâu phải là nhà?
Lan này đã phải thích ứng với những môi-trường mới, đất mới, chất dinh dưỡng mới, không khí mới, ánh nắng mới, … Lan này đã phải biến dạng, biến sắc để tiếp-tục sinh tồn và nẩy nở.
Nhưng cho dù chúng tôi có mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc, …, da chúng tôi vẫn “vàng” như một ca-khúc, mũi chúng tôi vẫn ‘tẹt”. Nhập gia tuỳ tục nhưng chúng tôi vẫn không thể hấp-thụ được hết văn-hoá người Tây-Phương và đến chết, chúng tôi cũng sẽ không trở thành “như họ” được. Xin nhận nơi người làm quê-hương nhưng quán trọ đâu phải là nhà?
Chúng tôi vẫn chỉ là người ngoại-quốc nơi xứ người.
Ngoại-quốc nơi xứ mình
Khổ
nỗi, chúng tôi có về thăm nhà, chúng tôi cũng sẽ chỉ là những người Việt-kiều,
những người du-khách đem ngoại-tệ về, không hơn, không kém.
Lâu quá rồi. Ở đây, tên đường, nhà cửa đã đổi, tiếng nói, ngôn-ngữ đã đổi, con người đã đổi, cả một bầu trời đã đổi. Sài-Gòn xưa, Việt-Nam xưa có lẽ đã chết rồi.
Lâu quá rồi. Ở đây, tên đường, nhà cửa đã đổi, tiếng nói, ngôn-ngữ đã đổi, con người đã đổi, cả một bầu trời đã đổi. Sài-Gòn xưa, Việt-Nam xưa có lẽ đã chết rồi.
Sưu tầm cho bài này, tôi tình cờ biết được Danh-mục các dân-tộc Việt-Nam đã chính-thức kiểm điểm 54 dân-tộc và dân-tộc thứ 55 là “người nước ngoài”. Ai có thể cưỡng đoạt tiền bạc, nhà cửa chúng tôi, nhưng không lẽ sắc-tộc chúng tôi, cội-nguồn chúng tôi cũng có thể bị lấy đi hay sao? Cùng một dòng máu nhưng chúng tôi đã trở thành “người lạ”. Một giọt máu đào đã biến thành một ao nước lã. Đáng buồn thay?
Chúng tôi đã trở thành những người ngoại-quốc nơi xứ mình.
Gốc Việt
Phong
lan này sống gửi, sống phụ, treo lơ lửng trên những thân cây khác, rễ lòng thòng bên ngoài nhưng rễ vẫn là rễ.
Chúng tôi vẫn ăn cơm, húp nước mắm, vẫn viết tiếng Việt (có bỏ dấu), vẫn tụ năm, tụ bảy để nói, để hát tiếng Việt với nhau, để xoa mạt-chược với nhau... Chúng tôi vẫn ăn Tết trong cộng-đồng, tuy bé nhỏ nhưng cũng đủ ấm cúng của chúng tôi.
Chúng tôi cố gắng gìn-giữ ngôn-ngữ mình (“Tiếng ta còn, nước ta còn” mà?), cố gắng gìn giữ phong-tục tập quán mình, cố gắng ôn lại những trang hùng-sử dân-tộc Lạc Việt để tiếp tục tự-hào với dòng giống “Con Rồng, Cháu Tiên”.
Sổ thông-hành Việt-Nam hay Mỹ, Pháp, …, chúng ta đời đời, kiếp kiếp là gốc Việt.
Chúng tôi vẫn ăn cơm, húp nước mắm, vẫn viết tiếng Việt (có bỏ dấu), vẫn tụ năm, tụ bảy để nói, để hát tiếng Việt với nhau, để xoa mạt-chược với nhau... Chúng tôi vẫn ăn Tết trong cộng-đồng, tuy bé nhỏ nhưng cũng đủ ấm cúng của chúng tôi.
Chúng tôi cố gắng gìn-giữ ngôn-ngữ mình (“Tiếng ta còn, nước ta còn” mà?), cố gắng gìn giữ phong-tục tập quán mình, cố gắng ôn lại những trang hùng-sử dân-tộc Lạc Việt để tiếp tục tự-hào với dòng giống “Con Rồng, Cháu Tiên”.
Sổ thông-hành Việt-Nam hay Mỹ, Pháp, …, chúng ta đời đời, kiếp kiếp là gốc Việt.
Những thế-hệ sau
Thôi
thì thôi, vào tuổi Medicare này, đã bước vào mùa đông cuộc đời thì chẳng còn gì
là quan-trọng nữa. Lâu rồi, đời mình cũng qua. Thế-hệ chúng tôi chỉ là chuyển-tiếp, sống để lót đường
cho con, cháu, chắt, chít…
(Xin mời đọc thêm “Thế-hệ bánh mì kẹp” http://phu-tran.blogspot.com/2012/03/he-banh-mi-kep.html )
Ấy nhưng mà sau đó thì sao nhỉ?
(Xin mời đọc thêm “Thế-hệ bánh mì kẹp” http://phu-tran.blogspot.com/2012/03/he-banh-mi-kep.html )
Ấy nhưng mà sau đó thì sao nhỉ?
Khi nói về di-dân, người ta thường gọi thế-hệ thứ nhất là những lớp sinh trưởng nơi quê nhà và dọn đi nơi khác khi đã trưởng thành, như bố mẹ chúng tôi và chúng tôi chẳng hạn. Kế đó, thế-hệ thứ “Một rưỡi” là những bạn trẻ sinh nơi quê nhà nhưng ra đi lúc còn nhỏ tuổi nên sang đây còn đi học và xem như có được hai nền văn-hoá.
Sau đó, thế-hệ thứ hai trở đi là những con em sinh trưởng nơi xứ ngoài và bắt đầu hấp thụ trực-tiếp nền văn-hoá “bản xứ”. Đây cũng là một điều đáng mừng vì chỉ có như thế con cháu chúng ta mới có thể thành công trên đất người.
Nhưng rồi, gốc Việt chúng còn được những gì ngoài cái họ Việt-Nam (tên thì phần đông đã là ngoại-quốc) và cái da vàng, mũi tẹt? Chỉ tuỳ chúng ta mà thôi.
Phần đông thì chúng hiểu tiếng Việt do ông bà, bố mẹ nói nhưng nói không rành lắm. Chúng ăn và thích cơm Việt-Nam do mẹ hay bà nấu nhưng ra ở riêng thì lại quay về với pizza, hamburger… Chúng biết đi xin kẹo vào mùa Halloween, đi tìm trứng xô-cô-la vào mùa Phục Sinh, ăn gà Tây vào mùa lễ Tạ Ơn nhưng ít biết gì về Tết Nguyên-Đán hay Tết Trung-Thu. Chúng thuộc lòng lịch-sử Mỹ, Pháp, … nhưng không biết Hùng Vương là ai…
Nói về tâm-trạng thế-hệ thứ 2 này, xin mời đọc thêm “Thề-hệ bánh mì kẹo (2)”
http://phu-tran.blogspot.com/search?q=th%E1%BA%BF+h%E1%BB%87+b%C3%A1nh+m%C3%AC+k%E1%BA%B9p
Nhưng
trách-nhiệm này là nơi ai nếu không phải nơi bố mẹ, ông bà chúng ta?
Cũng phải hiểu cho thế-hệ thứ nhất này. Làm lại cuộc đời trong một môi-trường hoàn toàn mới lạ, lo chạy đôn chạy đáo để tìm nơi ăn, chốn ở, tập nói một ngoại-ngữ khác, tìm việc làm (đôi khi hai “dốp”) để nuôi gia-đình…, thì-giờ đâu mà nói chuyện văn-hoá? Ra đi, hai bàn tay trắng, trong một hoàn-cảnh bi thảm thì tâm-trạng đâu mà khơi lại vết thương lòng? Con cháu sinh bên này, hấp-thụ một văn-hoá hoàn toàn khác (đôi khi đối-nghịch) thì nói thế nào để chúng hiểu và chấp nhận? Thôi thì nhắm mắt buông xuôi?
Cũng phải hiểu cho thế-hệ thứ nhất này. Làm lại cuộc đời trong một môi-trường hoàn toàn mới lạ, lo chạy đôn chạy đáo để tìm nơi ăn, chốn ở, tập nói một ngoại-ngữ khác, tìm việc làm (đôi khi hai “dốp”) để nuôi gia-đình…, thì-giờ đâu mà nói chuyện văn-hoá? Ra đi, hai bàn tay trắng, trong một hoàn-cảnh bi thảm thì tâm-trạng đâu mà khơi lại vết thương lòng? Con cháu sinh bên này, hấp-thụ một văn-hoá hoàn toàn khác (đôi khi đối-nghịch) thì nói thế nào để chúng hiểu và chấp nhận? Thôi thì nhắm mắt buông xuôi?
Tôi ước mơ
Gần
nửa thế-kỷ đã trôi qua, vết thương vẫn còn đó nhưng cũng đã thành xẹo. Cũng có
lúc chúng ta cần đặt lại vấn-đề, đừng để con cháu chúng ta sau này phải đi tìm
lại cội-nguồn khi chúng ta đã đi mất rồi (?)
Tôi
ước mơ sao mọi người chúng ta cùng nhau lượm-lặt và tạo nên được những tài-liệu (sách, bài viết, truyện bằng tranh, video, …) về lịch-sử, văn-hoá Việt-Nam để giảng dạy cho con
cháu.
Tôi ước mơ sao thế-hệ “tạm-cư” chúng ta truyền lại được tâm-hồn Việt lại cho những thế-hệ “định-cư” sau.
Tôi ước mơ sao con cháu chúng ta tự ý đứng ra làm những chuyện đó như trường-hợp hai tác-giả quyển Viet Nam History: Stories Retold for a New Generation , sách tôi đã mua được trên Amazon. (Xin cám ơn những người bạn trẻ này.)
Tôi ước mơ sao giới trẻ này tự làm những video trên YouTube, tổ-chức những buổi gặp-gỡ để chia sẻ cùng nhau gia-tài của 4000 năm văn-hoá, cùng nhau học tiếng Việt hay tập nấu ăn Việt-Nam, mặc khăn đóng, áo dài đi chúc Tết gia-đình và bạn bè, …
Tôi ước mơ sao chúng sẽ truyền lại cho những thế-hệ sau những gì chúng ta đã (sẽ) truyền lại cho chúng. Hàng hàng lớp lớp.
Tôi ước mơ sao thế-hệ “tạm-cư” chúng ta truyền lại được tâm-hồn Việt lại cho những thế-hệ “định-cư” sau.
Tôi ước mơ sao con cháu chúng ta tự ý đứng ra làm những chuyện đó như trường-hợp hai tác-giả quyển Viet Nam History: Stories Retold for a New Generation , sách tôi đã mua được trên Amazon. (Xin cám ơn những người bạn trẻ này.)
Tôi ước mơ sao giới trẻ này tự làm những video trên YouTube, tổ-chức những buổi gặp-gỡ để chia sẻ cùng nhau gia-tài của 4000 năm văn-hoá, cùng nhau học tiếng Việt hay tập nấu ăn Việt-Nam, mặc khăn đóng, áo dài đi chúc Tết gia-đình và bạn bè, …
Tôi ước mơ sao chúng sẽ truyền lại cho những thế-hệ sau những gì chúng ta đã (sẽ) truyền lại cho chúng. Hàng hàng lớp lớp.
Ngày giỗ Mẹ Việt-Nam, tôi ước mơ sao tất cả những người Việt tha hương cùng nhau hướng về đất Tổ…
Để những người ngoại-quốc gốc Việt đừng bao giờ quên là mình gốc
Việt và tiếp-tục tự-hào với dòng máu Con Rồng Cháu Tiên.
Mãi mãi và mãi mãi.
Mãi mãi và mãi mãi.
Yên Hà, tháng 4, 2017