0- Đại-cương
1- Thượng-cổ thời-đại (2879-111 trước Tây-lịch)
2- Bắc thuộc thời đại
(111 trước Tây-lịch-931 sau Tây-lịch)
3- Thời đại tự-chủ
3- Thời đại tự-chủ
3.1 Nhà Ngô (939-965)
3.2 Nhà Đinh (968-980)
3.3 Nhà Tiền Lê (980-1009)
3.4 Nhà Lý (1010-1225)
3.4 Nhà Lý (1010-1225)
3.5 Nhà Trần (1225-1400)
Nhà Lý phải nhường ngôi lại cho nhà Trần, chấm dứt một
triều đại 215 năm.
Trần Thủ Độ
Tháng chạp năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Trần Cảnh lên làm vua, tức
là Trần Thái-Tông, phong cho Trần thủ Độ làm Thái-sư Thống-quốc hành-quân
chinh-thảo-sự. Bấy giờ vua Thái-tông mới có 8 tuổi, việc gì cũng do ở Trần thủ
Độ cả.
Có thể nói ông là nhân vật trụ cột, là người thực hiện thành công ý tưởng đoạt ngôi vua triều Lý về tay triều Trần mà Trần Tự Khánh trước đây thường ấp ủ nhưng không thực hiện được vì ông mất sớm.
Có thể nói ông là nhân vật trụ cột, là người thực hiện thành công ý tưởng đoạt ngôi vua triều Lý về tay triều Trần mà Trần Tự Khánh trước đây thường ấp ủ nhưng không thực hiện được vì ông mất sớm.
(Khu lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ tại làng Ngừ, xã Liên Hiệp. Hưng Hà, Thái Bình.)
Thủ Độ tuy là một người không có học-vấn nhưng là một tay gian-hùng, chủ ý gây dựng cơ-nghiệp nhà Trần cho bền-chặt, cho nên dẫu việc tàn-bạo đến đâu, cũng làm cho được:
Lý Huệ-tông tuy đã xuất gia đi ở chùa rồi nhưng Thủ Độ vẫn bức tử ông để diệt hoạ.
Thủ Độ tuy là một người không có học-vấn nhưng là một tay gian-hùng, chủ ý gây dựng cơ-nghiệp nhà Trần cho bền-chặt, cho nên dẫu việc tàn-bạo đến đâu, cũng làm cho được:
Lý Huệ-tông tuy đã xuất gia đi ở chùa rồi nhưng Thủ Độ vẫn bức tử ông để diệt hoạ.
Còn Thái-hậu là Trần-thị thì giáng xuống làm Thiên-cực
công-chúa để Trần thủ Độ lấy làm vợ (tuy rằng hai người là chị em họ). Bao
nhiêu những cung-nhân nhà Lý thì đưa gả cho những Tù-trưởng các mường.
Thủ Độ đã hại Huệ-tông rồi, lại trừ nốt các tôn-thất nhà
Lý.
Không những thế, lại muốn không còn ai nhớ
đến họ Lý nữa, mới nhân vì tổ nhà Trần tên là Lý, bắt trong nước ai là họ Lý đều
phải cải là họ Nguyễn.
(Hoá ra vậy. Trước giờ tôi cứ thắc-mắc tại sao họ Lý làm vua lâu đời nhất mà bây giờ lại là thiểu số (0.5%) trong khi họ Nguyễn lại chiếm đa-số (38%), so với họ Trần (12%) và họ Lê (9%))
(Hoá ra vậy. Trước giờ tôi cứ thắc-mắc tại sao họ Lý làm vua lâu đời nhất mà bây giờ lại là thiểu số (0.5%) trong khi họ Nguyễn lại chiếm đa-số (38%), so với họ Trần (12%) và họ Lê (9%))
Thủ Độ chỉ lo làm thế nào cho ngôi nhà Trần được vững-bền,
cho nên không những là tàn ác với nhà Lý mà thôi, đến luân-thường ở trong nhà,
cũng làm loạn cả. Chiêu-thánh Hoàng-hậu lấy Thái-tông đã được 12 năm mà vẫn
chưa có con, Thủ Độ bắt Thái-tông bỏ đi và giáng xuống làm công-chúa, rồi lấy
chị dâu (là vợ của anh mình -Trần Liễu- và cũng là chị của vợ mình) làm Hoàng-hậu, bởi vì người chị đã có thai được 3 tháng,
khiến Trần Liễu tức giận, đem quân làm loạn nhưng đánh không lại nên đành nuốt
hận xin hàng.
Loạn luân như thế, thì tự thượng-cổ mới có là một.
Thủ Độ là người rất gian-ác đối với nhà Lý, nhưng ngược lại,
ông rất thanh liêm, trung trực. Ông xử lý việc gì cũng
thẳng thắn, quả quyết theo ý chí của mình, ít khi để cho tình cảm sai khiến. Có những mẩu chuyện như:
Linh từ quốc mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: " Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ".
Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: " Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa ". Lấy vàng lụa thưởng rồi cho về.
Một lần khác, Thủ Độ duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu, rồi khi xét đến trường-hợp đó, Thủ Độ nói:
"Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác".
Người đó kêu van mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa.
Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của một đại-thần đối với vương triều Trần và nước Đại Việt.
Cuộc đời ông là cuộc đời của một con người tài ba, thao lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế,... Một tay cáng-đán bao nhiêu trọng-sự, giúp bình-phục được giặc-giã trong nước và chống chỏi xâm lấn của ngoại bang, chỉnh-đốn lại mọi việc, với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ đống tro tàn của triều Lý vào thế kỷ XIII, làm cho nước Nam ta bấy giờ được cường thịnh,.
Linh từ quốc mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: " Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ".
Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: " Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa ". Lấy vàng lụa thưởng rồi cho về.
Một lần khác, Thủ Độ duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu, rồi khi xét đến trường-hợp đó, Thủ Độ nói:
"Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác".
Người đó kêu van mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa.
Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của một đại-thần đối với vương triều Trần và nước Đại Việt.
Cuộc đời ông là cuộc đời của một con người tài ba, thao lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế,... Một tay cáng-đán bao nhiêu trọng-sự, giúp bình-phục được giặc-giã trong nước và chống chỏi xâm lấn của ngoại bang, chỉnh-đốn lại mọi việc, với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ đống tro tàn của triều Lý vào thế kỷ XIII, làm cho nước Nam ta bấy giờ được cường thịnh,.
Ông
đã tiến hành cho phép chuyển công hữu thành tư hữu, bán ruộng cho những
người nông dân không tấc đất cắm dùi. Ông còn củng cố đê điều, đắp đê ngăn nước
mặn, đào sông khai thông đường thuỷ, bộ. Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế
mà ông còn chủ trương phát triển Nho học, cho xây Quốc Tử Giám, đẩy mạnh việc
thi cử để tuyển chọn hiền tài cho đất nước…
(Theo thiển ý tôi, chúng ta có thể so sánh ông với Tào Tháo. Hai nhân-vật này có nhiều điểm tương-đồng: gian-hùng (giỏi nhưng gian ác), đa nghi, thủ đoạn, tính toán và hành-động kỹ lưỡng… Đặc-biệt nhất, hai người này nắm hết quyền-hành nhưng không muốn lên ngôi vua. Điểm này nói lên cá tính phức-tạp, xuất chúng của hai ông.)
3.5.1 Trần Thái Tông (1225-1258)
(Theo thiển ý tôi, chúng ta có thể so sánh ông với Tào Tháo. Hai nhân-vật này có nhiều điểm tương-đồng: gian-hùng (giỏi nhưng gian ác), đa nghi, thủ đoạn, tính toán và hành-động kỹ lưỡng… Đặc-biệt nhất, hai người này nắm hết quyền-hành nhưng không muốn lên ngôi vua. Điểm này nói lên cá tính phức-tạp, xuất chúng của hai ông.)
3.5.1 Trần Thái Tông (1225-1258)
Việc Đánh Dẹp Giặc Giã
Cuối đời nhà Lý suy yếu, trong nước chỗ nào cũng có giặc-giã. Ở mạn Quốc-oai thì có giặc Mường làm loạn, ở Hồng-châu thì có Đoàn Thượng chiếm giữ đất Đường hào, tự xưng làm vua, ở Bắc-giang thì có Nguyễn Nộn độc-lập xưng vương ở làng Phù-đổng.
Cuối đời nhà Lý suy yếu, trong nước chỗ nào cũng có giặc-giã. Ở mạn Quốc-oai thì có giặc Mường làm loạn, ở Hồng-châu thì có Đoàn Thượng chiếm giữ đất Đường hào, tự xưng làm vua, ở Bắc-giang thì có Nguyễn Nộn độc-lập xưng vương ở làng Phù-đổng.
Cướp ngôi nhà Lý rồi, Trần thủ Độ mới đem quân đi đánh dẹp.
Trước lên bình giặc Mường ở Quốc-oai, sau về đánh bọn Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn.
Nhưng thế-lực hai người ấy mạnh lắm, Trần thủ
Độ đánh không lại, bèn chia đất cho hai người làm vương để giảng-hòa. Để
rồi vấn đề tự giải-quyết sau khi Nguyễn Nộn thắng Đoàn Thượng rồi chết mấy
tháng sau.
(Trần thủ Độ đúng là người đa mưu túc trí. Khi đánh dẹp các thế lực chống đối, ông thấy thắng thì đánh, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành đàm phán.)
(Trần thủ Độ đúng là người đa mưu túc trí. Khi đánh dẹp các thế lực chống đối, ông thấy thắng thì đánh, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành đàm phán.)
Binh Chế
Từ khi Thái-tông lên ngôi làm vua thì việc binh-lính một
ngày một chỉnh-đốn thêm. Bao nhiêu những người dân-tráng trong nước đều phải đi lính cả. Các quân-vương ai cũng
được quyền mộ tập quân-lính. Vì cớ ấy cho nên về sau người Mông-cổ sang đánh,
nước Nam ta có hơn 20 vạn quân để chống với quân nghịch.
Việc Đánh Chiêm Thành
Nước Chiêm-Thành sang cống-tiến,
nhưng vẫn thường sang cướp phá, và cứ đòi lại đất cũ. Thái-tông lấy làm tức giận,
năm nhâm-tí (1252) ngài ngự-giá đi đánh, bắt
được vương-phi nước Chiêm tên là Bố-gia-la và quân dân nước ấy rất nhiều.
Quân Mông Cổ Xâm Phạm Đất An Nam
Trong khi nhà Lý mất
ngôi, nhà Trần lên làm vua ở An-nam, thì nhà Tống bên Tàu bị người Mông-cổ đánh
phá.
Người Mông-cổ hung tợn, mà lại có tính hiếu chiến, người nào cưỡi ngựa cũng giỏi, và bắn tên không ai bằng, cho nên Thiết-mộc-chân (Témoudjine) tức là Thành-cát-tư-hãn (Gengis khan), mới chiếm giữ được cả vùng Trung-Á, cùng đất Ba- tư, sang đến phía đông-bắc Âu-la-ba (Âu châu). Sau quân Mông-cổ lại lấy được nước Tây-hạ, phía tây nước bắc Tàu, dứt được nước Kim và tràn sang đến nước Triều-tiên (Cao-ly).
Người Mông-cổ hung tợn, mà lại có tính hiếu chiến, người nào cưỡi ngựa cũng giỏi, và bắn tên không ai bằng, cho nên Thiết-mộc-chân (Témoudjine) tức là Thành-cát-tư-hãn (Gengis khan), mới chiếm giữ được cả vùng Trung-Á, cùng đất Ba- tư, sang đến phía đông-bắc Âu-la-ba (Âu châu). Sau quân Mông-cổ lại lấy được nước Tây-hạ, phía tây nước bắc Tàu, dứt được nước Kim và tràn sang đến nước Triều-tiên (Cao-ly).
Đại-hãn thứ 5, Hốt-tất-liệt (Kublai) chiếm
nhà Tống. Từ đó cả nước Tàu thuộc về quyền cai-trị của Mông-cổ .
Trước đó, tướng
Mông-cổ là Ngột-lương-hợp-thai (Wouleangotai) sai sứ sang bảo vua Trần-thái-tông
về thần-phục Mông-cổ. Thái-tông không những không chịu, lại bắt giam sứ
thần, rồi sai Hưng Đạo Vương Trần
quốc Tuấn (con trai Trần Liễu và cháu gọi vua là chú) đem binh lên giữ ở phía Bắc.
Trần quốc Tuấn ít quân đánh không nổi, Quân Mông-cổ đánh
chiếm dần vào đến thành Thăng-long.
Bấy giờ thế nguy, Thái-tông đến hỏi Thái-sư Trần thủ Độ.
Thủ Độ nói rằng: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, thì xin Bệ-hạ đừng
lo!". Thái-tông nghe thấy Thủ Độ nói cứng-cỏi như thế, trong bụng mới yên.
Được ít lâu, quân Mông-cổ ở nước Nam không quen thủy-thổ
xem ra bộ mỏi-mệt, Thái-tông mới tiến binh lên đánh. Quân Mông-cổ thua to, rút
về Vân-nam, lại bị dân binh chặn đánh, thua to, phải quay về, đi đường mỏi-mệt, đến đâu cũng không cướp-phá gì cả, cho nên người
ta gọi là giặc Phật.
Nhưng chẳng bao lâu vua Mông-cổ dứt được nhà Tống, lấy được nước Tàu, rồi có ý muốn bắt vua nước Nam ta sang chầu ở Bắc-kinh, bởi vậy lại sai sứ sang đòi lệ cống.
Nhưng chẳng bao lâu vua Mông-cổ dứt được nhà Tống, lấy được nước Tàu, rồi có ý muốn bắt vua nước Nam ta sang chầu ở Bắc-kinh, bởi vậy lại sai sứ sang đòi lệ cống.
Năm1258, Thái-tông nhường ngôi cho Thái-tử Trần Hoảng để
dạy-bảo mọi việc về cách trị nước, và đề phòng ngày sau anh em không tranh
nhau. Triều-đình tôn Thái-tông lên làm Thái-thượng-hoàng để cùng coi việc nước.
Thái-tông trị-vì được 33 năm, làm Thái- thượng-hoàng được 19 năm thì mất, thọ 60 tuổi.
Thái-tông trị-vì được 33 năm, làm Thái- thượng-hoàng được 19 năm thì mất, thọ 60 tuổi.
3.5.2 Trần Thánh Tông (1258-1278)
Thái-tử Hoảng lên ngôi, tức là vua Thánh-tông, đổi
niên-hiệu là Thiệu-long.
Còn việc nước thì thật ngài có lòng lo giữ cho dân được
yên trị. Trong 21 năm ngài làm vua
không có giặc-giã gì cả.
Thánh-tông lại bắt các vương-hầu, phò-mã phải chiêu-tập những người nghèo-đói lưu-lạc để khai-khẩn hoang điền làm trang hộ. Trang-điền có từ đấy.
Thánh-tông lại bắt các vương-hầu, phò-mã phải chiêu-tập những người nghèo-đói lưu-lạc để khai-khẩn hoang điền làm trang hộ. Trang-điền có từ đấy.
Đời bấy giờ Lê văn Hưu làm xong bộ Đại-Việt sử thành 30
quyển, chép từ Triệu Võ-vương đến Lý Chiêu-hoàng. Bộ sử này khởi đầu làm từ Trần
Thái-tông đến năm nhâm-thân (1272) đời Thánh-tông mới xong. Nước Nam ta có quốc-sử
khởi đầu từ đấy.
Sự giao-thiệp với Mông-Cổ
Nước tuy được yên, song việc giao-thiệp với Tàu một ngày một khó thêm. Đời bấy giờ Mông-cổ đã đánh được nhà Tống rồi, chỉ chực lấy nước An-nam, nhưng vì trước tướng Mông-cổ đã đánh thua một trận, vả trong nước Tàu vẫn chưa được yên, cho nên vua Mông-cổ muốn dụng kế dụ vua An-nam sang hàng-phục, để khỏi dùng can-qua. Vậy cứ vài năm lại cho sứ sang sách-nhiễu điều nọ điều kia, và dụ vua An-nam sang chầu, nhưng vua ta cứ nay lần mai lữa, không chịu đi.
Nước tuy được yên, song việc giao-thiệp với Tàu một ngày một khó thêm. Đời bấy giờ Mông-cổ đã đánh được nhà Tống rồi, chỉ chực lấy nước An-nam, nhưng vì trước tướng Mông-cổ đã đánh thua một trận, vả trong nước Tàu vẫn chưa được yên, cho nên vua Mông-cổ muốn dụng kế dụ vua An-nam sang hàng-phục, để khỏi dùng can-qua. Vậy cứ vài năm lại cho sứ sang sách-nhiễu điều nọ điều kia, và dụ vua An-nam sang chầu, nhưng vua ta cứ nay lần mai lữa, không chịu đi.
Thánh-tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần-phục, nhưng trong bụng
cũng biết rằng Mông-cổ có ý đánh lấy nước mình, cho nên cứ tu binh dụng võ để
phòng có ngày tranh chiến. Vậy tuyển đinh-tráng các lộ làm lính, phân quân-ngũ
ra làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.
Năm 1278, Thánh-tông nhường ngôi cho Thái- tử Khâm, rồi về
ở Thiên-trường làm Thái-thượng-hoàng.
Thánh-tông trị vì được 21 năm, làm Thái-thượng-hoàng được
13 năm, thọ 51 tuổi.
3.5.3 Trần Nhân Tông (1279-1293)
Thái-tử Trần Khâm lên làm vua, tức là vua Nhân-tông.
Lúc bấy giờ sứ nhà Nguyên đi lại hạch điều này, trách điều
nọ, triều-đình cũng có lắm việc bối-rối. Nhưng nhờ có Thánh-tông thượng-hoàng
còn coi mọi việc và các quan triều-đình nhiều người có tài-trí, vua Nhân-tông lại
là ông vua thông-minh, quả-quyết, mà người trong nước thì từ vua quan cho chí
dân-sự đều một lòng cả, cho nên từ năm giáp-thân (1284) đến năm mậu-tí (1288)
hai lần quân Mông-cổ sang đánh rồi không làm gì được.
Việc Văn Học cũng hưng-thịnh lắm. Xem bài hịch của Hưng-đạo-vương,
thơ của ông Trần quang Khải và của ông Phạm ngũ Lão thì biết là văn-chương đời
bấy giờ có khí-lực mạnh-mẽ lắm. Lại có quan Hình-bộ Thượng-thư là ông Nguyễn
Thuyên khởi đầu dùng chữ Nôm mà làm thơ-phú.
(Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Chùa Phúc Lâm)
Nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta thường nghe nhắc đến Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần; Trần Nhân Tông là người sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm, phái Thiền độc lập của Việt Nam.
Trần Thánh Tông thì cả cuộc đời ông chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật, để nỗi sử gia Ngô Sĩ Liên trong cái nhìn Nho học cứng cỏi nhất phải viết: “Song ham mê đạo tam muội, kê cứu đạo Nhất thừa, không phải là đạo trị nước giỏi của đế vương”.
( Trần Thánh Tông, Một ngôi sao sáng của thiền-học đời Trần, Nguyễn Thế Đăng)
(Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Chùa Phúc Lâm)
Nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta thường nghe nhắc đến Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần; Trần Nhân Tông là người sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm, phái Thiền độc lập của Việt Nam.
Trần Thánh Tông thì cả cuộc đời ông chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật, để nỗi sử gia Ngô Sĩ Liên trong cái nhìn Nho học cứng cỏi nhất phải viết: “Song ham mê đạo tam muội, kê cứu đạo Nhất thừa, không phải là đạo trị nước giỏi của đế vương”.
( Trần Thánh Tông, Một ngôi sao sáng của thiền-học đời Trần, Nguyễn Thế Đăng)
Năm quí-tị (1293) Nhân-tông truyền ngôi cho Thái-tử
Thuyên, rồi về Thiên-trường làm Thái-thượng-hoàng.
Nhân-tông trị-vì được 14 năm, nhường ngôi được 13 năm, thọ 51 tuổi.
Xin đóc đọc số sau: Trang sử oai hùng của dân-tộc hai lần đại thắng quân Nguyên
Nhân-tông trị-vì được 14 năm, nhường ngôi được 13 năm, thọ 51 tuổi.
Xin đóc đọc số sau: Trang sử oai hùng của dân-tộc hai lần đại thắng quân Nguyên
Yên Hà, tháng 10, 2016
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697)
- Trần Thủ Độ và khoảng trống phía sau cuộc đời ông : Đặng Hùng, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
- Trần Thủ Độ và khoảng trống phía sau cuộc đời ông : Đặng Hùng, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam