UA-83376712-1

Labels

Mar 20, 2013

Cuối đông



Mùa đông vẫn còn vùng vẫy, sáng ra vẫn còn ba mươi mấy độ (F) bên vùng Đông Bắc Huê-Cờ này, nhưng ánh nắng đã bắt đầu đậm màu và tỏa lên nụ hoa trên cành, báo hiệu mùa xuân đang gõ cửa.

Tháng 3 này, thân mời các bạn
Nghe nhạc: 
   Cô đơn (Nguyễn Ánh 9), với giọng hát và tiếng đàn Thanh Tuyền
  http://phu-tran.blogspot.com/2013/03/co-on-nguyen-anh-9.html


   Đỉnh gió hú (Trúc Hồ), một bài hát thật "phê", với giọng ca Ngọc Phú và tiếng đàn Thanh Tuyền   http://phu-tran.blogspot.com/2013/03/inh-gio-hu.html

Đọc văn:
   Tôi yêu tiếng nước tôi - Chữ Việt cổ: Người Bách Việt, ngay từ kỷ Hồng Bàng và trước khi dùng chữ Hán, đã có chữ viết riêng? Điều này chưa được khẳng-định chính-thức nhưng giả-thuyết này đã càng ngày càng rõ rệt. Xin mời các bạn đi tìm lại chữ Việt cổ của tổ-tiên chúng ta.
http://phu-tran.blogspot.com/2013/03/toi-yeu-tieng-nuoc-toi-chu-viet-co.html

   Charles Aznavour le poète (1ère partie) : Beaucoup d'entre nous connaissons et apprécions sa musique mais les paroles de ses chansons sont de véritables poèmes que je vous invite à (re)découvrir.
http://phu-tran.blogspot.com/2013/03/charles-aznavour-le-poete-1-partie.html

   Thi-sĩ Charles Aznavour (Phần 1): Nhạc Aznavour thì có lẽ cũng có một số người yêu thích nhưng lời những bài nhạc của ông thật là những bài thơ trữ tình. Xin mời các bạn bước vào vườn thơ của thi-sĩ này.
http://phu-tran.blogspot.com/2013/03/thi-si-charles-aznavour-phan-1.html


Trang Mục-Lục  http://phu-tran.blogspot.com/p/muc-luc.html


Thụy Uyên và Yên Hà thân mời

Mar 17, 2013

Tiếng nước tôi: Chữ Việt cổ


Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ riêng để viết tiếng Nam hay không? đó là một vấn đề, hiện nay vì không có di tích và thiếu tài liệu, không thể giải quyết được... (Dương Quảng Hàm)
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài ở Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc (Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu...) đều khẳng định:
"Đất nước ta, người Việt chúng ta, từ mãi thời Vua Hùng, từ tận thời Đông Sơn mấy ngàn năm trước, đã từng có chữ viết riêng."
Chữ là văn-minh, chữ là thịnh-vượng. Có nghĩa là chúng ta không phải những người “ăn nhờ” văn hóa, “đi mượn” chữ viết của các dân tộc khác. 

Trong suốt năm mươi năm, nhà nghiên-cứu Đỗ Văn Xuyền (phường Tân Dân, Việt Trì, Phú Thọ), đã lặng lẽ bỏ bao công sức đi thu-thập, nghiên-cứu từng tài-liệu để giải-mã một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà ông tin chắc là chữ Việt cổ. 

Xin mời các bạn cùng với ông giáo già này đi lại "Cuộc Hành Trình Đi Tìm Chữ Việt Cổ"
(tên tựa quyển sách mới phát-hành ngày 29 tháng giêng, 2013 vừa qua).


Phương pháp nghiên cứu chữ Việt cổ 
Sử học gia Phan Huy Lê có nêu lên 3 phương pháp chính:

1. Phương pháp dựa trên các di-vật khảo-cổ - do GS Hà Văn Tấn khởi xướng và đã tìm ra được một số hình như là ký-tự trên các di-vật khảo-cổ có niên-đại xác định khác nhau, tuy chưa giải mã được hoàn toàn;

2. Phương pháp dựa vào các hình khắc cổ trên đá - do một nhà nghiên cứu người Pháp đã và đang dựa trên hàng nghìn bản in từ đá cổ Sapa và các bãi đá cổ khác (sau khi tổng hợp và phân loại, ông đã xác định được một số motif lặp lại trong nhiều hình vẽ có thể là một dạng ký-tự) tuy nhiên chưa công bố kết-quả cụ-thể nào;

3. Phương pháp phỏng đoán chữ Việt cổ còn lại ở Tây-Bắc và đi sưu tầm và hệ-thống-hóa - phương pháp này do GS Lê Trọng Khánh khởi xướng và ông Đỗ Văn Xuyền đi theo hướng này; trong đó ông Xuyền dựa vào và giải mã được tài liệu quan trọng của Tham tri Bộ Lại Phạm Thận Duật.   


Vài sự-kiện dẫn-giải
Toàn bộ nghiên-cứu này quá phức-tạp, tôi chỉ có thể (dám) nêu lên một vài điểm tựa:

- Dấu-tích của nền giáo-dục thời Hùng Vương: Qua quá trình nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền, các thư tịch cổ ở nhiều nơi trong cả nước đã ghi lại danh sách các thầy giáo và học trò thời Hùng Vương. Chúng ta được biết từ Hùng Huy Vương (Hùng Vương thứ 6) đến An Dương Vương có 19 thầy giáo dạy 35 trường học rải khắp các địa-bàn trong cả nước và 58 học trò tiêu-biểu.
Ông Xuyền còn tìm thấy thời Bắc thuộc lần thứ 1, từ năm 111 TCN đến năm 39 (thời Bà Trưng), có 10 thầy giáo, 68 học-trò và 36 trường ở các địa-phương.

- Theo cổ sử Trung Quốc, “vào thời Vua Nghiêu (năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ "Khoa Đẩu" ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau”. Vua sai chép lấy gọi là Quy Lịch.
Sách "Lĩnh Nam Chích Quái" của ta 
cũng ghi rõ điều này.
Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông cũng ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu, nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu. 
Chữ Khoa-đẩu còn xuất-hiện trên các bia ký, giấy viết (lưu trữ và viết lại bằng ngôn-ngữ mới), công-cụ như đồ đồng Đông Sơn...

- Năm 1855, Hội Bộ Thượng-Thư Phạm Thận Duật phát hiện và sưu tầm một bộ chữ gọi là "Thái Thổ Tự" ở vùng Tây-Bắc. Đây là một bộ chữ tượng-thanh không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng  phụ âm đi với thanh không, 16 thể chữ theo vần trắc  phụ âm đi với thanh huyền, 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính  nguyên âm.

- Vào năm 1903, Tổng đốc Thanh Hóa (Thanh Hóa là vùng đất người Việt cư ngụ chính) lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà ông gọi là chữ "Hỏa tự". Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh, ông dịch được nội dung, thì ra đây là một bài thơ có tựa đề "Mời trầu" có nội dung ca ngợi tình yêu.
Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng. 
Ông viết: “Vì thập châu (vùng Tây Bắc) là nơi biên viễn (biên giới xa) nên dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp (186) bắt bỏ hết để học Hán tự”. 

- Năm 2010, đúng vào dịp kỷ-niệm đại-lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa phát-hành cuốn "Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình khoa đẩu” của giáo sư Lê Trọng Khánh. 
Đây là lần đầu tiên một công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ được xuất bản và phát hành rộng rãi trong và ngoài nước, góp phần giải đáp được câu hỏi làm đau đầu giới nghiên cứu trong bao năm nay: 
Việt Nam, trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá cổ xưa nhất thế giới, cái nôi của những trống đồng vô cùng tinh xảo có từ 3.000 năm trước, chứa đựng những bí ẩn tinh hoa của một nền văn minh rực rỡ, vậy dân tộc ấy có chữ viết hay không, chữ ấy như thế nào?
Từ năm 1958, giáo sư Lê Trọng Khánh dày công nghiên cứu từ những văn tự “thắt gút” của người Chăm Hrê ở Nghĩa Bình, đồ gốm, đồ đồng Đông Sơn, những hình đồ họa, chữ khắc trên đá ở Sapa… dần dần phát triển thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh ở bậc cao. Cho đến lúc này, giáo sư là người duy nhất chứng minh được sự liên hệ của chữ viết trên đá cổ ở Sa Pa và chữ viết trên di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn, giải mã thành công văn tự trên đá cổ ở Sa Pa.

- Tháng 10, 2011, tại di-chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang – thị trấn Mã Đầu – huyện Bình Quả – thành phố Bách Sắc, chuyên-gia của Hội nghiên-cứu văn-hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây* (Trung Quốc) phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ viết cổ.
Nghiên cứu phát hiện khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự-phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc. Theo thống kê sơ qua, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự-phù. Các chuyên-gia Trung Quốc nhận-định niên-đại của các mảnh đá này là vào thời-đại đồ đá mới, hình thành vào thời-kỳ đỉnh cao của "văn hóa xẻng đá lớn", tức là vượt xa niên-đại của chữ giáp-cốt Hoa Hạ.
(
Theo lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới được phát hiện, thì thời gian này, trên địa bàn Trung Hoa chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời. chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt)

Phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là chứng cứ rõ ràng nhất cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết trên đất Trung Hoa khoảng 4000 đến 6000 năm trước, và cũng chứng minh sự liên tục của chữ tượng hình Lạc Việt từ Sa Pa Việt Nam tới nhiều vùng khác nhau trên lục địa Trung Hoa.
Văn-hóa Lạc Việt quả là một trong những nguồn gốc trọng-yếu của văn hóa Trung Hoa.
(*) Xin nhắc lại rằng nước Văn Lang ta lúc trước gồm 15 bộ (bộ tộc), trong đó 2 bộ thuộc Quảng Tây (Trung Quốc bây giờ).

- Chữ Việt cổ

Theo ông Đỗ Văn Xuyền, chữ Việt cổ được đúc-kết như sau:

Chữ cái Việt cổ


            
Hịch Khởi Nghĩa (Hai Bà Trưng) do ông Xuyền dịch sang chữ Việt cổ


Kết luận

Gọi là "Kết-luận" cho "xôm" nhưng trong thời-điểm này, ai có thể khẳng-định gì một cách tuyệt-đối? Khảo-cứu lịch-sử văn-hóa là một công cuộc rất phức-tạp và phải được công-nhận trên phương-diện quốc-tế. Chúng ta cứ để các chuyên-gia tiếp-tục công-việc.

Tôi chỉ có một vài nhận xét như sau:
- Năm 111 TCN, Phục Ba Tướng Quân Lộ Bác Đức đánh bại quân Triệu của Thuật Dương Vương, mở đầu cho một ngàn năm đô-hộ của nhà Hán trên dân-tộc Việt, và bắt đầu đặt Thứ Sử (cai trị Châu), Thái Thú (cai trị mỗi quận, cấp dưới của Châu).
Nhưng trước đó, suốt 3 kỷ-nguyên Hồng (Hùng Vương), Thục (An Dương Vương) và Triệu (Vũ Đế), nghĩa là 2768 năm, không lẽ một quốc-gia có tổ-chức, có guồng máy cai trị, lại không có chữ viết để truyền-đạt và thông-tin? Thật vô lý quá.

- Xâm chiếm đất nước ta xong, người Trung Hoa dần dần đưa chữ Hán vào để cai-trị. Với chính-sách "đồng-hóa" của bất cứ nước xâm-lăng nào, người Hán khuyến khích mọi người học chữ Hán, đồng thời hủy diệt đi tất cả sách vở, tài-liệu và tất cả những vết tích chữ nghĩa ta. Thiết tưởng suốt 1000 năm Bắc thuộc (111 TCN - 939), họ đã quá đủ thời-gian để hoàn thành công việc đó.
May thay, không có gì có thể che dấu hoàn toàn được nên rải rác đây đó, vẫn còn lưu lại những di-tích của lịch sử, cũng như ở những nơi vùng sâu, nước độc hay những vùng hẻo lánh, các bộ-tộc còn gìn giữ được chút văn hóa. 
Bao nhiêu di-tích tản mát như những mảnh, mẩu một "puzzle" khổng lồ mà bao nhiêu nhà chuyên-gia (đặc biệt là ông Đỗ Văn Xuyền) đã khổ công nghiên-cứu để bắt đầu có một khái-niệm rõ ràng hơn.
Tôi muốn nói không có (ít có) di-tích chữ Việt xưa không có nghĩa là trước thời Bắc-thuộc chúng ta không có chữ viết.

Tôi không dám khẳng định gì cả, nhưng là một người con của đất nước con Rồng cháu Tiên, tôi đã rất vui sướng và say mê đọc những tài-liệu tham khảo để chia sẻ cùng các bạn bài viết này, cũng như tôi rất hãnh-diện về dòng giống Lạc Việt của chúng ta.


Ngoài ra, tôi chỉ có tấm lòng mình để sưu tầm và tổng hợp tài liệu. Nếu có hiểu sai hay viết sai điều gì, cũng mong các bạn niệm tình tha thứ và chỉ bảo cho nhé.


Tài-liệu gốc cho bài viết này:
Thảo-luận về chữ Việt cổ ĐVX - Các thảo luận về chữ Việt cổ do ông Đỗ Văn Xuyền khảo cứu
Chữ Việt cổ ở Nam Dương Tử
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/
Người lắng thầm tìm con chữ Việt cổ  (Trần Vân Hạc)
http://e-cadao.com/Ngonngu/nguoithamlangtimchuvietco.htm\
Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt (Phạm Ngọc Dương)
Một vài bài liên quan đến chữ Việt cổ:


Chữ viết Khoa Đẩu duy nhất trên đá cổ Sa Pa (Trần Vân Hạc) 
Điểm đến tham quan Sa Pa - Bãi đá cổ Sa Pa (VietDiscovery.co)   http://www.sapalaocai.com/bai-da-co-sapa.htm
Thông báo xuất bản sách "Chữ Việt cổ" của GS Lê Trọng Khánh (Trần Vân Hạc)
http://sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac36.php
Giá trị to lớn của cuốn sách "Chữ Việt cổ" (Trần Vân Hạc)
http://sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac37.php
Yếu tố Việt cổ trong ngôn ngữ Thái (Trần Vân Hạc)
http://sachhiem.net/VANHOC/TVHAC/Vanhac33.php
Đỗ Văn Xuyền: Chữ Việt cổ (Phạm Ngọc Dương)
http://sachhiem.net/VANHOC/PhamNgocDuong.php
Sự thật ngôi miếu thờ thày trò thời Hùng Vương (kỳ 2) (Phạm Ngọc Dương)
http://vtc.vn/394-282997/phong-su-kham-pha/su-that-ngoi-mieu-tho-thay-tro-thoi-hung-vuong.htm
...

Yên Hà, tháng ba, 2013

Charles Aznavour le poète (1° partie)


Chaque poète, chaque écrivain a son style, sa signature, mais tous ont quelque chose à dire et les mots pour l'écrire. 

Charles Aznavour a des choses à dire comme le témoignent ses mille chansons et sa passion de la langue de Molière fait de ses chansons de véritables poèmes. 
J'ai toujours été un fan inconditionnel de Charles Aznavour et c'est sur cette facette particulière du personnage que je m'attarderai ici : celle du poète.
1. Un sacré bonhomme
Charles Aznavour, né Chahnourth Varinag Aznavourian voit le jour le 22 Mai 1924, rue Monsieur-le-Prince, à Paris, d’un père baryton Micha Aznavourian, Arménien né en Georgie, et d’une mère comédienne, Knar Baghdassarian, issue d’une famille de commerçants arméniens de Turquie.
Il grandit dans une atmosphère de musique et de théâtre et au milieu des nombreux artistes qui fréquentent le restaurant de ses parents. À neuf ans, ses parents l’inscrivent à l’Ecole du Spectacle et le jeune Charles prend Aznavour pour nom de scène et commence une carrière de chanteur et de comédien. 
Après des débuts difficiles, Charles Aznavour s'est imposé en haut de l'affiche pour ne plus jamais en redescendre. En France comme à l'étranger, il reste l'un des derniers totems de la chanson française.
Pendant ses soixante-dix ans de carrière, il s'est fait connaître et reconnaître pour ses multiples talents : auteur-compositeur (il a composé plus de mille chansons), interprète (il a chanté dans six langues différentes et a vendu plus de cent millions de disques à travers le monde), acteur de cinéma (il a joué dans plus de soixante films), artiste-peintre, mais aussi militant et diplomate en faveur de son pays d'origine, l'Arménie.
En 2011, à 87 ans, le goût de la scène lui fait donner une série de concerts à l'Olympia de Paris et en avril 2012, il se produit encore à la Maison symphonique de Montréal ainsi qu'au Capitole de Québec.
                                (Source principale : http://fr.wikipedia.org/wiki/Charles_Aznavour )

2. L'amour, toujours l'amour
Pour un poète, que chanter d'autre sinon la Femme et l'Amour ? 

Toi, par tes mille et un attraits

Je ne sais jamais qui tu es
Tu changes si souvent de visage et d'aspect,
Toi, quel que soit ton âge et ton nom
Tu es un ange ou le démon
Quand, pour moi, tu prends tour à tour
Tous les visages de l'amour 
                                            (Tous les visages de l'amour, 1975)

Mais quel est le vrai visage de l'amour ? L'amour est aveugle, l'amour se donne et se prend, se cueille comme fleur au printemps et se croque à pleines dents :

Le soleil brille à pleins feux

Mais je ne vois que tes yeux
La blancheur de ton corps nu
Devant mes mains éperdues
Viens, ne laisse pas s'enfuir
Les matins brodés d'amour
Viens, ne laisse pas mourir
Les printemps, nos plaisirs...

L'amour est facile à gagner et difficile à garder. L'amour, 
ça va, ça vient et ça s'en va :

L'amour, c'est comme un jour

Ça s'en va, ça s'en va l'amour
C'est comme un jour de soleil en ripaille
Et de lune en semaille
Et de pluie en bataille
Ça s'en va, ça s'en va mon amour
                                                   (L'amour c'est comme un jour, 1962)

L'amour bourgeonne, fleurit et exulte à coups d'espoirs et de promesses comme au temps de Roméo et Juliette, mais le voyage tourne parfois 
court et les cœurs sont perdus, les rêves, déçus et le charme, rompu :

... Nous irons à Vérone un beau jour tous les deux
Impatients, recueillis comme deux fous de gosses
En voyage d´amour, en voyage de noces
Nous irons à Vérone et nous serons heureux

Mais ton cœur a pris froid bien avant le voyage
Il a changé de cap au mirage de l´or
Alors mon cœur perdu a déplié bagages
Et mes rêves déçus n´ont pas quitté le port

Nous irons à Vérone un beau jour tous les deux
Mais Vérone est bien loin, tu as rompu le charme
Et Vérone se noie sous un torrent de larmes
On dit n´importe quoi quand on est amoureux

                                                                   (Nous irons à Vérone, 1973)

En plein cœur de Venise, la ville des amoureux,  gondoles et clairs de lune sur la lagune ne peuvent plus ranimer les feux de l'amour devenus cendres froides. Quelques gestes gauches, des silences creux de paroles non-dites et c'est trop triste, Venise, quand on ne s'aime plus :


Que c´est triste Venise
Lorsque les barcarolles
Ne viennent souligner
Que des silences creux…


Que c´est triste Venise

Le soir sur la lagune
Quand on cherche une main
Que l´on ne vous tend pas…

… Et que l´on ironise
Devant le clair de lune
Pour tenter d´oublier
Ce qu´on ne se dit pas…

… C´est trop triste Venise
Au temps des amours mortes
C´est trop triste Venise
Quand on ne s´aime plus.
                                      (Que c'est triste Venise, 1964)

A la fin du voyage, que reste-il de nos amours (Charles Trenet) ?


... Reste que ma voix sans écho soudain
Restent que mes doigts qui n´agrippent rien
Reste que ma peau qui cherche tes mains
Et surtout la peur de t´aimer encore
Demain presque mort

De t´avoir aimée, aimée de douleur
À m´en déchirer le ventre et le cœur
Jusqu´à en mourir, jusqu´à m´en damner
Que me reste-t-il, de t´avoir aimée?

Ne me reste plus
Qu´un amour que tu viens d´écarteler.
                                                            (De t'avoir aimée, 1966)

Les deux cœurs ne battent plus sur le même diapason, chacun a repris sa route vers d'autres cieux, vers d'autres lieux, et pourtant...

... sans espoir de retour 

Loin des yeux, loin du cœur, j'oublierai pour toujours... 
... et pourtant
Il faudra bien que je retrouve ma raison
Mon insouciance et mes élans de joie
Que je parte à jamais pour échapper à toi
Et pourtant, et pourtant
Dans d'autres bras, quand j'oublierai jusqu'à ton nom
Quand je pourrai repenser l'avenir
Tu deviendras pour moi, qu'un lointain souvenir
Quand mon mal et ma peur et mes pleurs vont finir
Et pourtant, pourtant, je n'aime que toi.
                                                          (Et pourtant, 1963)


La vie continue dans d'autres bras, dans d'autres draps, entre deux lits, entre deux cris, mais toujours et toujours, on revient sur ce passé qui n'est plus et qui, pourtant, inlassablement, ramène à l'autre. Entre nous.

Entre deux trains, entre deux portes,
Entre deux avions qui m´emportent
Entre New York et Singapour
Ma pensée fait comme un détour
Pour me ramener sur les traces
D´un passé que j´aimais tant
D´un bonheur qui semblait pourtant
De chaque jour, de chaque instant
Et je ressens comme une angoisse
Dans ma gorge qui se noue
Car tout est sens dessus dessous
Entre nous...


... Entre deux draps, entre deux rêves,
Entre deux fumées qui s´élèvent
Entre la nuit, le petit jour,
Ma pensée vole vers l´amour
Et fermant les yeux, j´imagine
Que le passé vit encore
Je reconstitue le décor
Et prends ta bouche et prends ton corps
Et sur l´humble théâtre en ruine
De mon 
cœur l´amour rejoue
Tout ce qu´il y eut d´un peu fou
Entre nous.
                                           (Entre nous)

Car il est des serments que l'on fait un jour pour toujours, des serments qui aliènent toute une vie, envers et contre tout :


...Sur ma vie j´ai juré que mon cœur

Ne battrait jamais pour aucun autre cœur
Et tout est perdu
Car il ne bat plus
Mais il pleure mon amour déçu

Sur ma vie je t´ai juré un jour
De t´aimer jusqu´au dernier jour de mes jours
Et même à présent
Je tiendrai serment
Malgré tout le mal que tu m´as fait
Sur ma vie
Chérie, 
Je t´attendrai.
                      (Sur ma vie, 1955)


L'amour, sous la plume de Monsieur Charles (du moins à travers ses chansons car l'homme est discret quant à sa vie privée) est sans complexe, sans retenue et parfois jusqu'au-boutiste (jusqu'à en mourir, mourir d'aimer...). Chez lui, l'amour est "Vie".

(Fin de la 1ère partie)
Yên Hà, Mars 2013
A lire le mois prochain, en 2ème partie :
- Le temps qui passe
- Charles le gavroche

Thi sĩ Charles Aznavour (Phần 1)


Mỗi nhà văn, nhà thơ có một nét bút riêng cho chính mình nhưng họ đều có gì để chia-xẻ và chữ nghĩa để viết lên.

Charles Aznavour đã có nhiều chuyện để kể (ông đã viết hơn một nghìn bài nhạc) và tiếng Pháp của ông quá đủ để mỗi bài hát là một bài thơ trữ-tình.
Tôi rất mê nhạc của ông và trong bài viết này, tôi muốn bàn đến khía cạnh đặc-biệt của người thi-sĩ.
1. Người nghệ-sĩ tài hoa
Charles Aznavour, tên thật là Chahnourth Varinag Aznavourian, ra đời ngày 22 tháng 5, năm 1924 tại Paris. Cha ông là một nghệ-sĩ giọng trung nam (baryton) người Arménie từ nước Georgie và mẹ ông là một diễn-viên kịch người Arménie từ Thổ-Nhĩ-Kỳ.
Ông lớn lên trong một môi-trường nhạc kịch, giữa bao nghệ-nhân ra vào tiệm ăn của bố mẹ ông. Lúc ông lên 9, bố mẹ ông ghi tên ông vào học Trường Ca-Nhạc-Kịch (Ecole du Spectacle) và ông bước vào nghiệp này với tên sân-khấu là Aznavour.

Sau một thời-kỳ gian-truân lăn lộn trong nghề, ông đã bước lên tột-đỉnh danh vọng trong ngành ca-nhạc, ở nước Pháp cũng như khắp nơi trên thế-giới.
Trong suốt 70 năm hành nghề, ông đã được công nhận trong nhiều lĩnh-vực: viết nhạc và lời (hơn một nghìn bài), ca sĩ (ông hát sáu thứ tiếng và đã bán hơn một trăm triệu đĩa hát trên toàn cầu), diễn-viên điện-ảnh (ông đã đóng trong hơn sáu mươi cuốn phim), lại kiêm cả Đại-sứ Arménie bên Thụy-Sĩ.
Tháng 4 năm ngoái, vào tuổi 88, ông còn đi trình diễn tại Maison symphonique de Montréal và Capitole de Québec.


2. Cũng chỉ là Tình Yêu
Đã là thi-sĩ thì ca-ngợi gì khác ngoài Đàn Bà và Tình Yêu?

Qua một ngàn lẻ một nét quyến rũ của em             Toi, par tes mille et un attraits

Chẳng bao giờ tôi biết em là ai                                    Je ne sais jamais qui tu es
Vì em luôn thay hình đổi dạng    Tu changes si souvent de visage et d'aspect
Cho dù em tên gì hay tuổi nào                      Toi, quel que soit ton âge et ton nom
Em là thiên thần hay ác quỷ                                  Tu es un ange ou le démon
Khi với tôi, em lần lượt mang                   Quand, pour moi, tu prends tour à tour
Tất cả những khuôn mặt của Tình Yêu...                Tous les visages de l'amour... 
(Tất cả những khuôn mặt của Tình Yêu)               (Tous les visages de l'amour )

Nhưng đâu là khuôn mặt thật của tình yêu? Tình yêu mù quáng, tình hiến dâng, tình cưỡng đoạt, như đóa hoa xuân ngắt bên đường, như quả táo đỏ hái trên cành:

Mặt trời đang rực cháy                                           Le soleil brille à pleins feux

Tôi chỉ thấy mắt em                                              Mais je ne vois que tes yeux
Thân thể em ngà ngọc                                         La blancheur de ton corps nu
Trước tay anh lạc loài                                          Devant mes mains éperdues
Em ơi, đừng đánh mất                                          Viens, ne laisse pas s'enfuir
Những buổi sáng dệt tình                                       Les matins brodés d'amour
Em ơi, đừng để chết                                              Viens, ne laisse pas mourir
Những mùa xuân thú vị                                         Les printemps, nos plaisirs

Tuy nhiên, tình dễ đến nhưng cũng dễ đi. Tình đến rồi tình lại đi:


Tình yêu như một ngày                                      L'amour, c'est comme un jour

Tình yêu đến rồi đi                                            Ça s'en va, ça s'en va l'amour
Như mặt trời rạng rỡ                          C'est comme un jour de soleil en ripaille
Như vầng nguyệt hạt gieo                                             Et de lune en semaille
Như mưa sa nặng hạt                                                    Et de pluie en bataille
Như ngày, đến rồi đi                                 Ça s'en va, ça s'en va mon amour...
Em yêu hỡi, em ơi...
(Tình yêu như một ngày)                                    (L'amour c'est comme un jour)

Tình yêu nở thắm, tuôn trào hẹn ước và tràn đầy hy vọng như thuở Romeo và Juliette, nhưng con tàu đôi khi không cập bến và những con tim bỗng lạc lối, những giấc mộng vỡ tan, và tình yêu ngã gục:

... Một ngày đẹp trời, chúng ta sẽ đến Vérone 

                                                    ... Nous irons à Vérone un beau jour tous les deux
Nôn nóng hay trầm lặng như hai trẻ thơ dại 

                                                    Impatients, recueillis comme deux fous de gosses
Một chuyến du tình, một tuần trăng mật
                                                                 En voyage d´amour, en voyage de noces

Đến Vérone và chúng ta sẽ hạnh phúc
                                                            Nous irons à Vérone et nous serons heureux

Nhưng tim em đã cảm lạnh trước khi tàu rời bến
                                                          Mais ton cœur a pris froid bien avant le voyage
Đã chuyển hướng trước ảo ảnh đồng tiền     
   Il a changé de cap au mirage de l´or

Và tim anh lạc lối dọn hành trang                 Alors mon cœur perdu a déplié bagages
Những giấc mộng thất vọng chưa rời bến
                                                               Et mes rêves déçus n´ont pas quitté le port 
Một ngày đẹp trời, chúng ta sẽ đến Vérone
                                                         Nous irons à Vérone un beau jour tous les deux
Nhưng Vérone xa vời quá, em đánh vỡ giấc mộng tình

                                                      Mais Vérone est bien loin, tu as rompu le charme
Và Vérone ngập lụt dưới nước mắt tràn trề

                                                             Et Vérone se noie sous un torrent de larmes
Khi yêu nhau, tình nhân thường nói xuông.

                                                            On dit n´importe quoi quand on est amoureux.
(Chúng ta sẽ đến Vérone)                                                  (Nous irons à Vérone)

Và một khi tình đã nguội lạnh thì có đến Venise, thành-phố của Tình Yêu, những chiếc thuyền "gondole" tình tứ dưới ánh trăng thanh cũng chẳng còn gì thơ mộng. Những im lặng rỗng tuếch, những lời nói không nên lời, những ánh mắt thẫn-thờ, mhững bàn tay lạc lõng... Ôi Venise sao buồn quá khi tình yêu đã chết!


Venise buồn quá                                                               Que c´est triste Venise
Khi những hò chèo                                                           Lorsque les barcarolles
Chỉ nhấn mạnh thêm                                                          Ne viennent souligner
Những im lặng rỗng tuếch                                               Que des silences creux…


... Venise buồn quá                                                        … Que c´est triste Venise

Buổi tối ngoài phá                                                                  Le soir sur la lagune
Khi ta tìm một bàn tay                                                 Quand on cherche une main
Mà nàng không buồn chìa                                           Que l´on ne vous tend pas…

... Ta chỉ biết mỉa mai                                                           … Et que l´on ironise
Dưới ánh trăng thanh                                                          Devant le clair de lune
Để cố quên đi                                                                        Pour tenter d´oublier
Những gì ta không nói                                                     Ce qu´on ne se dit pas…


... Venise quá buồn                                                       … C´est trop triste Venise
Khi tình yêu đã chết                                                  Au temps des amours mortes

Venise quá buồn                                                               C´est trop triste Venise
Khi đôi ta không còn yêu nhau                                      Quand on ne s´aime plus.

(Venise buồn quá )                                                             (Que c'est triste Venise)

Cuối đoạn đường, tình yêu đã ra đi, còn lại gì?


... Chỉ còn lại cho anh

Một giọng nói chợt không còn tiếng vọng   ... Reste que ma voix sans écho soudain
Những ngón tay không còn gì níu kéo      Reste que mes doigts qui n´agrippent rien
Da anh đây vẫn tìm bàn tay nhỏ              Reste que ma peau qui cherche tes mains
Anh rất sợ vẫn còn yêu em mãi                        Et surtout la peur de t´aimer encore
Ngày mai, khi hấp hối                                                            Demain presque mort

Vì đã yêu em trong thương đau
                         De t´avoir aimée, aimée de douleur
Yêu em đến rách bụng, nát tim                        À m´en déchirer le ventre et le cœur
Yêu đến chết, đến đày địa ngục                Jusqu´à en mourir, jusqu´à m´en damner
Vì đã yêu em, anh còn gì?                               Que me reste-t-il, de t´avoir aimée?
Chỉ còn lại                                                                                 Ne me reste plus
Một mối tình em vừa xé tan                          Qu´un amour que tu viens d´écarteler.
(Vì đã yêu em)                                                                           (De t'avoir aimée)

Hai quả tim không còn đồng nhịp, đôi đường đã tách rời, tình yêu đã trôi theo giòng nước mắt, nhưng dù sao đi nữa...


... không hy-vọng quay trở lại                                          ... sans espoir de retour  
Cách mặt, xa lòng, anh sẽ quên đi mãi
                                         Loin des yeux, loin du coeur, j'oublierai pour toujours
Thân em, đôi tay em, giọng nói em, em yêu
                                                   Et ton corps, et tes bras, et ta voix, mon amour
Nhưng dù sao, dù sao đi nữa                                             Et pourtant, pourtant
Anh chỉ yêu mình em                                                              je n'aime que toi

Dù sao đi nữa                                                                                   Et pourtant

Anh cũng phải tìm lại lý trí                       Il faudra bien que je retrouve ma raison
Tâm hồn vô-tư, niềm vui sống                   Mon insouciance et mes élans de joie
Anh cũng phải ra đi vĩnh-viễn để thoát khỏi em                

                                                         Que je parte à jamais pour échapper à toi
Nhưng dù sao, dù sao đi nữa                                           Et pourtant, et pourtant
Ngày nào, trong những vòng tay khác, anh sẽ quên cả tên em 
                                          Dans d'autres bras, quand j'oublierai jusqu'à ton nom
Ngày nào, anh sẽ nghĩ trở lại tương-lai         Quand je pourrai repenser l'avenir
Em sẽ trở thành một kỷ-niệm xa vời  Tu deviendras pour moi, qu'un lointain souvenir
Khi anh không còn đau, không còn sợ, không còn khóc 

                                             Quand mon mal et ma peur et mes pleurs vont finir
Nhưng dù sao, dù sao đi nữa                                              Et pourtant, pourtant, 
anh chỉ yêu mình em                                                                 je n'aime que toi.
(Dù sao đi nữa)                                                                              (Et pourtant)

Cuộc sống vẫn tiếp tục, trong những vòng tay khác, trên những bờ môi khác, bên những người tình khác, nhưng sao ta vẫn cứ mãi trở về cái quá khứ đã không còn, quá khứ giữa hai chúng ta?

Giữa hai chuyến tàu, giữa hai cánh cửa      Entre deux trains, entre deux portes,
Giữa hai chuyến bay                                  Entre deux avions qui m´emportent
từ New York đến Singapore                        Entre New York et Singapour
Tâm tư anh đánh đường vòng                     Ma pensée fait comme un détour
Đưa anh về những dấu vết                         Pour me ramener sur les traces
Một quá khứ anh từng yêu                          D´un passé que j´aimais tant
Một hạnh phúc anh đã tưởng                      D´un bonheur qui semblait pourtant
Của mỗi lúc, của mỗi ngày                         De chaque jour, de chaque instant
Và anh cảm thấy bồn-chồn                         Et je ressens comme une angoisse
Cổ họng anh bỗng se lại                            Dans ma gorge qui se noue
Vì tất cả đã nghiêng 
ngả                            Car tout est sens dessus dessous
Giữa hai chúng ta                                      Entre nous

Giữa hai cuộc chăn gối, hai giấc mộng       Entre deux draps, entre deux rêves,
Giữa hai làn khói trắng (*)                          Entre deux fumées qui s´élèvent
Giữa ban đêm và rạng sáng                       Entre la nuit, le petit jour,
Tâm tư anh bay về tình yêu                       Ma pensée vole vers l´amour
Và nhắm mắt lại, anh tưởng tượng            Et fermant les yeux, j´imagine
Quá khứ vẫn còn sống                              Que le passé vit encore
Anh ráp lại bối cảnh                                  Je reconstitue le décor
Vồ lấy môi em, vồ lấy em                       Et prends ta bouche et prends ton corps
Và trên sân-khấu hèn mọn và tàn tạ          Et sur l´humble théâtre en ruine
Của đời anh, tình yêu diễn lại                    De mon coeur l´amour rejoue
Tất cả những gì hơi điên rồ                       Tout ce qu´il y eut d´un peu fou

Giữa hai chúng ta                                     Entre nous.
                   (Giữa hai chúng ta)                                            (Entre nous)

(*) : Sau cuộc ân ái, người ta thường rít điếu thuốc lá.

Anh chỉ yêu mình em... Vì lời hẹn ước ngày nào đã ràng buộc anh trọn một đời:


... Trên đời anh, anh đã thề rằng tim anh

                                                              ... Sur ma vie j´ai juré que mon cœur
Sẽ không bao giờ đập cho quả tim nào khác
                                                            Ne battrait jamais pour aucun autre cœur
Nhưng đã hết rồi                                                                        Et tout est perdu
Vì nó không còn đập                                                                Car il ne bat plus
Nó chỉ có khóc mối tình sầu                                Mais il pleure mon amour déçu

... Trên đời anh, anh đã có ngày thề                         Sur ma vie je t´ai juré un jour
Sẽ yêu em đến ngày cuối cùng         De t´aimer jusqu´au dernier jour de mes jours
Và ngay đến bây giờ                                                               Et même à présent
Anh sẽ giữ trọn lời thề                                                            Je tiendrai serment
Mặc dù em đã làm anh đau khổ                       Malgré tout le mal que tu m´as fait
Trên đời anh                                                                                      Sur ma vie
Em yêu ơi,                                                                                                Chérie, 
Anh sẽ chờ đợi em.                                                                        Je t´attendrai.
(Trên đời anh)                                                                                (Sur ma vie)

Dưới ngòi bút của Charles Aznavour, tình yêu không suy nghĩ, không mặc cảm, không ngăn cấm. Đối với ông, tình yêu là tuyệt-đối, tình yêu là sự sống.

(Hết phần 1)
Yên Hà, tháng 3, 2013


Xin đón đọc phần 2:
- Giòng thời gian
- Thằng "nhóc" Paris