UA-83376712-1

Labels

May 25, 2012

Tiếng Việt mới (Truyện vui mà buồn)


Đồng-hồ không người lái có cửa sổ của tôi chỉ ba giờ rưỡi chiều.  
Trong máy bay, ngồi nhìn ra cửa sổ bên ngoài, tôi lặng nhìn đất nước thân yêu, và tôi chợt thở dài. Thấy vậy, người hành-khách ngồi bên cạnh quay sang hỏi:
- Trông anh có vẻ căng lắm? 
Ngồi trong nội-thất chiếc phi-cơ mà trông ông hình như bức-xúc làm sao?
- Vâng thưa ông, tôi về Việt-Nam lần này là lần thứ nhất, sau bốn mươi năm xa nhà nên có phần hồi-hộp, tôi đáp.
- À, ra thế, tâm-trạng ông hiển-thị trên nét mặt rõ lắm. Ông rời xứ lâu như vậy, tôi đoán lúc trước ông phải là du-sinh đi chuyên tu ở đâu đó; người Việt mình vốn trọng-thị vấn đề học-vị lắm mà.
- Vâng, ông đoán không sai, lúc trước, tôi có được đi du-học bên Pháp, nhưng thú thật với ông, riêng tôi không coi-trọng bằng cấp cho lắm, nhất là thời-buổi này- tôi nói ti
ếp.
- T
ôi thống nhất ông, chủ-yếu là phải biết triển-khai tính năng-nổ, rồi tranh-thủ vào đó, khẳng định tài-nghệ mình thì mới thành công một cách tiên-tiến được.
- Ông muốn nói là ông đồng ý với tôi, điều quan trọng là mình phải khai-triển tính siêng năng tháo vát, cố gắng sao cho tài-nghệ mình được công nhận đ có th thành công mỹ-mãn? tôi hỏi lại cho chc.
Đúng vậy. À này, ông cũng nên cập-nhật lại ngôn-ngữ văn-hoá hiện-đại của mình đi thì hơn. Chúc ông thư-giãn và đi tham-quan tốt những cảnh-quan nước nhà.
- Cám ơn ông.
Một lúc sau, gần đến cửa khẩu Tân Sơn Nhất, người lái cho biết Trung tâm quản lý đường bay đã cho phép phi-cơ đáp xuống đường băng. Chúng tôi đã đến Sài-Gòn.
Vào đến trạm kiểm tra, người cán-bộ hỏi tôi:
- Hộ-chiếu đâu?
- Dạ thưa, hộ-chiếu là gì ạ? tôi ngớ ngẩn hỏi lại.
- Giấy tờ du-lịch do cơ-quan chủ quản cấp chứ là gì nữa? Xin ông nghiêm-túc một chút - người cán-bộ sẵng giọng.
Tôi chìa sổ thông-hành ra.
- Ông sống bên Mỹ à? Bang nào? người cán-bộ hỏi tiếp.
- Dạ thưa , tiểu bang New Jersey.
- Đem vào bao nhiêu kiều-hối?
- Dạ thưa, kiều-hối là gì ạ? tội lại ú ớ.
- Ông không biết từ này à? Ông đừng có linh tinh nữa, khẩn trương lên đi, người cán-bộ bắt đầu sốt ruột. 
Hoảng quá, chắc ông ta nói tôi vớ-vẩn và dục tôi phải nhanh lên. Nghĩ đến chữ "hối-xuất", tôi đoán mò.
- Dạ, ngoại-tệ tôi có 1000 mỹ-kim.
- Thôi được rồi, ông đi đi. Có vấn nạn gì thì cứ đến Phòng công-tác người nước ngoài mà hỏi.
- Cám ơn Ngài

Lấy hành-lý xong, qua trạm hải-quan, không có gì để khai quan-thuế, tôi bước ra ngoài.
Tôi thở phào, nhẹ nhõm. Mới đến có vài giờ mà đã ấn-tượng như vậy.
Dáo dác nhìn quanh, tôi vẫy một cái tắc-xi để về khách sạn.
Thấy cái mặt "nai vàng ngơ ngác" của tôi, bác tài-xế chào hỏi:
- Hoan nghênh ông, chắc ông là Việt-Kiều về thăm nhà? Lần này về, ông có dự-kiến làm gì không, em chỉ giúp cho?
- Ờ, xem nào, ăn ngon thì ông đề-nghị đi đâu?
- Muốn ăn ngon thì em xin đề-xuất  nhà hàng này, em đảm-bảo chất-lượng, thực đơn cao-cấp, giá rẻ, ông có thể ăn uống vô-tư, chứ đừng có mà đi tìm những nơi hoành-tráng khác, có khả năng đắt khủng lắm, bình quân 100 Đô-La một người đó, nhất là nếu ông là người nước ngoài.
- Ui chao,có thể trung bình 100 Đô? Quả nhiên đắt khủng khiếp thật.
- Nhưng ngược lại, ông vào mấy tiệm chui thì cũng có khả-năng bị chũm lắm đấy.
Đúng rồi, những nơi lén lút, không ai kiểm-soát, bị gạt là cái chắc.
- Thi thoảng, ông có muốn đi tươi mát để hộ lý cho khoẻ không? bác tài hỏi tới.
- Tươi mát? Hộ lý? ông muốn nói gì? Tôi hỏi lại
- Thì chuyện quan-hệ đàn ông - đàn bà đó mà? Về Việt-Nam, ai mà không biết cái đó? bác tài cười mỉm chi.
- Thôi, cám ơn ông, chắc không cần đâu. À về đến khách sạn tôi có xa không? tôi ngượng-nghịu đánh trống lảng.
- Từ đây vào thành phố không có đường cao tốc, nhưng đi giờ này không sợ ùn-tắc đâu, nếu không gặp tai tệ nạn trong một sự cố giao-thông gì, sẽ nhanh lắm.
- Không có xa-lộ, nhưng giờ này, nếu không gặp tại nạn xe cộ hay cản trở lưu-thông gì thì chả sợ kẹt đường, sẽ nhanh thôi. Tôi lẩm bẩm trong đầu như để học khoá cấp-tốc tiếng Việt mới.
Bác tài-xế nói xong, phóng vun vút và chẳng bao lâu tôi về đến khách sạn. 
Đăng ký xong, tôi lên phòng nằm xem chiếu bóng hộp chỉ được năm phút là lăn quay ra ngủ một mạch đến sáng.

Mấy hôm sau, một người bạn sinh-sống tại đây liên-hệ với tôi và đề-nghị:
- Tụi tao có quy-hoạch một buổi tiểu-trà để chiêu-đãi mày thứ bẩy này nhé.
- Cám ơn tụi mày đã định làm một buổi tiệc nhỏ để thết-đãi tao. Về đây chơi, có thổ-công như tụi mày thì nhất rồi. 
Tối hôm đó, tôi đến nơi hẹn. Nhà hàng này cũng nhỏ, nhưng rất sạch-sẽ, tươm-tất, có cả một ban nhạc sống nữa. Không biết mấy thằng bạn quỷ có mưu mô gì nhưng chúng đã bố-trí một cuộc gặp, cho tôi ngồi cạnh M., một cô gái xinh trẻ, rồi lấy máy ảnh kỹ-thuật số ra chụp tôi với em.
Nói chuyện, ăn uống một lúc, tôi làm ly cà-phê cái nồi ngồi trên cái cốc, còn đang miên man suy-nghĩ thì M. lay tôi, gọi:
- Anh ơi (cô ấy chỉ bằng tuổi con tôi mà dám gọi tôi bằng "anh"), anh đang tư duy gì vậy? Bên kia, mấy người nghệ-nhân đang chơi nhạc kìa, mình ra hát đôi đi, hay là anh thích múa đôi ?
Mấy thằng bạn cũng đốc vào nên tôi cũng đành ra sàn nhẩy với M.
- Anh ơi, bên Mỹ, anh làm nghề gì, thu-nhập tầm được bao nhiêu? M. bắt đầu hỏi chuyện.
Giời ơi, tiền lương tôi khoảng bao nhiêu, cô ấy hỏi làm gì cơ chứ? Tôi trả lời qua-loa cho xong, nhưng M tiến-công tiếp:
- Anh ơi, em phát-hiện là em cảm thấy rất hứng-thú với anh. Anh là đối-tượng của em rồi, em hồ-hởi quá. Hay là anh quản-lý đời em đi anh?
- Tôi quản-lý đời cô hay cô quản-lý đời tôi đây? Nhưng thí-dụ như tôi chịu thì mình như thế nào? Tôi hỏi đùa.
- Trước hết, mình phải tuyên-bố.
- Tuyên bố gì?
- Tuyền bố là lễ hứa-hôn đó anh. Sau đó, anh mua cho em một căn hộ; và lần hồi, mình sẽ đả-thông nhau, rồi mình sẽ...
- Trời ơi, tôi làm gì có tiền mua nhà cho cô? 
- Em nghe nói bên Mỹ, ai cũng sở-hữu một căn hộ mà, anh bán nó đi rồi sang đây mua hộ cho em. Sang bên này, anh bảo-quản tốt cho em, em sẽ ủng-hộ anh triệt để. Anh xử-lý cho em đi, nhe?
(Quan-hệ, ủng-hộ kiểu này thì hệ-quả chắc phải bị cao huyết áp, tai-biến mạch máu não sớm !!!)
Cứ thế cô tích-cực tiến-công tôi hầu gia tăng sức ép đến mức tầm cỡ:
- Anh ơi, anh đừng có chảnh với em mà, em giản-đơn lắm.
Chảnh? Lần đầu tiên trong đời tôi nghe chữ này, hỏi ra mới biết là "làm bộ", "làm eo".
Cuối cùng, M. đột-xuất ra chiêu độc:
- Anh ơi, bú mồm em đi.
Xốc quá, choáng quá, tôi bất-tỉnh ngay tại chỗ.

Vài hôm sau, tôi muốn ra Huế chơi. Hỏi dưới văn-phòng khách-sạn xem trạm xe-lửa ở đâu, người tiếp-viên cho tôi biết:
- Cục đường sắt  gần đây thôi. Ông đi bộ cho mát, hôm nay đài thuỷ-văn cho biết trời đẹp lắm.
Ngoài nhà ga, tôi mua một vé đi Huế.
- Một vé tầu-lửa đi Huế? Ghế mềm hay ghế cứng?
- Cứng thì bao nhiêu? Mềm bao nhiêu? tôi hỏi lại.
Rốt cuộc, giá không xê-xích bao nhiêu nên tôi mua ghế mềm, ngồi cho sướng ... bàn toạ.

Đến nơi, tôi đi thăm vài danh lam, thắng cảnh xong, ngồi nghỉ chân một lúc rồi tôi phải hỏi một ông khách qua đường.
- Xin lỗi ông, tôi đang đau bụng quá, gần đây có chỗ nào cho tôi đi không ạ?
Ông khách chỉ sang bên nọ và trả-lời:
- Cuối đường có cái nhà ỉa kia, ông lại đó đi. Nhưng còn tuỳ ông đi nặng hay đi nhẹ nữa, vì đi nặng thì dịch-vụ đắt tiền hơn.
- Trời!!! 
............

Đến đây, tôi chợt thức tỉnh. Hoá ra chỉ là một giấc mơ, nhưng sao hãi-hùng quá. Lâu lắm rồi, tôi không được về thăm nhà, bây giờ có về, không lẽ tôi phải có thông-dịch viên đi theo sao?
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...
Tiếng nước tôi, tiếng nói đồng-bào tôi mà sao nghe lạ tai quá? Bây giờ, khi xem phim với phụ-đề tiếng Việt, tôi lại còn khó hiểu hơn là không có phụ-đề nữa; đọc những bài thâu lượm trên Internet thì nhiều khi cứ phải đoán mò, và khó chịu làm sao khi đọc chữ "Y" cứ bị thay thế bằng "I".
Nhưng điều tôi không thể hiểu nổi là tại sao có những tờ báo Việt-Nam bên Mỹ này cũng hùa theo cái "phong-trào" ấy, như để "khoe" là mình "văn minh hiện đại" (?)

Vẫn biết sinh-ngữ nào chả biến-đổi cho thích-hợp với thời-đại nhưng sao thay đổi "khủng" quá? Không biết cụ Nguyễn Du hay cụ Trần Trọng Kim, nếu còn sống sẽ nghĩ gì về tiếng Việt mới này? Hay có lẽ chúng tôi quá "cổ hủ"? Dầu sao đi nữa, chúng tôi sẽ không cầm bút để viết lịch-sử Việt-Nam nên chúng tôi chắc chắn là sai lầm.

Nhưng thôi, đất nước tôi không còn là đất nước tôi, tôi cũng không còn thẩm-quyền gì để phê-bình, tôi chỉ có quyền buồn (ít ra, cái tư-do này, không có chính-quyền nào có thể cấm-đoán được).  
Tôi buồn, nhưng thôi, như đã chia-xẻ trong bài "Thế-hệ bánh mì kẹp", chỉ vài mươi năm nữa, vấn-đề này sẽ không còn là vấn-đề nữa, một khi chúng tôi sẽ lũ-lượt rủ nhau đi hết. Lúc đó, chúng tôi sẽ lại được nói lại "tiếng Việt cũ" với bố mẹ, ông bà chúng tôi.
Ôi, tiếng nước tôi.
Yên Hà
tháng năm, 2012

17 comments:

  1. hi anh Phu'

    love your writing, I have hard time on current, fancy " tieng' Việt" ne^n cung~ la'p English va` Vnmese cho giông' nguoi ta.

    ReplyDelete
  2. Anh Phú,
    Thật là "Ấn Tượng", rất đúng, không sai. Ai đi xa quê hương đã lâu, nay về lại mới biết ở đó không còn là nơi mình đã sinh ra và lớn lên nữa. Ngay cả tiếng nói cũng thành ngoại ngữ mất rồi. Đó là anh chưa đề cập cái thứ ngôn ngữ lai căng, pha thêm tiếng ngoại quốc vào tiếng Việt.
    Ôi! quê hương, nay còn đâu?
    Rất thú vị khi đọc bài viết này của Anh.
    Lương

    ReplyDelete
  3. Chào Anh Phú,

    Đọc bài văn anh viết rất là vui. Lối văn dí dỏm nhưng không cầu kỳ. Anh tìm đâu được những từ Việt Nam mới rất lạ và buồn cười. Có cái lạ là cho dù em chưa bao giờ nghe những ngữ vựng mới sau này nhưng đọc ra là đa số đoán được nghĩa của nó.

    Mong anh viết thêm những chuyện phiếm trong thời gian tới. Hẹn gặp anh Thứ Bẩy này.

    Việt

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào Anh Phú,

      Đọc bài văn anh viết rất là vui... nhưng sau đó lại buồn man mác !
      Đọc bài "Thế-hệ bánh mì kẹp" làm tôi lại nhớ đến bài thơ "Ông đồ già" của Vũ Đình Liên, ngày xưa lần đầu tiên học bài này tôi đã cảm thấy một nỗi buồn của những người ở buổi giao thời, nhìn thấy cả một khung cảnh xã hội đi dần vào quá khứ, đi dần vào quên lãng, không ngờ ngày hôm nay mình cũng là những ông đồ già :
      "...
      Nhưng mỗi năm mỗi vắng
      Người thuê viết nay đâu?
      Giấy đỏ buồn không thắm;
      Mực đọng trong nghiên sầu...
      Ông đồ vẫn ngồi đấy,
      Qua đường không ai hay.
      Lá vàng rơi trên giấy;
      Ngoài giời mưa bụi bay.
      ..."
      Mong anh viết thêm những chuyện phiếm trong thời gian tới, đọc chơi cho vui nhưng cũng không tránh được nỗi buồn nhè nhẹ man mác !

      Hưng/

      Delete
    2. Đúng rồi, "Giao-thời", hai chữ vỏn vẹn đi thẳng vào vấn-đề của chúng ta. Cũng như ông đồ già đó giờ đã chìm vào trong quên lãng, rồi vài mươi năm nay nữa, sẽ đến lượt chúng ta.
      Vô thường, tất cả đều là vô thường.
      Yên Hà

      Delete
    3. Nếu đã biết là vô thường mà sao vẫn còn... tiếc nuối ?
      Vậy mới biết là còn hay không đều ở trong đầu của mỗi người !

      Hưng/

      Delete
    4. Biết là một chuyện, Làm là một chuyện, bạn ơi. Cho nên mới phải tu, nhưng tu (bia) mãi mà vẫn còn vướng mắc.
      :-(

      Delete
    5. Người xưa nói quả nhiên không sai: 'Vô tri bất mộ' : Hễ không hiểu biết được cái gì đó cho đến nơi tường tận, thì không thể nảy sinh lòng yêu mến được.
      Anh đã mượn lời của nhạc sĩ để nói "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..." thì hắn là Anh yêu mến tiếng "nước tôi" lắm !
      Năm 1992 về VN đi với vợ tôi, sang phà ở Hải Phòng có một ông đó hỏi trống không như vậy "Mấy giờ rồi ?" vợ tôi quay lại bảo anh ta "Anh hỏi ai đấy ?"
      Ngôn ngữ đi mấy mươi năm trở về đã đổi khác hết rồi !
      Tuy vẫn là con tiếng Việt nhưng nghe nó có gai có ngạnh không lọt lỗ tai nữa, những câu nhã nhặn, những lời tế nhị, cũng không còn được bao nhiêu ! Tiếng cảm ơn thì cũng vắng bóng, bởi vậy những người VK về mở miệng ra, có cải trang đi nữa ai cũng biết ngay là dân Việt ..... ở nước ngoài !
      Hung/

      Delete
    6. Người xưa nói quả nhiên không sai, 'Vô tri bất mộ' : hễ không hiểu biết được cái gì đó cho đến nơi tường tận, thì không thể nảy sinh lòng yêu mến được.
      Anh đã mượn lời của nhạc sĩ để nói "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..." thì hẳn là Anh yêu mến tiếng "nước tôi" lắm.
      Năm 1992 về VN đi với vợ tôi, sang phà ở Hải Phòng có một ông đó hỏi trống không như vầy "Mấy giờ rồi ?" vợ tôi quay lại bảo anh ta "Anh hỏi ai đấy ?" Anh ta ngớ mặt ra có vẻ như không hiểu tại sao bị mắng rồi ... tịt ngòi luôn !
      Ngôn ngữ đi mấy mươi năm trở về đã đổi khác hết rồi !
      Tuy vẫn còn là tiếng Việt nhưng nghe nó có gai có ngạnh không lọt lỗ tai nữa, những câu nhã nhặn, những lời tế nhị, cũng không còn được bao nhiêu ! Tiếng cảm ơn thì cũng vắng bóng, bởi vậy những người VK về mở miệng ra thì dù có cải trang đi nữa ai cũng biết ngay là dân Việt ... ở nước ngoài !
      Tôi viết tiếng Việt bỏ dấu lung tung, các bạn chịu khó vừa đọc vừa ... đoán cho mau giỏi tiếng Việt ;-)
      Hung/

      Delete
  4. Hay quá anh Phú à! This is the first time I've seen your blog, congratulations, you're doing a great job, please do keep it up.

    Say Hello to Tuyền for Mailan and me, please. We still remember fondly the evening you spent with us and other friends out here in the SF Bay Area, when was that, last year? Time flies...

    In any event, this is a great blog, I'll make sure to come visit it often. I also took the liberty to put a link to this post into a Facebook page that Kha Trần and I participate in. Perhaps if you also have a FB page we can send you an invitation to join it as well. If you're interested let me know.

    David (Quân) Lê
    Alameda, CA

    ReplyDelete
  5. "Chuyện vui" hay "Truyện vui"?

    ReplyDelete
  6. Theo tôi hiểu, người ta "nói chuyện" nhưng lại "kể truyện". Không biết có đúng không?

    ReplyDelete
  7. Người xưa nói quả nhiên không sai, 'Vô tri bất mộ' : hễ không hiểu biết được cái gì đó cho đến nơi tường tận, thì không thể nảy sinh lòng yêu mến được.
    Anh đã mượn lời của nhạc sĩ để nói "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..." thì hẳn là Anh yêu mến tiếng "nước tôi" lắm.
    Năm 1992 về VN đi với vợ tôi, sang phà ở Hải Phòng có một ông đó hỏi trống không như vầy "Mấy giờ rồi ?" vợ tôi quay lại bảo anh ta "Anh hỏi ai đấy ?" Anh ta ngớ mặt ra có vẻ như không hiểu tại sao bị mắng rồi ... tịt ngòi luôn !
    Ngôn ngữ đi mấy mươi năm trở về đã đổi khác hết rồi !
    Tuy vẫn còn là tiếng Việt nhưng nghe nó có gai có ngạnh không lọt lỗ tai nữa, những câu nhã nhặn, những lời tế nhị, cũng không còn được bao nhiêu ! Tiếng cảm ơn thì cũng vắng bóng, bởi vậy những người VK về mở miệng ra thì có cải trang đi nữa ai cũng biết ngay là dân Việt Nam... ở nước ngoài !
    Tôi là dân Việt Nam... ở nước ngoài nên viết tiếng Việt bỏ dấu lung tung, các bạn chịu khó vừa đọc vừa ... đoán cho mau giỏi tiếng Việt ;-)
    Hưng/

    ReplyDelete
  8. Anh thì tu (bia) còn tôi thì tu (chai) nhưng cũng mai chỉ là tu chai nước thôi chứ tu nhằm phải chai rượu "saint émilion grand cru" thì còn phiền hơn nữa !

    ReplyDelete
  9. Anh Phú,
    Anh không phải là người đầu tiên mà chắc cũng không phải là người cúi cùng trăng trở về "tiếng việt"
    từ năm 2009 đã có nhiều người viết lên tiếng, đọc thử ở đây
    http://damau.org/archives/8347
    để cười hơi ...gượng một chút (je ris jaune !)

    Một số bài cũ về ngôn ngữ :
    http://damau.org/archives/category/bantron/ngon-ng%E1%BB%AF

    Hưng/

    ReplyDelete
  10. Nhân đọc được bài của của Ngô Nguyên Dũng viết,(tháng 8.2006) với dòng cuối như vầy :

    "Tôi, một kẻ còn nguyên vẹn người thân, quê hương, ngôn ngữ vây quanh. Ngặt nỗi, chúng đã trở nên què quặt, chỉ vì thiếu sót mỗi một chữ Hạnh."

    Đọc xong thì thấy thấm thía vì rất đúng với hoàng cảnh của Việt Nam : "người thân, quê hương, ngôn ngữ vây quanh" những ngôn ngữ ấy thiếu mất không chỉ chữ Hạnh mà còn một số chữ khác : Đạo Đức, Trong sạch, Thương yêu, Vị kỷ ..... một tấm lòng !

    Hưng/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Your story is very interesting and very funny!!! Thanks
      C.Vo

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.