Cuộc sống không phải chỉ là một chuỗi ngày nối đuôi nhau một
cách điều độ mà còn uốn lượn theo nhịp sống của bốn mùa thật riêng biệt.
Loài người chúng ta, một phần nhỏ bé của vũ-trụ, dĩ nhiên cũng phải tuân theo
luật của tạo hoá và cuộc đời mỗi người trong chúng ta cũng được bố-cục theo bốn
giai-đoạn : xuân, hạ, thu, đông.
Cứ cho là trung bình, chúng ta sống được 80 năm, chia bốn thì mỗi mùa 20 năm : Xuân (0-20), Hạ (21-40), Thu (41-60) và Đông (61-80). Cứ tạm xem như vậy đi nhé.
Cứ cho là trung bình, chúng ta sống được 80 năm, chia bốn thì mỗi mùa 20 năm : Xuân (0-20), Hạ (21-40), Thu (41-60) và Đông (61-80). Cứ tạm xem như vậy đi nhé.
Mùa Xuân của cuộc đời
Có thể nói tất cả các sinh-vật đều mong đợi mùa này. Súc vật ở những nơi cực lạnh chỉ chờ xuân về để có ăn, các loài thú ngủ đông như gấu, dơi, rắn,… thì sẽ từ từ thức giấc, những loài chim đã đi trốn lạnh lại lục đục rủ nhau về, cây cỏ chỉ đợi vài tia nắng ấm để trổ lá, trổ nụ, trổ hoa.
Trong tuổi “xuân thì” này, đối với súc vật, các cậu đực chỉ lo đánh nhau chí choé để giành giật những cô cái, hầu trút cái bầu tâm-sự tích đọng cả năm, vừa làm bổn-phận duy-trì giống nòi. Vạn vật náo nhiệt trở lại, tràn đầy sức sống.
Có thể nói tất cả các sinh-vật đều mong đợi mùa này. Súc vật ở những nơi cực lạnh chỉ chờ xuân về để có ăn, các loài thú ngủ đông như gấu, dơi, rắn,… thì sẽ từ từ thức giấc, những loài chim đã đi trốn lạnh lại lục đục rủ nhau về, cây cỏ chỉ đợi vài tia nắng ấm để trổ lá, trổ nụ, trổ hoa.
Trong tuổi “xuân thì” này, đối với súc vật, các cậu đực chỉ lo đánh nhau chí choé để giành giật những cô cái, hầu trút cái bầu tâm-sự tích đọng cả năm, vừa làm bổn-phận duy-trì giống nòi. Vạn vật náo nhiệt trở lại, tràn đầy sức sống.
Loài người chúng ta cũng vậy. Đứa bé chào đời như “đón xuân”, như đón lấy sự sống bằng một tiếng khóc (phải
chăng đó là cái điềm báo trước đời sẽ chỉ là bể khổ?).
Đứa hài nhi vừa lọt lòng mẹ, tâm hồn như tờ giấy trắng, ngây thơ, hồn nhiên, chỉ biết ăn, ngủ và làm ướt tã. Đứa bé bắt đầu tập bò, tập đứng, tập đi, tập nói, cái gì cũng phải tập. Đôi mắt nó mở to để khám phá căn-bản cuộc đời, điều gì cũng mới lạ, thật là thú vị.
Đời sống thật nhẹ nhàng, thoải mái, không một nỗi lo âu trong đầu, không một nếp nhăn trên trán. Đây “tuổi học-trò”, “tuổi ô mai”, tuổi “xanh”, cái tuổi vô tư lự nhất trong đời.
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời?
Một con nai khi mới lọt lòng mẹ đã phải tự đứng dậy để chạy theo đàn nhưng thế-giới loài người quá phức-tạp cho nên chúng ta cần đến cả một phần tư cuộc sống để tìm hiểu đời trước khi thật sự bước vào. Đứa bé phải vào trường học tiếp, trường mẫu-giáo, trường tiểu-học, trường trung-học, và nếu (bố mẹ) có phương-tiện, trường đại-học, nhưng trường đời vẫn là nơi ai ai cũng phải qua.
Là mùa “dự bị”, mùa xuân có vai trò thật quan trọng, mà ai khác có trách-nhiệm dạy dỗ đứa trẻ nếu không phải là cha mẹ? Thầy giáo cho ta học vấn nhưng cha mẹ mới thật sự giáo dục chúng ta để chúng ta biết cách cư xử ngoài đời.
Đứa hài nhi vừa lọt lòng mẹ, tâm hồn như tờ giấy trắng, ngây thơ, hồn nhiên, chỉ biết ăn, ngủ và làm ướt tã. Đứa bé bắt đầu tập bò, tập đứng, tập đi, tập nói, cái gì cũng phải tập. Đôi mắt nó mở to để khám phá căn-bản cuộc đời, điều gì cũng mới lạ, thật là thú vị.
Đời sống thật nhẹ nhàng, thoải mái, không một nỗi lo âu trong đầu, không một nếp nhăn trên trán. Đây “tuổi học-trò”, “tuổi ô mai”, tuổi “xanh”, cái tuổi vô tư lự nhất trong đời.
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời?
Một con nai khi mới lọt lòng mẹ đã phải tự đứng dậy để chạy theo đàn nhưng thế-giới loài người quá phức-tạp cho nên chúng ta cần đến cả một phần tư cuộc sống để tìm hiểu đời trước khi thật sự bước vào. Đứa bé phải vào trường học tiếp, trường mẫu-giáo, trường tiểu-học, trường trung-học, và nếu (bố mẹ) có phương-tiện, trường đại-học, nhưng trường đời vẫn là nơi ai ai cũng phải qua.
Là mùa “dự bị”, mùa xuân có vai trò thật quan trọng, mà ai khác có trách-nhiệm dạy dỗ đứa trẻ nếu không phải là cha mẹ? Thầy giáo cho ta học vấn nhưng cha mẹ mới thật sự giáo dục chúng ta để chúng ta biết cách cư xử ngoài đời.
Đứa bé lớn như thổi, nó trở thành thiếu-niên
/ thiếu nữ, cái gọi là tuổi dậy-thì. Tiếng Anh gọi tuổi này là “teenager” =
teen-ager = tuổi 13 (thirteen) đến 19 (nineteen).
Đây là một giai-đoạn thật khó khăn vì nó không còn là đứa trẻ nhưng cũng chưa phải là “người lớn”, trên phương-diện tâm-lý cũng như sinh-vật học, Nó cần phải thoát ra khỏi cái tuổi “con nít” và nhanh chóng trở thành người lớn bằng cách chống đối lại những lề-luật người lớn, đặc-biệt là uy-quyền của cha mẹ (nhất là cha). Giai-đoạn “cuối xuân” này, tiếng Pháp gọi là “âge ingrat”, tuổi bạc bẽo (với cha mẹ), hoặc "ác" hơn nữa, "âge bête" (tuổi "ngu dại").
Đây là một giai-đoạn thật khó khăn vì nó không còn là đứa trẻ nhưng cũng chưa phải là “người lớn”, trên phương-diện tâm-lý cũng như sinh-vật học, Nó cần phải thoát ra khỏi cái tuổi “con nít” và nhanh chóng trở thành người lớn bằng cách chống đối lại những lề-luật người lớn, đặc-biệt là uy-quyền của cha mẹ (nhất là cha). Giai-đoạn “cuối xuân” này, tiếng Pháp gọi là “âge ingrat”, tuổi bạc bẽo (với cha mẹ), hoặc "ác" hơn nữa, "âge bête" (tuổi "ngu dại").
Rồi mùa xuân qua mau, qua mau, có lẽ vì người thiếu-niên /
thiếu nữ quá nôn nao trở thành người nhớn, quá háo hức để vào Hạ.
Mùa Hạ của cuộc đời
Em đứng lên gọi mưa vào hạ…
Ngoài vườn, hoa đã ra quả, chủ nhân bắt đầu hưởng lộc sau mùa gieo trồng.
Người thiếu niên / thiếu nữ đã trở thành thanh-niên / thanh nữ, đã “trưởng thành” và bước vào giai-đoạn tích-cực và hăng say nhất trong đời, với mục-đích tối-thượng là "thành công".
Người thanh niên / thanh nữ đi học xong, bắt đầu đi làm, lãnh lương và cố gắng thăng quan, tiến chức để được lương cao hơn.
Tiền sẽ là đơn-vị để đo mức độ thành công, thành tài của mỗi người. Muốn biết ai hơn ai, ai kém ai, chỉ cần so sánh căn nhà của họ, chiếc xe họ lái, chuỗi hột xoàn người đàn bà đeo trên cổ, tiệm ăn họ lui tới, trường học con cái họ đi...
Có tiền rồi thì phải có nhiều hơn, nhiều rồi thì phải đòi danh để mọi người biết đến mình, phải đòi quyền-thế để cảm thấy mình hơn tất cả những người khác.
Em đứng lên gọi mưa vào hạ…
Ngoài vườn, hoa đã ra quả, chủ nhân bắt đầu hưởng lộc sau mùa gieo trồng.
Người thiếu niên / thiếu nữ đã trở thành thanh-niên / thanh nữ, đã “trưởng thành” và bước vào giai-đoạn tích-cực và hăng say nhất trong đời, với mục-đích tối-thượng là "thành công".
Người thanh niên / thanh nữ đi học xong, bắt đầu đi làm, lãnh lương và cố gắng thăng quan, tiến chức để được lương cao hơn.
Tiền sẽ là đơn-vị để đo mức độ thành công, thành tài của mỗi người. Muốn biết ai hơn ai, ai kém ai, chỉ cần so sánh căn nhà của họ, chiếc xe họ lái, chuỗi hột xoàn người đàn bà đeo trên cổ, tiệm ăn họ lui tới, trường học con cái họ đi...
Có tiền rồi thì phải có nhiều hơn, nhiều rồi thì phải đòi danh để mọi người biết đến mình, phải đòi quyền-thế để cảm thấy mình hơn tất cả những người khác.
Sau bao nhiêu năm bị cha mẹ “kềm kẹp”, cấm đoán đủ điều, đứa
trẻ trở thành người lớn, tách ra khỏi vòng ảnh hưởng cha mẹ và được nếm hương-vị
của tự do. Ngược lại, có quyền-lợi phải có bổn-phận và giá của tự-do là trách-nhiệm. Trách-nhiệm đối với
luật-pháp, đối với xã-hội bên ngoài, đối với cha
mẹ, đối với con cái, đối với chính mình.
Có những người, vì không muốn bận tâm với bổn phận mà không muốn lập gia-đình, không muốn có con, không muốn nhận những công-việc có chút trách-nhiệm.
Thậm chí, còn có hội-chứng Peter Pan thường được dùng để nói về những “người lớn không chịu trưởng thành”.
Có những người, vì không muốn bận tâm với bổn phận mà không muốn lập gia-đình, không muốn có con, không muốn nhận những công-việc có chút trách-nhiệm.
Thậm chí, còn có hội-chứng Peter Pan thường được dùng để nói về những “người lớn không chịu trưởng thành”.
Mùa Thu của cuộc đời
Ngoài kia, hoa vẫn khoe màu và vườn rau vẫn nuôi đủ gia đình chủ vườn. Trời bớt nóng nhiều và chuyển sang tươi mát, bầu trời vẫn xanh lơ, chim vẫn hót gọi nhau.
Rồi hoa bắt đầu tàn, lá bắt đầu vàng và rơi lả tả đầy sân.
Mùa Thu, mùa của thi-sĩ, quả là thơ mộng, dễ chịu, nhẹ nhàng.
Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay...
Người thanh niên / thanh nữ từ từ bước vào tuổi trung-niên (middle age), vào nửa đoạn đường đời. Thành hay bại, giàu hay nghèo, hạnh phúc hay không, số mệnh mỗi người xem như đã định hướng, đã ngã ngũ một cách khá rõ rệt.
Nhưng đôi khi người trung niên đang ngon trớn, đến nửa đường, bỗng chùn chân và sinh lòng hoài nghi. Bao nhiêu câu hỏi từ đâu kéo về, ám ảnh :
Con đường ta đi đó, con đường ta theo đó, đúng hay không ta?
Chạy theo tiền tài, danh vọng có nghĩa lý gì? Tiền của, mình có đem theo được lúc ra đi không? Hy sinh cuộc sống gia-đình để làm gì khi chủ có thể đuổi mình bất cứ lúc nào? Mình có cạnh tranh được với mấy "bạn" đồng-nghiệp trẻ đang lên kia không? Người nằm ngủ bên cạnh mình mỗi đêm có đem lại hạnh phúc cho mình không? Mình (người đàn bà) có còn trẻ đẹp dưới ánh mắt đàn ông không?...
Có những quyết-định lớn được lấy trong giai-đoạn này như bỏ thuốc lá, bỏ ra làm riêng, ly dị vợ / chồng, về hưu non, ...
Tâm trạng này được gọi là "khủng hoảng trung niên" (midlife crisis / crise de la quarantaine) ở nửa đường đời, khi bắt đầu có những triệu-chứng "già" (những vết nhăn trên mặt, mái tóc hoa râm), sau khi bố/mẹ ra đi, sau khi con cái ra ở riêng,...
Người trung-niên bỗng cảm thấy mình chưa phải là già nhưng đã không còn trẻ (người Việt mình có chữ "sồn sồn"), cũng như lúc trước người thiếu niên không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn. Nhưng ngược lại với giai-đoạn chuyển-tiếp của người thiếu-niên, cơn khủng hoảng nửa đời này chỉ đến với một số nhỏ, và hậu-quả thường không lấy gì là quá đáng.
Rồi thời-gian vẫn lững thững trôi, ngày qua ngày.
Mùa Đông của cuộc đời
Mùa này, hầu hết các sinh-vật đều hãi sợ (dĩ nhiên tôi không nói đến những vùng nhiệt-đới chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa). Trời xám xịt, thời-tiết lạnh ngắt và tuyết phủ trắng xoá, cây cỏ trụi hết hoa lá và đi ngủ, súc vật không còn gì để ăn, loài chim phải bay đi những vùng ấm áp và loài người phải tổ-chức mọi thứ để chống lạnh.
Bắt đầu mùa Đông của cuộc đời, người Việt ta có phong-tục mừng thọ các cụ từ 60 (lục tuần, người Mỹ gọi là Big Six), rồi 70 (thất tuần), 80 (bát tuần), 90 (cửu tuần) hay 100 (bách tuế hay bách niên chi lão).
Gắng gồng thêm vài năm nữa, người lão niên được "giải phóng" khỏi ách đày đoạ của chủ (xếp) và tự tuyên bố "độc lập và tự-do". Cụ đã về hưu.
Mùa Thu, mùa của thi-sĩ, quả là thơ mộng, dễ chịu, nhẹ nhàng.
Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay...
Người thanh niên / thanh nữ từ từ bước vào tuổi trung-niên (middle age), vào nửa đoạn đường đời. Thành hay bại, giàu hay nghèo, hạnh phúc hay không, số mệnh mỗi người xem như đã định hướng, đã ngã ngũ một cách khá rõ rệt.
Nhưng đôi khi người trung niên đang ngon trớn, đến nửa đường, bỗng chùn chân và sinh lòng hoài nghi. Bao nhiêu câu hỏi từ đâu kéo về, ám ảnh :
Con đường ta đi đó, con đường ta theo đó, đúng hay không ta?
Chạy theo tiền tài, danh vọng có nghĩa lý gì? Tiền của, mình có đem theo được lúc ra đi không? Hy sinh cuộc sống gia-đình để làm gì khi chủ có thể đuổi mình bất cứ lúc nào? Mình có cạnh tranh được với mấy "bạn" đồng-nghiệp trẻ đang lên kia không? Người nằm ngủ bên cạnh mình mỗi đêm có đem lại hạnh phúc cho mình không? Mình (người đàn bà) có còn trẻ đẹp dưới ánh mắt đàn ông không?...
Có những quyết-định lớn được lấy trong giai-đoạn này như bỏ thuốc lá, bỏ ra làm riêng, ly dị vợ / chồng, về hưu non, ...
Tâm trạng này được gọi là "khủng hoảng trung niên" (midlife crisis / crise de la quarantaine) ở nửa đường đời, khi bắt đầu có những triệu-chứng "già" (những vết nhăn trên mặt, mái tóc hoa râm), sau khi bố/mẹ ra đi, sau khi con cái ra ở riêng,...
Người trung-niên bỗng cảm thấy mình chưa phải là già nhưng đã không còn trẻ (người Việt mình có chữ "sồn sồn"), cũng như lúc trước người thiếu niên không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn. Nhưng ngược lại với giai-đoạn chuyển-tiếp của người thiếu-niên, cơn khủng hoảng nửa đời này chỉ đến với một số nhỏ, và hậu-quả thường không lấy gì là quá đáng.
Rồi thời-gian vẫn lững thững trôi, ngày qua ngày.
Mùa Đông của cuộc đời
Mùa này, hầu hết các sinh-vật đều hãi sợ (dĩ nhiên tôi không nói đến những vùng nhiệt-đới chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa). Trời xám xịt, thời-tiết lạnh ngắt và tuyết phủ trắng xoá, cây cỏ trụi hết hoa lá và đi ngủ, súc vật không còn gì để ăn, loài chim phải bay đi những vùng ấm áp và loài người phải tổ-chức mọi thứ để chống lạnh.
Bắt đầu mùa Đông của cuộc đời, người Việt ta có phong-tục mừng thọ các cụ từ 60 (lục tuần, người Mỹ gọi là Big Six), rồi 70 (thất tuần), 80 (bát tuần), 90 (cửu tuần) hay 100 (bách tuế hay bách niên chi lão).
Gắng gồng thêm vài năm nữa, người lão niên được "giải phóng" khỏi ách đày đoạ của chủ (xếp) và tự tuyên bố "độc lập và tự-do". Cụ đã về hưu.
Từ nay, cụ muốn dậy giờ nào thì dậy, muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, chả cần phải xin phép ai (ngoài trừ vợ). Cụ trở thành tỷ-phú thời-gian.
Lương hưu trí không được như lúc đi làm nhưng thôi,
Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc
(Biết là đủ, cho là đủ, thì nó là đủ).
(Biết là đủ, cho là đủ, thì nó là đủ).
Nhu cầu người già đã thay đổi nhiều, sốp-pinh không còn cần-thiết, thỉnh thoảng ngồi vào bàn xoa mạt-chược hay đi pác-ti với bạn bè, ăn uống, hát hò, mua đôi một tí là vui lắm rồi.
Đã đến lúc hưởng nhàn.Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn
(Biết là nhàn, cho là nhàn, thì nó là nhàn).
Ngày nay, ông bà đã có cháu ngoại, cháu nội để đi thăm, để bê-bi-sít cho vui.
Hai vợ chồng lại trở về vợ-chồng sau một thời-gian khá dài làm cha-mẹ. Tóc đã bạc, mắt đã mờ, da đã nhăn như củ khoai lang cũ, chân tay không còn linh-động và đầu óc không còn nhạy bén như xưa. Nhưng sao mình vẫn thấy vợ mình đẹp, vẫn thấy chồng mình phong độ? Nghĩa đã nặng hơn tình, hai vợ chồng đã trở thành hai người bạn đồng hành để đi nốt con đường còn lại.
Bà già nắm tay ông già, chiều chiều dắt ra bờ sông, ...
Tôi cảm thương những người phải sống đơn côi trong mùa này của cuộc đời. Nếu ít ra, có con cái thỉnh thoảng gọi điện-thoại hay ghé thăm thì cũng còn đỡ tủi.
Cuối đông. Cha mẹ đã ra đi bao lâu nay rồi, đến lượt mình phải sửa soạn hành-trang thôi : trả hết nợ nếu còn, thanh toán tài sản, lập di-chúc, dọn hết đồ đạc để dọn vào một căn nhà nhỏ hơn (tiếng Mỹ gọi là downsize) hay một căn phòng trong một viện dưỡng lão nào đó khi không còn tự lo cho mình được nữa.
Ở viện dưỡng-lão (có người gọi là "phòng đợi Tử thần"), nếu là loại đắt tiền thì cũng được một căn nhà nhỏ đầy đủ tiện-nghi, có người chăm sóc kỹ lưỡng, đời sống chắc thoải mái lắm? (tôi chưa trải qua nên chỉ đoán mò vậy thôi).
Nói về người già, Jacques Brel đã hát:
... Những người già không còn đụng đậy,
những động tác họ nhăn nheo quá, thế giới họ nhỏ bé quá
Từ giường đến cửa sổ, từ giường đến ghế bành, rồi từ giường đến giường...
hay
... Họ nắm tay nhau, họ sợ mất nhau nhưng họ vẫn mất nhau
... người ở lại là kẻ xuống địa-ngục.
Phải! Trong viện dưỡng-lão, bao vây bởi những người già mà chồng (vợ) mình đã đi rồi thì đâu là lẽ sống nữa?
Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Cuối đông, cuối chu kỳ.
Mùa xuân của cuộc đời...
Xuân lại trở về, nhưng là mùa xuân của một thế-hệ sau, hàng hàng, lớp lớp...
Cùng trong một chu kỳ nhưng không mùa nào giống mùa nào, mỗi mùa có những đặc tính riêng của nó, với những điểm lợi, điểm bất lợi.
Lúc còn bé, chỉ có ăn, chơi, học, nhưng không có tiền, không phải muốn làm gì thì làm. Lúc lớn, đi làm có tiền nhưng lại ít thời giờ và nhiều trách-nhiệm phải gánh vác. Lúc về già thì nhiều thời giờ nhưng lại ít tiền tiêu. Than ôi, ở sao cho vừa lòng mình?
Nhưng chúng ta có thể bơi ngược giòng không? Tôi chợt nhớ lại câu chuyện sau đây:
Một chú bé đang ngồi hậm hực với "kiếp con trẻ" của mình thì Bụt hiện ra. Sau khi nghe chú bé than phiền, Bụt bèn móc túi ra một cuộn chỉ và nói :
- Ta cho cậu cuộn chỉ "Thời gian" này. Cậu kéo sợi chỉ ra bao nhiêu thì thời-gian sẽ qua mau bấy nhiêu. Nhưng cậu hãy nhớ cho kỹ: cuộn chỉ này chỉ kéo ra được chứ tuyệt đối không thể cuộn lại được. Cậu phải cẩn-thận lắm đấy.
Nói xong, Bụt biến mất. Câu bé mừng quá, cầm cuộn chỉ trên tay, cậu kéo ra một khúc đến lúc bắt đầu đi làm được tiền. Được tiêu tiền thích thật nhưng rồi cậu lại nghĩ tiền ít quá, tiêu không sướng tay. Người thanh-niên bèn kéo chỉ thêm một khúc đến khoảng thời gian đi làm nhiều tiền. Được một thời gian, tiêu tiền mãi cũng chán, anh lại muốn trở thành một người già giặn, giàu có và nổi tiếng, rồi ông lại muốn con cháu đầy đàn chung quanh để hưởng trọn vẹn hạnh phúc gia-đình. Mở ngăn kéo lấy cuộn chỉ ra, bắt đầu kéo thì, than ôi, cuối sợi chỉ bỗng hiện ra và rời khỏi cuộn chỉ. Ông cụ già bỗng ngã quị.
Tôi cũng nhớ thêm phim "The curious case of Benjamin Button (Câu chuyện đặc-biệt của Benjamin Button), là chuyện một người lúc sinh ra đã 80 tuổi và trẻ dần lại theo năm tháng, nghĩa là cuộc đời đi ngược từ già đến trẻ. Câu chuyện giả tưởng nhưng nếu có thật, không biết cuộc sống thật sự sẽ ra sao nhỉ?
Mỗi người một số phận
Không mùa nào giống mùa nào và mỗi mùa chỉ đến một lần đối với mỗi người chúng ta.
Không người nào giống người nào. Không ai sống hộ ai được, đời ai nấy sống. Đứng núi này trông núi nọ không đưa ta đến đâu.
Đời là bể khổ thì chúng sinh nên tập bơi. Chỉ sống trong hiện-tại, sống mỗi ngày, mỗi mùa, sống theo lương-tâm và ước vọng của mình, sống làm sao để đến cuối đời không phải nuối tiếc những điều mình đã làm và những điều mình không (chưa) làm.
...Trong giấc mộng tỉnh, tôi cứ ngỡ mình còn nhiều thời giờ
Tôi đã chưa thực-hiện được một phần ba những gì tôi nói
Và mùa đông đã chợt đến trong những điên rồ của tuổi trẻ...
(... Quand je rêvais les yeux ouverts
En pensant que j'avais le temps
Je n'ai pas entrepris le tiers
Des choses dont je parlais tant
Et j'ai vu s'installer l'hiver
Dans la folie de mes vingt ans...)
Charles Aznavour
Nói thì dễ nhưng học cả đời cũng không hiểu hết, tu cả đời vẫn chưa "buông" được.
Thôi thì
... Hãy cố vươn vai mà đứng, Tô son lên môi lạnh lùng
Hãy cố yêu người mà sống, Lâu rồi đời mình cũng qua.
Vạn-vật vẫn xoay vần. The show must go on.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.