UA-83376712-1

Labels

Feb 25, 2011

Tranches d'errances

Rencontre
Le jour où j'ai entr'ouvert chez moi, cette voie devenue encombrée, 
tu y as pris place. Et je t'ai accueillie comme une muse venue jouer avec cet enfant que j'ai commencé à retrouver, dans cet espace de liberté où mes sens retrouvent un sens et où mes émotions s'émeuvent et s'émerveillent.
Et tu es là, au départ de cette odyssée intérieure qui m'est offerte.
A moins que ce soit moi qui suis entré dans ton univers, dans ton jardin, dans ton voyage à toi.
Douce harmonie que cette résonance qui me fait résonner sans raisonner, dans mon petit nuage à moi, à rêver sans laisser tomber mon rêve.
Mais est-ce un rêve ?

 Ouverture
Je revois ton sourire qui illumine l'instant présent
et tes yeux pétillants de vie qui me donnent vie.
J'entends ton rire et ta voix qui sonnent  comme un éclat de joie.
Je réchauffe tes mains pour réchauffer ma foi
Je ressens ton émotion me traverser
et venir se fondre en moi.
(Mais, ma parole, je fantasme, je fabule ou je me raconte des histoires ?)
Le cœur et le corps s'éveillent et se réveillent, mais l'esprit veille et surveille, comme un phare dans la nuit douce de mes sentiments.
Mais les mots me manquent … (quel manque ?).


Peur de te perdre
J'habite une immense tristesse, rue encombrée de vide.
Ma tête se vide pour ne plus penser. En vain.
Mes yeux se voilent pour ne pas pleurer. En vain.
Mon cœur se brise pour ne pas souffrir. En vain.
Je panse et puis j’oublie.
Je pense à toi. Je ne pense qu'à toi.
Derrière ma tristesse, je sens sourdre la peur.
J'ai peur de te perdre, toi qui hantes mes pensées, comme une bulle de savon, comme un collier d'écume qui s'évanouit après les vagues, comme un cristal précieux qui s'envole en fumée.
J'ai peur de te perdre. Je ne veux pas renoncer.
Je veux encore croire, croire au bonheur de grandir en te regardant grandir.


Réalité du rêve
Il est des choses qui se pensent, des choses qui se disent, des choses qui s'écrivent.
Il est des choses qui se vivent, dans la joie comme dans la tristesse.
Il est aussi des choses qu'on voudrait de ne pas vivre, pour ne pas souffrir.
Il est pourtant des jardins qui ne s'ouvrent que très lentement, comme il est des livres qui ne se referment pas d'un geste sec.

Quelque part, une part de rêve s'est cassée, la part d'illusion, la part irréelle du réel.
Mais ce ne peut être une perte, car peut-on perdre quelque chose qui n'existe pas ?
Qui perd gagne.

Les fleurs se sont un peu fanées dans mes yeux embués et le prince charmant a du mal à sourire.
Que reste-il de mon manque ?


Trêve
Je capitule sans condition.
Qu'il est agréable de se rendre, qu'il est doux de t'entendre.
A chaque parole, je retrouve l'air que je respire,
A chaque silence, je recouvre la vie,
A chaque éclat de rire, je me reprends à sourire,
A sentir mon cœur s'ouvrir et accueillir le tien.
Avec émotion, avec tendresse,  avec respect.


Revivance
Je réapprends à sourire, à rire, à m'émerveiller, à me révolter. A vivre.
Comme une horloge qui croupit de longues années durant, dans un grenier sombre et humide, et que l'on remonte délicatement. Comme une pièce dont on ouvre les volets pour laisser entrer le soleil qui la réchauffe de sa douce chaleur … d'hiver.
Comme une fleur qui bourgeonne timidement, dans la crainte d'un brusque coup de gel.
Une revivance. Impalpable, mais bien réelle. Fragile, mais déterminée.
A survivre. A vivre. Comme une envie d'en-vie.

Je m'émeus de te voir t'émouvoir de mes émotions que tu devines entre les lignes, entre les mots, entre mes mots,
Entre mes maux et mon manque,
Entre tes émotions, à travers le filtre de tes mots et de tes émaux .
A travers toi. Toi qui captes la musique de mes paroles et me la renvoies en écho,
en résonance, à l'unisson.

Je me sens si proche de toi.
Je me sens plus proche de moi.
Je me sens heureux.


Tendresse
Un homme et une femme se cherchent,  chacun dans le miroir de l'autre.
Je vois beaucoup de tendresse dans leurs regards quand ils se regardent.
Je lis beaucoup de douceur dans leurs sourires quand ils se sourient,
beaucoup de chaleur dans leurs rires quand ils rient.
Je sens du sens dans leurs échanges,
j'entends du sens dans leur silence,
quand ils se contentent du bien-être d'être, ensemble.

Je perçois aussi beaucoup d'amour, mélange subtil de sentiments subtils qui lui donne corps et âme, comme cette touche indéfinissable qui caractérise tel café.
Je sens beaucoup de tendresse, de cette douceur qui aide à grandir et procure du plaisir
à donner et à recevoir.
Une montagne de tendresse.


Epilogue
Aujourd'hui, je referme les pages d'un livre que j'ai ouvert trop vite.
Pour apprendre à en écrire d'autres, pour explorer d'autres cieux,
pour vivre d'autres tranches de vie,
d'autres tranches d’errances.

L'expérience, c'est la somme des erreurs comprises,
la soustraction des illusions perçues et des paradis perdus,
… le produit d'un manque.
                       
J'ignore si le printemps sera là, mais la fin de l'hiver est proche.

Yên Hà (1990’s)

Printemps fou




Donnez moi seulement
le temps,
le temps de ressentir,
le temps de dire,
le temps de vivre
… le printemps
fou.

 

Donnez moi seulement
le temps…
d'attendre,
de m'attendre,
ma tendre,
ma complice,
m'accomplisse
s'accomplisse
… le printemps
fou.

Donnez moi seulement
le temps
d'apprendre
à prendre et à donner,
de comprendre
avec toi
… le printemps
fou.

Donnez moi seulement
le temps
de sentir,
de nourrir,
de mourir,
le temps
de renaître,
de grandir,
d'être heureux
… le printemps
fou.

Donnez moi seulement
le temps
de vivre
… le printemps
fou.


Yên Hà (1990's)

Feb 23, 2011

Liège: Còn một chút gì để nhớ?


 Phi trường Tân-Sơn-Nhất, Sài-Gòn, ngày 25, tháng 10, 1969. 

Trong bộ áo ba mảnh (costume trois-pièces) mới may, tôi hiên ngang đứng chụp ảnh với bố tôi bên cạnh con chim sắt khổng lồ Boeing 707 của công-ty hàng-không Air France sắp đem tôi đi nơi xa.


Năm đó, tôi vừa thi đỗ Tú Tài, và như đa số bạn học Jean-Jacques Rousseau, tôi đã làm đơn xin đi du-học. Lúc đầu, tôi xin học-bổng của chính phủ Pháp, tôi thi đỗ Baccalauréat, ban Toán, hạng Bình và ông tôi lại được huy-chương "Officier de la Légion d'Honneur" nên ông tôi bảo chắc chắn đơn tôi phải được chấp thuận và mình không cần làm gì hơn. Nhưng đơn tôi vẫn bị bác, có lẽ vì thiếu cái gì đó (?). Rồi tôi xoay ra xin đi du-học tự-túc bên Liège, vương-quốc Bỉ. Năm đó, liên-hệ giữa Pháp và Việt-Nam hơi lủng-củng nên không được đi Pháp, ngoài những người được học-bổng. Trong những nước dùng tiếng Pháp còn lại, có Gia-Nã-Đại và Thụy-Sĩ nhưng tiền học và đời sống bên ấy đắt lắm nên phần đông, mọi người đổ xô sang Bỉ. Năm đó, sinh-viên du-học bên Bỉ đông vô cùng, nhất là có thêm "promotion 68" năm trước bị kẹt lại, năm 1969 mới đi được.
Tuy học trường Tây, nhưng trước đó, tôi cũng chỉ biết nuớc Bỉ qua nhân-vật trinh thám Hercule Poirot mà tôi đã hằng đọc, cùng với những Sherlock Holmes, OSS 117, James Bond, Bob Morane,…, những sách tiểu thuyết tôi đi mượn ở Thư-Viện Pháp ở Sài-Gòn.

Sau một chuyến bay dài (hình như có nghỉ chân ở Dubai hay gần đó thì phải?), phi-cơ đáp xuống phi-trường Zaventem, Bruxelles, thủ-đô Bỉ Quốc. Xong hành lý, chúng tôi gặp một số các anh trong Ban-Chấp-Hành của Hội Sinh-Viên Việt-Nam tại Liège ra đón. Các anh hỏi mỗi người về địa-chỉ nào để hướng dẫn đường đi, nước bước và đến lượt tôi thì mặt tôi bỗng nghệt ra : hóa ra, tôi có làm đơn xin trường học nhưng chưa hề nghĩ đến chuyện sang bên ấy sẽ ở đâu ? Tôi còn đang gãi đầu, gãi tai, nhìn ngơ ngác thì thấy một anh chàng bên cạnh, mặt cũng đớ như tôi, hóa ra, trên đời này, không phải chỉ có tôi "ngáo". May thay, một anh đề-nghị : "Hay là thế này, chỗ tôi ở, đang có một phòng trống cho thuê, các anh lại đấy ở đi." Hai chàng "ngáo" nhìn nhau một thoáng rồi gật đầu. Thế là số mệnh tôi và P.A.T. (tự T.Nghị) đã được gắn liền một năm trời.

Rồi tôi bắt đầu sống cuộc sống mới. Lúc trước ở nhà, có ông bà, bố mẹ, cô chú, chị em, có cả chị giúp việc nhà, bây giờ sang đây, bất cứ việc gì, to nhỏ, đều phải lo lấy, tôi và P.A.T. chỉ biết dựa bên nhau mà sống, đôi khi nhớ nhà, hai thằng chỉ ngồi khóc tu tu.
Thuở đó làm gì có i-meo với webcam, điện-thoại thì gia-đình tôi không có nên chúng tôi chỉ liên lạc qua thư-từ, gửi bưu-điện lâu ơi là lâu. Lúc đầu, tuần nào cũng viết thư về mấy lần, tuần nào cũng có thư đọc, càng đọc càng buồn, càng viết càng khóc. Tôi biết trong đám sinh-viên du-học, có vài người chịu không nổi đã nhiễm bệnh tâm thần hay đã phải trở về nước.
Năm ấy, vào mùa đông, chúng tôi lần đầu tiên được thấy tuyết, được sờ tuyết, được biết cái cảm giác lạnh của tuyết, chúng tôi chụp ảnh gửi về nhà "khoe". (Nhưng cũng chính cái lạnh đó cũng làm chúng tôi buồn và nhớ nhà hơn).

Sống xa nhà nên tôi đã phải tự học làm đủ mọi việc : cắt tóc, giặt giũ, là quần áo, khâu vá, lên gấu quần và... nấu ăn. Tôi vốn dĩ háu ăn, lúc trước ở nhà hay lò mò xuống bếp làm nghề thợ gặm, nhón đầu gà, chân gà, vét sạch những món không dọn lên bàn. Thuở đó, nhất là bên Bỉ, làm gì có tiệm bán thục-phẩm Á-Đông như ở Maubert bên Paris ? Đôi khi thèm phở quá, phải lấy spaghetti ăn thay bánh phở cho đỡ thèm, sau này mới tìm ra một nơi bên Maastricht, nước Hoà-Lan bên cạnh (đi xe hỏa cũng không xa lắm), có bán một vài thực phẩm khô như mì gói, bún, bánh phở, nấm... Xin cám ơn người Hoà-Lan lúc trước đã sang xâm chiếm mấy nước Nam-Dương để bây giờ chúng tôi còn đuợc hưởng gia-vị quê-hương.

Sau một năm học trường Athénée Royal để thi vào trường kỹ-sư Đại-Học Liège, một lũ chúng tôi, P.A.T, H.Cò, 5Bê, H.Xề, D.Mập, FamineL., T.Em, L.Lèo, N.M.T., V.N.T.,..., đông lắm tôi nhớ không hết, mỗi ngày cắp sách đi học, gặp nhau ở Val-Benoît hay đôi khi ở Sart Tilman (thường dành cho Đại-Học Y-Khoa). Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng ra thư-viện ở trung-tâm thành phố, vừa để học, vừa để gặp gỡ bạn bè.
Gần đây, tôi được thấy hình ảnh Val-Benoît bỏ hoang, lòng cũng buồn rượi.

Ở Liège, lúc đó đông Việt-Nam lắm nhưng chúng tôi cũng đi chơi với nhau từng nhóm, từng băng, tùy theo nơi học hay chốn ở, hay mối quen biết trước. Có những "lò" như "lò 33 Augustins" (trong đó có tôi, C.Cùn, T., Đ.Rệp, H.Blue, T.Xế, C.Thiền, C.Còm... và có bà Dubois, người Bỉ duy nhất ở đó, ngoài trừ một cặp vợ-chồng bỉ-Việt), chi nhánh ở số 20 cùng đường; có lò "bd d'Avroy" ở đầu đường Augustins; có "lò Pont d'Avroy", ... 
Chúng tôi xuất thân từ một quốc-gia nghèo và chịu cảnh chiến-tranh, đột nhiên được sang sống một nước văn-minh, tự-do, lại không có ai kiểm soát và hướng dẫn, với cái tuổi trẻ bồng bột, tôi đã không biết chú-tâm vào công việc học và dành dụm để gia-đình bớt gánh nặng với tôi. Lúc đó, sinh-viên du-học chúng tôi được nhận-lãnh căn-bản mỗi tháng một trăm mỹ-kim, cộng thêm sáu trăm mỹ kim một năm, gọi là chi-phí phụ-trội và may-sắm. Một trăm năm mươi mỹ kim thuở đó đủ sống mỗi tháng, không dư giả nhưng so với ở nước nhà thì quả là hậu hĩ. Tôi biết có những người bạn đi du-học, chỉ biết cắm đầu, cắm cổ vào việc học, xong bốn năm lập tức trở về nuớc, tôi phải thú nhận có chút phần hổ thẹn, nhưng có lẽ đó là một trong những giá tôi phải trả khi đi du-học ?

Những lúc buồn một mình (P.A.T. được một năm thì dọn ra khi cô em gái sang), tôi chỉ biết ôm cái đàn ghi-ta (mua trong năm đầu và vẫn còn giữ ngày hôm nay) tửng tửng, phừng phừng trên những bài hát Trịnh Công Sơn, Lê Uyên-Phương hay những bài dân ca. Thuở đó, tôi học được vài "ắc-co" căn bản rồi tự học lấy nên trình-độ tầm thường lắm, chỉ biết chơi những loại nhạc này thôi. Có lần, nhớ nhà quá, tôi có hát và tự thâu "cát-xét" bài "Bông hồng cài áo" gửi về cho mẹ, và bây giờ, thỉnh thoảng, tôi vẫn lôi cái đàn ra khi nhớ mẹ.

Và tôi cũng bắt đầu viết lách, làm thơ, viết văn, thỉnh thoảng có đăng trên tờ báo thông-tin của Hội SVVN tại Liège. Trên phương diện này, tôi còn thua xa thằng T.Xế, nó viết nhiều lắm, thơ nào thơ nấy ướt sũng cả trang giấy, mờ cả chữ; tôi hiện còn giữ tập thơ "Bông hồng sụt sùi" của nó mà.

Đi chơi từng băng, từng nhóm nhưng thỉnh thoảng Hội SVVN có tổ-chức sinh hoạt chung để mọi người có cơ-hội tụ-họp với nhau, cũng vui, cũng bớt cô-đơn. Cơ-hội nhỏ thì tổ-chức ở "Foyer International des Etudiants" nhỏ nhưng miễn phí, lễ lộc lớn như Tết thì mướn "Salle de l'Emulation", sang trọng hơn.
Năm học năm thứ ba kỹ-sư, tôi "tình-cờ" ra làm Ban Chấp-Hành Hội. Quả vậy, năm đó, có một hôm, tôi mời bạn bè lại nhà chơi, (có nấu phở thì phải), ăn uống thỏa thích rồi đấu láo. Lúc đó trong thời kỳ thay đổi BCH hội như mỗi năm nhưng năm đó, đặc biệt chưa thấy có danh sách nào ghi tên ứng-cử cả, nên cà kê dê ngỗng một lúc, vấn-đề đó được đưa lên bàn hội-thảo. Tôi không nhớ rõ lắm sự việc xẩy ra sao, tôi chỉ nhớ là có thằng cà-quỷnh nào đột nhiên đùa chủ nhà một câu : " Ừ, thì mày cứ ra ứng cử đi, tụi tao nhất định sẽ bầu cho mày ! ". Thế là tụi nó ùa ùa đốc thêm vào; không biết hôm đó tôi có uống rượu say sưa như thế nào, tôi cũng hăng tiết vịt, chấp nhận lời thách-thức rồi danh-sách được thành lập ngay tối hôm đó, và được bổ túc vài hôm sau với những người vắng mặt hôm đó.
Đến ngày tổng-họp, chúng tôi đứng ra trình danh-sách ứng-cử. Phải giải nghiã thêm để bạn đọc hiểu, thuở đó, các chủ-tịch/phó chủ tịch ăn mặc đứng đắn, lịch-sự lắm, vét-tông, blazer, thắt cà-vạt tử tế, mà hôm đó có một thằng non choẹt nào, tóc dài, mặc cái blouson KQVN đứng ra đòi làm chủ-tịt thì thật là phát ghét lắm. (Thuở tuổi trẻ bồng bột, coi chừng bằng vung, tôi đâu có hiểu chuyện đó). 
Chúng tôi thắng cử, có lẽ vì chỉ có một danh-sách ứng-cử, và phiếu chống không phải là ít. Tôi còn nhớ hôm đó, thay mặt tân BCH, tôi cám ơn mọi người và hứa với những người đã không bầu cho chúng tôi là chúng tôi sẽ cố gắng để đạt được lòng tín-nhiệm của họ.
Hôm đó, tôi vừa được Đời dậy cho một bài học đáng giá.

Rồi chúng tôi bắt tay vào việc phụng-sự cộng-đồng. Những sinh-hoạt chính là Thể-Thao (tổ-chức đá bóng, bóng rổ, ping-pong, tennis... trong vùng Liège hay với các hội-đoàn bạn trong những dịp Đại-Hội Thể-Thao SVVN tại Âu-Châu), Xã-Hội (để trợ-giúp cá-nhân hay đoàn thể hay cứu-trợ nạn lụt ở Việt-Nam...), Báo Chí (với tờ Đất Nước làm cơ-quan ngôn-luận) và Văn Nghệ mà sinh-hoạt chính là đêm văn-nghệ Tết.

 Kỹ-thuật làm báo chúng tôi lúc trước thô sơ lắm, làm gì có máy vi-tính, làm gì có Internet ? Chúng tôi dùng máy đánh chữ tay, đánh trên từng tờ stencil, đánh sai, phải bôi corrector đỏ như thuốc đánh móng tay lên rồi đánh lại, xong rồi phải ra sức bỏ dấu, dấu hỏi, dấu ngã không được sai. Đâu đó rồi mới bỏ vào máy quay, quay mỏi cả tay, mực lem luốc cả quần áo, mặt mũi, hai tay, có khi in ra mờ quá hay lem quá, lại phải làm lại từ đầu. In xong, phải xếp trang, phải nối lại, phải đóng bìa. Thời buổi này, viết blog trở nên quá dễ, có mầu mè, có hình ảnh, có nhạc, có video, lại chả tốn một xu-teng.


 Tổ-chức Tết rất mệt nhưng cũng vui lắm. Mọi người xúm vào, mỗi người một tay, ai lo việc nấy, người trong ban tổ-chức thì lo điều hành, cổ động, giải quyết vấn đề. Tối và ngày cuối tuần, thông thường phải đi đón mấy cô đi tập hát, tập múa, xong phải đưa mấy cô về. May mà trong thời-điểm du-học, tình trạng trai thừa gái thiếu nên đưa đón các cô không thiếu những anh xung phong. Phần văn nghệ nhẩy đầm, đã có ban nhạc "Reason to live" với L.S. lead, H.Nivico guitar Ryhtm, D.Tê-lê-phôn bass, N.M.K. organ và H.K.L. trống. Ai đã ở Liège mà không nhớ những bài Santana họ chơi ? Tuyệt vời.

Tôi nhớ mãi Tết năm ấy, lần đầu tiên trong đời tôi đứng ra đọc diễn-văn mở đầu, trước gần ngàn khán giả, với ông-bà Đại-Sứ VNCH tại Bỉ ngồi hàng đầu cùng những quan khách quan-trọng khác. Thính phòng tắt đèn tối mù nhưng hàng đầu vì gần sân khấu nên tôi thấy rõ quan khách lắm. Tôi từ hậu-trường bước ra, đến bên máy vi-âm, hai chân tôi run lập cập, bài diễn văn tôi đã cố ý viết ngắn gọn mà tôi có cảm tưởng dài một thế-kỷ, tôi cũng không nghe, không nhớ tôi đã nói những gì nữa. 

Chuyện gì rồi cũng xong. Năm đó, chúng tôi nghĩ đã làm tròn trách-nhiệm. 
Riêng phần tôi, có lẽ quen mui, được mùi ăn mãi, nên sau đó đi Lille rồi Toulouse, tôi lại đứng ra điều hành hội. Có lẽ những kinh nghiêm này đã giúp tôi nhiều trong địa-hạt tổ-chức, quản-trị, và nhất là trong mối liên-hệ giữa người và người. Đứng đầu một tổ-chức bất vụ-lợi không phải dễ vì những người làm việc đều xung-phong đem công-sức mình ra đóng-góp cho cộng-đồng, có công việc nhưng không có chức tước hay lương bổng thì chỉ có thể "nhờ" họ chứ không thề "sai" họ như nhân viên dưới quyền mình được. Tôi cũng đã học hỏi nhiều trong địa-hạt này.

Nhớ lại thuở sinh-viên, với nhiệt huyết tuổi trẻ, hăng say tranh đấu cho lý tưởng, như muốn thay-đổi thế-giới hiện-tại. Biết bao lần, tôi đã say sưa hát "Việt-Nam, quê-hương ngạo-nghễ", "Tổ-Quốc ơi, tôi đã nghe", "Việt-Nam, Việt-Nam", "Con đường Cái Quan", đã hát "Nối vòng tay lớn"... trong những đêm lửa trại hay trong những buổi sinh-hoạt chung, đã bao phen muốn đóng góp cho quê-hương, cho đồng-bào mình. 
Nhưng rồi quê-hưong tôi vẫn chưa được thanh-bình, đồng-bào tôi vẫn chưa hưởng ấm no. Tại sao vậy ? Thầm nghĩ mà buồn tủi cho dân-tộc tôi.

Tất cả bây giờ chỉ còn lại kỷ niệm, đẹp có, buồn có. Kỷ-niệm bao giờ cũng chỉ là sau lưng, nhưng đến tuổi này rồi, tôi còn biết nhìn về đâu ?

Liège ơi, Còn một chut gì để nhớ ? Còn một chút gì để thương ?
Còn nhiều lắm chứ...


Yên Hà, ngày 23, tháng 2, năm 2011
Thân tặng những người đã đi qua đời tôi, trai gái, già trẻ, lớn bé, Việt Bỉ,
trong khoảng thời-gian du-học xứ Lôi-Kinh, vương-quốc Bỉ

Feb 18, 2011

Nhớ Paris


 
Chiều nay ngồi nhớ bên Paris
Bao nhiêu kỷ niệm, nhớ những gì ?
Nhớ từng hình ảnh, từng khung cảnh
Dồn dập bay về, ướt bờ mi.



Quay đi ngoảnh lại, thấm thoát tôi đã rời Paris hơn năm năm rồi mà cứ ngỡ như mới hôm qua. Ba năm đầu, tôi vẫn còn ông kháck bên Pháp nên vẫn còn bay qua, bay lại, ba bốn lần mỗi năm. Suốt thời gian này, tôi vẫn còn được nói tiếng Pháp, suy nghĩ tiếng pháp, thậm chí đến ngủ mơ cũng bằng tiếng pháp, cho nên tiếng Mỹ của tôi không tiến được bao nhiêu (Khá làm sao nổi khi tôi làm việc tiếng Pháp, nói chuyện tiếng Việt với vợ, tối thì xem phim Đại-Hàn có phụ-đề Việt ngữ hay Mỹ-bồi ?).

Bao nhiêu năm sau, tôi vẫn còn thích ăn cơm Tây, cắn miếng phó-mát, hớp ngụm rượu vang. Trời mùa đông, tôi vẫn còn nấu pot-au-feu, vẫn còn mê cái thú ấp ly cognac  trong lòng bàn tay và hưởng hương thơm của rượu. Trời mùa hạ, tôi vẫn làm taboulé ăn, tôi vẫn mê uống một ly pastis. Tôi vẫn còn biết "ga-lăng" với phái nữ, vẫn còn thích cái "lịch sự" trong cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, vẫn còn chú-trọng cái gọi là "petite touche personnelle". A la française.
Tôi đã trở thành công-dân Mỹ nhưng vẫn còn giữ quốc-tịch Pháp. Thân tôi đang sống bên Mỹ nhưng hình như "I left my heart in Paris" rồi thì phải.


Tôi nhớ mỗi buổi sáng ra tiệm bánh mì ở dưới nhà, mua ổ ba-ghét (nhưng mười thương ?) mà về đến nhà, ô hô, ổ bánh đã trụi mất một phần ba, còn lại quết bơ ăn, nhâm nhi với cốc cà-phê thơm nóng. Sáng chủ-nhật thì rảo một vòng chợ lưu động ngoài trời, mua cá tươi, rau cỏ, trái cây, lẫn bước với mọi người chung quanh mà cảm thấy vui vui, cho dù tôi không quen ai. Tôi nhớ Quận 13, không to như Phúc-Lộc-Thọ bên Cali, không nhỏ như chợ Phila chúng tôi hay đi bên này, vừa đủ để muốn mua gì có nấy mà không cảm thấy ngốt người.
Tôi nhớ vườn Luxembourg (Việt-Nam mình lúc trước dịch là Lục-Xâm-Bảo, nghe như tên tài-tử Trung-Quốc) trời mùa hè, ngồi trên cái ghế sắt sơn mầu xanh lá cây xậm, tắm nắng, đọc sách, viết lách, nhìn người qua lại và trẻ con nô đùa. Không-gian, thời-gian như lơ lửng, êm đềm, trong một cái douceur de vivre mà người Ý còn gọi là dolce vita.


Tôi nhớ cà-phê quán vỉa hè
Nhin người đi bộ, kẻ đi xe
Nhớ sông Seine dưới cầu lững thững
Bụi đường,khói thuốc, mắt cay xè…


Nhưng nhắc đến Paris, tôi không thể quên những quán cà-phê, một đặc điểm của Âu-Châu nói chung (pubs bên Anh, Ái-Nhĩ-Lan, tavernes bên Đức…), của Paris nói riêng. Ở đây, quán cà-phê không phải chỉ là nơi ngồi nghỉ chân, uống nước mà còn là chốn gặp gỡ bạn bè và có thể nói là một ngôi nhà thứ hai. Sáng sớm ra ngồi uống cà-phê, ăn "croissant" trước khi đi làm, giờ ăn trưa, tạt vào gặm ổ bánh mì "jambon-beurre", lúc rảnh ra ngồi đọc báo, đọc sách, nhìn người qua lại,thanh thản.
Cái không khí này đặc biệt này, tôi không có đủ ý, đủ chữ để diễn tả nó, nhưng có lẽ phần đông người nghệ-sĩ (văn-sĩ, thi-sĩ, họa -sĩ, nhạc-sĩ jazz…) đều cảm nhận được. Người nghệ-sĩ đến Paris không đi thắng cảnh mà chỉ cần ngồi quán cà-phê hay đi lang thang những khu Quartier Latin, Montmartre, Montparnasse, Bastille và thậm chí, nghĩa-trang Père Lachaise. Văn-hào Ernest Hemingway đã sống bao năm ở Paris vì theo lời ông nói, Paris là "where the most interesting people lived", hay là ông nói đến cái gọi là « tình người » ?
Nhạc Việt-Nam chúng ta không thiếu gì bài nói về Paris : Ga Lyon đèn vàngParis có gì lạ không em ?... Tại sao vậy nhỉ ?


Linh hồn Paris, tôi không biết dẫn giải, tôi chỉ biết tôi yêu Paris, tôi nhớ Paris như một người tình, như một người bạn, như một người mẹ, như… ?

Tôi lại nhớ Paris rồi.

 
Yên Hà, ngày 18, tháng 2, năm 2011

Feb 9, 2011

Bố đã đi rồi


« Con ơi, bố yếu lắm rồi… » giọng mẹ tôi rươm rướm trong máy vi-âm.
Bố tôi đang đau nặng, bố mắc phải chứng bệnh ung-thư lá lách, đến lúc bác-sĩ khám phá ra thì đã quá muộn.
Ba tuần trước, vợ chồng chúng tôi đã bay sang thăm bố, lúc bố còn ở nhà thương. Giờ thì bác-sĩ đã cho bố về, vì có ở lại họ cũng chẳng làm gì được hơn. Y-khoa đã thất thủ trước căn bệnh, chẳng còn thuốc thang chữa trị gì nữa, còn ăn uống thì còn có ít sữa chuyển qua ống dẫn thẳng vào bao tử, rồi một ống dẫn ra ngoài.
Bác-sĩ đã « cho » bố tôi một tháng, thế nhưng mẹ tôi gọi gấp mà nói như vậy thì tôi đã hiểu rồi. Ngày hôm sau, tôi lại lấy máy bay sang gấp, một phần để chăm-sóc bố trong người ngày giờ cuối của bố, một phần để gánh đỡ cho Mẹ trong công việc này.

Bố ơi, so với lúc còn ở nhà thương, Bố lại còn gầy hơn nhiều. Giờ đây, Bố chỉ còn da bọc xương, mặt Bố hốc hác, ánh mắt Bố như người mất hồn, nhìn Bố mà lòng tôi đau như cắt, hai mắt lại cay xè. Tôi cố cầm lòng để khỏi bật khóc.
Suốt mười ngày, tôi được hầu bố, phụ giúp mẹ. Tội nghiệp Mẹ quá, cả hai tuần nay chưa có thời giờ hay tâm-trí để đi gội đầu, có tôi sang, Mẹ mới được rảnh trí đi gội cho đỡ ngứa. Mẹ vốn tính cần cù, ngồi không không được, nay Bố đau nặng Mẹ lại càng bù đầu cả ba tháng nay, vừa lo, vừa mệt, vừa thiếu ngủ, nay Mẹ cũng đã bắt đầu đuối sức lắm. Vả lại, Mẹ không hay nhờ vả, không hay sai vặt cho nên tôi cứ phải để ý, có việc gì thấy thì tự làm, hoặc cứ phải bảo Mẹ : “Mẹ ơi, Mẹ để con làm đi.”
Tôi thương Mẹ vô cùng. Mẹ tôi mồ côi mẹ từ thuở bốn tuổi, sau đó lấy chồng, về làm dâu trong khi chồng lại hay đi làm xa. Mẹ đã bao lần ngậm đắng, nuốt cay, tôi lại nghĩ đến thân-phận người đàn bà Việt-Nam, cả đời chăm-lo cho cha mẹ mình, cho gia-đình chồng, cho chồng, cho con mà quên mất cả chính mình. Tôi nhớ lại thuở bé ở Sài-Gòn, có lần Mẹ bị cô em chồng bắt nạt nhưng vẫn cắn răng nhịn, tôi nổi nóng bênh Mẹ, giật lấy cái chiếu, cuốn lại để đánh cô (có lẽ tôi không dám dùng tay hay dùng gậy, sợ làm cô đau ?), và tôi bị ông nội phạt, bắt quì cả buổi chiều. Mẹ tôi không dám hở môi, chỉ thỉnh-thoảng liếc về phía tôi mà thở dài.
Những gì tôi học được, phần lớn ở nơi Mẹ vì Bố thường đóng quân nơi xa xôi. Mẹ truyền lại cho tôi cái tính tỉ-mỉ, tẩn-mẩn, tần-mần, cả cái tật “ngứa mắt”, cứ thấy việc là phải tự-động làm. Mẹ còn nói cái số vất-vả là như vậy thôi.

Mấy hôm đó, tôi để Mẹ ngủ phòng bên cạnh, còn tôi ở lại với Bố, ngả cái “phô-tơi” ra nằm canh chừng Bố, ngủ gà, ngủ gật vì sợ Bố có chuyện gì mà mình ngủ say không biết. Đôi khi mệt quá, tôi leo lên giường, nằm bên cạnh Bố và buộc một cái khăn vào Bố với tôi, để nhỡ Bố có lục-đục dậy thì tôi còn biết mà đỡ Bố.
Trong ngày thì có Mẹ, chị em tôi thì chiều tối sau công việc cũng chạy sang thăm Bố. Chúng tôi mỗi người một tâm-tư, mỗi người một nỗi buồn, không ai dám nói ra với ai, và không ai biết làm gì hơn nữa. Chúng tôi không còn biết bám-víu vào một cái gì, bao nhiêu hy-vọng thì đã lần-lượt tan vỡ như bong bóng, bao nhiêu mánh thâu lượm trên mạng hay qua người này mách, người kia nói, tất cả đều vô-hiệu (tôi nhớ hai vợ chồng chúng tôi có xuống L.A. tìm đến nhà anh một người bạn để xin về một ít lá đu-đủ cho Bố uống, rồi cũng như không). Chúng tôi chỉ còn biết bám-víu vào những ngày, những giờ, những giây phút cuối cùng bên Bố.

Rồi Bố ngỏ ý muốn làm sinh-nhật, cho dù ngày sinh của Bố là hai tháng sau. Chúng tôi lo tổ chức ‘’sinh-nhật’’ cho Bố, mua bánh trái, giăng đèn kết hoa, có cả cái bóng chúc tụng ‘’Happy Birthday‘’. Rồi cả gia-đình tụ-họp lại quanh Bố (có cả mấy người em Bố), thổi nến, hát ‘’Happy Birthday to you‘’, cắt bánh, tuy không dám có màn tặng quà.
Tôi không biết tâm-trạng Bố lúc này nghĩ gì, cảm-xúc gì. Được một lúc, Bố nghiêm-trọng lên tiếng, cám-ơn Trời Phật, cám-ơn đời, cám-ơn và xin lỗi tất cả mọi người - nhất là vợ - về những điều gì Bố đã có thể không phải với mọi người. Như một lời trăn trối cuối cùng.
Chúng tôi không biết làm gì khác là xúm lại ôm Bố, ngồi bên Bố, cầm tay Bố, ai nấy sụt-sùi, cố gắng để khỏi bật khóc. Mẹ tôi thì nước mắt ràn rụa, mù-xoa chấm mắt luôn tay.
Và tối ngày hôm sau , Bố nằm ngủ trên giường, nét mặt an-tịnh, hơi thở nhẹ và đều, chúng tôi ngồi đứng chung quanh, không một lời.
Hơi thở Bố mỗi lúc mỗi đều, mỗi lúc mỗi nhẹ, nhẹ dần, nhỏ dần … cho đến lúc không còn nghe thấy nữa.
Ngọn đèn cạn dầu vừa chợt tắt. Trên môi Bố, hình như nở một nụ cười.
Tôi chỉ muốn khóc rống nhưng mọi người đã có chỉ-thị : không được khóc, không được than, đừng để Bố luyến tiếc cõi trần, để Bố ra đi thảnh-thơi. Tôi lặng lẽ vào nhà tắm, ôm mặt khóc thút thít, trong khi mọi người bao quanh Bố và tụng kinh để hương-hồn Bố dễ siêu-thoát.
Một lúc sau, chúng tôi gọi 9-1-1 và bắt đầu thủ-tục hành-chánh và tối hôm đó, thi-thể Bố được đem đi nhà quàn.

Ngay ngày hôm sau, mẹ tôi bắt đầu dọn dẹp, như để xoá đi những dấu vết thương đau, để khỏi suy nghĩ mông lung, như phải bước nhanh để khỏi ngã quỵ. Tôi hiểu Mẹ và chỉ biết lặng lẽ phụ giúp.
Cả nhà lo ma chay cho Bố xong xuôi, tôi lại giúp Mẹ thu dọn tiếp. Tôi nhớ mãi cái bóng ‘’Happy Birthday‘’ tôi đem ra sau vườn thả bay đi, bóng cứ bay cao mãi đến tận đỉnh trời, tôi đứng nhìn theo gần nửa tiếng đồng hồ. Đưa tiễn Bố mãi đến lúc không còn thấy bóng dáng quả bóng nữa, tôi mới quay trở vào.
Mẹ tôi vẫn lầm-lì dọn, và dọn, và dọn. Những đồ-đạc của Bố, Mẹ giữ lại một ít làm kỷ-niệm (tôi cũng thế, sau này tôi vẫn còn mặc mấy cái áo len của Bố), còn lại đem cho, đem vất hay đem đốt. Mẹ tôi cũng quyết định dọn ra ở với bác và cô tôi, để ba chị em chung sống với nhau cho có bạn. Anh rể tôi là chủ căn nhà bố mẹ tôi hằng ở, có ngỏ ý mời Mẹ cứ ở lại, nhưng Mẹ làm sao có thể sống một mình trong căn nhà mang nặng bao nhiêu kỷ-niệm với Bố ?

Dọn nhà xong, mọi công việc cũng đã ổn định, có lẽ bây giờ mẹ mới phải đương-đầu với cái mất mát lớn lao nhất trong đời.
Người đi thì đã đi rồi, nhưng người ở lại mới thật là hụt-hẫng, cô-quạnh.
Tôi thương xót Mẹ quá, trong lòng không nỡ ra về nhưng con đường của Mẹ phải đi, chỉ có Mẹ mới đi được, không ai có thể thay thế.

Tôi lại nghĩ đến Bố. Mấy năm trước, trong một lần tôi sang thăm gia-đình, Bố tôi đã quần áo chỉnh tề, mặc vét-tông, thắt cà-vạt, chải tóc kỹ lưỡng để tôi chụp ‘’portrait’’ cho Bố. Bố nói để sau này còn có ảnh của bố để trên bàn thờ. Hôm đó, tôi phải chụp đi, chụp lại mấy lần vì tay tôi sao run quá.
Tôi là trưởng-nam trong gia-đình, lại là cháu đích-tôn nữa, nhưng tôi xa nhà từ thuở mười tám tuổi và vẫn còn xa nhà đến bây giờ, nên tôi chưa làm được gì giúp đỡ gia-đình cả. Bao nhiêu phận-sự của tôi đều đương nhiên truyền lại cho chị em tôi, việc này đã làm tôi buồn và ân-hận nhiều lắm. May mà lần này, trong những ngày cuối của Bố, tôi còn có cơ-hội sang hầu hạ Bố, phụ giúp Mẹ đôi chút nên lương tâm cũng đỡ cắn rứt.

Trên phi-cơ trở về New jersey, tôi đã bắt đầu viết bài này nhưng chỉ viết được mươi hàng, tôi đã phải đóng quyển vở lại vì cảm-xúc còn quá mạnh.
Mãi đến hôm nay, năm năm sau, tôi mới có can-đảm viết nốt.

Xin kính dâng Bố Mẹ, như lời tạ tội của đứa con bất-hiếu, như một lời tỏ tình đến trễ với Bố Mẹ mà con kính yêu. Lại một lần nữa, nước mắt chỉ chảy xuôi.


Yên Hà, ngày mồng 9, tháng 2, năm 2011

Tái Bút : Tôi đã chọn bút hiệu là Yên Hà vì mẹ tôi sinh trưởng ở Hưng Yên và bố tôi là người Hà-Nội (như tôi), đồng thời tâm nguyện tôi là có ngày được nhìn lại đất nước an bình.

Feb 8, 2011

Revue militaire de la Femme

Faites la cour et la guerre
Depuis le fameux slogan hippie, nous avons souvent opposé l’amour et la guerre, mais à bien regarder, se faire la cour, n’est-ce pas se livrer à une « drôle de guerre », avec toujours pour but la conquête d’un nouveau territoire ?
Et comme dans toute guerre, chaque camp a ses propres armes pour remporter la victoire, mais les hommes les plus puissants de tous les temps, de Jules César à Bill Clinton en passant par Samson et Napoléon, sont tombés, non pas sur le champ de bataille mais dans le lit en bataille, vaincus par une ennemie à laquelle ils n’étaient pas préparés.
Forts de ces expériences passées et afin que l’Histoire ne se répète pas, amis-machos, étudions ici les armes de la Femme puisque Sun Tzu nous avait appris à nous connaître et à connaître l’adversaire pour gagner chaque bataille.

Premier principe fondamental : ne jamais sous-estimer la puissance de feu de la flamme -oops- de la Femme. Elle a toujours plus d’une corde à son arc (art ?) et ses atouts sont légion (pas toujours étrangère).
Place à la parade militaire pour passer en revue tout son corps d’armée et commençons par ses yeux.
Félins, roucouleurs ou enjôleurs (enjoliveurs ?), ses yeux constituent le dispositif de renseignements et de détection : radars, sonars, sondes ou satellites, … avec lesquels Elle nous observe, nous épie et nous guette.
Mais attention, l’arme n’est pas passive : un battement de cils, un regard bien appuyé ou deux, trois larmes imperceptibles peuvent transpercer notre cuirasse en un clin d’œil.

La cible repérée, Elle va commencer subrepticement par l’arme diplomatique, domaine privilégié de la bouche, arme blanche (comme ses dents) par excellence.
Méfions-nous de cette moue boudeuse (ah, les lèvres de Brigitte Bardot !), de ce sourire mystérieux à la Joconde, et même de ce petit bout de langue furtif à la commissure des lèvres qui nous met sens dessus, dessous. Et au moment où nous nous attendrons le moins, paroles suaves, mots doux, et même petits baisers, selon la stratégie, viendront nous déclarer délicieusement la guerre.
Mobilisation générale ! Tout le monde sur le pont et Branle-bas de combat !

Ca y est, c’est la guerre. Elle va déployer ses troupes.
Avec un joli décolleté comme éclaireur, avancent majestueusement les chars d’assaut ou les autos blindées (c’est selon). La charge de la cavalerie, lourde ou légère, balaie tout sur son passage et peu de généraux y résistent : battre en retraite ou se rendre, il faut choisir.
Derrière la cavalerie, il y a bien sûr l’infanterie, armée de fond et de formes (souvent fort arrondies). Quelques déhanchements suggestifs et notre armée est acculée.
C’est à ce moment que surgissent les avions de chasse. Ses bras soyeux, terminés par des doigts fins et magiques nous encerclent et nous prennent en tenailles et par la taille.
Se glissent ses jambes, longues et merveilleusement galbées et, du haut de ses hauts talons,  l’artillerie nous pilonne sur les deux flans. Nous ne contrôlons plus rien et c’est la panique générale.
Dans un dernier sursaut, nous investissons son delta du Mékong où elle a établi son quartier général (QG, parfois appelé Point G). Elle contre-attaque et nous porte l’estocade avec l’arme secrète : le sous-marin atomique lance ses torpilles à têtes chercheuses et c’est Hiroshima et Nagasaki en même temps, par vagues successives.

Nous sommes vidés. A bout de munition.
Capitulation sans conditions.
Fin d’une bataille, et parfois d’une guerre. Annexion du territoire.

Yên Hà

Urbi hallucinatoire


La ville s'endormait ...
Et moi, je cherche toujours mon chemin dans ces coupe-gorges de Mégalopolis. Sur leur défilé entre Nation et République, les militants de la société anonyme avaient démonté toutes les plaques des noms des rues.

Où vais-je ? où cours-je ? dans quel état j'erre ? çà fait des heures que j'erre sans gérer quoi que ce soit d'ailleurs, et je commence à en avoir mais, marre : j'ai faim, j'ai froid et je crève de fatigue.
Le vélociraptor qui me servait de monture s'était fait faucher une patte par une soucoupe volante qui lui refusait la priorité. ( Quel c... ! ).
Ma combinaison électrothermolactyl est déchargée, complètement naze, et les deux pilules de ration K que j'avais avalées ce matin sont déjà métabolisées.

Autour de moi, la cité continue de recracher ses immondices, solides, liquides, gazeuses, et même humaines. Un gros rat hurle à la mort.
Quelle vision à pot catalytique.

Tiens, les vautours-éboueurs commencent leur tournée. Il ne faudrait tout de même pas qu'ils me prennent pour une poubelle, vu l'état dans lequel je suis. Et cette bande de pirates qui m'a repéré. Damned. Voilà qu'ils me filent le train, voilà qu'ils me coursent.
Ah, si je pouvais choper un taxi volant.
Ils se rapprochent, la fin est proche et mes proches vont avoir l'air fin.
Mais pourquoi moi ? Pourquoi maintenant ?
Pourquoi déjà et où aller ?
Soudain, une lueur d'espoir dans la nuit noire de mon existence : deux diamants, deux étoiles filantes qui déchirent les ténèbres et crèvent l'écran.
Ah, c'est toi, ma princesse. Tu es venue.
Boudiou, que tu es belle, Gretschen, dans ta frêle silhouette, campée sur ces jambes qui n'en finissent pas de m'achever.
Tu m'ensorcèles avec tes longs cheveux rouges qui balaient ma cour intérieure.
Nom de Diou, que tu es belle, avec tes grands yeux bleus qui fouillent mon cœur comme les phares de mon beau camion.
Ah, ma déesse, que je voudrais m'abîmer les yeux dans tes noix, heu non, me noyer dans l'abîme de tes yeux.

J'arrive, bien sûr, j'arrive.

Et ... Badaboum.
Qu'est-ce que je fous par terre, en bas du lit ?

Il est cinq heures,
Paris s'éveille.
Yên Hà

Le nu perdu


Je m'étais accepté sans fard, ni masque, face à mes émotions et à mes sentiments, fragile et vulnérable.
Sur mon chemin intérieur, j'avance à visage découvert et sur notre route, je voyage nu, sans honte et sans impudeur. En prenant tous les risques, ceux de gagner et ceux de perdre. Avec pour toute protection, la permission de faire confiance, de me faire confiance.

Car dans notre relation,
où en est la justesse ? où en est la justice ?
Qui m'en donnera le "La" ? Qui délivrera la sentence ?
Entre le glaive et la balance, j'ai peur.

J'ai peur pour l'oiseau-fou, dans le ciel tourmenté
de ses craintes et de ses désirs.
J'ai peur pour l'oiseau-fou qui s'en va quérir un peu d'herbe folle,
un peu d'herbe douce.

En a-t-il seulement le droit ?

Yên Hà

Plaie



Et la blessure est restée là, cicatrisée à l'extérieur, mais encore béante à l'intérieur. A vif.
Dans l'attente que les fées-mères reviennent un jour sécher mes pleurs et me prodiguer mille soins.
Tel un mirage, tel un fantôme enfoui dans le Jamais-Jamais de l'enfant-triste.
Triste sort que celui de l'enfant-triste.

Et la blessure s'est rouverte, telle une fracture mal soignée et qu'il faut recasser.
Pour me permettre de la cicatriser,
à la lame chauffée à blanc de ma souffrance.
Pour me permettre de la panser,
à l'onguent purificateur de mes larmes. …
Pour me permettre de revivre.
D'heu-reux vivre.

Mais pour l'instant, Dieu, que çà fait mal.

Yên Hà

Sans laisser tomber son rêve


Ce soir, l'Enfant-Perdu se sent bien perdu,
vraiment seul, terriblement triste.
A ses pieds, gît une part de rêve brisé en mille morceaux,
comme un château de sable balayé par une grosse vague.
Vague à l'âme.

Pourtant, ce rêve, il savait quelque part que ce n'était qu'un rêve,
trop beau pour être vrai, trop magique pour exister et pour durer.
Il s'était accroché à son petit nuage, il s'était décidé à rester un oiseau.
Rêver sans laisser tomber son rêve,
s'ouvrir à ses émotions sans censure,
se donner le temps de vivre et de découvrir ?

Je tombe des nues, nu et comme honteux de s'être trop dévoilé.
Je me réveille d'un rêve auto-bercé,
à moins que je ne me sois simplement trompé de rêve.
Je ne suis pas très sûr d'avoir tout compris,
ni très certain de n'avoir rien compris.

Je ne pense pas, je ne pense plus.
Je panse ma plaie qui suinte, le temps que revienne le soleil,
un peu de soleil dans l’eau froide.

Yên Hà

Enfants du manque

Main dans la main, nous cheminons, ensemble,
en suivant notre étoile,
sur un parcours initiatique,
traversé autant de grandes routes bien balisées
que de sentiers détournés,
à travers champs, à travers bois,
tantôt promenade, tantôt sprint,
en utilisant toute la palette des couleurs de nos émotions. 
Comme un long fleuve tranquille,
toujours le même 
mais jamais identique, avec ses crues et ses décrues,
portant dans son ventre, vie et non-vie,
emmenant dans ses eaux mille boues et mille trésors. 

Nous sommes des oiseaux tombés du même nid.
Nous sommes des enfants perdus de la même "sans-famille",
des enfants perdus qui se sont retrouvés pour mieux s'apprécier. 
Des enfants du manque.
Nous sommes des plantes-tuteurs, des plantes qui s'appuient les unes sur les autres 
pour grandir et fleurir,
ensemble, 
chacune avec ses racines.

Nous sommes les Peter Pan du vingt-et-une ième siècle .
Yên Hà

Sur le chemin du retour


Qu’ai-je fait de ma jeunesse ? Quelle jeunesse ? Je ne m’en souviens plus.
Arrivé aujourd’hui en haut de la colline, je me suis retourné pour réaliser que j’ai passé la moitié d’une vie pour apprendre à vivre l’autre.

D’errances en errances, de port en aéroport, de gare en hangar, entre deux espaces, entre deux temps, je n’ai toujours été que de passage. Tout ce cortège de passages, pas toujours sages, entre deux identités, entre deux âges.
Je suis né à Hanoi, le temps d’apprendre mes premiers mots et me voilà débarqué à Saigon, le temps de passer mon Bac (tiens, encore un passage) et je m’envole pour Liège, avant de descendre à Lille, puis jusqu’à Toulouse pour finalement remonter à Paris.

J’ai longtemps cherché mon chemin, mon Graal à moi, comme un pauvre lonesome cow-boy qui n’arrêtait pas de courir après les Dalton qui n’arrêtaient pas de s’enfuir. Le passé est toujours derrière soi, même quand on se retourne.
Ma place sur terre, je l’ai cherchée, à chaque endroit, dans chaque visage-miroir, après chaque nuage, derrière chaque mirage.

Mais je cherchais à l’extérieur, la solution à un problème intérieur et je manquais de mourir de soif au bord de la rivière.
Je voulais devenir quelqu’un, et je n’ai cherché qu’à devenir … moi-même, enfin … presque.
Car ma quête est loin d’être terminée, mais je commence à apprendre, je commence à comprendre ce que je suis venu faire sur terre.
Quelle est ma raison d’être, sinon que d’être ? Cette terrible vérité, j’ai fini par l’admettre. Vaincu, je rends les armes et ma corbeille d’illusions que j’avais amassées toute ma jeunesse durant.
Vivre ou ne pas vivre ? Vivre pour moi ou avec les autres ? Quelle place accorder à l’argent et au pouvoir ? Réussir dans la vie ou réussir sa vie ? Et l’amour dans tout çà ? Et ma famille et tous ces liens de sang ? C’est quoi, grandir ?
Me poser toutes ces questions, c’est déjà commencer à y répondre …

Me voici en haut de la colline. Il ne me reste plus qu’à redescendre, le corps un peu plus lourd et le cœur un peu plus léger.
Me voici riche, riche de toutes mes joies et de toutes mes souffrances, riche de toutes mes expériences, de ces expériences que mes aînés avaient essayé de me transmettre mais que j’ai dû ré-apprendre par moi-même.

Me voici au milieu du gué, je n’ai plus qu’à finir le voyage.

Il est midi, quand viendra minuit ?                                       

 Yên Hà, le jour de mon cinquantième anniversaire

Les mains

Sur les rondes collines qui frissonnent au rythme des dunes ondulantes, dansent les herbes blondes.
Ces arcades noires accaparent mon regard et appellent mes mains.
Cette frange de dentelle constitue-t-elle la frontière d'un no man's land ou est-ce plutôt une invitation à un jardin plus secret ?
Je pencherais pour l'invitation.
Clair-obscur objet du désir, l'émotion est un itinérant en voyage, un voyage qui ne compte ni début, ni fin. Pas de point de départ, point de port d'arrivée, rien que des escales. 
Une nuit d'escales.
Une nuit comme unité de temps. Unité de plaisir. Unité du plaisir.

Une main se tend. Viens, viens te recréer dans ma cour de récré.
Dix doigts s'entrecroisent. Magie de la rencontre.
Les doigts s'animent, glissent sur le lac des sens, ballerines légères et gracieuses, effleurent, agrippent, s'enfoncent.
Les mains parcourent la savane dorée, enveloppent, enserrent, s'attardent ou s'élancent, au rythme lancinant des tam-tam qui résonnent, à l'heure où la nuit tombe les rideaux pour réunir les amants.

Les corps abandonnent leurs cuirasses pour mieux s'abandonner.
En offrande.
Adagio, allegro, appassionato. Les formes s'enroulent, s'échappent, s'étirent  et se retrouvent.
Tango argentin, samba endiablée ou valse tourbillonnante,
c'est toi qui mènes la danse, c'est moi qui rythme les pas.
Entraîne-moi. Déchaîne-toi.
Le piano à quatre mains arrache des soupirs, extirpe des frissons.
J'aime l'écho de ces désirs et le trémolo de ces émotions.
A l'unisson.

Dix doigts de magicien, dix doigts de fée, vingt doigts enchanteurs,
Un divin cocktail de sensations
tout en couleurs,
Perles de sueur,
À fleur de peau.

J'aime ton corps. 
J'aime chaque parcelle de ton corps qu'explore chaque parcelle du mien.
J'enfourche mes désirs pour faire danser les tiens,
Chevauche ton plaisir à la rencontre du mien.
Doux murmures ou torrents impétueux, les sens échangent mille secrets.
Secrets d'alcôve.
Ultime transe sans danse, les mains tressaillent, se cabrent et retombent.
A bout de souffle.
Un arc-en-ciel traverse l'oasis de tendresse.
M'endormir dans la chaleur de tes bras, me réveiller à la langueur de tes doigts
... et repartir en voyage.


Yên Hà

Oublier l'inoubliable


Déjà l'hiver. Encore un hiver qui ira s'entasser avec d'autres hivers, dans un coin de l'armoire de ma mémoire.

Combien d'hivers se sont-ils ainsi écoulés, depuis ce jour où la vie t'a déposée délicatement sur le chemin de ma vie ? Je n'ai pas la mémoire des chiffres, mais je n'ai pas oublié cette tranche de vie peuplée d'émotions intenses, toute une palette allant de l'infra-bonheur à l'ultra-souffrance. Tous ces instants sont restés gravés dans mon espace-corps, enchaînés dans mon esprit-temps, milliers de brûlots qui éclairent mes jours et consument mes nuits.

D'autres tranches de vie sont venues s'empiler sur ma maison-vie, là où tu as toujours ta place, là où tu vas et viens, au gré du temps qui passe, au rythme des saisons qui s'envolent.

Souvenir arrivé trop tôt ou lendemain survenu trop tard, tu es là, lancinante et tenace comme un parfum ambré. Tu es toujours là, chère ... ?

Au fait, comment t'appelles-tu déjà ?

Yên Hà

Muse


D'où me viennent mes mots qui expurgent mon mal ?
D'où me viennent cette veine, ce sang, cette vie qui irriguent mon cœur,
qui expulsent mes cris et inspirent mes écrits ?
Qui es tu, ma muse,
toi qui cristallises mes fantasmes sublimes et sublimés,
mes émotions et mes sens, mon corps, mon cœur et mon âme ?
Mes émotions s'allient et s'affrontent sans jamais s'exclure.

Entends-moi
Ma bouche est là pour te le dire,
Ma plume est là pour te l'écrire,
Pour te le décrire,
Pour te le crier,
Pour te chanter ce que je ressens pour toi,
Pour te raconter ce que je vis pour moi,
Mille fois.

Et puis ma muse s’en est allée vagabonder, laissant ma plume se dessécher au milieu d’un vide terriblement vide. Où est-il, ce temps où mes mots parcouraient les vastes plaines de mon imaginaire et noircissaient les blanches prairies de mon cahier ?
Libres ils étaient, libres comme je devais l’être. Mais libres de quoi ?
Où est ma baguette de sourcier afin que de ma plume rejaillisse la semence créatrice ?

Et puis, sans trop savoir comment ni pourquoi, je me remets à écrire, à sentir ma plume glisser ou crisser sur le papier, à sentir mon cœur battre aux détours des mots qui me jouent parfois des tours.

Coquine de plume.
Nous jouons à cache-cache, à colin-maillard. Nous nous cherchons et nous nous échappons. Pour mieux nous retrouver, comme deux amants joyeux.
Mais aussi pour nous fâcher, laissant l’amant éconduit imploser de l’inexprimable,
comme tout artiste a connu ces frustrantes impossibilités.

Tel épris qui croyait prendre,
Tel est pris qui croyait éprendre.

J'ignore si nous vieillirons jamais ensemble,
mais je serais tellement heureux de nous voir grandir.
Ensemble. 


Yên Hà