UA-83376712-1

Labels

Oct 16, 2014

Jacques Brel, le troubadour à fleur de peau (1) : Le passionné


                    Après Ngô Thuỵ Miên et Charles Aznavour, j'ai voulu rendre hommage à un 
                    autre artiste qui aura marqué son époque, par son talent bien sûr, mais aussi
                    par sa personnalité tant controversée : Jacques Brel.
 « Je m’appelle Jacques Brel »
Jacques Romain Georges Brel voit le jour le 18 avril 1929 à Schaerbeek, dans la banlieue de Bruxelles, Belgique, pour s’éteindre le 9 octobre 1978 à Bobigny, France. A 49 ans.
Auteur-compositeur-interprète, acteur et réalisateur de son état, l’homme est cependant beaucoup plus difficile à décrire et apparait probablement comme l’un des artistes les plus controversés. Comme sa valse à mille temps, sa personnalité revêt mille facettes et tant de qualificatifs ont été utilisés pour le définir : l’abbé Brel, le troubadour prêcheur, le puriste, le révolté, l’anti-bourgeois, le misogyne, Don Quichotte, le généreux, l’ami fidèle, … et surtout l’écorché vif.
L’artiste a des choses à dire et il les dit, dans plus de deux cents chansons, le plus souvent chargées d’émotions, surtout dans sa manière « théâtrale » de les chanter. 
Le lecteur me permettra de parler de lui au temps présent car pour moi, il est et restera un merveilleux poète qui ne nous as jamais vraiment quittés, du moins dans nos cœurs :
   Six pieds sous terre,
   Jacquot,
   Tu chantes encore,
   Six pieds sous terre
   Tu n’es pas mort
 …

1. Jacques le passionné
C’est le moins qu’on puisse dire. L’homme a une passion inaltérée de la vie. Il ne fait pas semblant, il ne vit pas à moitié, il vit pleinement chaque émotion, chaque moment de la vie, jusqu’au bout, jusque dans la démesure, « jusque la déchirure ». Parfois têtu obstiné jusqu’à la mauvaise foi, parfois excessif dans ses colères mais aussi dans sa générosité et ses coups de cœur.
Sa véhémence et sa hargne sont d’autant plus cruelles et cyniques qu’elles sont dirigées contre sa propre éducation, ses propres origines. Issu d’une famille bourgeoise catholique flamande mais francophone, il n’aura de cesse de critiquer les Bourgeois, les Flamands et se méfiera même de Dieu.

Ni Dieu

Son éducation catholique, ses activités au sein de la Franche Cordée (mouvement de jeunesse catholique) et de la Fédération des Scouts Catholiques lui auront sûrement valu le surnom « l’abbé Brel » attribué par Georges Brassens.

Tout en restant un croyant et un homme de principes, il s'éloigne du dogme :
   C`est trop facile d`entrer aux églises
   De déverser toutes ses saletés
   Face au curé qui dans la lumière grise
   Ferme les yeux pour mieux nous pardonner
   Tais-toi donc Grand Jacques
   Que connais-tu du Bon Dieu
   Un cantique, une image
   Tu n'en connais rien de mieux…
   ... C'est trop facile
   C'est trop facile
   De faire semblant
(Grand Jacques, 1954)

   …Moi, moi, si t`étais l'Bon Dieu
   Tu n'serais pas économe
   De ciel bleu
   Mais tu n`es pas le Bon Dieu
   Toi, tu es beaucoup mieux
   Tu es un homme
(Le bon Dieu, 1977)

« Je crois que Dieu, ce sont les hommes et qu'ils ne le savent pas.  » (Jacques Brel).

Dans Les Flamandes (1959), il s'attaque à l'Eglise belge réactionnaire et au cléricalisme mais les Flamands belges se sentent beaucoup plus visés (nous en reparlerons plus loin).
   Les Flamandes dansent sans rien dire 
   Sans rien dire aux dimanches sonnants
   Les Flamandes dansent sans rien dire
   Les Flamandes ça n'est pas causant.
   Si elles dansent, c'est parce qu'elles ont vingt ans
   Et qu'à vingt ans il faut se fiancer
   Se fiancer pour pouvoir se marier
   Et se marier pour avoir des enfants
   C'est ce que leur ont dit leurs parents
   Le bedeau et même son Eminence
   L'Archiprêtre qui prêche au couvent.
 
   Et c'est pour ça, et c'est pour ça qu'elles dansent
   Les Flamandes, les Flamandes,
   Les Fla, les Fla, les Flamandes…

Ni maître
Il s’est également insurgé contre l’autre institution qu’est l’Armée, et La Colombe (1959), une chanson profondément antimilitariste sortie en pleine guerre d'Algérie, sera reprise par les opposants à la guerre du Vietnam :
   Pourquoi cette fanfare, quand les soldats par quatre
   Attendent les massacres sur le quai d'une gare?
   Pourquoi ce train ventru qui ronronne et soupire
   Avant de nous conduire jusqu'au malentendu?
   Pourquoi les chants les cris des foules venues fleurir
   Ceux qui ont le droit d'partir au nom de leurs conneries?
   Nous n'irons plus au bois, la colombe est blessée.
   Nous n'allons pas au bois, nous allons la tuer…


Ou encore :

   Quand on n'a que l'amour 
   Pour parler aux canons
   Et rien qu'une chanson 
   Pour convaincre un tambour...
(Quand on n'a que l'amour, 1956)

Dans la chanson Au suivant (1964), il fustige les « bordels militaires de campagne » consistant à « offrir des prostituées » aux jeunes appelés du continent :
   Tout nu dans ma serviette qui me servait de pagne
   J'avais le rouge au front et le savon à la main
   Au suivant, au suivant
   J'avais juste vingt ans et nous étions cent vingt
   A être le suivant de celui qu'on suivait
   Au suivant, au suivant
   J'avais juste vingt ans et je me déniaisais
   Au bordel ambulant d'une armée en campagne
   Au suivant, au suivant
 …
La chanson dégage un malaise certain et évoque de manière plus générale, la misère sexuelle.

Fils de bourgeois et Anti-bourgeois
« J’ai eu une enfance où il ne se passait presque rien ; il y avait un ordre établi assez doux. Ce n’était pas rugueux du tout, ce n’était pas dur du tout… C’était paisible et forcément morose…
 … Je vivais au sein d’une bourgeoisie prudente. Je m’ennuyais. Je ne crachais pas sur ce que je vivais, ni sur la bourgeoisie de mes parents ; non, je m’ennuyais
 …

... Je ne me souviens pas avoir vu mon père rire...»
En quelque sorte, il reproche à ses parents de l’enfermer dans cette « bourgeoisie prudente » et immobiliste, lui qui déborde de vie et qui ne rêve que « d’aller voir ». Comme si, piégé dans cette nasse familiale ( Mon père m'a encartonné - allusion à l'usine de cartonnerie de son père), il se démène pour arracher cette bourgeoisie qui lui colle à la peau, un peu comme Michael Jackson rejetait cette « noireté » qui lui servait de peau.

En tout cas, sa « haine » des bourgeois est féroce :
   … Les bourgeois c'est comme les cochons
   Plus ça devient vieux plus ça devient bête
   Les bourgeois c'est comme les cochons
   Plus ça devient vieux plus ça devient ...
(Les bourgeois, 1962     https://www.youtube.com/watch?v=q5djq141fsI)

Mais Brel ne biaise pas et dans le dernier couplet, il se peint comme « redevenu lui-même un notaire repus », car on n’échappe pas à sa condition :
   … Avec maître Jojo
   Et avec maître Pierre
   Entre notaires on passe le temps
   Jojo parle de Voltaire
   Et Pierre de Casanova
   Et moi, moi qui suis resté le plus fier
   Moi, moi je parle encore de moi…

Il faut écouter et surtout voir Brel chanter Ces gens là où il dépeint une famille de bourgeois typiques :
   ... Et puis, y'a l'autre…
   …Qui fait ses petites affaires
   Avec son petit chapeau
   Avec son petit manteau
   Avec sa petite auto
   Qu'aimerait bien avoir l'air
   Mais qui n'a pas l'air du tout
   Faut pas jouer les riches
   Quand on n'a pas le sou
   Faut vous dire Monsieur
   Que chez ces gens-là
   On ne vit pas Monsieur
   On ne vit pas, on triche…
Un cœur grand comme une cathédrale
Hargneux vis-à-vis de ce qu'il considère comme la bêtise humaine, il est tout aussi fidèle envers les amis que généreux.
A la chanteuse Isabelle Aubret, victime d’un terrible accident de la route, il a donné sa chanson La Fanette qu’elle voulait chanter, avec les droits d’auteur et d’édition.
Comme il a offert les droits de L’enfance à la fondation Perce-Neige de son ami Lino Ventura.
Comme, au sommet de son succès, il est revenu se produire plusieurs fois à l’Echelle de Jacob, petit cabaret de Suzy Lebrun qui lui avait prêté de l’argent pour remplacer sa guitare volée, à l’époque de ses débuts difficiles. Sans être payé, bien sûr, mais aussi en payant de sa poche, ses musiciens.
Le reste du temps, sa générosité est beaucoup plus discrète : tours de chants au théâtre municipal d’une ville quelconque, dans un centre pour enfants handicapés ou dans une maison de retraite…

   Y en a qui ont le cœur si large
   Qu'on y entre sans frapper
   Y en a qui ont le cœur si large
   Qu'on n'en voit que la moitié…
(Les cœurs tendres, 1967)

« J'aime beaucoup plus les hommes qui donnent que les hommes qui expliquent. » (Jacques Brel)
  
Chanteur, comédien et « allumeur de foules »
Ecouter Brel chanter c'est bien, mais le voir chanter est beaucoup mieux, bonheur que je n'ai jamais eu, son dernier concert ayant eu lieu en 1967, année où j'usais encore mes fonds de culotte au lycée à Saigon. Il faut dire que les jeunes de mon époque se pâmaient beaucoup plus pour Christophe ou Sylvie Vartan que pour Georges Brassens ou Jacques Brel que les stations de radio ne passaient d'ailleurs pas ou très peu. Et aujourd’hui, chaque fois que je visionne une de ses représentations sur YouTube, je me répète que, décidément, j'ai vraiment raté quelque chose.

Non, Jacques Brel n'est pas un chanteur de charme comme Sacha Distel ou Julio Iglesias et d'aucuns peuvent ne pas apprécier le chanteur. 
Non, Jacques Brel n'est pas beau comme Julien Clerc et il l'avoue: « Si j'avais été beau, je n'aurais sans doute pas eu de carrière du tout » et même qu'une de ses (nombreuses) maîtresses  disait: « Je le regardais dormir, mais qu'est-ce qu'il était laid.»
Ses dents chevalines, son grand corps maigre, ses longs bras ballants, sa démarche gauche font de son physique, un handicap difficile à dépasser, surtout à ses débuts et les critiques s’en donnaient à cœur joie. (Ceci n'est pas sans rappeler l’autre cas de « pas beau » qu’est Charles Aznavour.)
C’est donc pour lui un exploit que de réussir à attirer les spectateurs qui viennent le « voir » chanter. Car Jacques Brel ne chante pas, il raconte des histoires avec ses tripes. Au propre comme au figuré puisque, avant chaque lever de rideau, il est obligé d’aller vomir sa peur aux toilettes.
Sur scène, il y a bien sûr, le chanteur qui chante une chanson, mais surtout le comédien qui interprète une scène de vie et qui campe absolument les personnages de ses chansons. Il chante avec sa voix, mais surtout avec ses mimiques et ses grimaces, ses bras, ses mains, avec tout son corps, avec toute son énergie. Au point qu’au bout de la quatrième chanson, il est en nage comme un joueur de tennis disputant le cinquième set d’une finale de Grand Chelem.

Il n'allume pas les réverbères comme le personnage dans "Le petit Prince" de St Expupéry (un de ses livres de chevet). Lui, il allume les foules.
Grand Jacques ne fait pas semblant, surtout quand il chante. Il réussit même l'exploit de transporter par sa seule présence les foules américaines à New York ou russes à Moscou, publics qui comprennent même pas ce qu'il chante.

Ceci est d’autant plus extraordinaire que ce 
«galérien des galas» enchaîne entre 250 et 300 tours de chants par an (327 en 1962). Infatigablement. Sans compter qu'après chaque concert, il va encore fêter la troisième mi-temps, avec ou sans sa bande, jusque vers les six heures du matin pour se lever prendre son petit déjeuner vers les neuf heures du matin. Une santé de fer, je vous dis.
De passion en passion, passionnément
«Le talent, ça n’existe pas. Le talent, c’est d’avoir envie de faire quelque chose
Et des envies, Jacques Brel en a eues.

Après seulement quinze ans de métier et au sommet de la gloire, il arrête de chanter pour se consacrer à d’autres domaines : cinéma (dix films comme acteur et/ou réalisateur), comédie musicale (dont le fameux 
L'homme de la Mancha,) voile (sur son voilier L'Askoy), aviation (sur son bimoteur baptisé Jojo). Avec toujours la même passion.
Il a voulu chanter et il a chanté
Il a voulu jouer et il a joué
Il a voulu tourner et il a tourné
Il a voulu naviguer et il a navigué
Il a voulu voler et il a volé
… comme toujours…
(Idée inspirée par la chanson Vesoul)


 Décidément, Jacques Brel n’aura vécu que 49 ans mais il les aura vécues. Passionnément.
Jacques Brel vu par Octave Landuyt


Yên Hà, octobre 2014

Au prochain numéro : Jacques Brel et la difficulté d'être "Brelge"

Documents sources 
Grand Jacques : Le roman de Jacques Brel (Marc Robine), Editions Anne Carrière / Editions du Verbe (Chorus)

Jacques Brel, une vie (Olivier Todd), Robert Laffont, Paris, 1984

Jacques Brel

Jacques Brel, người nghệ-sĩ đầy nhạy cảm (1) : Kẻ đam mê



          Sau Ngô Thuỵ Miên và Charles Aznavour, tôi cũng muốn viết về một người nghệ-sĩ
          tài ba khác, với một cá tính thật đặc biệt : Jacques Brel.
 Tên tôi là Jacques Brel
Jacques Brel ra đời ngày 18 tháng 8, 1929 tại Scharebeek (ngoại-ô Bruxelles, Bỉ quốc) và mất ngày 9 tháng 10, 1978 tại Bobigny (Pháp quốc), hưởng thọ 49 tuổi.
Ông là một nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, đạo diễn nhưng miêu tả ông không phải là một chuyện dễ. Cũng như điệu "van" ngàn nhịp (valse à mille temps) của ông, con người của ông cũng vậy, đa dạng và vô cùng phức-tạp. Nói về ông, người ta đã thường nêu lên những cá tính như: Cha Brel, kẻ phẫn nộ, phản tư-sản, phản phụ-nữ, Don Quichotte, người hát dạo, người bạn trung tình, và nhất là người quá nhạy cảm.
Người nghệ-sĩ có bao nhiêu chuyện để nói và người đã nói lên trong hơn hai trăm bài hát đầy cảm xúc, nhất là với cách trình-diễn của ông trên sân-khấu.
Tôi xin được mạn phép nói về ông trong thời hiện-tại vì đối với tôi, nhà thơ tuyệt-vời này luôn luôn tồn tại trong thâm tâm tôi:
Trong lòng đất lạnh,
Jacquot,
Ông vẫn còn hát
Trong lòng đất lạnh,
Ông vẫn chưa chết…

1. Jacques Brel, người đam mê
Ông là một người đam mê trong cuộc sống. Ông không sống nửa chừng, ông không giả vờ, ông sống trọn vẹn mỗi cảm xúc trong mỗi giây phút của cuộc sống, không chừng mực, đến cùng cực. Đôi khi ông cứng đầu đến ngoan cố, nóng giận đến cực đoan, nhưng ngược lại ông cũng rất độ lượng và hào hiệp.
Thật mâu-thuẫn khi ông kịch-liệt chống lại cội-nguồn của mình, chống lại giai-cấp tư-sản của gia-đình mình, chống lại nền giáo-dục thiên-chúa giáo mình, chống lại dân-tộc tính “Flamand” của chính mình.

Không Chúa
Mặc dù ông đã được giáo huấn theo đạo lý Thiên Chúa giáo và hoạt động trong một tổ chức tín-đồ trẻ (La Franche Cordée), ông đã bắt đầu chống lại giáo-điều:

Bước vào nhà thờ thì dễ quá
Để xô ra bao điều dơ bẩn
Trước mặt ông cha đang nhắm mắt
Để tha thứ ta dễ dàng hơn
Im đi mày, Jacques
Mày thì biết gì về Chúa
Một câu thánh ca, một hình ảnh
Mày chả biết gì hết…
… Dễ quá, thật dễ quá
Khi ta giả vờ…
(Grand Jacques)

   … Nếu Chúa thật sự là Chúa
   Thì Chúa sẽ không hà-tiện trời xanh
   Nhưng Chú không phải là Chúa
   Chúa còn hơn vậy nữa
   Chúa là người…
(Chúa / Le bon Dieu)

« Tôi nghĩ có lẽ Chúa là loài người, nhưng chúng ta không biết thôi. » (Jacques Brel)


Trong bài « Đàn bà Flamand » (Les Flamandes), ông chỉ trích tập-đoàn tăng lữ của tổ-chức nhà thờ Bỉ nhưng chỉ gây phản ứng mạnh từ cộng-đồng Flamand của nước Bỉ. 
(Xin mời đọc thêm về vấn-đề này trong số sau.)

   Đàn bà Flamand khiêu vũ trong im lặng
   Im lặng những ngày chủ nhật rền vang
   Đàn bà Flamand khiêu vũ trong im lặng
   Đàn bà Flamand ít nói lắm
   Nếu họ khiêu vũ, đó là tại họ hai mươi tuổi
   Và hai mươi tuổi thì phải hứa hôn
   Hứa hôn là để thành hôn
   Thành hôn là để có con
   Bố mẹ họ nói như vậy
   Ông uỷ viên nhà thờ và tổng linh mục cũng nói vậy
   Vì vậy nên họ khiêu vũ
   Đàn bà Flamand, đàn bà Flamand…

(Đàn bà Flamand / Les Flamandes)

Không chủ
Ông cũng chống chiến-tranh với bài hát « Con chim bồ câu » (La colombe):


Tại sao phải đội kèn đồng khi binh lính xếp hàng bốn
Đứng chờ những cuộc tàn sát trên bến ga ?
Tại sao có chuyến tàu đầy nghẹt đang kêu ro ro
Trước khi đưa chúng ta đến những chỗ hiểu lầm ?
Tại sao có đám đông đến 
 ca và hoan nghênh
Những kẻ được đi, nhân danh điều ngu ngốc ?
Chúng ta sẽ không vào rừng nữa, chim bồ câu đã bị thương
Chúng ta sẽ không vào rừng, chúng ta sẽ giết nó

Ngoài ra, bài « Khi ta chỉ có tình yêu » (Quand on n’a que l’amour) đã được viết trong thời-kỳ chiến tranh bên Algérie :
   Khi ta chỉ có tình yêu
   Để nói chuyện với đại bác
   Chỉ có một bài hát
   Để thuyết phục một cái trống

Trong bài « Người kế tiếp » (Au suivant), ông chỉ-trích những nhà thổ quân-sự lập ra để hiến cho những người lính trẻ những « nữ hộ-lý » :
   Trần truồng trong cái khăn bông cuốn thành sà-rông
   Tay cầm xà-phòng, mặt đỏ tía
   Kế tiếp, kế tiếp,
   Tôi mới vừa đôi mươi và một trăm hai chúng tôi
   Lần lượt kế tiếp kẻ mình theo sau
   Kế tiếp, kế tiếp,
   Tôi mới vừa đôi mươi và tôi thành đàn ông
   Trong một nhà thổ quân đội
   Kế tiếp, kế tiếp
, …
Bài hát còn nói qua về những tình trạng tình dục thiếu tình yêu.

Con tư-sản và phản tư sản
«  Tôi đã có một tuổi thơ bình lặng, mọi việc đều ngăn nắp, thứ tự. Không có gì trục trặc, là khó khăn… Thật là thanh bình và tất nhiên là buồn tẻ…
Tôi lớn lên trong một môi trường tư sản rất thận trọng khiến tôi buồn chán lắm. Không phải là tôi than phiền gì về cuộc sống của tôi hay về giai-cấp tư sản của bố mẹ tôi. Chỉ có điều là tôi chán ngắt

... Tôi không nhớ đã thấy cha tôi cười...»

Tôi có cảm-tưởng là ông « trách » bố mẹ ông đã giam cầm ông trong cái  gọi là « tư sản thận trọng và bất động » đó trong khi ông đang tràn đầy sức sống và chỉ mơ được bay nhảy đó đây. Hầu như, tù túng trong cái bẫy gia-đình (Cha tôi đã đóng hộp tôi - ám chỉ xưởng làm các-tông của cha ông), ông vùng vẫy để thoát ra khỏi cái « tư sản » đó, như Michael Jackson sau ông, đã muốn từ bỏ cái làn da « đen đủi » của mình.

Dầu sao đi nữa, ông căm thù giới trưởng-giả đó một cách thậm-tệ :
   … Những kẻ trưởng giả cũng giống như heo lợn
   Càng về già thì càng ngu
   Những kẻ trưởng giả cũng giống như heo lợn
   Càng về già thì càng đần

Nhưng ông cũng rõ nơi mình xuất thân nên trong đoạn cuối, ông tự thuật mình như một công chứng viên về già :
   … Giữa công chứng viên với nhau
   Chúng tôi thường qua thời giờ
   Ông J. bàn về Voltaire
   Ông P. về Casanova
   Còn tôi, tôi là kiêu hãnh nhất
   Tôi vẫn bàn về tôi

(Những kẻ trưởng-giả / Les bourgeois    https://www.youtube.com/watch?v=q5djq141fsI )

Chúng ta phải nghe và nhất là xem Jacques Brel trình diễn bài « Những người đó » (Ces gens là), mô tả một gia-đình tư sản :
   … Và rồi, còn anh chàng kia…
   … Đi lo công việc
   Đầu độ mũ
   Người mặc áo
   Chạy chiếc xe be bé
   Anh rất muốn ra vẻ
   Nhưng chẳng ra vẻ gì
   Đừng có đòi trưởng giả
   Khi mình không có tiền
   Phải nói với ông rằng
   Những người đó,
   Họ không sống, ông ơi
   Họ không sống, họ giả vờ
(Những người đó / Ces gens là  https://www.youtube.com/watch?v=2FCqjm2Jwhk)

Một tấm lòng to như giáo đường
Ông rất kịch liệt đối với những điều xằng bậy nhưng ngược lại, ông rất trung thành với bạn bè và là một người rộng rãi và hào hiệp.
Khi cô ca sĩ Isabelle Aubret đã bị thương trầm trọng trong một tai nạn xe cộ, không những ông đã tặng cô bài « La Fanette » là bài nhạc của ông mà cô muốn hát, mà còn cho cả bản quyền để giúp đỡ cô.
Ông cũng đã tặng bản quyền bài « L’enfance » cho tổ-chức từ-thiện Perce-Neige của người bạn Lino Ventura.
Và ngay cả khi ông đã lừng danh trong làng nhạc, ông đã nhiều lần trở lại hát trong quán hát nhỏ L’Echelle de Jacob của bà Suzy Lebrun để đền ơn bà đã giúp đỡ ông trong những bước đầu. Không những ông không nhận thù lao mà ông còn bỏ tiền túi để trả lương nhạc công của mình.
Ngoài ra, lòng hào-hiệp của ông cũng rất kín đáo khi ông đi hát giúp cộng đồng những tỉnh lẻ, trong những trung-tâm săn sóc trẻ em khuyết tật hay trong những viện dưỡng-lão.

Có những người với một quả tim thật rộng lớn
Như ta có thể bước vào không cần gõ cửa
Có những người với một quả tim thật rộng lớn
Mà ta chỉ thấy có một nửa…
(Những quả tim dịu hiền / Les cœurs tendres)

«  Tôi thích những người hay cho hơn là những người hay biện bạch » (Jacques Brel)

Ca sĩ - Diễn xuất viên
 Nghe Jacques Brel đã thích rồi, nhưng xem Jacques trình diễn mới là tuyệt vời. Tôi chưa được diễm phúc đó vì buổi hát cuối cùng của ông là trong năm 1967 và năm đó, tôi mới còn học trung-học ở Sài-Gòn. Vả lại, trong thời-điểm đó, chúng tôi mê nhạc yé-yé của Christophe hay Sylvie Vartan hơn là những loại nhạc “có bề sâu” như nhạc Charles Aznavour hay nhạc Jacques Brel. Ngày hôm nay, khi tôi vào YouTube để xem lại những màn trình-diễn của Jacques Brel, tôi mới lại càng tiếc.

Jacques Brel không phải là một ca sĩ có duyên như Sacha Distel hay Julio Iglesias và cũng có một số khán giả không ưa thích ông.
Ông cũng không đẹp trai như Julien Clerc, điều ông đã tự thú: “ Nếu tôi có chút mã thì có lẽ tôi đã không thành công trên con đường này.” Một trong những người tình ông cũng đã nói: “ … Lúc đó, tôi nhìn anh ngủ, nhưng sao anh xấu trai quá…”
(Trường hợp của Charles Aznavour cũng tương tự vậy.)

Cho nên, khiến cho bao nhiêu khán giả kéo đến “xem” ông hát thật là một kỳ công. Quả vậy, Jacques Brel không phải là hát, ông kể chuyện với tim gan mình. Nghĩa đen và nghĩa bóng vì trước khi trình diễn, lần nào ông cũng phải vào nhà tắm để nôn mửa.

Trên sân khấu, người ca sĩ hát một bài nhạc như một diễn viên đóng một màn kịch đời. Ông hát với giọng hát, với sắc mặt, với tay chân, với toàn thân, với tất cả nghị lực của ông. Và hát đến bài thứ tư là người ông ướt sũng như một lực sĩ quần vợt đang tranh giải chung kết.
Không, ông không giả vờ, không bề ngoài, nhất là khi ông hát. Đến độ những khán giả Mỹ hay Nga không hiểu một chữ tiếng Pháp mà đi xem ông hát cũng phải đứng dậy vỗ tay.

Tôi không thể tưởng tượng ông có thể trình-diễn từ 250 đến 300 lần một năm (năm 1962, ông đã hát 327 lần). Nhất là sau mỗi màn hát, ông còn đi nhậu nhẹt cả đêm đến sáu giờ sáng. Khoẻ thật.

Từ đam mê này sang đam mê nọ
Không có gì là tài năng. Tài năng là khi mình thật sự mong muốn làm một việc gì” (Jacques Brel)
Những gì ông mong muốn làm thì nhiều lắm. Sau 15 năm trong nghề và đang trên đỉnh cao thanh danh, ông đã quyết định ngưng hát để có thời giờ thực-hiện những ước mộng khác: điện ảnh (diễn xuất và thực hiện phim), ca múa nhạc (comédie musicale), thuyền buồm, máy bay. Với cùng một niềm say mê.

Ông đã muốn hát và ông đã hát
Ông đã muốn đóng (phim) và ông đã đóng
Ông đã muốn quay (phim) và ông đã quay
Ông đã muốn bay và ông đã bay
Ông đã muốn lái (tàu) và ông đã lái
… cũng như mọi lần…
(ngẫu hứng từ bài hát Vesoul)

Đúng là ông chỉ sống được có 49 năm nhưng những năm đó, ông đã sống thật trọn vẹn. Một cách say mê.
Jacques Brel do Octave Landuyt vẽ

Yên Hà, tháng 10, 2014

Xin đón đọc số sau : Jacques Brel và "Bỉ tính"

Tài-liệu nguồn :
Sách: Grand Jacques : Le roman de Jacques Brel (Marc Robine), Editions Anne Carrière / Editions du Verbe (Chorus)

Sách: Jacques Brel, une vie (Olivier Todd), Robert Laffont, Paris, 1984

Jacques Brel

Ne me quitte pas / Xin em đừng bỏ anh


Bài hát Ne me quitte pas (Xin em đừng bỏ anhcủa Jacques Brel được viết năm 1959 khi tôi còn lêu bêu nơi trường tiểu-học. 
Đề-tài "chỉ" là một cuộc tình buồn, một lần xa cách như hàng triệu bài thơ, bài nhạc khác nhưng bài này xót xa, thống thiết làm sao.
Ne me quitte pas chắc hẳn là bản nhạc nổi tiếng nhất của ông và đã được dịch ra 15 thứ tiếng khác nhau.
Dịch ra tiếng Mỹ bởi Rod Mc Kuen, If you go away đã được trình bày lại qua hơn 270 bản khác nhau (chỉ tính trên đất Mỹ) bởi Terry Jacks, Franck Sinatra, Dusty Springfield, Shirley Bassey, Glenn Campbell, Tom Jones, Brenda Lee, Neil Diamond, Ray Charles, Cindy Lauper, Madonna,... 
Bản của Jacques Brel   https://www.youtube.com/watch?v=za_6A0XnMyw
Thân mời các bạn đọc bài nguyên văn qua hai bản tiếng Pháp và tiếng Việt.


Ne me quitte pas
(Jacques Brel)              

Ne me quitte pas
Il faut oublier
Tout peut s'oublier
Qui s'enfuit déjà
Oublier le temps
Des malentendus
Et le temps perdu
A savoir comment
Oublier ces heures
Qui tuaient parfois
A coups de pourquoi
Le cœur du bonheur
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas

Moi je t'offrirai
Des perles de pluie
Venues de pays
Où il ne pleut pas
Je creuserai la terre
Jusqu'après ma mort
Pour couvrir ton corps
D'or et de lumière
Je ferai un domaine
Où l'amour sera roi
Où l'amour sera loi
Où tu seras reine
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas

Ne me quitte pas
Je t'inventerai
Des mots insensés
Que tu comprendras
Je te parlerai
De ces amants-là
Qui ont vu deux fois
Leurs cœurs s'embraser
Je te raconterai
L'histoire de ce roi
Mort de n'avoir pas
Pu te rencontrer
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas

On a vu souvent
Rejaillir le feu
D'un ancien volcan
Qu'on croyait trop vieux
Il est paraît-il
Des terres brûlées
Donnant plus de blé
Qu'un meilleur avril
Et quand vient le soir
Pour qu'un ciel flamboie
Le rouge et le noir
Ne s'épousent-ils pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas

Ne me quitte pas
Je ne vais plus pleurer
Je ne vais plus parler
Je me cacherai là
A te regarder
Danser et sourire
Et à t'écouter
Chanter et puis rire
Laisse-moi devenir
L'ombre de ton ombre
L'ombre de ta main
L'ombre de ton chien
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas
Ne me quitte pas.
Xin em đừng bỏ anh
(Yên Hà phỏng dịch)        

Xin em đừng bỏ anh
Anh sẽ phải quên đi
Điều gì rồi cũng quên
Đã trôi qua hết rồi
Quên đi khoảng thời gian
Của những sự hiểu lầm
Và thời gian đã mất
Để tìm ra mọi cách
Quên đi những giây phút
Đã đôi khi giết mòn
Bằng những câu « Tại sao ? »
Quả tim của hạnh phúc
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh

Anh sẽ dâng tặng em
Những hạt ngọc mưa sa
Đến từ những vùng đất
Không có một giọt mưa
Anh sẽ đào lòng đất
Đến sau khi anh mất
Để phủ lên mình em
Nào vàng, nào ánh sáng
Anh sẽ dựng một miền
Nơi tình yêu là vua
Nơi tình yêu là luật
Nơi em là hoàng hậu
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh

Xin em đừng bỏ anh
Anh sẽ tạo cho em
Những câu nói vô nghĩa
Mà chỉ em mới hiểu
Anh sẽ nói em nghe
Chuyện đôi tình nhân kia
Đã hai lần cảm thấy
Con tim họ bùng cháy
Anh sẽ kể em nghe
Chuyện một vị vương quân
Đã chết vì chưa kịp
Được cơ hội gặp em
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh

Đôi khi người ta thấy
Những ngọn lửa phun toé
Từ một hoả diệm sơn
Mà tưởng đâu đã chết
Hình như ở đâu đó
Có những vùng đất cháy
Còn đem lại nhiều thóc
Hơn tháng tư dồi dào
Và khi ban đêm xuống
Để bầu trời rực sáng
Màu đỏ và màu đen
Có khi nào kết hôn
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh

Xin em đừng bỏ anh
Anh sẽ thôi không khóc
Anh sẽ thôi không nói
Anh sẽ trốn nơi đây
Để lặng nhìn ngắm em
Nhảy múa và mỉm cười
Và để lặng nghe em
Ca hát và cười vang
Hãy để anh được là
Bóng của hình bóng em
Bóng của bàn tay em
Bóng của con chó em
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh
Xin em đừng bỏ anh.


Ne me quitte pas (Ngọc Phú trình bày)

Ne me quitte pas (Jacques Brel)
Ngọc Phú trình bày
Thanh Tuyền đệm nhạc

Thân mời các bạn nghe.
Xin bấm vào link http://youtu.be/U0Ttvr7vTfk


Sao đành bỏ em (Thanh Tuyền trình bày)


Sao đành bỏ em (Nguyệt Ánh)
Thanh Tuyền trình bày

Thân mời các bạn nghe.
Xin bấm vào link      http://youtu.be/3Fmr7Gxx1ZM

Tiếng nước tôi : Văn học dân gian (4.2) / Dân ca / Trung Bộ

./.
4. Dân ca
4.1 Dân ca Bắc Bộ
./.
4.2 Dân ca Trung Bộ
Xin được phép ôn lại địa lý Việt-Nam.
Miền Trung (Trung Kỳ, Trung Bộ hay Annam thời Pháp-thuộc) gồm có :
- Bắc Trung Bộ : những tỉnh Thanh (hoá) – Nghệ (an) – (Hà) Tĩnh và (Quảng) Bình – (Quảng) Trị - (Thừa) Thiên ;
- Tây Nguyên (phần lớn là miền núi) : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng ;
- Nam Trung Bộ : từ Đà Nẵng xuống Bình Thuận ;
Hai vùng Bắc và Nam Trung Bộ còn được gọi là Duyên hải miền Trung.

(Sự phân-biệt này chỉ có tính cách hành-chánh chứ không bắt buộc phản ảnh văn hoá đặc-trưng của mỗi miền)

4.2.1 Lý
Lý là một thể loại đặc sắc trong dân ca Bình-Trị-Thiên, chính xác hơn là Trị-Thiên.
Lý là những bài hát giao duyên và Lý có nghĩa là hát của giai cấp dân quê (do chữ lý làng mà ra), so với Ca Huế thuộc giai cấp vua chúa, trí thức.
Tất cả điệu lý ba miền được thoát thai từ các bài hát chèo, ca Huế, hát tuồng, và hát cải lương.

Nếu Hò là loại thể dân ca gắn bó với môi trường lao động, mang đậm yếu tố dân gian, thì Lý, trong âm nhạc cổ truyền "Xứ Huế", là một gạch nối giữa hai thành phần cổ truyền dân gian và cổ truyền chuyên nghiệp. Lý cũng có nhạc tính cố định hơn hò, câu hát đều đặn, trong khi hò có thể thêm câu dài câu ngắn, tùy người hát.

Một vài bài Lý nổi tiếng của miền Trung :
Lý giao duyên   https://www.youtube.com/watch?v=EDkqZNxtAD8
Lý hoài Nam (Lý chiều chiều)   https://www.youtube.com/watch?v=ag9mGc88MfM
Lý mười thương   https://www.youtube.com/watch?v=STRPeFb0kSE

Lý qua đèo   https://www.youtube.com/watch?v=Uh-G3l5yVRQ
và nhất là Lý con sáo   https://www.youtube.com/watch?v=Jrdcl1hD-xg


Riêng điệu lý con sáo, chỉ với câu ca dao
    Ai đem con sáo sang sông,
    Để cho con sáo sổ lồng bay xa,

các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian đã ghi nhận sơ bộ có tới 30 bài, trong đó có 4 bài lý con sáo trung du Bắc Bộ trong hát ghẹo, 3 bài lý con sáo Bắc trong hát quan họ Bắc Ninh và hát trống quân, 1 bài lý con sáo Thanh Hóa, 4 bài lý con sáo Huế (Thừa Thiên - Huế), 2 bài lý con sáo Quảng (Nam Trung Bộ), và hơn 10 bài lý con sáo Nam Bộ.
Ở Thừa Thiên, khi hát bài lý con sáo, thay vì hát đoạn "ơi người ơi", lại hát "tang tình tang", cho nên bài lý con sáo còn được gọi là Lý tình tang.

4.2.2 Hò
Miền Trung là nơi tập trung của nhiều loại hò và nhiều giai điệu hơn hai miền Bắc và Nam.
Hò từ chữ mà ra, có nghĩa là làm cho giọng mình manh hơn. Do đó, Hò thường đi đôi với việc làm nặng như kéo gỗ, chèo thuyền, đập đạ, xay lúa, giã gạo… Nhưng hò cũng có thể hát lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè, lúc đám tang như hò đưa linh, và có khi dính liền với một vùng nào đó như hò Nghệ An, hò Thanh Hóa, hò Sông Mã, hò Ðồng Tháp.

mang tính chất tập thể, một người xướng (người hò chánh gọi là hò cái) rồi có những người cùng làm việc hò theo (những người phụ họa gọi là hò con).
Có ba loại Hò :
- Hò trong lúc làm việc: tiết điệu ăn khớp với động tác, và thường dùng những chữ như dô ta, rố khoan, hụ là khoan, vv...
 - Hò trong lúc nghỉ ngơi: thường là hò đối giữa trai gái có tính cách đùa giỡn, chọc ghẹo hay tỏ tình.
 - Hò trong lúc lễ hội: thường là hò đối đáp để tranh giải.

Hò còn được chia làm

Hò dưới nước : Hò sông Mã, Hò mái đẩy, hò rời bến, hò đò ngược, hò đò xuôi, hò mắc cạn, hò cập bến, hò mái xấp, hò mái nhì (điệu hò tiêu biểu cho hò Huế)   https://www.youtube.com/watch?v=ooMjxTBgsgw

Hò trên cạn : Hò nện  https://www.youtube.com/watch?v=O7XLsqFGzSk

Hò giã gạo   https://www.youtube.com/watch?v=MRUmi58HGoM
hò giã đậu, hò giã vôi, hò mài dừa, hò xay lúa,...

Hò Huế
Bình-Trị-Thiên là tên ghép của 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. 
Điều kiện lịch sử, địa lý và hành-chính tạo nên tính chất tương-đồng về văn hóa cho vùng này nên miền này còn được gọi là Xứ Huế. Tính chất đồng văn được biểu hiện rõ nhất trong hệ thống dân ca - nhạc cổ của xứ này. 
   Hò sinh hoạt vui chơi và Hò lao động sản xuất và nghề nghiệp ở Huế khá phong phú hơn các vùng Bắc Bộ, Nghệ Tĩnh và Nam Bộ.
   Nội dung phản ánh các câu hò trữ tình ở Huế là tiếng nói thắm thiết, giàu tình nghĩa, kín đáo, thương cảm và hướng nội. 
   Về hình thức nghệ thuật, ở Huế, thể thơ lục bát vẫn được dùng nhưng phổ biến hơn là thể thơ lục bát biến thể và song thất lục bát biến thể.
   Xét kết cấu thi ca, về mặt cấu ý, mỗi câu hò Huế bất kỳ dài ngắn đều gởi gắm ít ra cũng một ý tình trọn vẹn. 

Hò Bài chòi – Bài thai – Bài tiệm
Bài chòi một loại hình nghệ-thuật dân ca ghép với trò chơi dân-gian ở miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận (không kể vùng Tây Nguyên).

Hát bài chòi được tổ chức thành một lễ hội, ở làng quê vào dịp Tết Nguyên Đán.
Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương.


Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau.

Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô (hò) lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó "tới", xổ một hồi mõ dài. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên chòi để đánh dấu một lần thắng.
Để giúp vui cho cuộc chơi còn có một ban nhạc cổ gồm đờn cò, kèn, sanh, trống hòa tấu lên khi có chòi "tới".


Hò bài chòi của Huế có nhiều hình thức biến thái, ví dụ như hò bài thai hoặc hò bài tiệm.
   Hò bài thai là trò chơi nhỏ trong các phiên chợ. Người cầm cái có một cái bàn gỗ dán đủ các quân bài của bộ bài tới.Giữa bàn có một cái chén úp, trong đó người cầm cái đặt một quân bài bí mật, rồi hò lên một câu có nội dung gợi liên tưởng đến con bài. Người nghe suy đoán là con bài gì thì đặt tiền vào con bài tương ứng dán trên bàn gỗ. Đợi người chơi đặt xong, người cầm cái mở chén để công bố kết quả và chung tiền cho ai thắng cuộc.
   Hò bài tiệm cũng như hò bài thai, nhưng người ta cho con bài vào một hộp gỗ nhỏ treo trên cây, bên dưới ghi câu hò. Đợi mọi người suy đoán trong một ngày, người cầm cái mới cho mở hộp để phân định hơn thua.

Hát bài chòi sẽ là hồ sơ đề nghị di sản văn hóa phi vật thể cho năm 2015 và do viện âm nhạc Hà nội đảm nhiệm việc thiết lập hồ sơ. 


Xin mời các bạn xem/nghe:
Hat hội bài chòi tại Hội An   https://www.youtube.com/watch?v=_JaCzbV_8PY

4.2.3 Ví - Giặm Nghệ Tĩnh

Dân ca Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa...

Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là Dân ca Ví, Giặm.

Ví và Giặm xứ Nghệ có điểm chung là lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể; về thang điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát, được diễn xướng theo ba hình thức: hát lẻ, hát đối và hát cuộc (thi). 
Các cuộc hát nổi bật với lối hát giao duyên, thường có ba chặng: hát dạo, hát đối và hát xe kết. Mỗi bên hát phải có ít nhất hai, ba người, một người hát chính, người còn lại hát theo để đỡ giọng.

Dân ca Ví, Giặm đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia (2013) và đang làm hồ sơ do Viện nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật chủ biên để được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2014.


Hát Ví
Ví thuộc thể ngâm vịnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)
PGS. Ninh Viết Giao đã cho rằng, “Ví” là “với”, hát ví là hát với và “ví” là “vói”. Bên nam đứng ngoài ngõ, ngoài đường “hát vói” vào sân, vào nhà với bên nữ; hoặc đám con gái đang cấy lúa ở đỗi ruộng này “hát vói” sang khu ruộng bên cạnh đó với đám con trai đang nhổ mạ. Đó là một ý kiến đáng nghiên cứu.

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co dãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, âm vực của ví thường không quá một quãng 8. 
Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian, thời gian và tâm tính của người hát. 
Hát ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
Các lối hát được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, ...

Ví phường vải, thể loại phức tạp nhất vì có sự tham gia của các nhà Nho, các ông đồ Xứ Nghệcó quy cách và thủ tục hát chặt chẽ hơn cả, thường theo ba chặng:
chặng một có hát dạo, hát chào mừng và hát hỏi;
chặng hai là hát đố hoặc hát đối - yêu cầu đối tượng phải giải và đối;
chặng ba gồm hát mời, hát xe kết và hát tiễn 
(tương đương với hát Quan họ Bắc Ninh). 

Xin mời các bạn nghe:
Ví phường vải Đêm trăng   https://www.youtube.com/watch?v=yX3qYfOfBek

Hát Giặm
Hát Giặm là thể hát nói có nhịp điệu, tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh, phách nhẹ (nhạc cụ thường là phách), thường là nhịp 3/4 và 6/8.
Một bài Giặm thường dựa theo thể thơ ngũ ngôn hay vè (thơ 5 chữ) có nhiều khổ. Loại phổ biến là mỗi khổ có 5 câu, câu 5 điệp lại câu 4 nên được gọi là Giặm.
 

Quy trình hát Giặm về cơ bản cũng có ba chặng như hát Ví, song các bước thì không chặt chẽ, đầy đủ bằng.
Giặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể, khuyên răn, phân trần, bày giải. Cũng có loại giặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả giặm trữ tình giao duyên.
Có nhiều loại Giặm như: Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên, Giặm nói, Giặm vè, Giặm nam nữ, Giặm cửa quyền, Giặm xẩm,…

Giặm hay Dặm? 
Ý nghĩa của từ Giặm, có hai cách giải thích:
1- trong lúc hát đối đáp, câu của người trả lời phải chấp theo vần ở cuối câu của người hỏi. Sự chắp vần hay hát chắp vào ấy tức là giặm, để láy lại câu cuối;
2- chính vì câu láy ở cuối mỗi khổ, tức là câu nhắc lại ấy được gọi là câu dặm. Vì vậy mà nhân dân gọi thể loại này là hát dặm.

Có người viết 'giặm", lại có người viết "dặm" nhưng hình như "Giặm" đã được công-nhận một cách chính-thức.

Xin mời các bạn nghe:

Giặm xẩm thương  https://www.youtube.com/watch?v=N6n0_kPHXO8
Giận mà thương     https://www.youtube.com/watch?v=EmHVzhDWYqk



Yên Hà, Tháng 10, 2014

Xín đón đọc số sau: 
Tiếng nước tôi : Văn học dân gian (4) / Dân ca Nam Bộ


Để nghe nhạc cổ truyền Việt Nam, xin mời các bạn ghé vào trang Chim Việt cành Nam   http://chimvie4.free.fr/danca01.htm

Tài-liệu nguồn:

Sơ lược về dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
http://tranquanghai.info/p566-so-luoc-ve-dan-ca-viet-nam.html


Cổ nhạc - Dân ca   Chim Việt Cành Nam

http://chimvie4.free.fr/danca01.htm




Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
http://www.dsvh.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=623&c=41

Bảo tồn dân ca Vi, Giặm... Trần Hồng Cơ
http://tranquanghai1944.wordpress.com/2014/09/29/tran-hong-co-bao-ton-dan-ca-vi-giam-qua-thu-thach-cua-thoi-gian/


Hát ví trong dân ca người Việt ở xứ Nghệ, Lê Hàm
http://vanhoanghean.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/hat-vi-trong-dan-ca-nguoi-viet-o-xu-nghe