UA-83376712-1

Labels

Dec 9, 2018

Merry Christmas and Happy New Year

Tuyền-Phú xin thân chúc các bạn 
một mùa Giáng Sinh ấm cúng và hạnh phúc
và một năm mới 2019 tràn đầy Sức khoẻ, May mắn và Thịnh Vượng

Thân mời quí bạn
Đọc bài :
- Nhạc 60-70 của tôi (Phần 3) : Nhạc Pháp Yé-Yé
https://phu-tran.blogspot.com/2018/12/nhac-60-70-cua-toi-phan-3-nhac-phap-ye.html

- VN-VN : Đạo-nghĩa vợ-chồng và đám cưới Việt-Nam
https://phu-tran.blogspot.com/2018/12/vn-vn-ao-vo-chong-va-am-cuoi-viet-nam.html



Nghe nhạcLe temps de l'amour : Françoise Hardy
Thanh Tuyền and Hải Đăng Band @ Lycée Marie Curie 100th Anniversary Gala in Fairview, VA (September 2018)
https://phu-tran.blogspot.com/2018/12/le-temps-de-lamour-thanh-tuyen.html

Xem ảnh : Aloha Hawaii
Thân mời các bạn ghé thăm Thiên-đàng Hạ-giới Hawaii
https://phu-tran.blogspot.com/2018/12/aloha-hawaii.html

Đọc và cổ-động Artshare

Nhạc 60-70 của tôi (Phần 3) : Nhạc Pháp Yé-Yé

Phần 1 : Nhạc Việt-Nam
https://phu-tran.blogspot.com/2019/02/nhac-60-70-cua-toi-oan-ket.html

Phần 3 : Nhạc Pháp
Sau nhạc Việt-Nam và nhạc Anh-Mỹ, thân mời quí bạn thưởng-thức nhạc Pháp của tôi.
3.1 Nhạc Pháp những năm 50
Bố tôi và hai chú tôi lúc trước học trường Albert Sarraut ở Hà-Nội nên trong phần nhạc người lớn mà tôi được nghe lóm có cả loại nhạc Pháp. 
Những bài nhạc mà tôi được nghe đầu tiên không phải là nhạc của Christophe hay Françoise Hardy mà là những bài của Tino Rossi mà bố tôi hay thường ê-a : Le plus beau Tango du monde (Bài Tango tuyệt vời nhất đời là bài Tango mà anh đã được nhảy bên em) hay bài J’attendrai (Anh sẽ chờ… ngày đêm, anh sẽ chờ mãi ngày em trở về). 
Nơi đây, tôi phải mở ngoặc kép: Bố tôi còn rất thích bài Chung Thuỷ của Văn Phụng: Anh sẽ chờ khi nào em về… khiến tôi không khỏi tự hỏi hay là bố tôi vì ở trong nhà binh, không được đóng gần nhà nên đâm ra nhớ vợ? Đóng ngoặc kép.
Bố tôi còn thích Edith Piaf với dĩ nhiên những bài như La vie en rose, Je ne regrette rien.
Hai ông chú tôi thì lại thích ca sĩ trẻ hơn và bao nhiêu bài của Dalida tôi đã được nghe là từ hai ông này : Bambino, Gondolier, Come prima, Itsi bitsi petit bikini, Les enfants du Pirée, Le jour où la pluie viendra,…
Xem như vậy, bố mẹ và hai chú tôi đã đóng góp không ít vào sở thích âm-nhạc của tôi.

Phân-tích một chút, đến giữa thập-niên 50, những nhạc sĩ Pháp chịu nhiều ảnh-hưởng của Beaudelaire, Verlaine, Rimbaud,… những thi sĩ (thế-kỷ 19) chú trọng nhiều vào nhạc tính của ngôn-từ. Và cũng như nhạc tiền-chiến của Việt-Nam mình, nhạc sĩ Pháp hay phổ nhạc từ thơ mấy thi sĩ trên hay sau này từ Louis Aragon hay Jacques Prévert (tác giả của Les feuilles mortes - Autumn leaves).
Trong thanh-nhạc thời này, ca từ đóng vai chính. Tôi xin tạm gọi là “Nhạc ca-từ” để dễ phân-biệt với những thể-loại khác.

3.2 Nhạc Pháp những năm 60-70
Đầu thập-niên 60, nhạc phổ-thông Pháp xem như có hai dòng nhạc:
“Nhạc ca-từ” vẫn thịnh-hành đối với giới trung-niên và một phong-trào mới đặc biệt dành cho đám choai choai (trong đó có tôi).
3.2.1 Nhạc Yé-Yé thập-niên 60
Cuối thập-niên 50, phong-trào Rock and Roll cũng đã bắt đầu lan tràn sang Âu-Châu và từ năm 1961, nhạc Twist làm giới trẻ bên Pháp quay cuồng. Giới Marketing bèn tạo nên một phong-trào ca sĩ trẻ dành cho thế-hệ trẻ Baby boomer (sinh sau Đệ nhị Thế-chiến), dần dần mang tên Yé-Yé.
Từ Yé-Yé này xuất phát từ «Yes», đọc trại thành «Yeah», các ca sĩ Rock hay Twist hay pha thêm trong lúc hát mà những người dịch bài hát Mỹ ra tiếng Pháp biến thành «Yé». Từ đó biến thành Yé-Yé.

Ca nhạc sĩ
Năm 1966, để mừng sinh-nhật bốn năm thành-lập của báo Salut les copains, biểu-hiệu cho phong-trào Yé-Yé, nhiếp-ảnh gia Jean Marie Périer đã chụp một tấm hình được gọi là Photo du siècle (Tấm ảnh của thế-kỷ) quy-tụ gần hết các ca nhạc sĩ tiêu-biểu của thời này làm poster cho trang giữa của tờ báo. Thuở đó, tôi cũng có một tấm ghim trên tường.
Nếu quí bạn không nhận-diện được tất cả những khuôn mặt "quen thuộc" này, xin vào https://fr.wikipedia.org/wiki/Photo_du_si%C3%A8cle  để xem đáp số.
(Ngoài Salut les copains, báo Yé-Yé còn có Mademoiselle Age Tendre dành cho thiếu-nữ.)

Những nam ca nhạc sĩ Yé-Yé (Yé-Yé boys)
Chúng ta hãy bắt đầu với bộ ba đã đóng góp rất nhiều vào việc phổ-biến nhạc Rock-Twist bên Pháp thời đó, và có lẽ vì vậy đã chọn những nghệ-danh nghe rất Anh-Mỹ :
- Johnny Hallyday (tên thật là Jean-Philippe Smet), mới mất tháng 12 năm ngoái (2017), là một trong những ca sĩ Yé-Yé nổi tiếng nhất, với những bài đượm Rock, Blues và với phong-cách trình-diễn trên sân-khấu. Anh còn được ví như Elvis Presley của Pháp.
Bắt đầu thành công năm mười bảy tuổi với Souvenirs souvenirs (dịch từ Souvenirs của Cy Coben), Johnny đã lăng-xê nhạc Twist bên Pháp với Viens danser le twist (Let’s twist again), và nhanh chóng trở thành L’idole des jeunes (Teenage idol của Ricky Nelson).
Những bài hát nổi tiếng của Johnny thì nhiều vô số kể, phần lớn là dịch từ những bài tiếng Mỹ (ảnh-hưởng Mỹ đến từ Lee Halliday là chồng một cô em họ).
Một vài bài : Bonne chance (Charles Aznavour-Georges Garvarentz sáng tác để hát trong phim Cherchez l’idole), Le pénitencier (The house of the rising sun), Pas cette chanson (Don’t play that song), Quelque chose de Tennessee (Michel Berger viết), Cheveux longs idées courtes (để trả đũa Antoine đã hát Les élucubrations d’Antoine), …
Tiếng tăm Johnny còn được củng cố bởi đám cưới với nữ ca sĩ Yé-Yé Syvie Vartan suốt mười lăm năm.

- Eddy Mitchell (Claude Moine), cũng như người bạn Johnny, mê nhạc Rock và Gene Vincent, bắt đầu hát với ban nhạc Les Chaussettes Noires (ban đầu là Les Cinq Rocks), ban nhạc Rock đầu tiên của Pháp, nhưng chỉ được một năm trước khi anh ra hát riêng.
Vài bài với Les Chaussettes Noires : Be Bop A Lula, Eddy sois bon (Johnny B. Goode – Chuck Berry), La leçon de twist, Chérie oh chérie, Parce que tu sais, …

- Dick Rivers (tên thật là Hervé Forneri, nghệ-danh lấy từ nhân-vật đóng bởi Elvis Presley trong phim Loving you) là chàng ngự-lâm pháo-thủ thứ ba say mê Gene Vincent, Elvis Presley và nhạc Rock của Mỹ. 
Cũng như Eddy Mitchell, anh bắt đầu với ban nhạc Les Chats sauvages nhưng cũng chỉ được một năm rồi ra riêng. Vài bài nổi tiếng là Est-ce que tu le sais ? (What’d I say ?), Twist à Saint Tropez, …

Nơi đây, chúng ta phải nhận-xét là trong thời-kỳ nhạc này, ca sĩ là chính yếu, ban nhạc chỉ là phụ-thuộc. Les Chaussettes Noires và Les Chats sauvages chỉ được biết đến qua Eddy Mitchell và Dick Rivers. Ngoài hai ban nhạc này, hầu như không có ban nhạc nào nổi tiếng.

Nhạc Pháp ít "giựt gân" và ca sĩ thường hát những thể-điệu nhẹ hơn Twist-Rock.

- Christophe (Daniel Bellivacqua, gốc Ý) là một trong những ca sĩ tự viết nhạc cho mình. Anh bắt đầu nổi tiếng với bài Aline (hơn một triệu đĩa bán), sau đó là Les marionnettes, J'ai entendu la mer, Je ne t’aime plus, Excusez-moi Monsieur le professeur, Je suis parti, La danse à trois temps,…
Bước sang thập-niên 70, tiếng tăm có chút xuống, Christophe phải đổi phong cách, để râu và tóc dài và trở lại với Mal, Mes Passagères, Oh mon Amour, Main dans la main, … 
Rồi sự cộng-tác với Jean-Michel Jarre giúp anh thay đổi loại nhạc với Les mots bleus, L’amour toujours l’amour, Les paradis perdus,…
Sau đó, anh vẫn tiếp tục viết nhạc và đi trình-diễn cho đến 2014.
Christophe quả là một trong những ca nhạc sĩ phong phú nhất của thế-hệ Yé-Yé, xem danh sách những bài hát của anh mà chóng cả mặt. Ai đã hát tiếng Pháp thì không thể không hát Christophe.

- Salvatore Adamo là một ca nhạc sĩ khác, gốc Ý, sống bên Bỉ, rất thành công với những bài Tombe la neige (Tuyết rơi), La nuit, Mes mains sur tes hanches, Une mèche de cheveux, Vous permettez Monsieur, Ton nom, Viens ma brune và biết bao nhiêu bài khác. 
Nhạc của anh nhẹ nhàng, đầy thi tính và anh đã được « Giải quốc-tế thơ tiếng Pháp » (Grand prix international de poésie francophone) cho toàn bộ những bài hát của anh.

- Hervé Vilard (tên thật René Villard= RV, đọc lại là Hervé), lại một ca nhạc sĩ. Lúc mười chín tuổi, anh viết bài hát nổi tiếng nhất của mình : Capri c’est fini. Sau đó sẽ có Mourir ou vivre, Fais la rire, Pedro, J’ai envie (de vivre avec toi), Ne te marie pas Sophie, Il faut croire en demain, …
Các bà Fans của Hervé Vilard xin chớ buồn vì anh này đã từng công bố tính đồng-tình luyến-ái của mình rồi.

- Richard Anthony (Ricardo Abraham Btesh gốc Syria, đạo Do Thái, mất năm 2015) được biết đến với những bài J’entends siffler le train (Five hundred miles), Aranjuez mon amour, La leçon de twist, Let’s twist again, …

- Claude François bắt đầu sự-nghiệp với Belles ! Belles ! Belles ! (Girls girls girls của Phil Everly - Everly Brothers). Biệt hiệu Cloclo, anh này rất được ưa chuộng nhờ loại nhạc, phong cách hát và trình diễn độc nhất vô nhị, rất “bốc”, vừa hát vừa nhảy (ảnh hưởng của Tina Turner), lại có kèm theo những vũ công sexy (Les Claudettes / Clodettes, giống như những Ikettes của Ike & Tina Turner).
Những bài hits của anh : Pauvre petite fille riche, Si j’avais un marteau (If I had a hammer - Pete Seeger), Donna, Donna, J’y pense et puis j’oublie, Alexandrie Alexandra, Je sais, … và nhất là Comme d’habitude sáng tác chung với Jacques Revaux và Gilles Thibaut. (
Bài này Paul Anka viết lời tiếng Anh cho Frank Sinatra là My way, nổi tiếng toàn cầu.)
Năm 1978, trên đỉnh vinh quang, Claude François bị điện giựt trong phòng tắm và chết… vô duyên.

- Antoine (Pierre Muraccioli) là một ca nhạc sĩ “lập dị” (nổi tiếng với áo sơ-mi hoa), không giống ai : Kỹ sư Centrale, một trong những trường lớn nhất Pháp, anh lại chỉ làm những nghề khác : viết nhạc và hát (Bài đầu tiên, Les élucubrations d’Antoine, chỉ nói nhăng nói cuội đúng như định nghĩa của chữ "élucubrations" nhưng lại rất thành công và những bài của anh nêu lên những vấn-đề chính trị, xã-hội, tôn giáo,…). Ngoài ra, anh đóng phim, làm phim, chụp ảnh, chu du trên biển từ đảo này sang đảo nọ cả mươi năm trời.
Nói tóm lại, anh đã sống cuộc đời hoàn toàn theo ý muốn của anh và ca nhạc chỉ là một giai-đoạn ngắn trong đời.

- Jacques Dutronc, một ca nhạc sĩ khác thường kiểu Antoine.
Nhạc của anh cũng là loại « tản mạn » trên trời dưới đất và nhịp điệu cũng rất lạ nhưng lại rất thành-công: Et moi, et moi et moi ; Les cactus ; J’aime les filles ; Il est cinq heures, Paris s’éveille ; Les Play boys ; …
Anh còn là diễn viên trong 48 cuốn phim và đã được 6 giải Oscar.
Vợ anh là nữ ca sĩ Françoise Hardy nhưng chỉ được sáu năm.

- Alain Barrière (Louis Bellec) kỹ sư Arts et Métiers (trường rất nổi tiếng) chuyển hướng sang ngành âm-nhạc.
Ca nhạc sĩ này bắt đầu nổi tiếng với tác-phẩm đầu tay Elle était si jolie và sau đó Ma vie sẽ là thành công lớn nhất của anh.
Những bài khác : Tu t’en vas (hát chung với Noëlle Cordier),  Emporte moi, Rien qu’un homme, A regarder la mer, Alors adieu, Mon improbable amour, …

- Serge Gainbourg (tên thật Lucien Ginsburg, gốc Do Thái) là một nghệ-sĩ có tài (ca nhạc sĩ chơi nhiều loại đàn, hoạ sĩ, viết phim, quay phim, đóng phim) nhưng mặc cảm, truỵ lạc, thích khiêu khích và gây tai tiếng hơn ai hết.
Nhạc anh thường nghĩa đôi và những bài nổi tiếng là : Je t’aime, moi non plus (hát chung với Jane Birkin, nàng thơ và bạn đường anh suốt mươi năm), 69 année érotique, Lemon incest, Je suis venu te dire que je m’en vais, Ballade de Melody Nelson, La Javanaise, …
Serge Gainsbourg mất năm 1991 lúc 62 tuổi.

- Hugues Aufray (Hugues Auffray) là ca nhạc sĩ chơi đàn ghi-ta. Nhạc anh ảnh hưởng Folk (anh hát lại khá nhiều nhạc của Bob Dylan), khá lãng mạn và hay nói về hành trình, tình bạn, sự tôn-trọng, …
Tôi thích nhất những bài Céline, Stewball, Santiano, …

- Michel Polnareff (gốc Nga) là một ca nhạc sĩ có tài. 
Những bài thành công của anh là : La poupée qui fait non (đầu tay), Love me please love me, Âme câline, Sous quelle étoile suis-je né ? Le bal des Laze, On ira tous au paradis, Holidays,…

Nhưng giới truyền-thông không mấy thích anh vì tướng dạng và lối sống của anh. Ai cũng nhớ hình ảnh một nghệ-sĩ tóc dài quăn nhuộm vàng và cặp kính đen viền trắng thật to (anh cận thị rất nặng) và tấm bích-chương anh khoe mông (không dám đăng nơi đây).




- Enrico Macias (Gaston Ghrenassia, gốc Algérie) : Nguồn nhạc Ả-Rập của anh cho chúng ta những điệu Rumba (La femme de mon ami, Enfants de tous pays, Adieu mon pays, Les gens du Nord, Solenzara...), Tango (L’amour c’est pour rien), và cả Valse (Paris tu m’as pris dans tes bras), … để hát dạ vũ tiếng Pháp. 
Xin cảm ơn Enrico.



Còn những nam ca nhạc sĩ khác tôi đã nghe như : Frank Alamo (Biche, ma biche), Pascal Danel (La plage aux romatiques, Les neiges du Kilimandjaro),  Lucky Blondo (Sur ton visage une larme), Michel Berger (viết nhạc nhiều hơn là hát),...

Những nữ ca nhạc sĩ Yé-Yé (Yé-Yé Girls)
- Sylvie Vartan (Sylvie Georges Vartanian, gốc Bulgaria-Armenia) là nữ ca sĩ thành công trong nghề, không phải nhờ « răng hở » duyên dáng hay nhờ ông phu-quân là vua Rock Johnny Hallyday, mà nhờ đường lối làm việc rất chuyên-nghiệp kiểu Mỹ, từ lối tổ-chức show, phong-cách dàn cảnh hay trình-diễn, trên sân-khấu quốc-tế.
Bắt đầu nổi tiếng với Quand le film est triste (Sad movies), cô còn rất nhiều bài mà fans của cô không thể không biết, không nhớ : La plus belle pour aller danser (hát trong phim Cherchez l’idole), Tous mes copains, En écoutant la pluie, L’homme en noir, Le loco-motion, Il y a deux filles en moi, La Maritza, …

- Françoise Hardy đặc sắc ở điểm cô tự viết nhạc-lời (không như các nữ ca sĩ khác chỉ biết hát) và những bài của cô phản ảnh tâm tính nhút nhát, hoài nghi của cô đối với liên-hệ trai-gái. Nhạc của cô : Tous les garçons et les filles, Mon amie la rose, La maison où j’ai grandi, Le temps de l’amour, Ton meilleur ami, J’suis d’accord, Ça a raté, L’amour s’en va, Je n’suis là pour personne, …
Ngoài âm-nhạc, cô còn chuyên về khoa tử-vi.

- France Gall (Isabelle Gall : cô phải đổi tên để khỏi trùng với nữ nghệ-sĩ Isabelle Aubret) thì chúng ta phải biết với những bài nhạc phần đông viết bởi Serge Gainsbourg và Michel Berger : Ne sois pas si bête, N’écoute pas les idoles, Laisse tomber les filles, Sacré Charlemagne, Poupée de cire poupée de son, Les sucettes (bài này Gainsbourg viết có nghĩa đen nhưng cô không hiểu), Samba mambo, Ella elle l’a (Berger viết để vinh danh Ella Fitzgerald), …
Cô mất đầu năm 2018 (chồng cô là Michel Berger mất năm 1992).

- Sheila (Annie Chance) là nữ ca sĩ tôi không thích nhất, không biết vì hai cái búi tóc của cô, vì giọng hát the thé hay vì phong cách của cô ? Những bài của cô mà tôi đã phải nghe : L’école est finie, Pendant les vacances (All I have to do is dream của Everly Brothers), Ecoute ce disque, Bang Bang (Bang Bang của Sony Bono, Cher hát), … 

- Tini Yong (Tôn Nữ Thị Thiên Hương) là nữ ca sĩ Yé-Yé  gốc Việt, nổi tiếng được vài năm dưới sự dìu dắt của Henri Salvador với bài Tais toi, petite folle. Sau đó, cô trở lại nghề cũ là tiệm ăn Á-Đông.
Nơi đây, chúng ta cũng phải nhắc đến chị Bạch Yến cũng đã sống bên Pháp trong thời-kỳ này và đã được hãng Polydor mời thâu đĩa. Chị cũng đã xuất-hiện trên chương-trình Ed Sullivan và trình-diễn trên nhiều sân-khấu quốc-tế.

- Dalida (Iolanda Cristina Gigliotti, gốc Ý, sinh tại Cairo, Ai-Cập) từ thập-niên 50 đã tiếp tục cống hiến những bài hát bất hủ như Le jour le plus long, À qui?, Amor amor, Mamy Blue, Parle plus bas, Paroles paroles (với giọng phụ-hoạ của Alain Delon), Besame mucho, J’attendrai, … một số bài đã được hát lại theo thể-điệu Disco.
Năm 1987, cô tự tước lấy sự sống sau nhiều năm với bệnh trầm cảm. Bài hát “trăn trối” của cô là Mourir sur scène.

Có những nữ nghệ-sĩ tôi ít nghe hay ít nổi tiếng hơn là Michelle Torr đã một dạo sống chung với Christophe), Catherine Ribeiro, Chantal Goya (sinh ở Sài-Gòn, vợ của Jean-Jacques Debout, chuyên hát những bài dành cho trẻ em).




Trong thời này còn có một nữ ca sĩ có tuổi hơn mà thằng con trai mới lớn tôi thích (có lẽ vì cặp mắt rất liêu-trai của cô ?) là Marie Laforêt với những bài Mon amour, mon ami ; Viens sur la montagne ; Le vin de l’été (Summer wine); Les vendanges de lamour ; Viens, viens ; Je voudrais tant que tu comprennes ; Marie colère, Marie douceur ; …



Những cặp nghệ-sĩ Yé-Yé
Đôi khi Chàng Yé-Yé cặp với Nàng Yé-Yé (dù chỉ một thời gian) thì đôi ta lại càng nổi hơn. Đó là trường hợp của:
Johnny - Sylvie ; Jacques Dutronc - 
Françoise Hardy ; Michel Berger - France Gall (cả hai đều đã ra đi) ; Serge Gainsbourg - Jane Birkin ; Jean Jacques Debout - Chantal Goya ; Stone - Charden (L’Avventura, Le prix des allumettes) ; Christophe - Michelle Torr ; …

Vài nét so sánh nhạc Yé-Yé Pháp với nhạc Pop Anh-Mỹ
Anh và Mỹ dùng chung ngôn-ngữ và văn-hoá tương đối gần nhau nên nhạc Anh hay Mỹ lúc đó tôi cũng khó mà phân biệt. 
Ngược lại, ngôn-ngữ, văn-hoá, hệ-thống tư-tưởng Pháp thì khác hẳn cho nên phong trào Yé-Yé vẫn giữ nhiều đặc-tính của Pháp cho dù ảnh-hưởng nhạc Anh-Mỹ trên nhạc Yé-Yé không hẳn là ít, rất nhiều bài hát Pháp là dịch từ những bài Mỹ.
Nếu so sánh hai dòng nhạc thì :
- Nhạc Anh-Mỹ dựa rất nhiều trên những ban nhạc (The Beatles, The Rolling Stones,...) tự viết và chơi nhạc của mình, tuy rằng ca sĩ độc-lập không phải ít. 
Như đã nói, ca sĩ Yé-Yé là chính yếu và nhạc Yé-Yé ít chú trọng vào phần âm-nhạc.
Thẳng thắn mà nói, riêng về phần âm-nhạc, hoà âm và ban nhạc, nhạc Yé-Yé không mấy xuất-sắc so với Anh/Mỹ.
Một lý do khác có lẽ vì nhạc Yé-Yé nhằm mục-đích Marketing nhắm vào giới trẻ nên ít chú-trọng phương-diện nghệ-thuật (?)

- Các thể-loại nhạc Anh-Mỹ rất phong-phú (Rock, Folk, Country, Jazz, Blues, Soul,… chưa kể những thể loại hỗn-hợp) trong khi nhạc Yé-Yé hầu như không có nhiều thể-loại.  Đi hát nhạc Pháp mà phải chơi phần dạ vũ thì thật ít lựa chọn lắm.
Có lẽ vì, như đã nói trong phần nhạc thập-niên 50, truyền-thống nhạc Pháp chú-trọng nhiều phần ca từ (?)
Một lý do khác : chúng ta cũng phải hiểu rằng người Pháp nói chung không dễ hoà-nhập vào văn-hoá mình những phần « ngoại lai ». Vài thí-dụ : ngôn-ngữ Pháp ít dùng những từ không xuất-phát từ gốc La-Tinh trong khi khoảng 30% từ-vựng Anh đến từ tiếng Pháp ; lễ Halloween của Mỹ cũng đã thất-bại trong việc xâm-nhập vào Pháp, …(?)


Ngoài nhạc Yé-Yé ra, trong số sau, chúng ta sẽ nói đến những loại nhạc và những ca sĩ phổ thông khác thời bấy giờ, và nhất là dòng nhạc mà tôi tạm gọi là nhạc ca-từ.
https://phu-tran.blogspot.com/2019/02/nhac-60-70-cua-toi-oan-ket.html


Yên Hà, tháng 12, 2018

Tài-liệu nguồn:
Wikipedia

VN-VN : Đạo Vợ Chồng và Đám Cưới Việt-Nam

Luật của Tạo Hoá là một người đàn ông và một người đàn bà gặp nhau, yêu nhau và sống với nhau, sinh con, đẻ cái để “vĩnh truyền tông tộc”, duy-trì nòi-giống như mọi sinh-vật. Hàng hàng lớp lớp.
Người Việt tha-hương đã bắt đầu cấy lại gốc rễ nơi xứ người và con cái chúng ta đã và đang lấy chồng, lấy vợ, sinh con, đẻ cái. Có lẽ chúng ta cũng nên nhắc nhở lại chút ít về liên-hệ vợ-chồng và nghi-thức để chính-thức hoá liên-hệ đó là tục-lệ đám cưới của người Việt-Nam.

1. Đạo-nghĩa vợ chồng
1.1 Ý nghĩa của hôn nhân
Trước hết, giữa một đôi nam-nữ sống với nhau như vợ chồng nhưng không làm đám cưới và một cặp vợ chồng có làm hôn thú, có khác biệt gì không?
Nói một cách khách-quan thì hôn-nhân cũng là một là một sự cam-kết giữa hai người, được chính-thức hoá trước luật-pháp cũng như trước gia-đình và thân-hữu đôi bên, với tất cả những ràng buộc, trách-nhiệm mà đôi bên không thể tránh, trên phương-diện tinh-thần cũng như hành-chánh.
"Vợ là cái rợ buộc chân, Chồng là cái gông buộc cổ"
Cho dù thời buổi này, lấy nhau, bỏ nhau đã trở thành chuyện thường tình nhưng hôn-nhân vẫn là một quyết-định tối quan-trọng cần phải cân nhắc kỹ-lưỡng trước.

1.2 Quan-hệ gia-đình
Có được một gia-đình thuận-thảo, thương yêu, với điều-kiện sống tương đối đầy đủ, với các mối quan-hệ khả ái, biết hướng thượng, vươn lên… đó là mơ ước của bất cứ một con người bình thường nào, và ở đây, Phật gọi đó là Hạnh Phúc. Trong những điều-kiện cơ-bản của hạnh phúc, thì quan hệ hôn nhân và những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ hôn nhân, mà ở đây gọi là đạo nghĩa vợ chồng, là một trong những yếu tố nổi trội và quan trọng hơn cả.
Trong liên-hệ gia-đình, bố mẹ-con cái hay anh-chị-em là những liên-hệ máu mủ không có gì có thể xoá bỏ được.
Mặt khác, hai người hoàn toàn xa lạ gặp nhau và sống với nhau suốt đời lại tạo nên một quan-hệ tối quan trọng khác. Thật vậy, chúng ta có thể sống chung với bố mẹ, với con cái, với anh chị em khoảng chừng hai mươi năm nhưng chúng ta sống với vợ/chồng mình đến cả sáu mươi năm cơ mà? (dĩ nhiên không kể những trường-hợp ly-hôn).
Quan-hệ vợ-chồng trong gia-đình là như vậy.

1.2 Duyên - Nợ - Phận - Nghiệp
   Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
   Vô duyên đối diện bất tương phùng

(Có duyên thì cách xa ngàn dặm cũng gặp, Không có duyên thì đối mặt cũng vẫn cách xa)
Dưới ảnh hưởng Tam Giáo, đặc biệt là Phật giáo, người Á Đông chúng ta rất tin duyên số.
(VN-VN : Tín-ngưỡng người Việt https://phu-tran.blogspot.com/2018/04/vn-vn-tin-nguong-nguoi-viet.html )

Hai người gặp nhau, một chuyện hình thành, thậm chí mua nhà được hay không, điều gì cũng do căn Duyên.
Hai người thích nhau rồi, có đi xa hơn được hay không còn tuỳ chữ Nợ. Chữ “Nợ” đây không bắt buộc phải nợ nhau tiền bạc hay ân oán gì, mà phải hiểu theo nghĩa rộng là có một liên-hệ gì chưa giải-quyết xong ở kiếp trước. Cứ xem như người Mỹ dùng chữ “unfinished business” cho dễ hiểu.
Đã có duyên để gặp nhau, có nợ để chung sống với nhau nhưng đôi khi hôn-nhân cũng đổ vỡ là do Phận. Có thể nói là nợ đã hết, cũng như khi nợ trần đã tẩy sạch thì chúng ta lìa cõi đời này mà đi.
Cho nên yêu ai mà không được yêu, cưới ai mà không bền là do duyên số, chẳng nên bận-tâm quá làm gì.
Nói như vậy nhưng không có nghĩa là đạo Phật chủ-trương bi-quan, thụ động. Kinh Phật còn có một khái-niệm rất quan-trọng là Nghiệp (Karma): tất cả những gì mình đã làm và sẽ làm ảnh-hưởng đến số-phận của mình. Cho nên chúng ta phải biết tu tâm để làm chủ số phận mình một phần nào, để có được một cuộc sống hạnh-phúc.

1.3 Đạo-nghĩa
Lấy được người mình yêu là một chuyện, giữ được người ấy suốt đời bên mình mới là khó.
Sống ở đời đã không phải là dễ, sống “lệ-thuộc” vào một người khác, cho dù bởi sự lựa chọn, lại còn khó gấp mấy lần. Vậy phải sống như thế nào cho phải đạo vợ-chồng, để có được một mái nhà êm ấm?
Kể ra hết thì dài giòng lý-thuyết lắm, tôi chỉ cố gắng nhớ vài điều thần chú vậy 
thôi :
- Tương đồng: đồng vợ-đồng chồng, hạp với nhau về cách suy nghĩ, quan-niệm sống, sở thích,…
- Hiểu nhau: yêu mà không hiểu thì cũng sẽ có hiểu lầm, dần dần sẽ đưa đến rạn nứt,
-
 Chân thật với nhau, Tin tưởng lẫn nhau,
- Yêu thương,
- Độ lượng, khoan dung,
- …

Những điều phức-tạp nhất có lẽ ra nằm trong phương-trình đôi: 2=1 và 1=2.
2=1 : Hai người đã trở thành một cặp (người ta thường ví vợ chồng như một đôi đũa) để chia xẻ cuộc sống với nhau nhưng điều đó có nghĩa là mỗi người phải “mất” đi một nửa của chính mình và nhận vào một nửa của người kia. Người Tây phương gọi vợ chồng là “cái nửa của tôi” và vợ chồng Việt-Nam gọi nhau là “Mình” (người kia đã trở thành chính mình). Sống một mình quen rồi thì sống “hai mình” dĩ nhiên thật là khó và có những người chọn lựa ở giá vì không chấp nhận mất tự do được (?).
Nơi đây, khi tự ái (yêu mình) lớn hơn tình yêu (yêu người) thì sống chung thật là khó.


1=2 : Gọi là một cặp nhưng vẫn gồm có hai người khác nhau và mỗi người vẫn “có quyền” sống phần riêng tư của mình. “Mất” một nửa của mình không có nghĩa là mất hết và nhận một nửa của người kia không có nghĩa là nhận hết.

Hai phương-trình hầu như trái ngược nhau mà chúng ta cứ phải giải suốt năm này, tháng nọ. Cho nên chỉ có cách là nhường nhịn lẫn nhau cho êm nhà, yên cửa và cái nhẫn cưới đeo trên tay nhắc nhở chúng ta chữ “nhẫn nhịn”.
“Một sự nhịn, chín sự lành”, “Chín bỏ làm mười”, “Chuyện to hoá nhỏ, chuyện nhỏ đừng xé to”, bao nhiêu tục-ngữ, thành-ngữ để nhắc nhở chúng ta.
Nhưng phải “Có qua, có lại mới toại lòng nhau” đấy nhé.
Nói thì dễ, làm mới thật là trần ai.

2. Đám cưới Việt-Nam
Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt nói chung rất đa dạng, phong phú.
Thuở xưa, hôn nhân được cho là hỷ sự của một đời người, hôn nhân là ngọn nguồn, là cội rễ của đời sống lứa đôi hạnh phúc, vì vậy nhất thiết phải được sự đồng ý của đôi bên cha mẹ. Theo thời gian, sự tiến bộ và phát triển của đời sống xã hội kéo theo nhiều sự thay đổi trong các phong tục, nghi thức của một đám cưới. Nhưng nói chung người Việt ta vẫn giữ những nghi-thức cơ bản của một lễ cưới hỏi trọn gói : lễ Dạm Ngõ, lễ Ăn Hỏi và lễ Đón Dâu (lễ Cưới Hỏi).
Ngày giờ mỗi nghi-thức đều phải chọn lựa kỹ lưỡng để đưọc “ngày lành, tháng tốt”.

2.1. Lễ dạm ngõ
Còn gọi là lễ chạm ngõ, đây là một lễ nhằm chính-thức hóa quan-hệ hôn nhân của hai gia-đình. Lễ này không còn theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia-đình để nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân, cũng như để hai gia đình quen biết nhau rõ hơn.
Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản là trầu cau (là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng trong cổ tích Việt Nam), đôi khi có thêm chè thuốc, kẹo với số lượng chẵn. Hai nhà nói chuyện để xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn, bước đầu để chuẩn bị tiến đến hôn nhân.

2.2 Lễ ăn hỏi
Còn gọi là đám hỏi, đây là lúc nhà trai đến nhà gái để xin hỏi cưới cô gái, là một thông báo chính thức về sự kết giao hứa gả của hai gia đình và hai họ. Lễ vật của lễ ăn hỏi là tráp ăn hỏi, thường là số lẻ 5, 7, 9 hoặc 11 tráp, và số đồ lễ thì phải là số chẵn.

Đồ lễ ăn hỏi thường có là bánh cốm, bánh su sê (còn gọi là bánh phu-thê), mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay, những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền.
Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới có thể hiểu là để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái, cũng như để biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Cô gái đã nhận lễ vật chính thức trở thành cô dâu tương lai của chàng trai đi hỏi. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.
Sau ngày lễ ăn hỏi, nhà gái phải có báo hỉ, chia trầu với gia-đình, bạn hữu nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật mà chỉ cần thiếp báo hỉ.

2.3 Lễ cưới
Lễ cưới còn gọi là lễ thành hôn (tiếng Hán là hôn-lễ), là đỉnh điểm của cả quy trình tiến tới hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể, mừng hai gia đình, nên có ý nghĩa rất thiêng liêng.
Lễ cưới bao gồm các nghi thức sau:
(- Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu (hay còn gọi là tráp xin dâu) để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.
Nói cho đúng, thuở trước, cha mẹ quyết định chuyện vợ chồng của con cái, nhiều khi hai trẻ không biết mặt nhau, cho nên đôi khi cô dâu đào hôn và thủ tục này có chủ-đích đến dò la phòng hờ trường-hợp này xảy ra. Thuở nay, con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó nên lễ này đã trở thành dư thừa.)

- Lễ rước dâu
Trong ngày giờ đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai đến nhà gái, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu.
Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái rồi nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng.
Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên cũng được thực hiện ở nhà trai. Chính lúc này người con gái đã được nhận vào làm thành viên trong gia đình của người con trai. Cha mẹ chồng sẽ nhận con dâu, và chúc phúc cho hai con.
Sau đó, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà trai với các bài phát biểu của hai bên đại diện gia đình, trao quà và tiệc mặn hoặc ngọt.

Tiệc cưới thường được tổ chức với hai họ và bằng hữu, tại nhà trai, nhà gái hay tại nhà hàng, tuỳ theo số đông và phương-tiện đôi bên.

- Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ), một hai ngày sau lễ cưới, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ, mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, gà trống hay heo và cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ.
Lễ lại mặt vẫn là một trong lễ quan trọng thể hiện ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ “hiếu” không chỉ với nhà chồng mà cũng phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Ngoài ra còn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của gia đình nhà trai và chú rể với gia đình nhà gái, tạo sự gắn bó, thân mật giữa hai nhà.

Trên đây là nghi-thức truyền-thống đã được giản-dị hoá đôi chút. Ngoài ra, còn có những điểm đặc-biệt tuỳ theo mỗi miền Bắc-Trung-Nam hay tuỳ theo tôn-giáo (Phật-giáo, Thiên Chúa giáo, …).
Nhưng đối với cô dâu, chú rể, ngày đám cưới là ngày hạnh-phúc nhất trong đời cho nên tổ chức đám cưới như thế nào cho đôi uyên ương cảm thất vui là được rồi.
Dù sao đi nữa, lễ cưới chỉ là hình thức bề ngoài, xây dựng và bảo tồn một gia-đình yên vui mới là chính-yếu.


Chúc cô dâu-chú rể trăm năm hạnh Phúc, sống với nhau đến răng long, tóc bạc.

Yên Hà, tháng 12, 2018

Tài-liệu nguồn:
Đạo nghĩa vợ chồng theo quan điểm Phật giáo (Tịnh Quang, Giác Ngộ Online)
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5FF642
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=7F7209

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam
https://cuoihoihungthinh.com/phong-tuc-cuoi-hoi-truyen-thong.html

VN-VN: The Vietnamese wedding


The law of Creation dictates that a man and a woman meet each other, love each other, live together and give birth to children to permanently maintain the family lineage and genes, like all other living species.  This applies to many, many people.
Here, we will discuss marital relationship and its formalization which is the Vietnamese wedding custom.

1. Marital principles
1.1 Marriage meaning
Firstly, is there a difference between a couple living together as husband and wife but without being married and a legally married couple? 
Objectively, a marriage is an undertaking between two persons, which has been formalized under the law and in the eyes of families and friends of both parties, with all the constraints and responsibilities which both parties cannot ignore, spiritually and administratively.
“A wife is a string around the ankles.  A husband is a yoke around the neck” (Vietnamese proverb)
Even nowadays, getting married and getting divorced are common occurrences but marriage is still a very important decision which should be carefully deliberated beforehand.

1.2 Family relationship
To have a faithful, peaceful and loving family, with relatively adequate living conditions and kind relationships, always trying to improve, to reach higher..., this a dream for any common person and here the Buddha defines this as Happiness. Among the basic requirements for happiness, marital relationship and behavior, which is defined here as marital principles, are one of the most obvious and important factors.
In a family, parents and children or brothers and sisters are relationships based on blood and cannot be erased. On the other hand, two complete strangers, meeting each other and living their whole remaining lives together, create another very important relationship. Actually, we can live with our parents, our children, our brothers and sisters for around twenty years but we could live with our spouse for sixty years (of course, not counting divorces). This is marital relationship.

1.3 Luck, Debt, Destiny, Karma
“If we are meant to be together, even if we are thousand miles apart we will still meet
If we are not meant to be together, even if we are face to face we still cannot relate to each other.”
Due to the influence of the Tripartite Religion, especially Buddhism, we, Asians firmly believe in destiny.
(
VN-VN / Beliefs of the Vietnamese people:
https://phu-tran.blogspot.com/2018/04/vn-vn-beliefs-of-vietnamese-people.html
)

Two persons meet each other, one event happens, even successfully buying a house or not, everything depends on Luck.
Two people like each other, whether or not they can proceed further depends on Debt.  Debt” here does not necessarily mean they owe each other money or favor or grievance but it has to be understood in a broad sense, meaning there is a related factor which has not been completely resolved in their previous lives. To make it easier to understand, let’s use the American term “unfinished business”.
We are fortunate to meet each other, we have a “debt” to pay and live with each other but sometimes our marriage is broken, this is Destiny. We can say that our debt has been paid, like when our debt in life is finished then we will leave this world.
Accordingly, if we love someone but are not loved back, marry someone but our marriage does not last then this is our destiny, we should not be unduly bothered by this.
To say this does not mean that Buddhism promotes pessimism and passivity. Buddhism teaching has another important concept which is Karma, everything we do or will do affects our destiny. Therefore, we should cultivate a good spirit in order to change the bad part of Destiny the best we can.

1.4 Principles
To marry the one we love is one thing, to keep this person with us for the rest of our life is really difficult.
To live is not that easy, to live depending on another person, even if it is our decision, is many times more difficult. So, how to live in accordance with the marital principles in order to have a peaceful, loving home?
To go into full details would entail a lot of theory, we would limit ourselves to a few mantras:
- Common ground: husband and wife share common ground regarding ideas, living outlook and moral values; nobody is superior to the other, and nobody is inferior to the other... 
- Understanding: to love but not understand each other can potentially lead to misunderstandings and a broken relationship
- Honesty: the couple should trust each other
Love
Forgiveness...

The most complex factors would probably be related to the set of two equations 2=1 and 1=2.
2=1:  TWO persons become ONE couple (one usually compares a married couple to a set of chopsticks) to share their lives together but this means that each person would have to lose one half of itself and receive the other person’s half. Westerners refer to their spouse as “my other half” and Vietnamese couple calls each other “Mình” (or Myself, which means the other person has become part of ourselves). One is used to live by oneself so to live with “two of oneself” is, of course, really difficult and there are people who choose to remain celibate because they do not accept to lose freedom and to compromise (?). Here, when one’s self love is greater than human love then living together is really difficult. Pride is the enemy of love.
1=2: Although called ONE couple there are, however, TWO different persons and each one has the “right” to live his/her own private part of his/her life. To “lose” one half of oneself does not mean losing everything and receiving one half of the other person does not mean receiving everything. Each one has to live his/her own life WITH the other one.
These are two nearly opposite equations and we have to solve them the best we can, monthly, yearly. So, we would have to give way to each other to have a peaceful home and the wedding ring is a reminder of such tolerance.

“To forbear one thing leads to ten good things”, “Nine leads to ten”, “One big thing becomes small, one small thing should not lead to a big thing” , these are many proverbs, idioms to remind ourselves of this fact.
However, one should bear in mind “to receive and to give back creates satisfaction on both sides”.
Talk is easy but action is really very difficult.

2. Vietnamese wedding
Traditional Vietnamese wedding customs are generally rich and complex.
In the past, marriage is considered a happy event if one’s life, marriage is the origin, the root of a couple’s happiness in life, therefore, it needs the permission of both sides’ parents. With time, progress and development in society lead to many changes in wedding customs and ceremonies. However, generally, the Vietnamese still retain the basic ceremonies of a complete wedding: Dating, Engagement and Wedding.
The dates of any event must be carefully chosen accordingly to the young couple’s horoscopes.

2.1 Dating ceremony
This ceremony formalizes the first step of marriage relationship between the two families. This ceremony no longer follows the old tradition but is now just a meeting between the two families so that the boy’s family goes to the girl’s family to ask for the couple to have official permission to freely see each other, to get better knowledge and understanding of each other before proceeding to marriage, this also lets the two families know each other better.   
The dating ceremony presents are simply betel leaves and areca nuts (which represent marriage love in Vietnamese fairy tales), sometimes, there are also herbal tea and candies in even number. The two families discuss and choose the dates and other formalities for the engagement and wedding ceremonies.
After the dating ceremony, the girl is considered to have a boyfriend, the first step toward marriage. (Actually, this step is now obsolete because the young ones don’t need parents’ permission to date who they want.)

2.2 Engagement ceremony
This is when the boy’s family goes to the girl’s family to ask for the boy to marry the girl, this is the official announcement of the promise of marriage relationship between the two families and clans.  The engagement presents are in caskets, usually in odd numbers 5, 7, 9 or 11 boxes, the ceremonial items inside them are in even numbers.
The engagement items are usually green rice flakes cakes, “su sê” cakes (also called husband-wife cakes), preserved and sweetened lotus seeds, tea, wine, betel leaves, areca nuts, cigarettes, ... and also glutinous rice, roast pork, these are the minimum traditional ceremonial items.
These engagement gifts represent the gratitude of the boy’s family to the girl’s parents for bringing up the girl and also show the love and respect of the boy’s family for the future bride.
The girl by accepting the gifts officially becomes the boy’s future bride. In this engagement ceremony, the two families also decide the wedding day.
After the engagement ceremony, the girl’s family will share the good news and give out betel leaves and areca nuts to their relatives and friends. The boy’s family will also announce the good news in the form of engagement cards but do not provide gifts.

2.3 Wedding ceremony
The wedding ceremony is the climax of the marriage program, it is a celebration of the groom and bride coming together and the two families close relationship, therefore, it has a sacred meaning.
The wedding ceremony includes the following rituals:
Bridal procession
At the chosen time and date, the groom, his father and the groom’s family representatives come to the girl’s house, with the wedding carriage and flowers to take the bride back to the boy’s home. 
The boy’s and girl’s families introduce the people taking part in the ceremony, the boy’s family then gives the girl’s family the asking bride betel leaves, asking the girl’s family permission for the groom to go fetch his bride.
The bride and the groom pray at the ancestors’ altar at the girl’s house and finally the boy’s family asks permission to take the new bride to her husband’s home.
When the bride arrives at her husband home, praying at the ancestors’ altar ceremony will also be completed here. At this time, the girl officially becomes member of the boy’s family. The boy’s parents accept their daughter in law and wish happiness to their children.
Subsequently, the wedding ceremony will take place at the boy’s house with speeches from representatives of both families, giving out of presents, followed by sweets or a full meal.

The wedding reception usually takes place with both families and friends at the boy’s or girl’s house or at a restaurant, depending on the number of guests or financial circumstances of both sides.


About clothing, the "Ao dai" is considered as the traditional outfit, mostly worn by the bride at certain steps of the ritual. The groom is more often dressed as a Westerner.



Returning ceremony: one or two days after the wedding, the young couple returns to the girl’s parents’ house, carrying items for the praying at the ancestors’ altar ceremony. The ceremonial items consist of betel leaves, glutinous rice, rooster meat or pork.  The bride and groom will stay and have a meal with the bride’s parents. The returning ceremony is an important ritual which serves to remind the newly married couple of their filial piety not only to the husband’s family but also the concern and caring of the wife’s family.  In addition, this shows the respect and concern of the boy’s family and the groom towards the girl’s family, creating a close relationship between the two families.

In addition, there are other special factors which depend on the North, Center or South regions or religions (Buddhism, Christianity,...) or ethnic customs if different.
However, to the bride and groom, their wedding is the happiest day of their lives so what matters is that they feel happy during the ceremony.
Last but not least, the wedding ceremony is only an external appearance, the essential factor is to build and maintain a happy family.

Let’s wish the bride and groom 100 years of happiness, living together till ripe old age.
Song Hỷ = Double Joy

  
Translated by Khai PHAN 
from VN-VN: Đạo nghĩa vợ chồng và Đám cưới Việt-Nam
December 2018