UA-83376712-1

Labels

Mar 29, 2012

Tình Phương Xa-Thanh Tuyền sáng tác và trình bầy


Please on the link   http://youtu.be/J09AX0-fvvY

and enjoy.

Génération « sandwich »


Je suis né entre deux guerres, entre cent ans de domination française et vingt ans de guerre civile. Puis, j’ai pu aller poursuivre mes études paisiblement en Europe pendant que les combats continuaient de faire rage dans mon pays.
Aujourd’hui, les bombes se sont tues mais une fois de plus, ma famille avait du plier bagages et quitter le pays natal, et tout comme plusieurs millions de Vietnamiens, nous nous sommes retrouvés déracinés, éparpillés de par le monde, sur des terres d’asile appelées France, Etats-Unis, Australie…
Le manque est toujours là, intact, du moins pour nos parents et pour nous, les émigrants de la première génération. Une génération « mi-figue, mi-raisin », en apnée dans l’espace des patries, suspendue dans le temps des générations, perdue dans les volutes des cultures. Une génération « sandwich ».

Pris entre deux patries

Ces immigrants que nous sommes portent aujourd’hui des passeports américains, français ou australiens mais un passeport n'est que du papier. La plupart d’entre eux ne maîtrisent toujours pas la langue du pays d’accueil, restent encore plutôt « nuoc-mam » que « hamburger » ou « camembert », n’ont toujours pas d’amis français ou américains ou australiens. Ils vivent encore entre eux, pour se retrouver autour des centres commerciaux ou marchés asiatiques, ou entre amis, autour d’une table ou d’un « karaoké ».
Ces Américains (Français, Australiens) d’origine vietnamienne n’ont cherché qu’une terre d’asile pour vivre « en intérim », tout en voulant croire qu’ils sont en train de vivre « chez eux » et à chaque occasion, ceux qui en ont les moyens vont s’offrir une visite au pays qui leur manque tant.

Je ne me rappelle plus qui avait dit « Ma patrie, c’est là où je suis heureux ».
Quelle belle consolation si je pouvais y croire, mais l’appel des racines est si fort, pour moi qui ai toujours pensé que ma patrie, c’est là où je suis né, là où sont nés mes parents, mes grands-parents, la terre de mes ancêtres.
Bien sûr, sur ces terres d’accueil, nous vivons en liberté, nous mangeons à notre faim et pour beaucoup d’entre nous, nous sommes propriétaires de notre logement, nous envoyons nos enfants à l’université, et nous nous offrons des vacances bien agréables. Sur le plan matériel, nous pouvons nous estimer heureux, en tout cas, beaucoup plus heureux que la majorité de nos compatriotes au Vietnam.
 Je ne me permettrais pas de me plaindre ou de me comparer à quiconque ; je ne fais qu’exprimer ici un lourd état d’âme propre aux expatriés que nous sommes.
D’autant plus que dans mon cas, j’ai la double nationalité, française et américaine, je vis aux Etats-Unis mais mon cœur est resté au pays natal, mes pensées sont encore en France et j’ai encore une certaine nostalgie de la Belgique. Comment pourrais-je donc oublier les endroits où j’ai vécu ?

Ma patrie est la mère qui m’a porté et m’a donné le jour, m’a nourri et m’a élevé, et ma deuxième (troisième) patrie est la mère qui m’a grand ouvert les bras au moment où je n’ai plus une place au soleil.
Nous ne sommes pas près d’oublier les mains qui nous ont été tendues (d’ailleurs, depuis leur arrivée aux Etats-Unis en 1975, mes parents ont toujours envoyé, chaque année, un cadeau de Noel à l’officier américain qui a aidé ma famille à venir s’installer aux Etats-Unis et même après le décès de mon père, ma mère a perpétué cette pratique malgré les « protestations » de notre bienfaiteur).
Je garderai toujours une grande affection pour mes mères d’adoption tandis que mon cœur saigne pour le Vietnam, pour ma mère-patrie qui souffre.
Ma patrie, qui es-tu ? Où es-tu ?
 
Pris entre deux cultures

Aujourd’hui, la soixantaine dépassée, je réalise que je n’aurai vécu que dix-huit ans dans mon propre pays. (Quelle perte !)
Toutes ces années passées en France et « en français » m’ont forgé un certain mode de penser, une certaine manière de parler, un certain savoir-vivre, une culture certaine que je suis fier d’arborer à côté de la mienne.
Toutes ces années ont fait du français ma première langue, langue que je dois utiliser pour explorer les fins fonds de mes pensées et extirper le moindre de mes états d’âme.
Et pourtant, toutes ces années n’ont entamé que la couche extérieure, elles n’ont modifié que mon aspect et mes comportements, elles n’ont façonné que mes goûts culinaires ou vestimentaires. Elles n’ont modelé que mon “moi” externe.
Toutes ces années n’ont pas changé la couleur de ma peau, ni celle de mes cheveux (la raison de l’âge mise à part), elles n’ont pas touché à la musique de ma langue maternelle, elles n’ont pas altéré l’héritage culturel de mes ancêtres, ni l’éducation de mes parents.
La France m’a donné une culture de plus, elle n’a pas remplacé la mienne.

Et c’est peut-être là le drame de tous les émigrés de la première génération.
Je peux être fou de pot-au-feu ou de bouillabaisse mais je craquerai toujours pour un "Phở đặc biệt". Je peux être grand amateur de Saint Emilion ou de Volnay mais je n’oublierai jamais le goût d’une bière « 33 » produite par les Brasseries et Glacières d’Indochine (BGI) à Saigon.
Je peux écrire le français mieux que le Français moyen mais mon cœur vibre toujours quand j’ai à poser les accents sur les voyelles, propres à ma langue maternelle.
Je peux être friand de films d’action hollywoodiens ou adorer les chansons de Claude Barzotti mais je ne me lasse pas des séries… coréennes (le cinéma vietnamien est malheureusement d’un tout autre niveau) et je reste touché par la musique de mon pays, que je l’écoute ou que je la chante.
Je peux me retourner sur une belle blonde aux yeux bleus mais je ne pourrai être vraiment heureux qu’avec la femme qui m’appelle « Mình ơi ! ».
 Simplement parce que la culture de mon peuple coule dans mes veines, incrustée dans ma chair, parce que c’est l’éducation que j’ai reçue de mes parents, de mes grands-parents, parce que c’est l’empreinte de plusieurs milliers d’années d’Histoire.
Parce que je suis un Vietnamien. Pris entre deux cultures.
 
Pris entre deux générations

Nos parents et nous, nous faisons partie d’une même vague d’émigrés (même si certains d’entre nous sont partis avant) mais nous ne vivons pas les mêmes souffrances.
Avec nous, nos parents continuent de vivre ce qu’ils ont toujours vécu au Vietnam, la même culture confucéenne, la même éducation asiatique, le même système de valeurs.
Nous continuons de leur parler vietnamien, de leur vouer amour, respect et devoir filial, de prolonger avec eux nos traditions, dans la continuité de la transmission.
Nos parents et nous, nous partageons la même culture, alors que nos enfants sont déjà d’une autre culture. Nos parents n’ont pas à changer de culture avec nous, alors que nous sommes obligés, nous, d’accepter celle, différente, de nos enfants.

Car la transmission s’arrête là. Nos enfants ne parlent déjà plus la même langue et l’éducation que nous essayons de leur donner ne résiste pas longtemps au pouvoir intégrateur du milieu environnant.
Je me rappellerai longtemps, cette scène dont j’ai été le témoin impuissant aux Etats-Unis. C’était lors d’une petite réception entre amis chez un ami. Nous étions près une soixantaine de convives à chanter, danser, faire la fête et puis, vers minuit, nous avions fait une pause pour nous requinquer avec un potage de riz au poulet. C’est à ce moment là que le fils de notre hôte est redescendu avec ses amis et ils se sont installés devant la télévision, c’est-à-dire au beau milieu de la piste de danse.
Et comme ces jeunes gens ne faisaient pas mine de nous laisser, les convives ont commencé, les uns après les autres à prendre congé. Et la meilleure dans tout cela, c’est que, à aucun moment, les parents ne sont intervenus, trop occupés peut-être à faire comme s’ils n’avaient rien vu.
Ce jour-là, j’avais brusquement compris la « dictature des enfants », dans le pays le plus « libre » du monde. Comment aurais-je pu imaginer une chose pareille, avec la marque indélébile de Confucius, omniprésente dans mes gènes ?

De mon côté, quand je vais rendre visite à mes parents, il suffit que ma mère me dise de me raser ou d’aller me faire couper les cheveux, pour que j’obtempère de bonne grâce, juste pour obéir à mes parents, juste pour leur faire plaisir. Alors qu’aujourd’hui, certaines de nos filles se maquillent déjà à quinze ans pour aller à l’école, quels parents ou grands-parents pourraient les en empêcher puisque leurs camarades font de même et que personne à l’école ne le leur interdit ? Que leur répondre quand nos enfants veulent s’adonner à la mode du tatouage ou du piercing ? 
Ma famille ne roulait pas sur l’or et nous avions pris l’habitude de finir nos bols jusqu’au dernier grain de riz, alors que de nos jours, les jeunes n’ont aucun scrupule à jeter la moitié de leur assiette parce qu’ils n’ont plus faim.

J’ai personnellement assisté à des scènes de parents en pleurs, « rabroués » (je ne trouve pas d’autre mot) par leurs enfants. Aujourd’hui, quels parents auraient le courage de lever la main sur leurs enfants, au risque de voir débarquer la police ?
Nous nous faisons donc gronder par nos parents et par nos enfants ! Aujourd’hui, c’est le monde à l’envers et nous marchons sur la tête avec nos enfants, alors que nous continuons de marcher droit avec nos parents.
Quand je vivais encore en France, je faisais l’effort d’aller visiter mes parents chaque année et aujourd’hui que je vis aux Etats-Unis, je vais toujours rendre visite à ma mère (c'est grand, l'Amérique) et en plus, je dois aller en France pour voir mon fils.
Pris entre deux générations.

Le conflit de cultures et de générations

Ceci étant dit, nos enfants ne sont pas ni à plaindre, ni à blâmer. Ce n’est pas de leur faute s’ils sont nés là où ils sont nés, ce n’est sûrement pas de leur faute si personne ne leur a enseigné leur langue maternelle, et ce n’est pas surtout pas de leur faute s’ils s’adaptent plus à leur milieu environnant qu’à leur noyau familial (surtout à l’âge de l’adolescence).
J’ai déjà entendu des jeunes dire à leurs parents : « N’attendez pas de nous de devenir des Vietnamiens. C’est « votre » culture, pas la « nôtre ». Nous sommes Américains ! »
Plutôt être sourd qu’entendre de telles paroles, mais comment pourraient-ils comprendre notre culture alors qu’ils vivent dans un monde basé fondamentalement sur les « libertés » et sur l’argent ?
Comment pourraient-ils accepter d’écouter leurs parents alors que dehors, le monde semble complètement différent ?

Et quelque part, ce sont eux qui ont raison. Car notre devoir de parents est d’aider nos enfants à réussir leur vie et non pas la nôtre, à réussir dans la vie, dans le milieu où ils vivent, et non pas dans le milieu où nous avons vécu. Comment réussir dans un pays sans obéir aux règles du jeu de son environnement ? Et quels parents voudraient que leurs enfants échouent dans la vie ?
Bien entendu, je ne voudrais pas généraliser à toutes les familles d’immigrants mais c’est probablement le cas pour la majorité d’entre nous.
Car le débat dépasse celui des conflits de générations (nous avons eu les nôtres avec nos parents, même si la relation n’était pas aussi conflictuelle), pour s’imbriquer aussi dans un conflit de cultures. Comment se comprendre et s’accepter quand on ne partage pas les mêmes valeurs, les mêmes fondements, les mêmes compréhensions de la vie ?
  
Rien qu’un état d’âme

Bien entendu, le problème est loin d’être simple, même si j’ai beaucoup généralisé et caricaturé pour mieux me faire comprendre. En tout cas, ce ne sont que des états d’âme que je couve depuis quelques années, dans ce qui me relie à mon âme, à ma culture, à mes racines.
Je ne suis pas en colère, pas même amer. Je suis seulement triste, pas de cette mélancolie passéiste, juste triste.
Coincés entre deux patries, entre deux cultures, entre deux générations, nous sommes une génération « sandwich ». Nous n’avons plus derrière nous que des souvenirs et devant nous, l’avenir est bouché.

Mais consolons-nous, ni nos parents, ni nos enfants n’ont ce problème qui, de toute façon, disparaîtra avec nous.
Nous sommes juste une période transitoire, une génération perdue, celle que l’on sacrifie pour pouvoir tourner une page de l’Histoire. Afin que nos enfants et nos arrières-enfants aient une chance de réussir là où ils vivent, là où nous avons, nous, échoué (dans les deux sens du terme).

Si cela pouvait être le cas, nous en serions plus que satisfaits. Merci mon Dieu, merci Bouddha, merci nos ancêtres.

Yên Hà, mars 2012

Tình phương xa (Behind the scene)-Thuỵ Uyên




Ngồi trong căn phòng vắng lạnh, tôi thẫn-thờ ngắm nhìn khung ảnh « Chàng và Nàng » mà lòng buồn rười rượi. Suốt ngày hôm nay làm việc trong sở, tôi uể oải, tâm trí đi vắng, đứng lên, ngồi xuống, không yên. Hôm qua, anh đã lên phi-cơ về lại Pháp, và giờ đây, tôi lại bơ vơ trong nỗi cô-đơn u-ám.

Anh, người chồng nơi phương xa, bên kia bờ đại-dương. Em nhớ anh quá, anh ơi.

Ngồi nơi đây nhớ về
Người phương xa ước thề
Tình đôi ta vượt muôn sóng xô
Chìm trong mơ hát lên lời thơ…

Đã ba năm dài trôi qua, từ ngày chúng ta quen nhau, cảm nhau, tỏ tình với nhau, hứa hẹn với nhau và trao nhẫn cho nhau. Tất cả những giây phút đó đã in sâu trong tim em, tâm-hồn em vẫn còn lâng lâng. Em vẫn còn nhớ từng lời yêu đương trao cho nhau qua i-meo, qua điện-thoại, hay những lần chúng ta gặp lại nhau.

Ngày hôm nao ngỡ ngàng
Thẹn thùng trao với chàng
Lời yêu đương, hồn em vấn vương
Cùng thời gian, xin bên nhau mộng mơ…

Ba năm rồi, nhưng sao chúng vẫn chưa được đoàn-tụ với nhau, vẫn chưa được sống với nhau như một cặp đũa, như một đôi vợ chồng?
Anh
có nói, vì muốn làm tròn bổn-phận với đứa con trai, nên đành phải chờ cho nó ra Tú-Tài, vào Đại-Học. Anh sợ nó buồn mà bỏ học thì ân-hận cả đời. (Anh suy-nghĩ như thế, dĩ nhiên em hiểu và cảm-phục lắm, nhưng xa anh thì em vẫn nhớ thôi).

Mỗi lần anh sang được với em thì lòng như mở hội, nhưng một tuần trước khi anh về là em đã bắt-đầu ủ. Đưa anh ra lại phi-trường, tâm-tư em nặng chĩu, và đến khi anh qua cổng an-ninh, em ở lại, nhìn theo bóng anh xa dần, tim em thắt lại, rồi em lủi-thủi lái xe về.
Đêm đó, em lại nằm ôm gối
, đơn chiếc, cái gối anh còn ngả đầu ngày hôm trước, thút-thít, trằn-trọc đến sáng. 
Đã mấy mùa Thu sầu, thiếu vòng tay ôm ấm áp của anh, em như chiếc lá chơi vơi trước cơn gió ly-biệt?

Gió, từng cơn gió cuốn theo chiều thu vàng
Nhẹ nhàng trôi, chiếc lá trôi trên giòng sông ngàn
Mình ta lê bước, tâm tư trầm lắng, lệ ướt trên mi
Hỡi, người yêu hỡi, bóng anh mờ xa mờ
Nhìn anh đi, ray rứt theo con tầu bên bờ
Để ta nhung nhớ môi hôn nồng thắm còn đắm trên môi…

Em bun cho Ngưu Lang, Chức Nữ, em khóc cho chúng mình. Còn mưa nào buồn hơn "mưa Ngâu"? Giọt mưa sụt-sùi, hòa nhịp với tiếng nhạc buồn của hai con tim thổn-thức.
Nhưng cảnh chia-ly này không vĩnh-cửu như tình đôi ta đâu. Chỉ vài tháng nữa thôi, rồi đôi ta sẽ xum-vầy để đi nốt với nhau con đường còn lại.

Chiều hôm nay khóc buồn
Giọt mưa ngâu lấp hồn
Gọi tên anh, gọi trong giấc mơ
Thầm mơ sao muôn đời nghìn sau.

 Chiều nay, buồn quá, nhớ anh ray rứt, tôi chỉ còn vài câu, vài chữ kết vào dăm ba nốt nhạc để giải-thoát tâm-tư nặng-chĩu này.
Tôi chả mấy khi viết nhạc, nhưng bài này, tôi đã thực-hiện rất nhanh, có lẽ vì trong lòng lúc ấy cồn cào quá, lồng ngực chỉ muốn nổ tung nên phải "tiết" ra cho nguôi ngoai đôi chút.
Tâm-trạng đau buồn đó có lẽ chỉ có thể diễn-tả qua nhịp-điệu "Slow" (không như bài "Em gọi anh" viết theo thể điệu Bossa Nova, trong một không-khí vui tươi, nhẹ-nhàng hơn).

Nhưng thôi, sau cơn mưa, tri lại sáng. Và con tim đã vui tr lại.



Thuỵ Uyên, tháng 3, 2012

Thế-hệ bánh mì kẹp


Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.
Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc…
Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá. Một thế-hệ “bánh mì kẹp”.

Kẹp giữa hai quê-hương
Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau.
Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà.

Tôi không nhớ ai đã có nói:
Ma patrie, c’est là où je suis heureux
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)
Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?
Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi.
Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ?

Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời.
Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà).
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ?
 
Kẹp giữa hai nền văn-hoá
Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.
Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình. Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành ngôn-ngữ thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình.
Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài.
Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi.
Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi.

Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng?
Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn.
Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI).
Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã.
Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt.
Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”.


Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử. 
Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
Kẹp giữa hai nền văn-hoá.


 Kẹp giữa hai thế-hệ
Bố mẹ chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt.
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán.
Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt.

Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài.
Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm.
Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ.
Tôi "á-khẩu". Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả.

Trong khi tôi, đầu tóc đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được?
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no.
Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”?
Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi.
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con.
Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?!
Kẹp giữa hai thế-hệ.
 
Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá
Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thiếu-niên này)?
Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn?

Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi.

Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan?

Nỗi buồn u-uẩn
Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?)
Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn.
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình.
Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín.

Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận.
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa.
Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới.  
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết.

Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi.
Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.

Yên Hà, tháng 3, 2012