UA-83376712-1

Labels

Feb 9, 2018

Con Rồng Cháu Tiên (20) : Nội-chiến

0. Đại-cương
1. Thời-đại thượng-cổ
2. Thời-đại Bắc thuộc
3. Thời-đại tự-chủ
4. Thời-đại Pháp thuộc

5. Nội chiến
1954 : Hiệp định Genève chia đôi đất nước và quy định một cuộc tổng tuyển-cử vào năm 1956 để thành-lập một quốc-gia thống-nhất.
5.1. Giai-đoạn 1955-1960
Ở miền Nam, năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, cho phép ông lên làm Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam và sau đó trở thành Tổng Thống nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa. Cuộc tổng tuyển cử sẽ không diễn ra.
Bảo Đại phải lưu vong sang Pháp.
Mỹ bắt đầu giúp chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng cải cách điền địa, củng cố quân đội để giữ vững chính thể.

Ở miền Bắc, để phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị cho cuộc chiến, Đảng Lao động Việt Nam tái tổ chức lại xã hội (bao gồm cả lực lượng vũ trang) theo mô hình xã hội chủ nghĩa như ở các nước Liên Xô, Trung Quốc, ít nhiều kết hợp với các nguyên tắc của một xã hội thời chiến.
Chính quyền Hồ Chí Minh kêu gọi những giá trị mang tính cộng đồng, hướng lên xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông nghiệp tập thể. Đa số dân chúng đã ủng hộ cho chính quyền Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, một số sai lầm đã diễn ra, như cuộc cải cách ruộng đất trong thập niên 1950 đã đưa hàng ngàn người thuộc diện địa chủ ra đấu tố, cầm tù hoặc xử tử đã tạo ra sự xáo trộn đời sống xã hội miền Bắc trong giai đoạn đầu. Mặt khác một số nhà văn, nhà báo của phong trào Nhân văn Giai phẩm phải đi cải tạo, kiểm điểm hoặc cho thôi việc, treo bút vì viết bài không đúng ý nhà cầm quyền.

Năm 1959, từ lực lượng được xem là Việt Minh còn ở lại miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ thành lập “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” (thường gọi là Việt Cộng) và được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn. 
Năm 1960 trở thành một năm có biến động lớn, mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam.
Lực lượng vũ trang của Mặt trận tấn công rộng lớn ở nông thôn miền Nam, và mở nhiều vụ tấn công ở Sài Gòn. Chiến-thuật tấn công đa dạng gồm có đặt mìn, thuốc nổ, đặt bom xe, pháo kích, cối kích, bắn hỏa tiễn, phục kích và kể cả tiến công bằng bộ binh.
Phong trào đấu tranh chính trị và hệ thống tổ chức Đảng dần phục hồi, nhiều cơ sở quần chúng được xây dựng. Mặt khác, các đoàn cán bộ từ miền Bắc (trong đó có nhiều cán bộ người miền Nam từng tập kết ra Bắc năm 1955) bắt đầu được cử vào để chi viện, tăng cường vào miền Nam.

5.2 Giai đoạn 1960–1965
là giai đoạn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công khai hậu thuẫn những người Cộng sản miền Nam và bắt đầu đem quân thâm nhập miền Nam
Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Năm 1964, tổng thống Mỹ Johnson gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam trực tiếp tham chiến. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1965, lần lượt các đoàn quân được chuyển tới chiến trường Việt Nam.
Chiến tranh bùng nổ ác liệt ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với Campuchia và  Lào, và các trận không kích của Mỹ đánh vào miền Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân  tham chiến trực tiếp. Một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến, còn Liên Xô và Trung Quốc cung cấp viện trợ quân sự và lực lượng cố vấn. 

Một lần nữa, Việt-Nam chỉ là một con cờ trên bàn cờ quốc-tế. Vị-trí chiến lược của đất nước này trong vùng Đông Nam Á đã là một nguyên-nhân cuộc tranh chấp quốc-tế giữa hai lý-tưởng, chủ-nghĩa Tự Do và chủ-nghĩa Cộng Sản.

Ngày 8 tháng 5 năm 1963 xảy ra sự kiện Phật đản tại Huế gây chấn động trên toàn thế giới, cũng như đã tạo ra phong trào phản đối "sự kỳ thị tôn giáo" của chính phủ Ngô Đình Diệm. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính phủ Ngô Đình Diệm mất uy tín trong và ngoài nước.
Khủng-hoảng chính-trị đưa đến việc ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự chỉ huy của tướng Dương Văn Minh đã đảo chính lật đổ, giết chết hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và xử bắn ông Ngô Đình Cẩn, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa và thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa.
Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa rơi vào khủng hoảng lãnh đạo và chỉ ổn định lại khi Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, đứng đầu bởi hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, lên chấp chính (tháng 6 năm 1965).

5.3 Giai-đoạn 1965-1968
là giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam, với cái tên gọi “Chiến tranh cục bộ”.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1964, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải đối phó với chiến tranh trên không rất ác liệt của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Cuộc sống của người dân miền Bắc ngày càng khó khăn và căng thẳng, ngay cả bộ đội cũng bị thiếu ăn.

Dần dần, chính phủ Mỹ bắt đầu thử tiếp xúc bí-mật với Việt-Nam Dân chủ Cộng Hoà.
Với mục đích buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán và tạo ra cái nhìn mới về cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình, chính-phủ Hà-Nội quyết định một trận đánh lớn.
Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, quân Giải phóng tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và có một vai trò bước ngoặt trong cuộc chiến tranh này.
Cuộc tổng tiến công tuy thất bại nhưng đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã gây căng thẳng quá mức trong xã hội Mỹ, kinh tế giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội, mà vẫn không dứt điểm được đối phương. Chiến tranh kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc. Mỹ bắt đầu sa lầy trong cuộc chiến này.
Kết quả ngày 31 tháng 3 năm 1968, lần đầu tiên kể từ đầu cuộc chiến, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải xuống thang chiến tranh. Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường, và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. 
Tân tổng thống Richard M. Nixon (đảng Cộng Hoà) thắng cử vì hứa chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với Quân Giải phóng. Vấn đề của Mỹ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.

5.4 Giai-đoạn 1969-1972
là giai đoạn "sau Mậu Thân" hay giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh", giai đoạn Hoa Kỳ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam tùy theo khả năng tự mình đảm nhận cuộc chiến của quân đội Việt Nam Cộng hòa nhưng vẫn tiếp tục đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa để họ chống lại lực lượng quân Giải phóng.
Mùa hè đỏ lửa 1972
Tháng 3 năm 1972, quân Giải phóng tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao, nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến.
Đây là cuộc tiến công chiến lược gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ.
Nhiều trận chiến xảy ra ở Dakto, Kontum, An Lộc, Quảng Trị,Lộc Ninh, Bình Long,...
Đến cuối năm 1972, chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa.
Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh của ứng cử viên Nixon.

5.5 Giai-đoạn 1973-1975
Vừa đánh, vừa đàm
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự.
Sau Mậu Thân, các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán, đặc biệt là Trung Quốc.
Hội đàm được chọn tại Paris kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. 
Ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ; sau mở rộng ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 
Về mặt công khai có 4 bên tham gia đàm phán, nhưng thực chất chỉ có 2 bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ tiến hành đàm phán bí mật với nhau để giải quyết các bất đồng giữa hai bên.

Cuối năm 1972, chính phủ Hoa Kỳ, dưới áp lực dư luận và việc trận Thành cổ Quảng Trị kéo dài hơn dự kiến, chính quyền Hoa Kỳ đã nhận ra họ không thể khuất phục đối phương bằng vũ lực cũng như không đủ nguồn lực để duy trì chiến tranh nên buộc phải chấp nhận xuống thang trên bàn đàm phán.

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, được coi là một thắng lợi quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, với các nội dung chính như sau :
- Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Quân Giải phóng miền Nam đóng nguyên tại chỗ và ngừng bắn tại chỗ.
- Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng.
- Thành lập Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc của miền Nam Việt Nam và tiến tới thống nhất hai miền.
- Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền không được coi là biên giới quốc gia.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định nhưng vì áp lực nếu không chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa nên đành phải chấp nhận ký.
Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa riêng với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp quân Giải phóng phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ sẽ phản ứng một cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này về sau không có giá trị thực tiễn vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa.


Ngày 29 tháng 3 năm 1973, quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân Giải phóng đang ngày càng mạnh.

Sau hiệp-định Paris
Đây là giai đoạn kết thúc chiến tranh vì với sự ra đi của quân-đội Hoa Kỳ cùng với việc Hoa Kỳ từng bước cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa thì kết cục cho chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng.
Hiệp-định Paris kêu gọi ngưng bắn nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục. Từ cuối năm 1974, tương quan lực lượng bắt đầu nghiêng hẳn về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 nhằm buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần. Tuy nhiên, tới cuối Chiến dịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định chuyển mục tiêu sang buộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng.

Cuộc tấn công cuối cùng (1975)
Cuộc tấn công cuối cùng của Quân Giải Phóng Miền Nam diễn ra trong 55 ngày đêm bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 :
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 1975): Mất Ban Mê Thuột và không có đủ lực lượng cơ động dự bị khả dĩ có thể phản kích tái chiếm, lại cùng với việc các lực lượng phòng thủ Bắc Tây Nguyên cũng đang bị uy hiếp nặng nề, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh bỏ Tây Nguyên.
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 29 tháng 3 năm 1975): Kể từ sau cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên tin thất bại đã bay khắp miền Nam, binh sĩ Việt Nam Cộng hòa mất tinh thần. Ngày 29 tháng 3, Quân khu 1 Việt Nam Cộng hòa đã bị xoá bỏ.
Chiến dịch Hồ Chí Minh (bắt đầu từ ngày 26 tháng 4): Sau khi tập hợp đủ lực lượng để bảo đảm áp đảo chắc thắng, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu tiến công Sài Gòn. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức theo 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232 tương đương quân đoàn đánh 5 mũi từ 5 hướng vào Sài Gòn. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn hơn 400.000 quân và đã kháng cự ác liệt trên một số hướng, nhưng rốt cục không thể kháng cự lâu dài được nữa.

Ngày 21/4/1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay với tuyên bố sẽ ở lại Việt Nam chiến đấu chống cộng sản đến cùng. 
Từ ngày 28 tháng 4, các dàn xếp của các Lực lượng thứ ba đã đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng thống.
8 giờ sáng 30 tháng 4, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố Sài Gòn bỏ ngỏ và ra lệnh cho quân đội đơn phương ngừng chiến, chờ đối phương vào bàn giao chính quyền. Bộ tổng tham mưu ra mệnh lệnh chấm dứt kháng cự.
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến nhanh vào thành phố.
Đến 11 giờ 30, Dương Văn Minh lên đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Chiến tranh Việt-Nam chính thức chấm dứt.

1954 : Một triệu người dân miền Bắc di-cư vào Nam.
Sau 30/4/1975 : Hai triệu người Việt-Nam di tản sang Mỹ, Gia-Nã-Đại, Úc, Pháp,…

Chúng ta (Tôi) đã sinh ra, lớn lên trong giai-đoạn nội-chiến này. Thiết nghĩ chúng ta (tôi) không có đủ tầm nhìn khách quan để bàn về lịch-sử hiện-đại nước mình.
Vì lý do trên, tôi chỉ có thể ghi lại một số sự-kiện mốc quan-trọng trong thời-kỳ này.
Cũng vì lý do này, tôi xin ngừng nơi đây loạt bài sưu-tầm lịch-sử “Con Rồng Cháu Tiên”. 
Phần còn lại, xin để các thế-hệ con-cháu-chắt-chít chúng ta tìm-hiểu tiếp.

HẾT
Bạn đọc thân mến,
Quê hương chúng ta xa quá. Nhớ nhà, nhớ nước, tôi chỉ có thể ngược giòng 4000 năm lịch-sử để trở về nguồn-cội, để trở về với chính mình. Qua cuộc hành-trình này, tôi chỉ thấy chiến tranh, chỉ cảm được cảnh máu đổ, thịt rơi của dân-tộc, của đồng bào mình. 
Xin được kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của tổ tiên và tất cả những người Lạc Việt đã nằm xuống vì mảnh đất hình chữ S này.

Yên Hà, tháng 2, 2018

 Tài-liệu nguồn : Wikipedia

Xuân, Hạ, Thu, Đông : Bốn mùa cuộc đời



Cuộc sống không phải chỉ là một chuỗi ngày nối đuôi nhau một cách điều độ mà còn uốn lượn theo nhịp sống của bốn mùa thật riêng biệt.
Loài người chúng ta, một phần nhỏ bé của vũ-trụ, dĩ nhiên cũng phải tuân theo luật của tạo hoá và cuộc đời mỗi người trong chúng ta cũng được bố-cục theo bốn giai-đoạn : xuân, hạ, thu, đông.
Cứ cho là trung bình, chúng ta sống được 80 năm, chia bốn thì mỗi mùa 20 năm : Xuân (0-20), Hạ (21-40), Thu (41-60) và Đông (61-80). Cứ tạm xem như vậy đi nhé.

Mùa Xuân của cuộc đời

Có thể nói tất cả các sinh-vật đều mong đợi mùa này. Súc vật ở những nơi cực lạnh chỉ chờ xuân về để có ăn, các loài thú ngủ đông như gấu, dơi, rắn,… thì sẽ từ từ thức giấc, những loài chim đã đi trốn lạnh lại lục đục rủ nhau về, cây cỏ chỉ đợi vài tia nắng ấm để trổ lá, trổ nụ, trổ hoa.
Trong tuổi “xuân thì” này, đối với súc vật, các cậu đực chỉ lo đánh nhau chí choé để giành giật những cô cái, hầu trút cái bầu tâm-sự tích đọng cả năm, vừa làm bổn-phận duy-trì giống nòi. Vạn vật náo nhiệt trở lại, tràn đầy sức sống.

Loài người chúng ta cũng vậy. Đứa bé chào đời như “đón xuân”, như đón lấy sự sống bằng một tiếng khóc (phải chăng đó là cái điềm báo trước đời sẽ chỉ là bể khổ?).
Đứa hài nhi vừa lọt lòng mẹ, tâm hồn như tờ giấy trắng, ngây thơ, hồn nhiên, chỉ biết ăn, ngủ và làm ướt tã. Đứa bé bắt đầu tập bò, tập đứng, tập đi, tập nói, cái gì cũng phải tập. Đôi mắt nó mở to để khám phá căn-bản cuộc đời, điều gì cũng mới lạ, thật là thú vị. 

Đời sống thật nhẹ nhàng, thoải mái, không một nỗi lo âu trong đầu, không một nếp nhăn trên trán. Đây “tuổi học-trò”, “tuổi ô mai”, tuổi “xanh”, cái tuổi vô tư lự nhất trong đời.
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời? 

Một con nai khi mới lọt lòng mẹ đã phải tự đứng dậy để chạy theo đàn nhưng thế-giới loài người quá phức-tạp cho nên chúng ta cần đến cả một phần tư cuộc sống để tìm hiểu đời trước khi thật sự bước vào. Đứa bé phải vào trường học tiếp, trường mẫu-giáo, trường tiểu-học, trường trung-học, và nếu (bố mẹ) có phương-tiện, trường đại-học, nhưng trường đời vẫn là nơi ai ai cũng phải qua.
Là mùa “dự bị”, mùa xuân có vai trò thật quan trọng, mà ai khác có trách-nhiệm dạy dỗ đứa trẻ nếu không phải là cha mẹ? Thầy giáo cho ta học vấn nhưng cha mẹ mới thật sự giáo dục chúng ta
 để chúng ta biết cách cư xử ngoài đời.

Đứa bé lớn như thổi, nó trở thành thiếu-niên / thiếu nữ, cái gọi là tuổi dậy-thì. Tiếng Anh gọi tuổi này là “teenager” = teen-ager = tuổi 13 (thirteen) đến 19 (nineteen).
Đây là một giai-đoạn thật khó khăn vì nó không còn là đứa trẻ nhưng cũng chưa phải là “người lớn”, trên phương-diện tâm-lý cũng như sinh-vật học, Nó cần phải thoát ra khỏi cái tuổi “con nít” và nhanh chóng trở thành người lớn bằng cách chống đối lại những lề-luật người lớn, đặc-biệt là uy-quyền của cha mẹ (nhất là cha). Giai-đoạn “cuối xuân” này, tiếng Pháp gọi là “âge ingrat”, tuổi bạc bẽo (với cha mẹ), hoặc "ác" hơn nữa, "âge bête" (tuổi "ngu dại").

Rồi mùa xuân qua mau, qua mau, có lẽ vì người thiếu-niên / thiếu nữ quá nôn nao trở thành người nhớn, quá háo hức để vào Hạ.

Mùa Hạ của cuộc đời

Em đứng lên gọi mưa vào hạ…
Ngoài vườn, hoa đã ra quả, chủ nhân bắt đầu hưởng lộc sau mùa gieo trồng.
Người thiếu niên / thiếu nữ đã trở thành thanh-niên / thanh nữ, đã “trưởng thành” và bước vào giai-đoạn tích-cực và hăng say nhất trong đời, với mục-đích tối-thượng là "thành công".


Người thanh niên / thanh nữ đi học xong, bắt đầu đi làm, lãnh lương và cố gắng thăng quan, tiến chức để được lương cao hơn. 

Tiền sẽ là đơn-vị để đo mức độ thành công, thành tài của mỗi người. Muốn biết ai hơn ai, ai kém ai, chỉ cần so sánh căn nhà của họ, chiếc xe họ lái, chuỗi hột xoàn người đàn bà đeo trên cổ, tiệm ăn họ lui tới, trường học con cái họ đi...
Có tiền rồi thì phải có nhiều hơn, nhiều rồi thì phải đòi danh để mọi người biết đến mình, phải đòi quyền-thế để cảm thấy mình hơn tất cả những người khác. 

Sau bao nhiêu năm bị cha mẹ “kềm kẹp”, cấm đoán đủ điều, đứa trẻ trở thành người lớn, tách ra khỏi vòng ảnh hưởng cha mẹ và được nếm hương-vị của tự do. Ngược lại, có quyền-lợi phải có bổn-phận và giá của tự-do là trách-nhiệm. Trách-nhiệm đối với luật-pháp, đối với xã-hội bên ngoài, đối với cha mẹ, đối với con cái, đối với chính mình. 
Có những người, vì không muốn bận tâm với bổn phận mà không muốn lập gia-đình, không muốn có con, không muốn nhận những công-việc có chút trách-nhiệm.
Thậm chí, còn có hội-chứng Peter Pan thường được dùng để nói về những “người lớn không chịu trưởng thành”.

Mùa Thu của cuộc đời
Ngoài kia, hoa vẫn khoe màu và vườn rau vẫn nuôi đủ gia đình chủ vườn. Trời bớt nóng nhiều và chuyển sang tươi mát, bầu trời vẫn xanh lơ, chim vẫn hót gọi nhau. 
Rồi hoa bắt đầu tàn, lá bắt đầu vàng và rơi lả tả đầy sân.
Mùa Thu, mùa của thi-sĩ, quả là thơ mộng, dễ chịu, nhẹ nhàng.

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay...
Người thanh niên / thanh nữ từ từ bước vào tuổi trung-niên (middle age), vào nửa đoạn đường đời. Thành hay bại, giàu hay nghèo, hạnh phúc hay không, số mệnh mỗi người xem như đã định hướng, đã ngã ngũ một cách khá rõ rệt. 

Nhưng đôi khi người trung niên đang ngon trớn, đến nửa đường, bỗng chùn chân và sinh lòng hoài nghi. Bao nhiêu câu hỏi từ đâu kéo về, ám ảnh :
Con đường ta đi đó, con đường ta theo đó, đúng hay không ta?
Chạy theo tiền tài, danh vọng có nghĩa lý gì? Tiền của, mình có đem theo được lúc ra đi không? Hy sinh cuộc sống gia-đình để làm gì khi chủ có thể đuổi mình bất cứ lúc nào? Mình có cạnh tranh được với mấy "bạn" đồng-nghiệp trẻ đang lên kia không? Người nằm ngủ bên cạnh mình mỗi đêm có đem lại hạnh phúc cho mình không? Mình (người đàn bà) có còn trẻ đẹp dưới ánh mắt đàn ông không?...
Có những quyết-định lớn được lấy trong giai-đoạn này như bỏ thuốc lá, bỏ ra làm riêng, ly dị vợ / chồng, về hưu non, ...
Tâm trạng này được gọi là "khủng hoảng trung niên" (midlife crisis / crise de la quarantaine) ở nửa đường đời, khi bắt đầu có những triệu-chứng "già" (những vết nhăn trên mặt, mái tóc hoa râm), sau khi bố/mẹ ra đi, sau khi con cái ra ở riêng,...
Người trung-niên bỗng cảm thấy mình chưa phải là già nhưng đã không còn trẻ (người Việt mình có chữ "sồn sồn"), cũng như lúc trước người thiếu niên không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn. Nhưng ngược lại với giai-đoạn chuyển-tiếp của người thiếu-niên, cơn khủng hoảng nửa đời này chỉ đến với một số nhỏ, và hậu-quả thường không lấy gì là quá đáng.

Rồi thời-gian vẫn lững thững trôi, ngày qua ngày.

Mùa Đông của cuộc đời
Mùa này, hầu hết các sinh-vật đều hãi sợ (dĩ nhiên tôi không nói đến những vùng nhiệt-đới chỉ có hai mùa, mùa nắng và mùa mưa). Trời xám xịt, thời-tiết lạnh ngắt và tuyết phủ trắng xoá, cây cỏ trụi hết hoa lá và đi ngủ, súc vật không còn gì để ăn, loài chim phải bay đi những vùng ấm áp và loài người phải tổ-chức mọi thứ để chống lạnh.

Bắt đầu mùa Đông của cuộc đời, người Việt ta có phong-tục mừng thọ các cụ từ 60 (lục tuần, người Mỹ gọi là Big Six), rồi 70 (thất tuần), 80 (bát tuần), 90 (cửu tuần) hay 100 (bách tuế hay bách niên chi lão).

Gắng gồng thêm vài năm nữa, người lão niên được "giải phóng" khỏi ách đày đoạ của chủ (xếp) và tự tuyên bố "độc lập và tự-do". Cụ đã về hưu.
Từ nay, cụ muốn dậy giờ nào thì dậy, muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, chả cần phải xin phép ai (ngoài trừ vợ). Cụ trở thành tỷ-phú thời-gian.
Lương hưu trí không được như lúc đi làm nhưng thôi,
Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc  
(Biết là đủ, cho là đủ, thì nó là đủ).
Nhu cầu người già đã thay đổi nhiều, sốp-pinh không còn cần-thiết, thỉnh thoảng ngồi vào bàn xoa mạt-chược hay đi pác-ti với bạn bè, ăn uống, hát hò, mua đôi một tí là vui lắm rồi.
Đã đến lúc hưởng nhàn.
Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn 
(Biết là nhàn, cho là nhàn, thì nó là nhàn).
Ngày nay, ông bà đã có cháu ngoại, cháu nội để đi thăm, để bê-bi-sít cho vui.
Hai vợ chồng lại trở về vợ-chồng sau một thời-gian khá dài làm cha-mẹ. 
Tóc đã bạc, mắt đã mờ, da đã nhăn như củ khoai lang cũ, chân tay không còn linh-động và đầu óc không còn nhạy bén như xưa. Nhưng sao mình vẫn thấy vợ mình đẹp, vẫn thấy chồng mình phong độ? Nghĩa đã nặng hơn tình, hai vợ chồng đã trở thành hai người bạn đồng hành để đi nốt con đường còn lại.
Bà già nắm tay ông già, chiều chiều dắt ra bờ sông, ...
Tôi cảm thương những người phải sống đơn côi trong mùa này của cuộc đời. Nếu ít ra, có con cái thỉnh thoảng gọi điện-thoại hay ghé thăm thì cũng còn đỡ tủi. 

Cuối đông. Cha mẹ đã ra đi bao lâu nay rồi, đến lượt mình phải sửa soạn hành-trang thôi : trả hết nợ nếu còn, thanh toán tài sản, lập di-chúc, dọn hết đồ đạc để dọn vào một căn nhà nhỏ hơn (tiếng Mỹ gọi là downsize) hay một căn phòng trong một viện dưỡng lão nào đó khi không còn tự lo cho mình được nữa. 
Ở viện dưỡng-lão (có người gọi là "phòng đợi Tử thần"), nếu là loại đắt tiền thì cũng được một căn nhà nhỏ đầy đủ tiện-nghi, có người chăm sóc kỹ lưỡng, đời sống chắc thoải mái lắm? (tôi chưa trải qua nên chỉ đoán mò vậy thôi).
Nói về người già, Jacques Brel đã hát: 
 ... Những người già không còn đụng đậy,
 những động tác họ nhăn nheo quá, thế giới họ nhỏ bé quá
 Từ giường đến cửa sổ, từ giường đến ghế bành, rồi từ giường đến giường...

hay
... Họ nắm tay nhau, họ sợ mất nhau nhưng họ vẫn mất nhau
... người ở lại là kẻ xuống địa-ngục.

Phải! Trong viện dưỡng-lão, bao vây bởi những người già mà chồng (vợ) mình đã đi rồi thì đâu là lẽ sống nữa?


Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Cuối đông, cuối chu kỳ.

Mùa xuân của cuộc đời...
Xuân lại trở về, nhưng là mùa xuân của một thế-hệ sau, hàng hàng, lớp lớp...

Mỗi mùa một nhịp sống
Cùng trong một chu kỳ nhưng không mùa nào giống mùa nào, mỗi mùa có những đặc tính riêng của nó, với những điểm lợi, điểm bất lợi.
Lúc còn bé, chỉ có ăn, chơi, học, nhưng không có tiền, không phải muốn làm gì thì làm. Lúc lớn, đi làm có tiền nhưng lại ít thời giờ và nhiều trách-nhiệm phải gánh vác. Lúc về già thì nhiều thời giờ nhưng lại ít tiền tiêu. Than ôi, ở sao cho vừa lòng mình?
Nhưng chúng ta có thể bơi ngược giòng không? Tôi chợt nhớ lại câu chuyện sau đây:
Một chú bé đang ngồi hậm hực với "kiếp con trẻ" của mình thì Bụt hiện ra. Sau khi nghe chú bé than phiền, Bụt bèn móc túi ra một cuộn chỉ và nói :
- Ta cho cậu cuộn chỉ "Thời gian" này. Cậu kéo sợi chỉ ra bao nhiêu thì thời-gian sẽ qua mau bấy nhiêu. Nhưng cậu hãy nhớ cho kỹ: cuộn chỉ này chỉ kéo ra được chứ tuyệt đối không thể cuộn lại được. Cậu phải cẩn-thận lắm đấy.
Nói xong, Bụt biến mất. Câu bé mừng quá, cầm cuộn chỉ trên tay, cậu kéo ra một khúc đến lúc bắt đầu đi làm được tiền. Được tiêu tiền thích thật nhưng rồi cậu lại nghĩ tiền ít quá, tiêu không sướng tay. Người thanh-niên bèn kéo chỉ thêm một khúc đến khoảng thời gian đi làm nhiều tiền. Được một thời gian, tiêu tiền mãi cũng chán, anh lại muốn trở thành một người già giặn, giàu có và nổi tiếng, rồi ông lại muốn con cháu đầy đàn chung quanh để hưởng trọn vẹn hạnh phúc gia-đình. Mở ngăn kéo lấy cuộn chỉ ra, bắt đầu kéo thì, than ôi, cuối sợi chỉ bỗng hiện ra và rời khỏi cuộn chỉ. Ông cụ già bỗng ngã quị.

Tôi cũng nhớ thêm phim "The curious case of Benjamin Button (Câu chuyện đặc-biệt của Benjamin Button), là chuyện một người lúc sinh ra đã 80 tuổi và trẻ dần lại theo năm tháng, nghĩa là cuộc đời đi ngược từ già đến trẻ. Câu chuyện giả tưởng nhưng nếu có thật, không biết cuộc sống thật sự sẽ ra sao nhỉ?

Mỗi người một số phận
Không mùa nào giống mùa nào và mỗi mùa chỉ đến một lần đối với mỗi người chúng ta.
Không người nào giống người nào. Không ai sống hộ ai được, đời ai nấy sống. Đứng núi này trông núi nọ không đưa ta đến đâu.
Đời là bể khổ thì chúng sinh nên tập bơi. Chỉ sống trong hiện-tại, sống mỗi ngày, mỗi mùa, sống theo lương-tâm và ước vọng của mình, sống làm sao để đến cuối đời không phải  nuối tiếc những điều mình đã làm và những điều mình không (chưa) làm.
   ...Trong giấc mộng tỉnh, tôi cứ ngỡ mình còn nhiều thời giờ
   Tôi đã chưa thực-hiện được một phần ba những gì tôi nói
   Và mùa đông đã chợt đến trong những điên rồ của tuổi trẻ...
(... Quand je rêvais les yeux ouverts 
En pensant que j'avais le temps  
Je n'ai pas entrepris le tiers 
Des choses dont je parlais tant 
Et j'ai vu s'installer l'hiver 
Dans la folie de mes vingt ans...)

                     Charles Aznavour
Nói thì dễ nhưng học cả đời cũng không hiểu hết, tu cả đời vẫn chưa "buông" được. 
Thôi thì
... Hãy cố vươn vai mà đứng, Tô son lên môi lạnh lùng 
Hãy cố yêu người mà sống, Lâu rồi đời mình cũng qua.

Vạn-vật vẫn xoay vần. The show must go on.
Yên Hà, tháng 2, 2018

Printemps, Eté, Automne, Hiver : les quatre saisons de la vie


La vie n’est pas qu’un long cortège de jours qui se suivent et se ressemblent. La vie est vivante et ondule au rythme de saisons bien caractéristiques.
L’espèce humaine, une infime partie de l’univers, ne peut qu’obéir aux grandes lois de l’univers et la vie de chacun d’entre nous est structurée comme ces quatre périodes de l’année que sont le printemps, l’été, l’automne et l’hiver.
A supposer que nous vivions quatre-vingts ans en moyenne, disons pour simplifier que chaque saison dure vingt ans et que les saisons de la vie sont : printemps (0 à 20 ans), été (21 à 40 ans), automne (41 à 60 ans) et hiver (61 à 80 ans). Admettons.

Le printemps de la vie

C’est une saison que tout être vivant attend avec impatience. Surtout dans les régions froides, les animaux vont pouvoir manger, ceux qui hibernent vont sortir de leur long sommeil et ceux qui ont migré vont revenir ; la flore guette les premiers rayons de soleil pour verdir, boutonner et fleurir.
Et en guise de célébration, les mâles vont jouer des cornes et des griffes pour s’accaparer les faveurs des femelles, histoire de perpétuer l’espèce.
La nature revient à la vie, éclatante.

Chez nous, humains, le bébé accueille le printemps de la vie avec un cri et des larmes (sait-il d’avance que la vie serait peines et souffrances ?).
Il arrive au monde telle une feuille blanche, innocent, inconscient et passe son temps à manger, dormir et mouiller ses couches. Puis il apprend à se déplacer à quatre pattes, à se lever, à marcher, à parler, tout est à prendre et tout est à apprendre. Les yeux grands ouverts, il découvre la vie. Tout est nouveau et un rien l’émerveille.
La vie est simple et légère ; pas un nuage en tête, pas une ride au front. C’est l’âge tendre, l’âge vert, l’âge bonbon, la période la plus insouciante de la vie.

A sa naissance, un faon doit pouvoir se lever et courir avec la troupe mais le monde des humains est beaucoup plus complexe et nous devons passer un quart de notre vie à apprendre avant de d’y entrer de plain-pied. Le parcours passe par la maternelle, l’école primaire, l’enseignement secondaire et éventuellement l’enseignement supérieur, mais l’école de la vie est et reste incontournable tout au long de notre existence.
Saison « préparatoire », le printemps est essentiel et qui d’autre que les parents portent cette responsabilité ? La vocation de l’école est d’instruire et celle des parents est d’éduquer, ce que certains parents semblent parfois oublier.

Puis l’enfant entre dans l’adolescence. C’est l’âge ingrat, l’âge « bête », une transition difficile où l’on n’est plus un enfant mais pas encore un adulte, psychologiquement et physiologiquement. Pour s’en sortir, l’adolescent a besoin de s’opposer aux adultes (les parents en premier) et à toute forme d’autorité et de s’en dissocier tout en les copiant (laisser pousser la moustache, fumer,…).

Le printemps passe vite, peut-être parce que les jeunes ont trop hâte d’en sortir.

L’été de la vie

L’adolescent est devenu une jeune personne. Il (Elle) est devenu(e) adulte et entre dans la période la plus active de la vie, la plus passionnante aussi, avec un seul but : réussir.
L’adulte entre dans la vie active, commence à travailler et, plein d’énergie et d’enthousiasme, se met en devoir de grimper les échelons, surtout sur l’échelle des salaires. L’argent sera l’unité de mesure du succès de chacun et les signes extérieurs de richesse seront là pour montrer à tout le monde que « j’ai réussi ».
Je m’voyais déjà en haut de l’affiche… (Charles Aznavour).
L’argent appelle l’argent puis la gloire et aussi le pouvoir, quel qu’en soit le niveau. Ainsi va la vie.

Maintenant que l’adulte ne dépend plus de ses parents, il va goûter à la liberté, enfin, presque. Car droits vont de pair avec devoirs et le prix de la liberté est la responsabilité : par rapport à la loi et les règles sociales, par rapport à ceux dont nous avons la charge (enfants, collaborateurs,…), par rapport à soi-même.
Une de nos missions sur terre étant de perpétuer l’espèce, chacun aura à se marier, avoir des enfants, bâtir une famille. Et cela ne rime pas toujours avec faire carrière et nous n’arrêtons pas de faire des choix dans la vie.
Certains vont éviter de se marier, d’avoir des enfants ou refuser des postes mieux payés pour ne pas avoir à en assumer les responsabilités. Et on appelle « syndrome de Peter Pan » le cas des personnes qui refusent d’être adultes.
Etre (adulte) ou ne pas être, telle est la question.

L’automne de la vie

L’adulte arrive doucement à mi-parcours de vie. Qu’il ait réussi ou pas, pauvre ou riche, heureux ou malheureux, sa situation est à peu près dessinée. C’est l’âge mûr.
Mais des fois, en plein dans son élan, il est soudain assailli de doutes. « Qui suis-je ? », « Où vais-je ? », « Quel est le sens de ma vie ? », « Ai-je fait les meilleurs choix pour moi ? », « Est-ce si important, l’argent, pour que je sacrifie ma vie et ma famille ? »… toutes ces questions surgissent de nulle part et le hantent. C’et la crise de la quarantaine et les symptômes apparaissent avec les premiers signes de la vieillesse ou lors d’événements familiaux (décès dans la famille, enfants quittant le toit familial) ou professionnels (perte d’emploi). 
En cette période, l’adulte n’est pas encore vieux mais plus tout à fait jeune, ce que nous rapprocher de l'âge ingrat. (Notons également que cette crise n’arrive qu’à une minorité de personnes, contrairement à l’âge ingrat.)
Et la vie continue, jour après jour.

L’hiver de la vie

C’est la saison que toute espèce vivante semble redouter le plus. Le ciel est gris et l’espace est blanc de neige, il fait froid, les arbres ont perdu feuilles et fleurs, les animaux peinent à trouver de la nourriture et les hommes s’organisent pour passer l’hiver. 

Cette période de la vie est appelée « troisième âge ». (Le sens commun semble diviser la vie humaine en trois parties : la jeunesse, l’âge adulte et la vieillesse).
L’âge de la retraite semble reculer de plus en plus mais nous entrons ici dans l’âge de la retraite, par opposition à la vie active. Le terme « retraite 
» semble suggérer une vie plus en retrait mais de plus en plus, les retraités (dont je suis) s’organisent pour profiter de ces « vacances permanentes » : cours de danse, gym, lecture, écriture, voyage, … et des formations se montent pour nous préparer à la retraite tout comme fleurissent des « clubs du troisième âge » où les membres se réunissent pour des loisirs en commun. N’empêche, la vie tourne quand même plus au ralenti, parole de retraité.

Avec le départ des enfants, les parents, après avoir longtemps été père et mère, redeviennent mari et femme et peuvent enfin s’occuper d’eux-mêmes. Aujourd’hui, les cheveux ont blanchi, les visages sont ridés, les muscles et les neurones ne sont plus aussi vifs mais qu’importe, les liens amoureux se sont transformés en liens conjugaux et mari et femme sont devenus deux compagnons qui vont tranquillement finir leurs parcours sur terre, main dans la main.
Je n’ose imaginer un hiver à passer avec pour seule compagne, la solitude (que George Moustaki a si bien décrite).

Fin de l’hiver. Il faut se préparer pour le grand départ : régler ses dettes financières et morales, établir les dernières volontés, déménager dans un plus petit logement ou dans une maison de retraite.
Dans « Les vieux », Jacques Brel chantait :
  … Les vieux ne bougent plus,
  Leurs gestes ont trop de rides,
  Leur monde est trop petit,
  Du lit à la fenêtre,
  Puis du lit au fauteuil,
  Et puis du lit au lit …
Quelle horreur !
  … Ils ont peur de se perdre,
  Et se perdent pourtant…
  … Celui des deux qui reste
Se retrouve en enfer
Triste, mais il est vrai que dans une maison pour vieux, entouré(e) de vieux, quelle raison peut-il y avoir quand le seul être cher qui reste est parti ?

Naissance, Vieillesse, Maladie, Mort. Nous arrivons à la fin du cycle décrit par Bouddha.

Le printemps de la vie
Et le printemps revient, mais celui d’une génération suivante. Le cycle de la vie continue.

A chaque saison, son rythme de vie
Les saisons se suivent et ne se ressemblent pas, bien loin de là, et chaque saison n’arrive qu’une seule fois pour chacun d’entre nous.
Chaque saison a ses caractéristiques, ses avantages et ses inconvénients. Petit, nous avons juste à manger, dormir, jouer mais nous ne pouvons pas faire ce que nous voulons. Quand nous gagnons enfin de l’argent, nous n’avons plus beaucoup de temps mais tellement plus de responsabilités. A la retraite, nous avons tout notre temps mais moins d’argent à dépenser. Décidément, la vie est mal faite.
Mais pourrions nous nager à contre-courant ? Je me rappelle le conte suivant :
Un jeune garçon est en train de se lamenter sur son sort quand un génie lui apparaît. Après avoir compris que le garçon veut grandir, le génie lui tend une bobine de fil et lui dit :
- Ceci est une bobine magique. Chaque fois que tu en dérouleras un bout, le temps passera en avance rapide d’autant. Mais fais très attention, tu peux dérouler mais en aucun cas réenrouler. Ne l’oublie surtout pas.
Fou de joie, le garçon remercie le génie et s’empresse de dégager un bout de fil. Le voilà adulte gagnant et dépensant de l’argent. Mais bientôt, il veut plus d’argent et encore un bout de fil passe. Le voilà riche mais il aspire maintenant à la gloire et c’est chose faite. Devenu un homme mûr, riche et célèbre, il veut goûter aux joies de la famille, entouré de ses enfants, ses petits-enfants, ses arrière-petits-enfants. La bobine de fil dans la main, il commence à tirer quand il aperçoit avec horreur l’autre extrémité du fil. Le vieil homme s’écroule (C’est ce que l’on appelle « trop tirer sur la ficelle »).

Me revient également à l’esprit « L’étrange histoire de Benjamin Button ». Le film met en scène un homme qui naît vieux et qui rajeunit au fil des années. Ceci relève de la pure fiction mais je me demande bien comment ce serait si c’était vrai.

A chacun, sa vie
Nous sommes tous différents les uns des autres. Nous ne pouvons vivre à la place de quelqu’un d’autre et personne ne peut vivre à notre place. A chacun, sa vie. L’herbe est peut-être plus verte dans le champ du voisin mais nous n’y pouvons rien.
Ce que nous pouvons faire, c’est vivre au présent, chaque jour, chaque saison, avec notre conscience, à l’écoute de nos besoins et de nos aspirations ; vivre de sorte à ne pas avoir regrets ou remords le jour du grand départ. Au mieux.
Nous ne pouvons être et avoir été.
  ... Quand je rêvais les yeux ouverts
  En pensant que j'avais le temps
  Je n'ai pas entrepris le tiers
  Des choses dont je parlais tant
  Et j'ai vu s'installer l'hiver
  Dans la folie de mes vingt ans.
..
                     (Charles Aznavour)
Enfin, le savoir est une chose, le faire en est une autre et nous passons notre vie à apprendre pour savoir qu’en fin de compte, nous ne savons rien.

Quoi qu’il en soit, la vie continue, avec ou sans nous, n’est-ce pas ?

Yên Hà, février 2018

China : Portraits of Life

Life in China 
Photos by Phu TRAN NGOC (11/2017)

Please (Ctrl-) click on the link
https://youtu.be/aomWCk9O5FY
Enjoy.