UA-83376712-1

Labels

Jan 22, 2013

Vợ với chồng (Kịch vui)


Bản kịch này được dựng lên bằng sự đan kết một số truyện vui / truyện tiếu-lâm tuyển chọn chung quanh đề tài "đàn ông - đàn bà", điển-hình nhất qua liên-hệ vợ-chồng.
Kịch không có mục-đích nào khác là đem lại vài giây phút vui tươi, giúp bạn đọc khuây-khoả sau những ngày giờ làm việc.

Nhân vật
Người vợ: tạm đặt tên là Vợ
Người chồng: tạm đặt tên là Chồng
Vài người bạn của Chồng: tạm đặt tên là Bạn A, Bạn B, Bạn C.


Màn 1

Nhân vật: Người chồng cùng với một số bạn trai
Thời điểm: Tại một quán cà-phê, một buổi sáng chủ-nhật

Chồng: Này A, sao dạo này trông mày tiêu-điều quá vậy? Có chuyện gì không?
Bạn A: Tụi mày không biết đó thôi, chứ tao đã phải hút bụi, quét dọn nhà cửa, giặt giũ, sửa chữa bao việc rồi mới được ra đây ngồi với tụi mày đấy chứ.
Bạn B: Tại sao vậy, thế cô o-sin giúp việc nhà mày đi đâu rồi?
Bạn A: Cô ấy đi lấy chồng rồi.
Chồng: Thì thôi, đi mướn cô khác đi. À mà mày có biết cô ta lấy ai không?
Bạn A: Thì lấy tao chứ lấy ai nữa? Mà cô ấy lại không cho tao mướn cô khác, sợ rồi cũng lại có chuyện. Khổ ơi là khổ!

Bạn B: Đời là bể khổ mà, chịu thôi.
Bạn A: Đúng vậy, cả đời mình phải khóc vì hai người đàn bà.
Chồng: Hai người đàn bà nào?
Bạn A: Này nhé, khi mẹ ta mới sinh ta ra đời, ta đã phải khóc. Sau đó, khi ta lấy vợ, vợ lại làm ta tiếp tục khóc. không đúng à?
Chồng: Ừ nhỉ?...

Bạn A: Còn nữa. Tao làm hùng hục cả ngày, chả bao giờ được khen một câu, ngược lại lúc nào cũng bị mắng là làm không đúng nữa chớ?
Bạn B: Thế tụi mày có biết bạn, kẻ thù và vợ khác nhau ở điểm nào không?
Chồng, Bạn A: Chịu thôi, mày nói nghe thử.
Bạn B: Này nhé. Bạn là người khen mình khi mình đúng và khuyên mình khi mình sai.
           Kẻ thù khen mình khi mình sai và chê mình khi mình đúng.

Bạn A: Còn vợ thì sao? Tao đang nóng lòng đây.
Bạn B: Đây này, vợ là người lúc nào cũng chê, cho dù mình đúng hay sai.
Chồng: Sao nghe "weng weng".

Bạn A: Thôi thì dầu sao cũng phải lấy vợ chứ, sống ở đời là như vậy mà? Vả lại, tao có đọc thống-kê cho biết đàn ông có vợ sống lâu hơn đàn ông độc thân mà?
Chồng: Không phải vậy đâu mày, chẳng qua là khi có vợ rồi, mình sẽ cảm thấy ngày tháng dài hơn mà thôi.
Bạn A: :-(

Lúc này có một anh bạn C bước vào. Cả bọn đứng lên chào đón và mời vào bàn ngồi.
Bạn B: Trời ơi, bao nhiêu năm mới gặp lại mày, thật mừng quá. Mày dạo này ra sao?
Bạn C: Cám ơn tụi mày. Tao vẫn thường, đời sống cũng như ai thôi, đi làm hùng hục, lấy vợ sùng sục, có con, tậu nhà, tậu cửa...
Bạn A: Thế vợ mày như thế nào mà tóm được mày vậy?
Bạn C: Vợ tao à? Cô này giỏi lắm, mày à: nhờ cô ta mà tao biến thành triệu-phú đó.
Chồng: Khá lắm, quả là sau lưng một người đàn ông thành công, bao giờ cũng có một người đàn bà. Vậy chứ trước khi gặp cô ta, mày như thế nào?
Bạn C: Ờ... tao là tỉ-phú...

Chồng (móc túi lấy bao thuốc, mời C) : Này C, kéo điếu thuốc cho vui mày?
Bạn C: Cám ơn mày, nhưng tao đã bỏ thuốc từ ngày lấy vợ rồi.
Bạn A: Vậy à? Cô này chắc phải cao tay ấn lắm, chứ tao nhớ lúc trước, mày làm một ngày hai bao mà?
Bạn C: Không phải vậy đâu. Chính tao tự ý, chứ vợ tao đâu có đòi hỏi gì đâu?
Chồng: Chà, mày cũng ngon dữ há?
Bạn C: Đâu có? Chẳng qua, tao đọc thống kê khoa-học cho biết một nguyên-nhân chính của bệnh ung-thư ngực nơi người đàn bà là do người chồng hút thuốc đó.
Cả bọn: Ha Ha Ha.

Bạn A: Mày lo cho vợ cũng phải. Nhưng cách hữu-hiệu nhất để chống căn-bệnh đó là phát-hiện càng sớm càng tốt, càng dễ chữa trị nên ngày nào tao cũng tự tay khám-nghiệm cho vợ tao hết. Hì hì...
Bạn C: Đồ quỉ sứ!

Bạn A: Hề hề. À còn về "chuyện ấy" thì mày dạo này ra sao, kể anh em nghe với.
Bạn C: Tao ấy à? Cũng như Coca-Cola thôi...
Chồng: Là làm sao? Soda xủi tăm dữ lắm à?
Bạn C: Nào phải vậy? Mấy năm đầu thì Coca-Cola "normal", vài năm sau chuyển qua Coca-Cola "light"...
Bạn B: Thế còn bây giờ?
Bạn C: Coca-Cola "zero" rùi. :-(

Màn 2

Nhân vật: Vợ và Chồng
Thời điểm: Buổi tối, trong phòng ngủ hai vợ chồng. Chồng nằm đọc báo, vợ đứng trước gương, thay quần áo, chải tóc...

Vợ (nũng nịu với chồng): Anh ơi, nói thí dụ như có ông Thần cho anh chọn giữa một tỉ đô-la và em thì anh sẽ chọn điều gì? Mà phải nói thật nghen?
Chồng: Anh sẽ không chút ngần-ngại mà chọn một tỉ đô-la.
Vợ (nguýt chồng, ra vẻ hờn dỗi): Sao vậy anh? Không lẽ anh không yêu em à? Lúc trước mới quen nhau, anh đã nói có chết vì em anh cũng vui vẻ cơ mà?
Chồng: Đương nhiên anh không từ bỏ em mà. Nhưng anh biết anh mà có được một tỉ thì dầu gì đi nữa, anh cũng sẽ có được em mà, phải không em yêu quí?
Vợ: Xxxxí...

Vợ (làm điệu trước gương): Anh ơi, anh yêu nhất điều gì nơi em? Trí thông minh của em, thân hình nóng bỏng của em hay tài nội-trợ của em?
Chồng (liếc qua vợ rồi trả lời): Anh ấy à? Anh yêu nhất là tính hài-hước của em.
Vợ: Thấy mà ghét!

Chồng (vừa đọc báo vừa nói): Em nghe này, báo đăng có một nơi nào trên thế-giới hiếm đàn ông, nên mỗi khi ân-ái, người đàn bà phải trả cho người đàn ông $100 đó.
Vợ: Thì anh cứ dọn đến nơi đó mà sống đi.
Chồng: Em nói thật nhé, mai anh sẽ đi lo việc này đó.
Vợ: Anh cứ tuỳ-tiện, nhưng em chỉ tò-mò muốn biết làm sao anh có thể sống với $300 một năm?
Chồng: ...

Chồng (đặt tờ bào xuống rồi nói): Đọc về đời sống loài vật cũng nhiều chuyện ngộ-nghĩnh ghê. Thí dụ như trong chuyện đó, thì loài voi giao-hợp suốt hai tiếng...
Vợ: Đó, anh thấy chưa?
Chồng (giả vờ không hiểu ý vợ): Còn loài tê-giác thì gần một tiếng...
Vợ: Đó, anh thấy nhé?
Chồng (bắt đầu hơi nhột): Nhưng mà nai thì chỉ có năm mươi giây thôi nhe em...
Vợ: Đúng vậy anh, cho nên nai mới mọc sừng đó.
Chồng: ...

Màn 3

Nhân vật: Vợ và Chồng
Thời điểm: Trong phòng ngủ hai vợ chồng. Người chồng bị bệnh rất nặng, bác-sĩ vừa xem mạch cho chồng.

Bác sĩ (nói riêng với vợ): Xin lỗi Bà, nhưng Ông nhà bệnh tình khá nặng, tôi đã biên sẵn toa thuốc này cho Ông nhà, Bà lo cho Ông uống đều nhé?
Vợ: Cám ơn Bác sĩ, tôi sẽ cố-gắng lo thuốc-thang đầy-đủ.
Bác sĩ: À, còn đây là toa thuốc cho Bà, Bà cũng cố theo cho đúng nhe.
Vợ (ngạc nhiên): Dạ thưa Bác sĩ, chồng tôi bệnh chứ tôi rất khoẻ mạnh như vầy, tại sao phải uống thuốc? Và uống thuốc gì vậy, thưa Bác sĩ?
Bác sĩ: À, là vì Ông nhà rất cần nghỉ-ngơi nên tôi kê đơn thuốc ngủ này cho Bà đó mà.
Vợ: Xin mời Bác sĩ ra về ạ.

Trong phòng, chồng nằm trên giường, xác mặt nhợt nhạt, vợ ngồi trông chừng bên cạnh, nét mặt lo-lắng.
Chồng (hơi ngập ngừng, nửa muốn nói, nửa không): Em à, anh có tâm-sự này ôm ấp trong bụng bao lâu nay, đến lúc này, gần đất xa trời, anh muốn thú-nhận cùng em trước khi ra đi để cho nhẹ-nhõm đôi chút, em nhé?
Vợ (cầm tay chồng): Anh muốn nói, muốn hỏi điều gì thì anh cứ nói, cứ hỏi, đừng để bụng làm gì, mình là vợ chồng mà?
Chồng: Được rồi, chuyện là ba năm trước, anh đã có lần là người chồng bất trung, anh áy náy lắm, nhưng chung-quy cũng chỉ vì tính anh kỵ nhất là phí phạm thôi.
Vợ: Ừ, chuyện gì thì anh cứ kể ra, em nghe anh đây.
Chồng: Hôm đó, chủ-nhật, em đi shopping với mấy cô bạn, anh không có gì làm, ra ngoài đi dạo, hóng mát một lúc thì gặp một cô gái ăn mặc rách rưới, mặt mày lem luốc, bước đi lảo-đảo vì đói mệt. Động lòng thương người, anh đưa cô ta về nhà, định bụng cho cô ấy ăn một bữa, làm phước.
Vợ: Anh là người tốt bụng, em biết chứ?
Chồng: Về đến nhà, mở tủ lạnh ra, thấy cả nồi cà-ri gà anh nấu tối hôm qua mà em chê mặn mà cháy nên em đã "o-đờ" pizza ăn thế, anh bưng ra cho cô ấy ăn, cô ấy vừa ăn vừa khen ngon rối rít, làm một hơi gần hết nồi. Anh mừng quá, chứ thức ăn mà bỏ thùng rác thì phải tội chết.
Vợ: Ừ, mình không ăn thì cho người khác ăn là điều tốt.
Chồng: Em nói đúng lắm. Ăn uống xong, cô ấy xin được dùng phòng tắm vì cả tháng nay, cô không tắm, người ngợm đã bắt đầu nặng mùi lắm rồi. Thấy quần áo cô tả-tơi quá, anh vào tủ áo em thì thấy bộ áo Versace anh mua tặng sinh-nhật em tuần trước mà em chê "già", không chịu mặc, anh lại nghĩ bụng của mình không dùng thì cho người khác làm phúc. Rồi lại thấy đôi giày Christian Louboutin em mua cả ngàn đô, rốt cuộc nói là đi đau chân, nên vất vào một xó, anh lại lôi ra, đem cho cô ấy.
Vợ: Bao nhiêu thứ mua đắt tiền như vậy, cho thì cũng hơi tiếc đấy, nhưng thôi, anh cho đi hộ em thì em cũng bớt áy náy. Rồi sao nữa, anh?
Chồng: Ừ thì cứ thế, cái gì em không dùng, anh đề-nghị cho cô ấy cho rộng nhà. Cô ấy cứ nói đồ đắt tiền như vậy của vợ anh mà cho cô ấy thì cô ấy cũng áy náy lắm, nhưng rồi cũng nghĩ như mình nên nhận hết. Anh cũng phải cho cô ấy cái va-li Samsonite mới tinh mà em chê nặng, không dùng. Thế là cô ấy được ăn no một bữa, được tắm rửa sạch sẽ, lại được cả một va-li quần áo, cô ấy mừng và cảm động lắm. Anh tiễn cô ấy ra cửa thì bỗng cô ta quay lại và ngập-ngừng hỏi anh...
Vợ: Cô ấy chắc là cám ơn anh rối rít phải không?
Chồng: Không phải. Cô ấy nói "Thưa Ông, đã trót thì cho trét, chẳng hay còn món gì nữa vợ ông không dùng thì tôi xin cảm-kích mà nhận vậy". Thế là anh đã "phản-bội" em hôm đó. 
Vợ: Trời!

Chồng: Anh thú tội với em rồi, lòng anh nhẹ hẳn, nhưng từ đầu đến cuối. À mà tiện đây, anh cũng hỏi thật em nhé, đã có bao giờ em "bất-trung" với anh không? 
Vợ (bẽn lẽn, ấp úng): Ờ... Chuyện đó... Em.. Có lẽ mình...
Chồng (cầm tay vợ): Anh hiểu em, anh làm em khó xử. Nhưng dầu sao đi nữa thì anh cũng sắp phải từ-giã cõi trần này rồi, anh cũng không muốn ra đi mà trong lòng còn ấm-ức, phân-vân, vì thành-thật mà nói, anh cũng có chút hoài nghi đối với em. Cứ xem như em thành-thật với anh một lần cuối đi, nhe em?
Vợ: Vâng, em biết. Nhưng mà...
Chồng: Nhưng mà sao, em?
Vợ: Nhưng mà... nhỡ em nói ra rồi... mà anh không chết thì sao?
Chồng: ... 

Chồng: Ờ... thôi thì anh hứa với em là anh có qua được cơn bệnh này hay không, anh cũng sẽ bỏ qua hết, em chịu không?
Vợ: Thôi được, em xin thú-thật là từ khi lấy anh, em đã "thất-tiết" với anh ba lần...
Chồng: Trời! Ba lần!...
Vợ: Vâng, nhưng em xin nói ngay là cả ba lần đều vì anh thôi.
Chồng: Nghĩa là làm sao?
Vợ: Lần thứ nhất, anh nhớ không, lúc vợ chồng mình còn trẻ và nghèo, không một đồng xu dính túi mà anh lại bị cái tai-nạn lưu-thông kinh hồn đó, đem vào nhà thương thì Bác-sĩ không chịu chữa vì mình không có bảo-hiểm sức-khoẻ mà tiền thì cũng không. Thế là em đã phải đi gặp riêng ông Bác-sĩ...
Chồng (cảm-động): Hoá ra là em đã phải hy-sinh tấm thân ngọc-ngà của em để cứu lấy mạng sống của anh mà anh nào có biết? Em ơi, em là người đàn bà đáng kính-trọng nhất trên đời này, anh sẽ không bao giờ quên nghĩa-cử này của em. Thế lần thứ nhì thì sao?
Vợ: Lần thứ nhì là lúc anh đã tìm được việc làm nhưng làm bao năm mà chả được thăng chức hay tăng lương gì cả. Làm tinh-thần anh sa-sút nhiều lắm nhưng em cũng chả biết làm gì nên em cũng đành phải đi gặp riêng ông Giám-Đốc của anh.
Chồng: Thảo nào, lần đó anh cứ thắc mắc tại sao bỗng dưng cái thằng Giám-Đốc "Dê Xồm" đó lại niềm-nở đến gặp anh để báo tin thẳng cho anh, mà hai mắt nó cứ híp lại. Anh cũng hơi buồn chuyện này, nhưng thôi, chẳng qua em cũng vì lo cho anh thì anh đâu lòng nào trách-cứ em? Còn lần thứ ba thì sao, hả em?
Vợ: Lần thứ ba là gần đây, anh rất ước muốn được bầu làm Chủ-Tịch trong cái "Hội Nể Vợ" gì đó của anh nhưng anh đoán sẽ thiếu hụt một số phiếu...
Chồng: Ờ, anh cũng không nhớ rõ có bao nhiêu thằng chống anh nữa...
Vợ: Em nhớ chứ, lần đó có đến mười bảy người đó anh!
Chồng (ngất xỉu): ...


Hạ màn


Yên Hà, tháng giêng, 2013

Tiếng nước tôi : Lời mở đầu


Đối với bất cứ ai, tiếng mẹ đẻ bao giờ cũng là một quan-hệ đậm-sâu, như gốc rễ, như máu mủ, như một tiếng gọi thiết-tha.
Tôi yêu tiếng nước tôi và tôi càng buồn, càng tủi-thân khi tôi chỉ còn là một kẻ tha-hương, lưu-lạc nơi xứ người, với những người hàng-xóm người Mỹ, đọc báo tiếng Mỹ, xem phim tiếng Mỹ...
May thay, tôi cũng còn được nói tiếng Việt với vợ, với gia-đình, với bạn-bè, tôi còn được hát tiếng Việt, tôi còn được đọc báo tiếng Việt, tôi còn được viết tiếng Việt. 
Và càng đọc, càng viết tiếng Việt, tôi càng yêu tiếng Việt, và càng yêu tiếng Việt, tôi lại càng muốn học lại, học thêm tiếng Việt (có lẽ "hiểu-thương" là muốn thương ai, thương cái gì, mình phải hiểu người đó, hiểu cái đó). Tôi đã bắt đầu tham-khảo lại về tiếng mẹ đẻ tôi, và nhân-tiện tôi cũng muốn chia-xẻ đôi chút với các bạn đọc về mối tình chung của chúng ta là: Việt-ngữ.

Cứ nghĩ là mình người Việt, mình nói tiếng Việt thì có gì là lạ, có gì là khó đâu? Nói thì không cần đi học cũng biết nói, cũng hiểu người khác nói, nhất là tiếng Việt ta không có văn phạm gì rắc rối như tiếng Pháp hay tiếng Đức. 

Nhưng đọc và nhất là viết thì lại không dễ như chúng ta có thể tưởng. Chữ viết của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là điều-kiện để viết đúng.
Người miền Nam không đọc được những âm như "im" (đọc "tiêm" thay vì "tim"), "d", "gi", "qu",... không phân-biệt được những âm cuối "at" hay "ac", những âm "an" và "ang" và viết thì hay nhầm dấu hỏi, dấu ngã, ...
Người miền Trung khi nói, không phân-biệt được các dấu thanh "sắc, nặng, hỏi, ngã"...
Người miền Bắc viết thì ít vấn đề hơn, nhưng đọc thì cũng có những điểm khó khăn: không phân-biệt được "d-gi-r", hay "ch-tr", "s-x", "ưu" thì đọc thành "iu" (thí dụ: "ưu phiền"), "rượu" đọc là "ziệu"... Cho nên khi hát tiếng Việt, tôi cũng phải để ý đến những điểm này lắm. Viết thì tôi thích và hay viết lắm nhưng đến năm ngoái, tôi mới sửa được một loại lỗi mà người Bắc tôi vẫn thường có mà không biết là trên chữ "a" cứ hay bỏ dấu mũ (^) tưới hột sen: "bẩy" thay vì "bảy", "trình bầy" thay vì "trình bày, "tầu" thay vì "tàu", "nhẩy" thay vì "nhảy", ...
Ôi, tiếng Việt ta không đơn-giản (xin đừng dùng chữ "giản-đơn" nhé) chút nào.


Làm thơ thì phải hiểu chút ít về âm-điệu, về nhạc-tính, về luật "bằng-trắc", về sự trầm bổng... gắn liền với thanh-điệu của ngôn-ngữ...


Hát tiếng Việt cho đúng, cho hay cũng không dễ đâu, cũng phải biết áp-dụng những đặc-điểm của tiếng Viết như đơn-vận, đa-thanh... để hát sao cho "tròn vành, rõ chữ" (nghĩa là "âm thanh nghe gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt sáng sủa ; lời ca nghe rõ ràng, không phải đoán nghĩ mới hiểu, không thể hiểu lầm ra ý khác"), hát láy thì phải để ý những thanh sắc, hỏi, ngã, ngắt chữ thì đừng ngắt những từ-kép...


Những đặc-tính đó còn khiến tiếng Việt ta rất phong-phú trong lãnh-hạt đối-đáp, chơi chữ, nói lái (rất thịnh-hành trong nhiều truyện tiếu-lâm), có một không hai trên thế-giới (tiếng Pháp cũng có contrepèterie nhưng không phổ-biến như tiếng lái của ta, còn tiếng Mỹ thì hầu như không có và chỉ bị xem như một cách nói ngọng, quíu lưỡi mà thôi).


Kể từ số sau, chúng ta sẽ bàn qua về một vài nét đặc-điểm như: Nguồn-gốc tiếng Việt; Ngôn-ngữ đơn-vận, đa-thanh; Chính-tả; Ngôn-ngữ trong Thi-Ca; Ngôn-ngữ trong Tục-ngữ, Ca-dao; Ngôn-ngữ trong thanh-nhạc; Chơi chữ, ...

Ngôn-ngữ có học cả đời cũng không thông, vả lại tôi cũng không muốn ru ngủ bạn đọc nên tôi sẽ chỉ dám nêu lên một vài nét đặc-biệt, thú-vị, gọi là vừa tìm hiểu, vừa giải-trí. 


Tiếng mẹ đẻ chúng ta thanh-đẹp và quí-báu như vậy, nhất là trong hoàn-cảnh chúng ta, ước mong các bạn sẽ hưởng ứng để chúng ta cùng duy-trì và hưởng trọn một trong những nét đặc-trưng của bốn ngàn văn-hoá Việt Nam. Xin đa-tạ.



Yên Hà tháng Giêng, 2013

Elucubrations à propos du Têt


Jours du Têt, jours de fête. 
Bonne et Heureuse Année.

Un têtard téteux et têttète tard et le tête-à-tête finit en tête-à-queue. Pauvre têtard étêté.

Il tète "in" la tétine et nous tétons les tétons.
Mais où téter ? Et toi, où t’étais 
Entêté, toi qui t’étais mis en tête de téter, t'as tété ? Alors, cette tétée, cet été ?

Si ta Tata est une tétonneuse téteuse, avec une super tétonnière, çà t’étonne que ton Tonton téteux tétonne ?
P'têt'.

Yên Hà, Janvier 2013

I'll Never Fall In Love Again-Thanh Tuyền


Please on the link   http://youtu.be/epPxIWJjPco
and enjoy.

Chúc Xuân (AVT)-Ngọc Phú

Thanh Tuyền và Ngọc Phú xin thân chúc các bạn một năm mới thật vui tươi

Ngọc Phú trình bày
Thanh Tuyền đệm nhạc

http://youtu.be/H3SULorJHUM

Enjoy.