UA-83376712-1

Labels

Mar 28, 2011

Nhịp sống

Tại sao ngưi ta lại nói: khi yêu nhau, hai người cùng một nhịp tim, thổn thức cùng một nhịp thở ? Phải « en jeu » với nhau mới hợp với nhau là làm sao ? Ngay cả trong “chuyện ấy”, hai người mà đồng điệu, đồng nhịp với nhau thì cảm-giác hình như sẽ gia tăng gấp bội, không biết có đúng không ?
Trong ngành thể-thao, người cưỡi ngựa giỏi biết hoà mình với ngựa để điều-khiển ngựa, người cầu-thủ phải biết hoà nhịp theo di-động của quả bóng, người bơi phải biết phối-hợp hơi thở với động-tác của cả thân-thể…
Lỡ một chuyến tầu hay không bắt được thời-cơ cũng là một hình thức “sai nhịp”.
Nói như vậy, có lẽ nhịp là một yếu-tố căn bản trong đời sống hàng ngày ?

Nhịp trong âm-nhạc

Ai đã thích hát, thích nghe hát đều biết căn bản quan trọng và khó nhất là : Nhịp. 
Hát mà cứ sai nhịp thì thật cực cho ban nhạc, khổ cho đôi chân người nhẩy, khó chịu cho đôi tai người nghe, và chật vật cho cả người hát (cho dù đôi khi người hát cũng không biết là mình sai nhịp, đã thế còn quay lại “nạt” ban nhạc nữa). Điều này, chắc hẳn chúng ta, ai cũng đã trải qua rồi.
Hát đúng nhịp không phải là dễ. Cứ để ý mà xem, cái điệu Boston, ai cũng nghĩ là dễ, nhịp 3/4 (tắc-tắc-xình, tắc tắc xình) mà sao cứ rơi lên, rớt xuống, nghe mà đứng cả tim, thật khổ cho người one-man-band đệm keyboards, vì trống máy không bắt lại nhịp dễ dàng được như trống tay.

Nhưng hát đúng nhịp vẫn chưa đủ, người hát còn phải “nhập” vào được với nhạc, nhập vào “linh-hồn” của nhịp-điệu, của bài nhạc thì mới bắt đầu “ra bài”.
Mỗi điệu có cá-tính riêng biệt của nó và mỗi ca-sĩ, mỗi nhạc-sĩ, mỗi ban nhạc lại có cách diễn-tả riêng. Thí dụ như nhạc James Brown hay Michael Jackson rất khó chơi, mỗi lần tuyển nhạc-công (đương nhiên là chuyên nghiệp rất nhiều kinh nghiệm) cũng phải tốn công tập dợt lắm.
Khó hơn nữa là nhạc dân-tộc cổ-truyền, đằng sau mỗi loại, có cả mấy trăm, mấy ngàn năm văn hoá nên hiểu được tinh-túy của nó để nhập vào là cả một vấn-đề. Nhạc dân-ca Việt-Nam (quan họ, hát trù, vọng-cổ…), nhạc Ấn-Độ, nhạc Nam-Mỹ, … người nước ngoài khó diễn-tả được hoàn hảo lắm.

Trước đây, chúng tôi có tập chơi bài Parole, parole, Dalida hát, Alain Delon nói theo. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ "dễ như cơm sườn", tiếng Pháp thì tôi nói gần như tiếng mẹ đẻ rồi, vả lại nói đâu cần đúng “tông”, nhịp thì miễn sao vừa nằm trong nhịp giữa hai câu hát là được rồi, có gì mà thắc mắc, nhưng hát một, hai lần, tôi cảm thấy không ổn, không hay lắm. Hoá ra, nói cũng phải như hát, cũng phải đúng nhịp, cũng phải nhập vào nhịp. Tôi chợt nhớ thuở bé đi học, trả bài “récitation” đâu phải chỉ thuộc và đọc như con vẹt, phải nhịp nhàng, lên lên, xuống xuống, phải có phần “diễn tả” như đóng kịch thì mới nhiều điểm được.
Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu.

Nhịp trong điệu vũ

Cũng trong lãnh vực âm-nhạc, nhẩy hay múa đều như đàn hát, kỹ-thuật và nhịp là chính nhưng nếu không nhập vào được nhịp thì khó mà hay lắm. Cho nên, nhẩy R&B hay hip-hop phải có tí máu “đen”, nhẩy Argentina Tango thì chỉ có mấy anh Raul hay Carlos mới là tuyệt-vời. Múa bụng thì phải dành cho mấy vũ-nữ Trung-Đông, múa Thái phải để cho mấy cô Thái…
Có một vài lần, tôi được nghe một ban nhạc thật hay đệm cho một ca-sĩ thật xuất-sắc và thưởng thức ngoài sàn nhẩy, một cặp biểu-diễn những bước điệu thật ngoạn-mục. Tiếng hát người ca-sĩ, giọng đàn của cả ban nhạc và động-tác uyển chuyển của cặp vũ-sĩ, tất cả quyện vào nhau như một, hoà điệu thật tuyệt vời. Cảm giác đó, tôi khó mà quên được.

Từ vũ đến võ, võ-sinh tập mấy bài quyền có lẽ để tập cái nhịp đó, cho mọi động-tác được liên-tục. Người võ sĩ giỏi làm chủ được nhịp của mình, biết được nhịp của đối-thủ thì đã nắm được chủ-động rồi.
Trong nghề đu bay, nhịp là quan trọng “chết người“, chỉ cần một người sai nhịp tí xíu là xảy ra tai-nạn ngay. 

Nhịp trong văn-thơ 

Đọc văn, đọc thơ, mình thích gì, thích chỗ nào ? Dĩ nhiên, có nội dung, có ý của bài, có nét bút người viết… nhưng nói chung, thơ thì phải uyển chuyển, nhịp nhàng, luật bằng-trắc nghe phải êm tai, vần điệu phải chuẩn so với thể thơ (năm chữ, bẩy chữ, tám chữ, lục bát, song thất lục bát…). 
Nhịp điệu thanh tao, tạo nên một nhạc-điệu êm ái, khiến bài thơ “dễ ngâm”, có lẽ vì vậy nên tôi thích nghe thơ-nhạc Tao Đàn ?
Trường-hợp thơ "tự-do" ít có luật-lệ hơn, thì còn gì, nếu không phải ý thơ và nhạc điệu ?

Viết văn thì đối với riêng tôi, nhạc-điệu (musicalité) là căn bản. 
Văn cũng như thơ, phải yểu-điệu, nhịp-nhàng như giòng nước chẩy, đọc mà không thuận miệng, nghe mà không xuôi tai thì kể như là sai nhịp rồi. Mỗi chữ phải đi liền với chữ sau; mỗi câu phải đủ dài, đủ ngắn, không thiếu chữ, không thừa chữ; mỗi câu phải “gọi” câu sau; mỗi đoạn phải tiếp nối đoạn sau. Liên tục.

Tôi không biết nhiều thứ tiếng, nhưng tôi thích tiếng Việt (còn phải hỏi ?), tiếng Pháp, tiếng Ý vì nói mà như hát, còn có những tiếng tôi nghe nặng-nề, không êm tai lắm..

Xem một bức thư-pháp mà thấy “phượng múa, rồng bay” hay thấy nét linh động của một tấm tranh vẽ hay một tấm ảnh chụp thì thấy như đúng nhịp rồi.

Les parfums, les couleurs et les sons se répondent” Charles Baudelaire (Les fleurs du mal)


Nhịp và quán-niệm hơi thở

Những ai đã tập yoga hay đã vào cửa thiền đều hiểu rõ việc này. Những lúc nôn náo, mất điểm tựa, « trật đường rầy », một phương-pháp hữu-hiệu để lấy lại thăng bằng là… th.
Thở vào, thở ra, thở vào, th ra…, phương-pháp thật giản-dị : chú tâm vào hơi thở để hợp nhất thân và tâm, để trở về với chính mình.
Thở nhẹ, thở dài, thở đều, sống trong chánh-niệm, s
ng vi con người thật của mình, sng hoà điu vi thế-gii bên ngoài. Sống đúng nhịp.

Thậm chí, những lúc như đi chữa răng, tôi cũng trở về với hơi thở để bớt căng thẳng, bớt đau. Tôi cũng nhớ lại lúc con tôi còn bé, buổi tối, tôi đưa nó vào giường, nằm xuống bên cạnh để ru nó ngủ. Ru mãi, mỏi cả miệng mà nó vẫn không chịu ngủ, sau đó tôi khám phá ra một phương-pháp khác thật dễ, thật nhanh để giúp nó tìm thấy giấc ngủ : tôi ngừng ru, lắng tai nghe nhịp thở của nó rồi thở cùng nhịp với nó, thật nhẹ, thật êm, et voilà. Bây giờ, tôi vẫn tiếp tục dùng phương-pháp này với thằng cháu ngoại. Bảo đảm một trăm phần dầu.

Nhịp sống vũ trụ

Sức khỏe là khi trong cơ-thể, mỗi bộ-phận, mọi tế-bào làm việc đều đặn : hơi thở, nhịp tim, nhịp máu…
Mọi sinh-vật chung quanh ta cũng đều sống như vậy. Mọi hiện-tượng cũng đều phát-sinh và chuyển động như vậy : sông nước, núi non, mây mưa… cho đến quả đất chúng ta và những hành tinh khác quay vòng quanh mặt trời. Đều là nhịp cả.

Nói đến nhịp, chúng ta cũng phải nói đến tần-số hay chu-kỳ (tôi không nói đến cô nữ minh-tinh Trung-Quốc đâu nhé). Chu-kỳ có thể ngắn (một giây), rất ngắn (trong lãnh-vực điện hay điện-tử), dài (tháng, năm), hay rất dài (mấy trăm năm hay mấy triệu năm). Giây phút, ngày tháng, bốn mùa trôi qua theo nhịp thời gian.

Vô thường, Vô ngã, kiếp Duyên-sinh, bao nhiêu điều Bụt dậy, dường như chỉ để giúp người sống cho đúng nhịp với chính mình, cho hoà điệu với nhịp sống của vũ-trụ. Có thể nói là như vậy ?
A scruter l'immensité de l'univers,
on aperçoit la vie,
A sonder les profondeurs de son être,
on comprend la vie,
Ayant compris sa vie,
    l'être se fond dans l'univers.

Tạm dịch :
Nhin xa vào vũ-trụ bao la, ta thấy sự sống,
Tìm sâu vào đáy lòng người, ta hiểu sự sống,
Hiểu được sự sống, con người hoà hợp với vũ-trụ.


Nhưng đọc lại bài viết, tôi chợt lạnh xương sống. Thôi chết rồi, từ đầu đến cuối, tôi đã nói về những gì tôi không rành lắm (âm nhạc, hội-hoạ, thể-thao, thiền, Phật pháp…), chắc chắn là đã múa rìu qua mắt thợ rồi. Nhưng thôi đã lỡ, bài đã lên khuôn, vả chăng tôi cũng chỉ viết lên những gì mình nghĩ, mà cũng không dám bàn-luận nhiều, nếu chẳng may có điều gì "trật nhịp", xin bạn đọc rộng lòng tha thứ và sửa sai cho nhé.
Tôi chỉ cảm thấy nhịp sống :

Nhẹ nhàng cơn gió thoảng
Thanh-thản cụm mây bay
Êm-đềm giòng nước chẩy
Vng trãi non núi cao
Réo rắt tiếng đàn phẩy
Thánh thót giọng hát em
Nồng-nàn hương hoa nở
Quấn quýt vòng tay ôm
Yêu em… cho đúng nhịp.
Yên Hà, tháng ba, 2011

1 comment:

  1. nhịp sống...
    và nhịp thiền:
    Nhẹ nhàng cơn gió thoảng
    Thanh-thản cụm mây bay
    Êm-đềm giòng nước chẩy
    ...

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.