UA-83376712-1

Labels

May 29, 2017

Con Rồng Cháu Tiên (16) : Trịnh-Nguyễn phân tranh -Tây Sơn

...
3.9 Thời đại Nam Bắc phân tranh
 3.9.1 Nam Triều - Bắc Triều

 3.9.2 Trịnh-Nguyễn phân tranh
Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Ranh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi anh em Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.

Còn như thế lực binh lương thì họ Trịnh mạnh hơn họ Nguyễn, nhưng người Bắc phải đi đánh xa xôi, vận tải khó khăn, mà người Nam thì đánh ở đất nhà mình, có đồn lũy chắc chắn, tướng sĩ hết lòng, cho nên  thành ra hai bên đối địch chứ không làm gì được nhau, chỉ khổ cho những dân sự, phải sưu dịch vất vả, và bị tàn phá thiệt hại rất nhiều.

Chúa Trịnh (1545-1787)
Mở đầu sự-nghiệp là Trịnh Kiểm. Năm 1545, Trịnh Kiểm lên thay quyền Nguyễn Kim nắm toàn thể quân-đội chống nhà Mạc phò Lê trung-hưng.
Năm 1599, Trịnh Tùng dứt được nhà Mạc, xếp xong việc thông sứ với nhà Minh, định lệ cấp bổng cho vua rồi nắm hết quyền chính. Từ đó về sau, họ Trịnh cứ thế tập làm vương, tục gọi là chúa Trịnh, được 11 đời.
Năm 1786, Trịnh Khải đánh thua Nguyễn Huệ, phải dùng gươm tự tận.
Năm 1787, Trịnh Bồng lên ngôi nhưng rồi bỏ đi tu mất tích.

Trong suốt thời-gian này, lúc phải đánh họ Mạc ở phía Bắc, rồi lại chống với họ Nguyễn ở phía Nam, rồi lại lắm giặc giã, quan quân phải đánh đông dẹp bắc, cho nên những công việc trong nước không sửa sang được mấy.
Chỉ có thời kỳ Trịnh Tạc, Trịnh Căn và Trịnh Cương, lúc bấy giờ việc chiến tranh đã yên, trong nước bình trị, cho nên các chúa mới sửa sang và chỉnh đốn lại những phép tắc, luật lệ, việc thuế khóa, sự học hành, thi cử, làm quốc-sử, v.v....

Chúa Nguyễn (1558-1777)
Trong Nam, Nguyễn Hoàng (là con thứ Nguyễn Kim và là chú Trịnh Tùng) trấn giữ vùng Thuận Hoá và Quảng Nam và mỗi ngày củng cố thế-lực. Thấy Trịnh Tùng xưng Chúa, Nguyễn Hoàng cũng xưng Chúa, tục gọi là Chúa Tiên.
Các Chúa Nguyễn cũng cha truyền, con nối cho nhau được 10 đời.

Đến đời Nguyễn Phúc Khoát thì xưng Vũ Vương, lập cung-điện ở Phú Xuân. Năm 1765, Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền,  đổi di-chiếu, giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương.
Trong triều, đám Trương Phúc Loan lộng quyền, ở phía nam thì có Tây Sơn dấy binh đánh phá tại đất Qui Nhơn, ở mặt bắc thì có quân họ Trịnh vào lấy đất Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ.
Tháng 4 năm 1777, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lại đánh quân Nguyễn. Định vương và Đông Cung Nguyễn Phúc Dương bỏ trốn nhưng đều không thoát, bị bắt đem xử tử.
Thời-kỳ các chúa Nguyễn chấm dứt nơi đây.

“Trong cái rủi, có cái may”: Dân ta bị điêu đứng với mấy trăm năm nội chiến nhưng bù lại, bờ cõi lại được mở mang, khiến cho nước lớn lên, người nhiều ra, và nhất là chiêu-mộ những người nghèo-khổ trong nước đưa đi khai-hóa những đất phì-nhiêu bỏ hoang, làm thành ra Nam-Việt bây giờ phồn-phú hơn cả mọi nơi
Để củng-cố thế-lực, các chúa Nguyễn đã bỏ nhiều công-sức “Nam tiến” để mở mang vùng ảnh-hưởng của mình.
Trước tiên là nước Chiêm-Thành.
Trước đó, Lê Thánh Tông đã lấy đất Quảng-Nam và chia nước Chiêm ra làm ba nước, từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chiêm-Thành trở thành mồi ngon cho chúa Nguyễn và từ đó mất hẳn.
(Chẳng những là đến nỗi mất nước với chúa Nguyễn mà chủng-loại Chiêm-thành bây giờ cũng chẳng còn được mấy nghìn người nữa.  Một nước trước như thế, mà nay như thế, dẫu rằng nước ấy đồng hóa với nước ta mặc lòng, song  nghĩ cũng thương-tâm thay cho những nước yếu-hèn không tránh khỏi được cái họa:  cá nhỏ bị cá lớn nuốt. Trần Trọng Kim).
Kế tiếp là Chân-Lạp.
Nguyên nước Chân-lạp ở vào quãng dưới sông Mê-kông, có lắm sông nhiều ngòi, ruộng đất thì nhiều mà nước Nam ta thường hay mất mùa, dân-tình phải đói khổ luôn, và lại vào lúc chúa Nguyễn, chúa Trịnh đánh nhau, cho nên nhiều người bỏ vào khẩn đất, làm ruộng ở Mô-xoài (Bà-rịa) và ở Đồng- nai (nay thuộc Biên-hòa) là đất của Chân Lạp, nhưng không gặp phản kháng gì đặc biệt.
Thời-thế lúc đó, nội-bộ Chân-Lạp lục đục, tranh giành ngôi vua, người thì cầu cứu Xiêm La, người thì muốn dựa lên chúa Nguyễn.
Rốt cuộc, chúa Nguyễn lại sát-nhập được thêm những vùng Sài Gòn - Gia Định, Biên Hoà, Mỹ Tho, Hà Tiên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, …

Đấy là cái công họ Nguyễn với nước Nam thật là to lắm vậy.

3.9.3 Nhà Tây Sơn
3.9.3.1 Tây Sơn khởi-nghĩa
(1771-1778)

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn NhạcNguyễn Lữ  Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt" rất giỏi võ.
(Bài 
Hùng Kê quyền vốn được coi là của Nguyễn Lữ, bài quyền Yến Phi -thảo pháp Én bay- vốn được coi là của Nguyễn Huệ, thuộc những dòng võ Bình Định của Việt-Nam ta)


Nguyên ông tổ bốn đời là họ Hồ (cùng một tổ với Hồ Quý Ly?) ngày trước, ông thân-sinh là Hồ Phi Phúc.
Anh em ông Nhạc muốn khởi loạn, mới lấy họ mẹ là Nguyễn để khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm, vì rằng đất trong Nam vẫn là đất của chúa Nguyễn.

Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo.

Ban đầu, quân Tây Sơn nổi dậy và dần đánh chiếm được nhiều lãnh thổ ở Đàng Trong. Lúc này, quân Trịnh nhân lúc chúa Nguyễn suy yếu cũng kéo vào Nam, chiếm được Phú Xuân và đánh một trận với quân Tây Sơn ở Quảng Nam.
Tây Sơn đồng ý nghị hòa với quân Trịnh, sau đó sẽ mang quân vào đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đồng ý, phong tước cho Tây Sơn và không đánh nữa. Quân Tây Sơn tiếp tục đánh chúa Nguyễn và dần dần chiếm được đất đai và lớn mạnh, bắt đầu có sự tự chủ. 

Sau khi chiếm được phần lớn Đàng Trong, quân Tây Sơn đánh ra Đàng Ngoài, lật đổ chúa Trịnh. Với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", chỉ trong một tháng, Nguyễn Huệ đánh bại quân Trịnh.

3.9.3.2 Nhà Nguyễn Tây Sơn (1778-1802)
(Các sử-gia thường gọi là nhà Tây-Sơn để phân-biệt với nhà Nguyễn)
Diệt Trịnh xong, Tây Sơn rút quân về Nam. Bấy giờ quyền bính ở đất Bắc Hà về cả vua nhà Lê, thật là một cơ-hội ít có để lập lại cái nền tự chủ của nhà Lê, nhưng tiếc vì vua Chiêu Thống không có tài quyết đoán, mà đình thần lúc bấy giờ không có ai, nên bị Trịnh Bồng rồi Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên-quyền, bởi thế cho nên cơ nghiệp nhà Lê đổ nát vậy.

(Nhà Lê làm vua, kể cả Tiền Lê và Hậu Lê, được 360 năm (1428-1788), trước sau sửa sang được nhiều việc. Nhưng từ khi trung hưng lên trở về sau nhà vua bị họ Trịnh hiếp chế thành ra có vua lại có chúa. Vua  ngồi làm vì, chúa giữ cả quyền chính trị và đến khi nghiệp chúa suy thì ngôi vua cũng đổ vậy.)

Nguyễn Nhạc - Thái Đức (1778-1788)
Năm 1778, dứt được chúa Nguyễn xong, Nguyễn Nhạc
về Quy Nhơn rồi xưng đế, niên-hiệu Thái Đức.
Năm 1787, sau chuyện bất hoà với Nguyễn Huệ, ông phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương
cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.

Cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc quyết định từ bỏ địa vị "Trung ương Hoàng đế" và giao lại binh quyền và lãnh thổ cho Nguyễn Huệ. Ông lui về làm Tây Sơn Vương, về ở tại Quy Nhơn là nơi đất tổ. 

Nguyễn Huệ - Quang Trung (1788-1792)

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung. Đến lúc này nhà Tây Sơn đã thống nhất được vị trí lãnh đạo.

Lúc đó, vua Lê chiêu Thống sang cầu viện vua Càn Long. Vua nhà Thanh lấy cớ sang xâm lăng nước ta, sai Tôn Sĩ Nghị đem 30 vạn quân sang chiếm đóng Thăng Long.
Vừa lên ngôi xong, Quang Trung vào Bắc Hà với 10 vạn quân. Trưa mồng 5 Tết 1789, chỉ trong vòng 6 ngày, Quang Trung đại thắng quân Thanh và tiến vào Thăng Long (hai ngày trước như hứa hẹn với quân sĩ).
Quang Trung nhờ tài ngoại giao của Ngô thì Nhiệm sang Tàu cầu hoà và được Càn Long phong vương cho.

Quang Trung quả là một hoàng-đế bách chiến bách thắng, có công với đất Việt. Tiếc thay, làm vua được 4 năm, vua ngả bệnh mất, thọ được 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế.

Nguyễn Nhạc tự mãn trước chiến thắng, quyền lực hiện tại, quay ra hưởng thụ, không nghĩ đến tương lai. Còn Nguyễn Huệ, ngoài thiên tài quân sự còn có một nhãn quan chính trị sắc sảo, tầm nhìn xa trông rộng, với hoài bão thống nhứt đất nước. Tiếc thay mệnh Trời đã định đoạt khác.

Cảnh Thịnh (1792-1802)
Khi vua Quang Trung mất  thì Thái Tử là Nguyễn Quang Toản mới lên 10 tuổi, triều đình tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Thịnh.
Vua Cảnh Thịnh tuy đã lên ngôi nhưng mà việc gì cũng do ở thái sư là Bùi Đắc Tuyên là anh ruột bà Thái Hậu quyết đoán cả.  Bùi Đắc Tuyên  lại càng hống hách làm các quan văn võ có nhiều người không phục. Bởi vậy cho nên về sau trong Triều phân ra bè đảng, các đại thần giết hại lẫn nhau.
Vả lại lúc bấy giờ có Nguyễn
Ánh là một bậc có tài trí, quyết chí phục thù, cho nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn không được bao lâu mà đổ nát vậy.

Nhà Tây Sơn khởi đầu từ năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế ở Quy Nhơn, đến năm 1802, cả thảy được 24 năm.
Nhưng Nguyễn Nhạc chỉ làm vua từ đất Quảng Nam, Quảng Nghĩa trở vào mà thôi, còn từ Phú Xuân trở ra, thì thuộc về nhà Lê.
Đến năm 1788, vua Quang Trung xưng đế hiệu, rồi ra đánh giặc Thanh, lấy lại đất Bắc Hà, sửa đổi việc chính trị.  Từ đó nước Nam mới thuộc về nhà Nguyễn Tây Sơn.
Vậy kể từ năm mậu thân (1788) đến năm nhâm tuất (1802) thì nhà Tây Sơn chỉ làm vua được có 14 năm mà thôi.

3.9.3.3 Chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn
Nhắc lại, khi Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn, một hoàng tôn tên là Nguyễn Phúc Ánh, con trai của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát.
Năm 
1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính và tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương.
Từ đó, Nguyễn Ánh giương lên ngọn cờ phục thù, được sự ủng hộ của các cựu thần cùng giới điền chủ mới và một bộ phận nông dân ở Nam bộ mang tư tưởng “trung quân” với ý nghĩa tôn thờ, nhớ ơn các chúa Nguyễn dày công trong công cuộc khai hoang mở cõi trên đất Nam bộ.

Trong thời gian còn chống trả Tây Sơn tại Nam Bộ, Nguyễn Ánh nhiều lần thông qua giám-mục Pigneau de Béhaine (hay Bá Đa Lộc) để cầu viện người Pháp nhưng không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở Xiêm La.
Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang và nhanh chóng lấy được Rạch Giá.
Năm 1785, chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày tại Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hoàn toàn quân Xiêm. Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp".

Trong thời-gian này, ba anh em Tây Sơn chia nhau bờ cõi: Nguyễn Huệ phía Bắc, Nguyễn Nhạc ở miền Trung và Nguyễn Lữ vùng Gia-Định. Nguyễn Vương chờ thời-cơ để lấy Gia Định, đi đến đâu, những người hào kiệt ra theo rất nhiều.
Qua tháng 6 năm 1788, vương vào cửa Cần Giờ, quân thế to lắm, Đông Định Vương Nguyễn Lữ khiếp sợ để quan thái phó Phạm Văn Tham ở lại giữ thành Sài Gòn rồi lui về Biên Hòa.
Một năm sau, toàn đất Gia Định thuộc về chúa Nguyễn cả.
Nguyễn Vương sửa sang mọi việc ở Gia Định và dùng làm bàn đạp để đánh Tây Sơn.

Mặt khác, Bá Đa Lộc thấy nước Pháp không chịu giúp Nguyễn Vương, bèn đứng lên đi mộ người, mua tàu và súng ống khí giới để đem sang giúp Nguyễn Vương.
Từ đó, thế lực của Nguyễn Vương mỗi ngày một mạnh, tướng tá mỗi ngày một đông, lương thực nhiều, quân sĩ giỏi, việc đánh phá Tây Sơn đã chắc lắm rồi.

Nguyễn Huệ bận bịu ngoài Bắc, lại mất sớm, Cảnh Thịnh còn trẻ, để Bùi Đắc Tuyên làm lộng, quan trong triều chia rẽ, mà Nguyễn Vương ngày càng mạnh thế và nhất trí nên dần dần chiếm Bình Định, Phú Xuân.
Năm 1802, Nguyễn Vương lên ngôi, đặt niên-hiệu là Gia Long rồi đem quân ra lấy Bắc Hà, chấm dứt sự-nghiệp Tây Sơn.


Yên Hà, tháng 5, 2017
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim

- Wikipedia

VN-VN : Sơ-lược lịch-sử Việt-Nam



Lịch-sử là quyển hồi-ký tập-thể ghi chép lại nhửng sự-kiện quan-trọng của một dân-tộc. 
Lịch-sử là cái gương soi cho mỗi người chúng ta trở về với tổ tiên, ông bà, những người đã đi trước để chúng ta có được một chỗ đứng dưới ánh mặt trời.
Ngược giòng lịch-sử nước Việt, chúng ta sẽ hiểu biết, ghi nhớ những điều gì?
Thân mời những đồng-hương trở về với những trang hùng-sử của dân-tộc Lạc-Việt, để tìm lại cội-nguồn, để trở về với chính mình.

1. Việt-sử, một giòng sông chảy dài trên 4000 năm

Nước Việt và dân-tộc Việt đã có từ lâu lắm. Vua Hùng được xem như vị vua đầu-tiên và Văn Lang là quốc-hiệu đầu-tiên từ khoảng năm 2879 trước Công-nguyên đến năm 258 trước Công-nguyên. Từ đây quan niệm dân gian và sách báo nói tới 4000 năm văn hiến của dân-tộc Việt.

Chỉ tiếc là Trung Hoa đã đô hộ nước ta cả ngàn năm, và dĩ nhiên đã xoá đi hết những di-tích lịch-sử của chúng ta để đồng-hoá dân tộc ta như tất cả những dân tộc khác thuộc Trung Hoa hiện nay, cho nên lịch-sử Việt còn nhiều điều chưa rõ ràng lắm. 

Xin mời đọc thêm: Quốc-gia Việt-Nam và Dân-tộc Việt
http://phu-tran.blogspot.com/2017/04/quoc-gia-viet-nam-va-dan-toc-viet.html


2. Việt-sử, những trang sách viết bằng mồ-hôi, nước mắt và máu
2.1 Một ngàn năm đô-hộ giặc Tàu
Từ một bộ-tộc (Lạc Việt) thuộc nhóm Bách Việt, gốc ở miền đồng bằng sông Hồng, đến một quốc-gia như ngày hôm nay, tổ-tiên chúng ta đã phải hy-sinh biết bao nhiêu mồ-hôi, nước mắt và xương máu.
Xuất thân từ một nước nhỏ bé, người Việt đã phải gánh chịu suốt 1030 năm ách đô-hộ của nước láng-giềng khổng-lồ là Trung Hoa để rồi từng bước một, dành lại độc-lập và mở mang bờ cõi.

Trong giai-đoạn đầu, những cuộc khởi-nghĩa thiếu tổ-chức và chỉ là tượng-trưng (hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, bà Triệu cầm cự được 6 tháng). Kế đó, Lý Nam Đế lập nên nhà Tiền-Lý được 58 năm (544-602), rồi những cuộc nổi-dậy thất bại như Mai Hắc Đế (722), Bố cái Đại Vương (791) trước khi Khúc Thừa Dụ với họ Khúc dấy-nghiệp được 17 năm (906-923) hay Dương Đình Nghệ cầm-cự được 6 năm (931-937).
Đến năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu cho một thời-đại tự-chủ.
Lẽ đương nhiên, Đại-Việt ta vẫn phải chiều-cống Tàu và vẫn phải chiến đấu mỗi khi vua Tàu lại đem quân sang đánh:
- Trần Hưng Đạo đã phải hai lần đánh đuổi đại-quân Nguyên/Mông Cổ dưới thời Hốt Tất Liệt, lần thứ nhì cũng trên sông Bạch Đằng;
- Lê Lợi đã phải ròng rã chinh chiến suốt 10 năm sau khi Hồ Quí Ly dứt nhà Trần và để đất nước rơi lại vào tay nhà Minh;
- Quang Trung (Nguyễn Huệ) đại phá quân Thanh và vào Thăng Long ăn Tết năm 1789.
Từ đấy, Trung Quốc không còn “dám” đem quân sang Việt-Nam mãi đến 1979.

2.2 Một trăm năm đô-hộ thực-dân Tây
Cuối thế-kỷ thứ 18 - đầu thế-kỷ thứ 19, “Cách mạng nông-nghiệp” (Industrial revolution) đã bắt đầu đưa Tây Âu và Bắc Mỹ vào một thời-kỳ phát-triển vượt bực trên mọi địa hạt. Ngược lại, Việt-Nam ta đến cuối thế kỷ thứ 19, vẫn còn bảo-thủ, kẹt cứng trong Nho giáo, chia xã-hội làm bốn hạng “Sĩ, Nông, Công, Thương”, không biết mở mang dân-trí, không cho nước ngoài vào buôn bán, lại làm tội những giáo-sĩ vào giảng đạo, để người Pháp mượn cớ dụng binh. (Có thể nói chúng ta mất nước vì Nho giáo?)
Năm 1858, hải-quân Pháp đổ bộ vào Đà-Nẵng và mở đầu kỷ-nguyên Pháp-thuộc, mãi đến năm 1954.

2.3 Ba trăm năm nội-chiến
Trong những giai-đoạn không bị ngoại-xâm thì trong nước, đôi khi lại giặc-giã, loạn lạc, điển-hình là “Thập nhị sứ quân” sau đó bị Đinh Tiên Hoàng dẹp.

- Nam-Bắc phân-tranh (1528-1802) đã khiến dân chúng khổ sở suốt 274 năm
- Nam triều - Bắc Triều (1528-1592) : 1 nước, 2 vua là Mạc (Bắc triều) và Lê (Nam Triều)
- Đàng trong - Đàng ngoài (1627-1775) : 1 vua (Lê), 2 chúa (Trịnh ở Đàng Trong và Nguyễn ở Đàng Ngoài), không kể chúa Bầu ở Tuyên Quang
- Tây Sơn khởi nghĩa (1771-1778) rốt cuộc dứt được cả Trịnh lẫn Nguyễn và lên ngôi (1778-1802) trước khi bị Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) đánh bại.

- Chiến-tranh lý-tưởng: Việt-Nam Dân chủ cộng-hoà - Việt Nam Cộng-Hoà (1955-1975)
Sau khi Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ, hiệp-định Geneve được ký kết năm 1954 với nội dung là đình chiến và tạm thời phân chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự có ranh giới tại vĩ-tuyến 17. Miền Bắc là nơi tập-kết của quân-đội Việt-Nam Dân Chủ Cộng Hoà, lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh. Miền Nam là nơi tập kết quân của Pháp và Quốc-Gia Việt-Nam. Sau 2 năm, khi Pháp rút quân xong thì cả 2 miền sẽ tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước.
Gần một triệu người miền Bắc di-cư vào Nam.

Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc “Trưng cầu dân ý miền Nam Việt-Nam”, lên làm Quốc-trưởng của Quốc gia Việt Nam và sau này trở thành Tổng-Thống nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt-Nam Cộng Hoà.
Chiến tranh lại bùng nổ giữa hai lý-tưởng, giữa miền Nam Tự-Do, được quân-đội Mỹ và Đồng Minh tiếp sức và miền Bắc Cộng-Sản được Trung Hoa và Nga Sô hỗ-trợ.

Sau hiệp định Paris 1973, quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4, 1975, Sài-Gòn thất thủ và Tổng-thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều-kiện.
Đối với bốn triệu người Việt tha-hương, lịch-sử Việt-Nam chấm dứt nơi đây.

3. Nam tiến
Nam tiến là thuật-ngữ chỉ sự mở rộng lãnh-thổ của người Việt về phía Nam trong lịch-sử.
Lúc mới giành được độc-lập, lãnh thổ Đại-Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu-thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Hành-trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần.

Đặc điểm địa lý tạo nên cuộc Nam-tiến là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất : hướng Đông giáp biển, hướng Tây thì bị dãy Trường Sơn ngăn cản, phía Bắc là cường quốc với lãnh thổ rộng lớn của người Hán. Cho nên hướng bành-trướng tự nhiên nhất là xâm chiếm các nước lân bang ở phương Nam.
Đặc điểm dân cư là yếu tố thứ hai, người Việt vốn sống chủ yếu ở các đồng bằng, phát triển văn minh dựa trên nông-nghiệp lúa nước, họ cần những vùng đất bằng phẳng dồi dào nguồn nước để tưới tiêu. Với nhu cầu đó mà họ dần men theo các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.


Cuộc Nam tiến được xảy ra qui-mô từ giai-đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh khi chúa Nguyễn ỡ Đàng Trong (phía Nam) bắt đầu mở mang lãnh-thổ mình.
Nước Đại-Việt dần dần sát-nhập Chiêm Thành (Chăm Pa / Chàm), xâm chiếm Chân Lạp (thuộc Khmer) và đưa Tây-Nguyên vào bản đồ Đại-Nam. Nước Việt-Nam đã thành hình.

4. Các triều-đại Việt-Nam và quốc hiệu


Họ Hồng Bàng (2879-258 trước Tây-lịch) : Vua Hùng
Nhà Thục (An Dương Vương) (258-207 trước Tây-lịch)
Nhà Triệu (207-111 trước Tây-lịch)
Trưng Vương (40-43)
Lý Nam Đế (Lý Bí hay Lý Bôn) và nhà Tiền Lý (544-602)
Đinh Tiên Hoàng và nhà Đinh (968-980)
Lê Đại Hành và nhà Tiền Lê (980-1009)
Lý Thái Tổ và nhà Lý (1010-1225) : Lý Thánh Tông
Trần Thái Tông và nhà Trần (1225-1400)
Hồ Quí Ly và nhà Hồ (1400-1407)
Nhà Hậu Trần (1407-1413)
Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và nhà Hậu Lê (1385-1527)
Mạc Đăng Dung và nhà Mạc (1527-1592)
Nhà Lê trung hưng (1533-1788)
Nguyễn Nhạc và nhà Tây Sơn (1778-1802)
Nhà Nguyễn (1802-1945) :
Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh)

Minh Mạng
Bảo Đại
là vị vua (và vua Nguyễn) cuối cùng trong lịch-sử Việt.


Văn Lang
Âu Lạc
Nam Việt

Vạn Xuân
Đại Cồ Việt

Đại Việt

Đại Ngu

Đại Việt




Việt-Nam (1804-1839)
Đại Nam (1839-1983)
Việt-Nam


5. Việt-sử, những trang sử oai hùng của dân-tộc Việt
Cha ông chúng ta, từ bộ-tộc Lạc Việt xuất thân từ miền Nam Trung Hoa, đã từ từ lớn dậy, chống đỡ với ngoại-xâm Tàu và dần dần mở mang bờ cõi.
Người Việt là một dân-tộc bất-khuất đã khiến một quốc-gia lớn mạnh như Trung-Hoa phải bao phen chùn bước và thực-dân Pháp phải rút lui.

Dân-tộc Việt đã chịu đựng hơn một ngàn năm đô-hộ nhưng không bị đồng-hoá. Ảnh-hưởng Trung-Hoa không phải nhỏ nhưng chúng ta vẫn giữ được những nét đặc-trưng của mình trên mọi mặt: chủng-tộc, ngôn-ngữ, văn-hoá, nghệ-thuật, …

Chỉ mong sao dân-tộc chúng ta có thể giữ mãi được niềm hãnh-diện là “Con Rồng Cháu Tiên” từ thuở Lạc Long Quân-Âu Cơ.

Yên Hà, tháng 5, 2017
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia


English version : VN-VN : History of Vietnam : a summary
http://phu-tran.blogspot.com/2017/05/history-of-vietnam-summary.html

Version française : L'histoire du Vietnam en bref
http://phu-tran.blogspot.com/2017/05/lhistoire-du-vietnam-en-bref.html



VN-VN : History of Vietnam: a Summary


History is…
…a collective diary recording a nation’s important events
…a mirror reflecting on our ancestors
…a light shining upon our grandparents, those bold forefathers and mothers who secured a place under the sun for us, their grandchildren.
Let’s explore the history of the Lạc Việt people to find our roots and know ourselves.


A river flowing for more than 4,000 years

The Vietnamese people proudly claim that theirs is a civilization going back 4,000 years. Indeed, literature suggests that Vietnam’s first ruler, King Hùng, came to power around the year 2879 B.C. Not yet known as Vietnam, the nation was referred to as Văn Lang some time after Hùng reigned, certainly by 258 B.C. 
It is unfortunate that China dominated the country for thousands of years: in the process, the invader destroyed countless historical relics (a pattern of action China continues today). Therefore much of Vietnam’s ancient history remains shrouded in obscurity.


A story written in blood, sweat, and tears
The Vietnamese trace their origins to the Lạc Việt of the Red River Delta. Emerging from a group of tribes called the Bách Việt, the Lạc Việt and subsequently the Vietnamese nation suffered under the domination of its giant neighbor China for 1,030 years. Yet step by step, Vietnam gained independence and even succeeded in expanding its territory.
Rebellions, documented as far back as 40 A.D., tended to be poorly organized or merely symbolic. The two Trưng sisters reigned as queens for only three years. Bà Triệu, the Vietnamese “Joan of Arc,” resisted Chinese occupation for six months before her death in 248. Lý Nam Đế founded the Tiền Lý dynasty, which lasted fifty-eight years (544-602). Following this were the unsuccessful revolts of Mai Hắc Đế (722) and Bố Cái Đại Vương (791). Khúc Thừa Dụ achieved self-governance for seventeen years (906-923), Dương Đình Nghệ for six (931-937).
In 938, Ngô Quyền defeated the Chinese army at the battle of the Bạch Đằng River, beginning a significant era of self-rule.
Of course, Đại Việt (as Vietnam was called at the time) still had to pay tribute to the Chinese emperor and often had to fight back Chinese incursions:
Trần Hưng Đạo twice chased the Nguyên/Mongolian army under Kublai Khan out of the country, the second time also at the Bạch Đằng River;
- Lê Lợi fought for ten years after Hồ Quí Ly left the country in the hands of the Ming dynasty;
Quang Trung (Nguyễn Huệ) overcame the Thanh army and entered the city of Thăng Long for Tết in 1789. After this, China did not “dare” invade Vietnam again until 1979.

One hundred years of French colonization
From the mid 18th century and a hundred years onward, Western Europe and North America experienced the Industrial Revolution, an era of booming development. Vietnam, in contrast, remained conservative, trapped in Confucianism, its society divided into four classes: Sĩ, Nông, Công, and Thương (Scholar, Peasant, Artisan and Merchant). By forbidding foreigners to trade and choosing to persecute Christian missionaries, Vietnam gave France a convenient excuse to intervene militarily... and Vietnam, by limiting its people’s knowledge, weakened its own chances for resistance. 
In 1858 the French navy landed in Đà Nẵng and started an era of French colonial rule that lasted until 1954.

Three hundred years of civil war
During periods without foreign invasions, the country often endured the torment of civil wars.
Twelve Warlord’s War (966-968) Twelve powerful warlords battled, keeping the country divided until one warlord’s adopted son, Đinh Tiên Hoàng, unified the factions and declared himself emperor.

North South Civil War (1528-1802) meant 274 years of misery for the Vietnamese people.
-       North Court-South Court (1528-1592): one country, two kings: Mạc of the North Court and Lê of the South Court
-       North-South (1627-1775): one king (Lê), two lords (Trịnh in the North and Nguyễn in the South).
-       Tay Son Uprising (1771-1778) Nguyễn Huệ eventually defeated both Trịnh and Nguyễn and ascended the throne (1778-1802). He, in turn, was toppled by Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long).

War of Ideology: The Democratic Republic of Vietnam – The Republic of Việtnam (1955-1975)
In 1954 the French went down to defeat at Dien Bien Phu. A ceasefire was declared, and three parties met to sign the Geneva Treaty: the French, the north (the Democratic Republic of Vietnam) and the south (temporarily called the State of Vietnam). Vietnam was divided into two countries at the 17th parallel. The Social Republic of Vietnam was led by Ho Chi Minh, the south by Nationalists. After two years and a complete withdrawal of French troops, both regions were to hold elections to unify the country. During the withdrawal, nearly one million Northerners fled to the South.

In 1955, Ngô Đình Diệm won the referendum allowing him to become first Head of State, then President of the First Republic of Vietnam. War exploded between the two ideals: Freedom versus Communism. The South was supported by the US and Allied forces, the Communist North by China and the Soviet Union.
Following the 1973 Paris agreement, US troops withdrew from Vietnam.
On April 30, 1975, Saigon fell. President Dương Văn Minh announced his unconditional surrender.
For the four million Vietnamese exiles, the history of Vietnam ends there.

The March South
The March South is the term describing Vietnam’s territorial expansion—a tripling of its original landmass--over roughly 700 years.
Around the year 1000, the territory of Đại Việt included the Red River Delta and deltas of the north central coast. The Gianh River marked the country’s southernmost boundary. Expansion was blocked eastward by the sea, westward by the Trường Sơn Mountains (also known as the Annamite Range), and northward by China’s military might. However, a growing population demanded more land—specifically flat, well-irrigated fields suitable for rice farming.
The most part of expansion happened during the civil war when the  south based Nguyễn lords had to expand their territories.


The Vietnamese gradually moved south along the narrow coastal plains, conquering or assimilating other peoples along the way. The Đại Việt people assimilated Champa (a collection of polities extending along Vietnam’s current central and southern coasts), invaded Chân Lạp (part of Cambodia) and put the Central Highland territory on the national map. 
By approximately 1760, Vietnam had achieved its present-day borders.


Vietnamese Dynasties
Official 
Country Name
Hồng Bàng (2879-258 B.C.) dynasty - King Hùng
Văn Lang
Thục (An Dương Vương) (258-207 B.C.)
Âu Lạc
Triệu (207-111 B.C.)
Nam Việt
Trưng Vương (40-43 A.D.)

Lý Nam Đế (Lý Bí or Lý Bôn) - Tiền Lý dynasty (544-602)
Vạn Xuân
Ngô Quyền – Ngô dynasty  (939-965)

Đinh Tiên Hoàng Đinh dynasty  (968-980)
Đại Cồ Việt
Lê Đại Hành - Tiền Lê dynasty  (980-1009)

Lý Thái Tổ - dynasty  (1010-1225)
Đại Việt
Trần Thái Tông - Trần dynasty  (1225-1400)

Hồ Quí Ly and son (1400-1407)
Đại Ngu
Hậu Trần dynasty  (1407-1413)

Lê Thái Tổ (Lê Lợi) - Hậu Lê dynasty  (1385-1527)
Đại Việt
Mạc Đăng Dung - Mạc dynasty  (1527-1592)

Lê dynasty restored (1533-1788)

Nguyễn Nhạc - Tây Sơn dynasty  (1778-1802)

Nguyễn dynasty  (1802-1945) :

-       Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) (1804-1839)
Việt-Nam
-       Minh Mạng (1839-1983)
Đại Nam
-       Bảo Đại (last emperor)
Vietnam


A heroic history
Originating in southern China, our ancestors, the Lạc Việt, slowly grew into a strong people who fought off foreign invaders and expanded their territory. Vietnam is an undaunted nation that caused countries as big as China to falter and as powerful as France to retreat.
The Vietnamese people have endured more than a thousand years of domination without being assimilated. The influence of China is not small, but we retain unique characteristics of language, culture and the arts.

Let us wish our people will always keep the pride of being "the sons and daughters of the dragon and the fairy” from the legendary time of Lạc Long Quân and Âu Cơ.


Translated by C.N. and Kitty Phạm
from Sơ-lược lịch-sử Việt-Nam