UA-83376712-1

Labels

Aug 20, 2018

VN-VN : Tết Trung Thu

Tết Trung Thu, còn gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng, là một ngày hội dành cho thiếu nhi tại các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt-Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc
Lễ này là ngày Rằm tháng 8 Âm lịch; theo Dương lịch, năm nay, là ngày 24 tháng 9, 2018.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, "dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...".

1. Nguồn gốc
Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ-ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.

2. Ý nghĩa
Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và tổ chức cho trẻ em rước đèn. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà, tùy theo khả năng kinh tế gia đình, thể hiện tình thương yêu con cháu và cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khắng khít, gắn bó.
Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

3. Phong tục
3.1 Rước đèn
Vẫn theo Phan Kế Bính, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng ngày sinh nhật mình, từ đó thành tục.
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu (như Halloween bên Mỹ?). 
Trẻ em tối đến dìu dắt nhau từng đàn, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử.Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bướm, bọ ngựa, cành hoa, tàu bay, tàu thuỷ, …
(Tôi nhớ thuở còn bé, có lần được cái đèn ông sao, đốt nến lên, chẳng may, cái đèn bốc cháy, khiến tôi khóc cả buổi.)



Một loại đèn đặc biệt là đèn kéo quân (còn gọi là đèn cù), nguồn gốc có từ Trung Hoa.




Những bài hát
thiếu nhi trong dịp này là : 
Chiếc đèn ông sao  (https://youtu.be/SvX_ew4Nw7c:
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...tùng dinh dinh là tùng tùng dinh
Múa sư tử:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang
Rước đèn tháng tám (https://youtu.be/qXYySlHQCMg)
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Nhạc sĩ Lê Thương cũng có bài Thằng Cuội  (https://youtu.be/13q1ppFrQ00) viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn "Bóng trăng trắng ngà có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ.....Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ...".

3.2 Múa lân
Người Việt tổ chức múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.

3.3 Bày cỗ
Trong dịp này, người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi trằng rằm vừa mới lên cao.

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. 

Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai,... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được.
Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

3.4 Bánh Trung thu
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.
Ăn bánh trung thu cũng là nội dung quan trọng của tết Trung Thu. Thông thường bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo.
Nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xưởng.
Còn bánh dẻo làm bằng bột gạo nếp, có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột
Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng...
3.5 Hát trống quân
Tết ở miền Bắc còn có loại dân ca la hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra.
Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân do từ đời vua Quang Trung "nguyên khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân".


3.6 Tục tăng quà
Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Đối tượng tặng quà người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao.

3.7 Ngắm trăng
Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng. Do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội về đến, bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình.
Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Chúc tất cả một mùa Trung thu vui vẻ và hạnh phúc.

Yên Hà, tháng 8, 2018
Tài-liệu nguồn :

Tết Trung thu ở Việt Nam: Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa
https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/tet-trung-thu-o-viet-nam-nguon-goc-phong-tuc-va-y-nghia-n20171003161115690.htm

Tết Trung thu (Wikipedia)


VN-VN: Mid-Autumn Festival

Mid Autumn Festival, also called Moon Festival or Lantern Festival, is a fete for children in East Asian countries like China, Vietnam, Japan, Korea.
This year, il will happen on September 24th, 2018.

According to Phan Kế Bính’s book “Vietnamese Customs”, “our people in the 19th century offered a feast to their ancestors during daytime and at night had a banquet to watch the moon. The main item of the meal was the moon cake with various cakes, fruits, dyed in many bright colors, green, red, white and yellow. Young girls in the cities showed off their skills, carving papayas into various flowers, using flour to make figures like prawns, whales...”

1. Origins
According to archaeologists, images of Mid Autumn Festival were carved on the Ngọc Lũ copper drums.
Mid Autumn Festival probably originated from the water rice civilizations of the South China plains and the Hồng river delta of Vietnam, to celebrate a good harvest, when the peasants enjoyed a rest after a rice season.
According to the Đọi temple headstone in 1121, from the time of the Lý dynasty, Mid Autumn Festival was officially celebrated at Thăng Long capital with boat races, water puppets shows and lantern processions.

2. Meanings
On Mid Autumn Festival, parents prepare a feast for their children to celebrate Mid Autumn, buy and make various candlelit lanterns which are hung in the house and organize lantern processions. This is an occasion for parents and grandparents, depending on their financial means, to show their love for their children and grandchildren and also promote closer family relations.
Also on this occasion, everybody buy moon cakes, tea, wines to pray to their ancestors, to give to their grandparents, parents, teachers, friends, relatives and other benefactors.

3. Customs
3.1 Lantern procession

Again according to Phan Kế Bính, the custom of hanging up lanterns and having banquets originated from the story that King Đường Minh Hoàng ordered people everywhere to hang lanterns and having banquets to celebrate his birthday, thus giving rise to this tradition.  
In a few rural areas, where relations between neighbors are still kept and respected, people organize lantern processions for children to go around various villages, quarters, suburbs on the mid autumn night (like Halloween in the US ?). On the full moon night, children get into groups, to play hopscotch or tug-of-war, to participate in lantern or lion processions.  
Children toys in this Festival are all made out of paper like: elephant, horse, unicorn, lion, dragon, deer, prawn, fish, butterfly, praying mantis, flower, aeroplane, ship...
One special lantern called “carousel lantern” (đèn kéo quân or đèn cù) has its origin in China.

3.2  Unicorn dance
Vietnamese people organize unicorn dances on Mid Autumn Festival.  A unicorn represents luck, wealth and is a good sign for everybody.

3.3  Banquets
On this occasion, people buy moon cakes, tea, wines to pray to their ancestors at night when the full moon is just on.
The Mid Autumn feast generally has a centre piece which is a dog made from grapefruit pieces with two black beans as eyes. Around it are fruits and various baked cakes, soft cakes with multiple ingredients or vegetarian cakes in the shape of a mother pig with her brood of fat piglets, or a carp, these are popular figures.
Special fruits and dishes on this occasion are bananas and green rice flakes, orange, red and dyed green persimmons, custard apples...; grapefruits are essential.
When the moon is at its highest, it is the time to start feasting and everybody enjoy the flavors of the Mid Autumn Festival.

3.4  Moon cakes
Moon cakes represent reunion and are essential to celebrate the full moon and commemorate departed relatives in the mid-autumn season.
Eating moon cakes is an important factor of the Mid-Autumn Festival. Generally, there are two types of moon cakes, baked ones and soft ones.
Baked cakes (bánh nướng) usually have many ingredients, such as finely chopped lemon leaves, fatty meat, preserved fruits, water melon seeds and Chinese sausage.
 Soft cakes (bánh dẻo) are white and made from gelatinous rice flour, has a sweet taste from its green or red bean ingredient which has been cooked and pulverized.
At the beginning, moon cakes have a round shape to represent reunion and completeness. With time, the cake changes its shape to a square, probably for aesthetic reason and to make it easier to store in a square box, with four cakes in one box. On the outside top of the cake, a circle is drawn at its centre with egg yolk, looking like a bright moon...

3.5  Singing with drums (Hát trống quân)
In the North, on Mid-Autumn Festival there is the custom of drum singing. Male and female performers take turns in singing whilst keeping rhythm by hitting a flaxen or steel cord strung across an empty drum, making the "thình thùng thình" sound, giving rhythm to the singing. The songs can have sentences which rhyme or have various meanings or go by pairs (with opposite sounds or meanings), they can be pre-existing or made at the moment.
Also according to Phan Kế Bính, the drum singing tradition dates back to the time of King Quang Trung, “when he took his army to the North, many soldiers were homesick. He then got the soldiers to act as male and female performers singing in turn, to make them happy and alleviate their homesickness.  Drums are used to keep rhythm, hence, it was called “drum singing”.

3.6  Gifts
On Mid-Autumn Festival, people usually give presents to each other.
Gifts are usually boxes of cakes, lanterns, clothing and money. Adults generally give presents to their superiors, such as their parents, bosses, people whom they need help from, teachers or neighbours or children in their families. Generally, the more important the people receiving gifts are the more valuable are the presents.

3.7  Moon watching
The moon watching tradition is related to the story of Uncle Cuội on the moon. One day, Cuội was away, his precious banyan tree was uprooted and flew up into the sky, Cuội arrived home, gripped  the tree roots to hold it back, however, he failed to do so and was brought to the moon with his tree.
Looking at the moon, one can see (with a little bit of imagination) a black spot in the shape of an old tree with a person sitting at its foot; children believe that is the image of Cuội sitting at the banyan tree foot. 


I wish everybody a joyful and happy Mid-Autumn Festival.

Translated by Khai Phan
from VN-VN : Tết Trung Thu (Yên Hà)
August 2018
References: Wikipedia


VN-VN : La Fête de la mi-automne

La fête de la mi-automne ou fête de la lune, est célébrée le 15ème jour du 8ème mois  lunaire. Ce jour là, la lune est la plus ronde et la plus lumineuse de l’année, ce qui symbolise l’unité de la famille et le rassemblement.
Célébrée dans beaucoup de pays asiatiques, c’est une fête dédiée aux enfants.
Dans le calendrier solaire, elle tombe le 24 septembre 2018 cette année.
D’après Phan Kế Bính, dans son livre « Les coutumes vietnamiennes » : « Au 19ème siècle, les gens de notre pays préparent un banquet en offrande aux ancêtres et le soir, vont admirer la lune. Parmi les douceurs, figurent les gâteaux en forme de lune, les fruits et autres pâtisseries de toutes les couleurs. Les jeunes filles, quant à elles, vont rivaliser d’adresse pour sculpter les plus belles fleurs à partir de papayes ou modeler des animaux avec de la farine… »

1. Origines
Selon les archéologues, des dessins de la mi-automne figuraient déjà sur le tambour de bronze Ngọc Lũ.
Cette tradition a peut-être commencé dès la civilisation de la riziculture inondée des plaines du Sud de la Chine et du delta du Mékong et correspond à la célébration d’une bonne récolte, au moment où les paysans peuvent se reposer et se divertir.
Sur une stèle commémorative dans la pagode Đọi en 1121, la fête de la mi-automne a été officiellement organisée dans la capitale Thăng Long avec des régates, des marionnettes sur eau et des processions de lampions.

2. Signification
A cette occasion, les parents préparent une fête pour les enfants et leur achètent des lampions pour suspendre dans la maison et pour des processions. C’est l’occasion pour les parents, grands-parents d’exprimer leur amour aux (petit-) enfants et aussi pour renforcer les liens familiaux.

3. Us et coutumes
3.1 Procession de lampions

Toujours d’après Phan Kế Bính, cela remonte à l’empéreur Tang Xuanzong qui  avait ordonné au peuple d’allumer des lampions et de festoyer pour célébrer son anniversaire et depuis, la tradition est restée.
Dans les régions agricoles où les liens de voisinage sont encore valorisés et préservés, les gens organisent des processions pour que les enfants, tous ensemble, défilent dans les rues avec leurs lampions le soir de la mi-automne (un peu comme pour la fête Halloween aux Etats-Unis ?).
Ce soir là, les enfants sont, par petites bandes, à défiler avec les lampions, à s’amuser à des jeux collectifs ou apprécier la danse du lion.
Les jouets en cette occasion sont essentiellement des lampions en papier de formes diverses (éléphant, lion, cheval, dragon, crevette, poisson, papillon, avion, bateau,…).

Une lanterne spéciale, la lanterne-carrousel (đèn kéo quân) est d’origine chinoise.

3.2 Danse du lion
(parfois appelée « danse de la licorne 
» ou « danse du dragon »)
Le lion symbolise la chance, la prospérité et les bons augures et comme pour la fête du Tết, la danse du lion est de rigueur.

3.3 Banquet
Sur l’autel des ancêtres, figurent les gâteaux de la mi-automne, du thé, du vin,… pour commémorer les ancêtres.

Au centre du banquet, figure un chien confectionné à partir de pamplemousse, avec deux haricots noirs en place des yeux.
Autour, sont disposés des fruits, des fleurs, des « gâteaux de lune » et autres gâteaux en forme de truie avec ses porcelets ou de carpe,…
Comme fruits, nous avons les bananes, les kakis, les plaquemines, les pommes cannelles, les pamplemousses,… sont de rigueur.
Il faudra cependant attendre que la lune soit au zénith pour pouvoir passer à table.

3.4 Gâteaux de lune
Symbolisent l’unité de la famille et le rassemblement, ils sont incontournables pour célébrer la lune et commémorer les êtres chers disparus.
Le modèle traditionnel, « bánh nướng », contient une pâte sucrée de haricots rouges enrobant souvent un ou deux jaunes d'œufs de cane salés pour le « nhân đậu xanh » ou encore un mélange de viande, fruits confits, graines de pastèque, saucisses chinoises pour le « thập cẩm ».
L’autre modèle, « bánh dẻo », est fait essentiellement à base de farine de riz gluant, de haricots mungo, de sucre et est de couleur blanche.
A l’origine, les gâteaux étaient ronds (forme de la lune et symbole de la perfection), puis sont devenus carrés pour une question d’esthétique, étant vendus par quatre dans une boîte carrée.

3.5 Hát trống quân
Au Nord du Vietnam, il subsiste encore la tradition de « Chants aux tambours de guerre » qui remonte au roi Quang Trung lors d’une guerre contre les Chinois. Quand la nostalgie du pays commence à gagner les soldats, le roi trouve un moyen de les distraire en organisant une « joute musicale » avec d’un côté, un groupe de jeunes gens et de l’autre, un groupe de soldats déguisés en jeunes filles, les deux groupes chantant à tour de rôle, au rythme des tambours de guerre. Depuis, la joute est devenue une forme musicale dans la musique traditionnelle vietnamienne, le tambour de guerre étant remplacé par une corde tendue au-dessus d’une caisse de résonance.

3.6 Echange de cadeaux
Il est de coutume de s’échanger des cadeaux à cette occasion.
Les cadeaux sont généralement des gâteaux de lune, des lampions, des vêtements, de l’argent. Ils sont généralement adressés aux personnes de rang familial / social plus élevé (parents, grands-parents, supérieurs hiérarchiques, professeurs, bienfaiteurs,… qui ne sont pas obligés de retourner le geste) et aussi aux amis, aux voisins et aux enfants. La valeur du cadeau doit être en rapport avec l’importance du bénéficiaire.

3.7 Contemplation de la lune
Cette coutume est reliée à la légende du bûcheron Cuội sur la lune : un jour, le banian magique de Cuội s’envole et Cuội  s’empresse d’agripper ses racines pour tenter de le retenir mais en vain, la banian continue son envol vers la lune et Cuội qui obstinément ne lâche pas prise, finit par atterrir sur la lune avec son banian.
Les nuits de pleine lune, nous pourrions discerner (avec un peu d’imagination) une tâche noire à la forme d’un homme assis sous un banian.

Bonne fête de la Mi-Automne à toutes et à tous.

Yên Hà, Août 2018
Références : Wikipedia


Nhạc 60-70 của tôi - Phần 1 : Nhạc Việt Nam

Ở mỗi thời-điểm, có một phong-trào, một lối sống, một lối ăn mặc, … và một loại nhạc. 
Nhưng hầu như loại nhạc chúng ta ôm giữ mãi trong lòng là loại nhạc chúng ta đã nghe trong thuở thanh thiếu-niên, loại nhạc đã nuôi dưỡng tâm linh chúng ta từ lúc chúng ta bắt đầu khám phá cuộc sống chung quanh, khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ, bắt đầu cảm-nhận, bắt đầu “sống”.
Đối với thế-hệ tôi, thế-hệ những người đã và đang về hưu, cái thuở “choai choai” là những năm 60-70 nhưng nhạc chúng tôi nghe thuở đó không phải chỉ có nhạc Việt-Nam, mà còn có cả nhạc Anh-Mỹ và nhạc Pháp nữa, nhiều loại lắm.
Xin mời các bạn cùng tôi đảo một vòng những dòng nhạc thời 60-70.
1. Nhạc Việt-Nam
Dĩ nhiên tôi phải bắt đầu bằng nhạc Việt-Nam vì là nhạc của quê-hương tôi, là nhạc tôi đã bắt đầu nghe ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, vì mẹ tôi rất thích nghe nhạc. Khi ra đời, những bài hát đầu tiên tôi được nghe là những bài hát ru của mẹ, những bài hát mà tôi đã ghi nhớ và hát lại cho con tôi và sau đó cho cháu tôi.
Sau đó, tôi được (bị?) nghe ké “nhạc người lớn” của ông bà, bố mẹ tôi và của nhà hàng xóm nữa vì nhà tôi ở không phải kín cổng, cao tường nên phía sau bếp/nhà tắm chỉ cách nhà kế bên có cái tường thấp.

Phải nói thêm thuở đó, nhà tôi có được một cái máy phát thanh chạy điện, loại to để ông nội tôi nghe tin tức thời-sự từ những đài BBC, VOA... và một cái máy transistor ai khác dùng thì dùng. Nhà tôi không có máy tryền-hình nên thỉnh thoảng tôi phải chạy sang nhà thằng bạn ở đầu hẻm để xem ké Wild Wild West, Bonanza hay chương-trình nhạc Ed Sullivan; nhà cũng không có máy thâu-thanh băng lớn (reel to reel) hiệu AKAI như ai khác. Sau này, chú tôi cho chúng tôi được cái máy thâu-thanh hiệu Honeywell Bull  cũ rích, máy mono nên sang lại băng Stereo chỉ thâu được một track và dĩ nhiên không có được "4 chiều chuyển động" như phong trào một dạo. Tôi nhớ thuở đó có những băng nhạc Shotguns hay Jo Marcel khá thịnh-hành. Đến khi đi du học thì tôi được một cái máy thâu-băng ca-sét (K7) để được nghe nhạc Việt-Nam cho đỡ nhớ nhà.
Trong thời điểm này, nhạc “cổ truyền” hầu như đã thoi thóp lắm rồi. Trong giai đoạn Pháp thuộc vào cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã đem theo văn hoá của họ. Thi sĩ của phong trào thơ mới tiếp xúc với văn học lãng mạn Pháp (romantisme) và các nhạc sĩ chịu ảnh-hưởng âm nhạc phương Tây. Tầng lớp giàu có ở thành thị được biết đến nhạc khiêu vũ, nhạc cổ điển phương Tây. Giới trẻ yêu âm nhạc thời kỳ đó không còn thích đàn bầu, đàn tranh nữa mà bắt đầu chơi những nhạc-cụ phương Tây.
(Tôi biết mẹ tôi có chơi mandoline nhưng rất tiếc từ khi về làm dâu nhà nội tôi, mẹ đã phải ngưng hoàn toàn nên tôi chưa hề được thưởng-thức tài-năng mẹ.)

Ngoài ra, những bài nhạc Pháp đầu tiên mà tôi được nghe là do bố tôi hát ê-a, những bài như “Le plus beau tango du monde”, “La Madelon”,…
Nhạc Việt-Nam bắt đầu được “cải cách” và nhạc Cải lương là một thí dụ điển hình của nghệ-thuật hát bội đã được “sửa đổi cho tốt” (cải lương).
Và dần dần, cái gọi là Tân-nhạc (để phân-biệt với cổ-nhạc) Việt-Nam ra đời từ năm 1938, sau những buổi biểu-diễn và thuyết-trình của nhạc-sĩ Nguyễn Văn Tuyên ở Hà-Nội để phổ biến loại nhạc “mới” này.

- Nhạc tiền-chiến
Bước đầu của Tân nhạc là nhạc tiền-chiến. Tiền chiến có nghĩa là trước chiến tranh 1945-1954 giữa Pháp và Việt-Nam.
Nhưng nếu như vậy, không lẽ nhạc Tiền-Chiến chỉ là từ 1938 đến 1945?
Nếu như vậy, vì tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ mùa thu Đoàn Chuẩn, Ánh trăng mùa thu ra đời năm 1947, ông không thể được gọi là một nhạc sĩ Tiền-chiến ư? Và nhạc Cung Tiến (Hoài cảm, Thu vàng viết năm 1953) cũng không phải là nhạc tiền chiến? Thế thì ai mới được gọi là "tiền-chiến" bây giờ?
Và nếu như vậy, chẳng lẽ những tác-phẩm của một nhạc sĩ tiền-chiến trước 1945 là tiền-chiến và những bài viết sau đó không còn là tiền-chiến tuy vẫn là một loại nhạc, vẫn cùng là một tác-giả?
Hình như yếu tố phân-biệt này không đúng lắm, có lẽ vì người ngoài Bắc chú tâm nhiều vào khía cạnh chính trị và đề cao nhạc kháng chiến so với nhạc trữ tình, uỷ mị nên dùng tiêu-chuẩn này?
Theo tôi hiểu, năm 1945 khi chiến-tranh bùng nổ với Pháp, một số nhạc sĩ tham gia kháng chiến và viết nhạc về đề-tài này và cũng có một số tiếp tục viết những ca khúc lãng mạn như Nguyễn Văn Tý (Dư âm), Văn Giảng (Ai về sông Tương), … Rồi sau hiệp-định Genève năm 1954, một số nhạc-sĩ (Hoàng Trọng, Văn Phụng, Lê Thương, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Cung Tiến,…) vào Nam và tiếp tục viết nhạc tiền-chiến.
Vậy theo tôi, cứ gọi nhạc Tiền chiến là một thể loại nhạc với giai-điệu trữ tình, lãng mạn và lời ca giàu chất văn học. Đã gọi là một thể loại nhạc thì yếu tố phải là nhạc chứ?
(Nhưng ngược lại, gọi nhạc tiền-chiến là nhạc trước 1975 cũng là không đúng.)

Nhạc tiến-chiến là loại nhạc bố mẹ tôi yêu thích và tôi được nghe ké. Đó là những ca khúc lãng mạn như : Con thuyền không bến, Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong; Dư âm của Nguyễn Văn Tý; Ai về sông Tương của Văn Giảng; Trăng mờ bên suối của Lê Mộng Nguyên; Chiều, Đêm tàn bến Ngự của Dương Thiệu Tước; Buồn tàn thu, Thiên thai của Văn Cao; Bến xuân Suối mơ (viết chung với Văn Cao), Cây đàn bỏ quên của Phạm Duy; Hòn vọng phu của Lê Thương; Cô láng giềng của Hoàng Quí; Thu vàng, Hoài cảm  của Cung Tiến; Thu quyến rũ, Lá đổ muôn chiều của Đoàn Chuẩn (thường ký tên Đoàn Chuẩn-Từ Linh để vinh danh người bạn chứ chỉ có ông là tác giả?); 
Hát nhạc tiền chiến phải là những ca sĩ gạo cội như Thái Thanh, Mai Hương, Kim Tước (con dì con dà với vợ tôi), Quỳnh Giao, Hà Thanh, Duy Trác, Sỹ Phú,… thì mới tuyệt.
Tất cả những bài hát này (và bao nhiêu bài khác), những người thế-hệ bố mẹ tôi, và ngay cả những người thế-hệ tôi, ai lại không biết? Thích hay không thích lại là chuyện khác nhé.

Nhạc tiền-chiến hiển-nhiên là nhạc của bố mẹ tôi, không phải là nhạc của thời-đại 60-70 tôi, nhưng không hiểu sao dòng nhạc này lại làm tôi xúc-động lạ thường?
Tôi không hề học nhạc nên không thể nói kỹ-thuật nhạc hay dở chỗ nào, chỉ biết thích cái âm-hưởng trữ tình, nhẹ nhàng, quyến luyến. Tôi lại chú-tâm nhiều đến lời bài nhạc nên có lẽ tôi cảm nhận được thơ tính của nhạc tiền-chiến?
Có lẽ đối với tôi, nhạc và lời của loại nhạc này hoà-hợp được một cách tuyệt vời để đưa âm nhạc về với mục đích Chân-Thiện-Mỹ?
(Xin mời đọc thêm: Nhạc và lời https://phu-tran.blogspot.com/2018/06/nhac-va-loi.html)
Một lý-do rất cá-nhân nữa: Hay là nhạc Tiền-chiến, xuất phát từ miền Bắc, đưa tôi về lại Hà-Nội, nơi chôn nhau, cắt rốn mà tôi đã rời xa lúc 3 tuổi, đưa tôi về nguồn-cội của dân-tộc và của chính mình? Tôi vẫn còn tự hỏi.
- Nhạc tình khúc
Như đã nói, trong Nam, các nhạc-sĩ Tiền-chiến vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng với thời-gian, với những thế-hệ sau, âm nhạc cũng dần biến đổi.
Đối với tôi, nhạc Tiền-chiến là nhạc có chút âm-hưởng Tây-Phương (so với nhạc dân-tộc), thường chậm buồn, tha 
thiết. Nhạc-sĩ thường mượn cảnh mùa thu, trăng sao, mưa gió,… để diễn tả tình cảm của mình và tình yêu được nói lên một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo.

Vào những năm 1960, một lớp nhạc-sĩ trẻ hơn bắt đầu đề-cập tình yêu đôi lứa một cách trực-tiếp hơn, “bạo dạn” hơn và phần âm-nhạc cũng đa-dạng hơn.
Ngay từ 1960, Lê Uyên Phương đã viết Buồn đến bao giờ và cặp vợ chồng Lê Uyên và Phương đã từng làm say mê khán-giả từ Đà-Lạt vào đến Sài-Gòn thuở ấy.
Tôi đã từng nghe, đàn và hát những bài hát khắc khoải, nồng nàn trong tập Khi loài thú xa nhau như Dạ khúc cho tình nhânLời gọi chân mâyVũng lầy của chúng ta, …
(Phải thú nhận là mới học đàn lúc đó nên chỉ chơi được những loại nhạc “dễ” như vậy thôi.)
Cùng năm này, Bây giờ tháng mấy, tác phẩm đầu tay của Từ Công Phụng ra đời.
Bài tôi thích nhất là
Mắt lệ cho người, chỉ tiếc là bài này dùng hai điệu Slow và Boston nên keyboard của vợ tôi đệm không được mà hát Slow từ đâu đến cuối thì mất hay rồi. 
Ngô Thuỵ Miên, một trong những nhạc-sĩ được yêu chuộng nhất, cho ra đời Chiều nay không có em năm 1963. Lúc đó tôi mải nghe nhạc Pháp nên không để ý cho lắm nhưng một khi đã nghe rồi thì phải thích thôi. Thích nhạc là đương nhiên nhưng thích cả lời nữa cho nên tôi cảm thấy Nguyên Sa đã làm nhiều người quên rằng Ngô Thuỵ Miên đã viết lời cho đại đa số nhạc của mình và tôi cũng đã viết bài “Thi sĩ Ngô Thuỵ Miên” ( http://phu-tran.blogspot.com/2012/12/thi-si-ngo-thuy-mien-nguyen-ban.html ) để trả lại “công bằng” cho ông anh cột chèo của tôi. 
Anh có nói “Tôi chỉ viết tình ca...” nhưng Biết bao giờ trờ lại, bài “tình ca” viết cho góc trời Sài-Gòn của anh là bài tôi thích hát nhất.
Năm 1965, Vũ Thành An viết Tình khúc thứ nhất, phổ thơ Nguyễn Đình Toàn, rồi sau đó những Bài không tên đã là ký hiệu riêng của ông.
Đối với tôi, bài Đời đá vàng là một kinh-nghiệm sống thấm thía nhất:
“Có một lần mất mát mới thương người đơn độc,
có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu,
qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về,
có một thời khóc than mới hiểu đời đá vàng”.
(Sau bài này, ông chỉ viết Thánh ca.)
Ai cũng biết tình ca lắm khi buồn nhưng chỉ có Phạm Đình Chương (cũng là ca sĩ Hoài Bắc của ban hợp ca Thăng Long), sau khi đã mất người vợ (quá) đẹp vì chính anh rể mình, mới viết được những bài thống thiết, buốt giá tâm can như Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ), Đêm cuối cùng,…
Có lẽ khó có ai hiểu được đời đá vàng hơn ông.
Một nhạc sĩ mà vợ tôi biết vì đã từng cộng tác với anh là Đức Huy, một nhạc sĩ được hâm mộ từ bài Cơn mưa phùn (bản gốc Thanh Tuyền-Đức Huy http://youtu.be/7C1Y5PaZd3I ), với những bài hát dí dỏm (được biết anh rất thích nói lái) như Yêu em dài lâu, Giống như tôi, Đường xa ướt mưa, Và con tim đã vui trở lại... 
Tôi thích nhất chủ-trương "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" (anh hay dùng câu này của Trịnh Công Sơn) của người nhạc-sĩ yêu đời này.
Còn bao nhiêu nhạc-sĩ khác trong thời-kỳ này, kể sao cho hết, nhất là nơi đây, tôi chỉ dám nói về nhạc “của tôi” thôi chứ không dám viết tham khảo về cái đề-tài quá rộng này.
Nói về ca sĩ, lớp đàn anh, đàn chị tôi thích nghe có Lệ Thu, Khánh Ly, Khánh Hà, Tuấn Ngọc (nổi tiếng với bài "Riêng một góc trời"), Sỹ Phú,..., thế-hệ sau tôi nghe Quang Dũng, Quang Tuấn, Trần Thái Hoà, Hoàng Nam (gọi vợ tôi bằng "dì"), ... 
Lớp ca sĩ từ ngoài Bắc vào Nam như Bằng Kiều, Mỹ Linh, Thanh Lam, Trần Thu Hà, ... thường có căn-bản về âm-nhạc nên kỹ-thuật thanh-nhạc vững trong khi ca sĩ trong Nam dựa trên phong-cách riêng biệt của mình hơn (?) Dầu sao đi nữa, mỗi người một vẻ, mình thích ai thì cứ thích thôi.
- Nhạc vàng
Với các bài hát giai-điệu nhẹ nhàng, đơn giản, dòng nhạc này đã thu hút một số lớn khán thính giả bình dân.
Những tác giả loại nhạc này là Hoàng Thi Thơ (Gạo trắng trăng thanh), Lam Phương (Kiếp nghèo), Trúc Phương (Ai cho tôi tình yêu), Châu Kỳ (Sao chưa thấy hồi âm) và nhất là Trần Thiện Thanh (cũng là ca sĩ Nhật Trường) với đề-tài "Tình Lính" (Lâu đài tình ái, Bảy ngày đợi mong…),...
Những ca sĩ tiêu biểu là Duy Khánh, Chế Linh, Hùng Cường, Thanh Thuý, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền (không phải Thanh Tuyền nhạc trẻ đâu nhé), Giao Linh,…
- Nhạc trẻ
Vào cuối thập-niên 1950, nhạc kích-động Âu-Mỹ bắt đầu thâm nhập thị trường miền Nam nhưng đến khoảng thời-gian 1963-1965 thì phong-trào nghe các ca khúc phương Tây này mới thực sự bành-trướng qua các buổi tổ chức khiêu-vũ tại gia (bùm = boum)
Đầu những năm 1960, nhạc trẻ trở thành một hiện-tượng của âm nhạc Việt-Nam. Những ban nhạc trẻ kích-động mọc lên như nấm: The Dreamers, the Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strwberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane), CBC, The Enterprise (với Trung Nghĩa và Thanh Tuyền),...  Một số ca sĩ Việt hay kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương, Pauline Ngọc, Julie Quang, Carol Kim nổi danh với các bản nhạc ngoại quốc hát bằng lời Anh hoặc Pháp. 
Những hộp đêm Mỹ ngày càng nhiều từ năm 1968, khuyến khích nhiều ca sĩ hát nhạc Mỹ.
(chúng ta sẽ trở lại nhạc Anh-Mỹ trong số sau).
Ngoài việc hát nhạc ngoại quốc, nhiều nhạc sĩ tự sáng tác các bản nhạc kích-động.
Y Vân là người đi tiên phong cho dòng nhạc nhẹ với những bài hát có giai điệu chachacha (Sài Gòn đẹp lắm), twist (20-40, Sáu mươi năm cuộc đời, Người yêu lý tưởng), …
Khánh Băng cũng làm nhiều bài điệu Twist như Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Nếu có nhớ đến, Tiếng mưa rơi,…
Có lẽ bạn đọc còn nhớ ban nhạc Khánh Băng-Phùng Trọng đã từng khuấy động những phòng trà Olympia, Văn Cảnh,... và những clubs Mỹ.
Các nhạc sĩ khác như Quốc Dũng, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà cũng là những người đầu tiên Việt-hóa thể loại nhạc này. Và hình như chỉ có nhạc Phượng Hoàng là gần nhạc Rock hơn hết?
Đến năm 1971, đại hội nhạc trẻ đầu tiên được tổ chức tại sân Hoa Lư do Trường Kỳ, Tùng Giang và Nam Lộc tổ chức.
Sự thành công của đại hội này đã đẩy mạnh nhạc trẻ lên cao độ. Tiếp theo đó nhiều đại nhạc hội khác được tiếp tục tổ chức: năm 1971 tại trường trung học Taberd với hơn 10.000 người nghe, năm 1974 tại Sở thú với trên 20.000 khán giả.


Nói cho đúng, gọi là nhạc trẻ, là nhạc của thế-hệ tôi nhưng tôi lại rất ít biết đến. Lý do giản dị là thuở đó, tôi “cù lần lửa” lắm, trong đời chỉ đi “bùm” được một, hai lần, tôi chưa bao giờ bước chân vào một phòng trà, chưa bao giờ được nghe/xem một ban nhạc trẻ trình-diễn. Mặt khác, tôi rời xa Sài-Gòn năm 1969 nên loại nhạc này, tôi gần như mù tịt.
Lúc quen vợ tôi, tôi nào biết Thanh Tuyền “nhạc trẻ” là ai đâu? Cho nên phần này, tôi ít có gì để nói, kẻo lại lòi cái dốt ra mà thôi.
- Nhạc phản chiến
Khi cuộc chiến-tranh Việt-Nam ngày càng lan rộng, ở miền Nam, người dân bắt đầu mệt mỏi và những ca khúc chống chiến-tranh bắt đầu xuất-hiện. Điển-hình nhất cho loại nhạc này là Trịnh Công Sơn, với những tập Kinh Việt-Nam, Ca khúc da vàng, Ta phải thấy mặt trời.
Mặt khác, nhạc Trịnh ca tụng tình-yêu (Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Tình xa, Tình nhớ…) đầy thơ tính, nhạc không sang trọng, kiêu sa nhưng dễ đi vào lòng người, nhất là khi được trình-bày qua giọng ca liêu-trai của Khánh Ly nên rất được yêu chuộng. 
Ngoài Trịnh Công Sơn ra, còn có Miên Đức Thắng (Hát từ đồng hoangLớn mãi không ngừng ), Phạm Thế Mỹ (Hoa vẫn nở trên đường quê hươngThương quá Việt Nam), Phạm Duy (Kỷ vật cho em), Lê Hựu Hà (Hãy nhìn xuống chân),…
- Phong-trào du ca
Phong trào Du ca Việt Nam do Nguyễn Đức Quang, Đinh Gia Lập và Mai Thái Lĩnh đồng sáng lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam.
Du ca là một đoàn thể hoạt-động về văn-hóa và văn-nghệ phục vụ cộng-đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công-tác xã-hội của sinh viên, học sinh:
"Dùng tiếng hát chung của cộng đồng để tô điểm cho nền văn nghệ dân tộc một màu xanh đầy hy vọng, đưa mỗi người đến gần nhau hơn để cùng lo xây đắp một quê hương tươi sáng".
Du ca quy tụ khá nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ xuất phát từ phong trào: Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy, Ngô Mạnh Thu, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, ...
Từ ngày rời xa quê-hương lúc 18 tuổi, tôi mới hiểu được con người ta khó mà sống thiếu cội-nguồn và tôi bắt đầu viết văn, làm thơ, ra báo, làm văn-nghệ, tham-gia trong những sinh-hoạt các hội sinh-viên Việt-Nam tại hải-ngoại. Tôi trở về với dân ca, tôi hăng say với Việt-Nam, Việt-Nam (Phạm Duy), với Việt-Nam quê-hương ngạo nghễ (Nguyễn Đức Quang), tôi hãnh-diện với Trường ca con đường Cái Quan (Phạm Duy) trong mỗi đêm lửa trại.
Chính trong những dịp này mà tôi được quen biết Phan Văn Hưng, người biểu-hiệu cho loại nhạc "Bi-phẫn ca" khi anh viết và hát lên nỗi thương-xót quê-hương đau khổ của mình.


Thuở đó, tôi đã cảm-nhận qua nhiệt-huyết của tuổi trẻ và ngày hôm nay, tôi chỉ còn quả tim, ngòi bút và nỗi nhớ quê-hương.




Nhạc quê-hương tôi thời 60-70 bao la, đa dạng quá. Nhưng nhạc 60-70 của tôi không phải chỉ có nhạc Việt-Nam.
Xin mời các bạn đón đọc Nhạc 60-70 của tôi - Phần 2 : Nhạc Anh-Mỹ
https://phu-tran.blogspot.com/2018/10/phan-1-nhac-viet-nam-phan-2-nhac-anh-my.html

Yên Hà, tháng 8, 2018
Tài-liêu nguồn:
- Wikipedia