UA-83376712-1

Labels

Feb 8, 2012

Em Gọi Anh - Thanh Tuyền sáng tác và trình bầy


Please on the link   http://youtu.be/5Ua-91Xl4Zc
and enjoy.

Con đuờng âm-nhạc tôi đi (2) - Thuỵ Uyên


( đoạn cuối phần 1 :
Mê nhất là Joe Cocker với bài With a little help from my friend, Santana với Soul Sacrifice, The Who với Feel me, và chính bài Woodstock qua sự trình diễn của Crosby, Stills, Nash and Young.)
 
Cùng vào thời-gian này, rất nhiều ban nhạc trẻ Việt Nam được thành-lập. Tôi thích nhất Strawberry Four với Tuấn Ngọc, Đức Huy, Minh Phúc và Tùng Giang. Tôi cứ tưởng-tượng họ là " The Beatles " của Việt-Nam. Tôi ghép anh Tuấn Ngọc với John Lennon, Đức Huy với George, anh Phúc với Paul và anh Tùng Giang với Ringo. Nhìn họ ôm cây guitar, vừa đàn vừa hát, tôi thích-thú vô cùng. 
Trước đó, đã có ban nhạc The Spotlights với Đức Huy, Billy Shane, Tiến Chỉnh là những ca nhạc sĩ tôi rất ái mộ. 
Tôi chợt nghĩ đến anh Châu Nhi tôi và tiếc anh ấy đã đi sang nước ngoài. Nếu anh ấy còn ở nhà, tôi đã xin anh ấy chỉ-dạy cho tôi vài ngón đàn guitar. Sực nhớ có cây đàn và quyển sách guitar anh để lại, tôi mở ra xem, bắt đầu tự tập lấy, và đã học biết bấm sơ qua một số accords căn-bản.  

The Rabbits
Rồi lần lượt, tôi yêu mến các ban nhạc như Blue Jets ( sau đó là UpTight ) với 3 anh em Tú-Hà-Thúy, The Dreamers với chị Julie (Quang), các " Con Bà Cụ " (CBC) với các chị Bích Liên, Bích Loan và Marie. Tôi đặc-biệt chú-ý đến ban nhạc trẻ phái nữ đầu-tiên và duy-nhất của Việt-Nam thời bấy giờ, The Blue Stars, vang dội khắp nơi. Tôi thấy họ " chì " quá, và mong mỏi được một ngày sẽ gặp họ.

Và rồi, tình cờ tôi đã gặp Christiane Bê, ca sĩ, Trang, tay lead guitar và là con gái ông Ngọc, ông bầu của Blue Stars, Phượng bass guitar, và hai chị em Vân, trống, và Nga, guitar phụ.
Sau đó không lâu, một ngày khi tôi đến " jam " nhạc với The Blue Stars, chị Bê ngỏ ý muốn mời tôi gia-nhập ban nhạc phái nữ do chính chị đang định thành-lập, lấy tên là The Rabbits. Hỏi vai-trò của tôi phải làm gì, chị Bê trả lời " Lead guitar ", tôi giật-mình hơi sợ, vì có bao giờ tôi nghĩ đến việc này ? Cái thú cầm đàn guitar của tôi chẳng qua là muốn biết tửng-tửng vài accords học qua-loa trong sách, để tự đệm lấy hát những bài hát cho vui. Thế sao tôi có thể nhận đảm-trách này?
Anh Trí, lúc ấy là vị hôn-phu của chị Bê, khuyến-khích rằng anh ấy sẽ tập cho tôi. Anh ấy nhận ra tôi có khiếu về âm-nhạc, và nói tôi sẽ học guitar nhanh lắm thôi. Tôi do dự mãi, trong bụng không yên tâm với khả-năng đàn guitar của mình. 

Chuyện ! Sao gọi là khả-năng được ? Từ thuở bé đến nay, tôi được học đến nơi đến chốn môn vĩ-cầm, chứ có học qua tây-ban-cầm bao giờ đâu ? Nhưng cái đam mê cầm cây guitar, vừa đàn vừa hát, mường-tượng đến hình-ảnh chính mình tự ví với nữ ca sĩ Pháp tài ba Françoise Hardy, đã khiến tôi tự tin tôi sẽ làm được. 
Tôi nhận lời The Rabbits, nhưng có nói còn phải xin phép Bố. Họ đến nhà xin phép Bố mãi, Bố mới bằng lòng cho tôi gia-nhập, nhưng với điều-kiện tôi phải đỗ Tú Tài. Năm ấy là năm Terminale ở Marie Curie, được Bố hứa hẹn, tôi học gạo ngày đêm quyết-tâm thi đỗ, để giấc mơ đi vào con đường nhạc trẻ của tôi thành sự-thật.
Tôi còn nhớ mãi, ngày đi xem kết quả Bac II, chị Bê và chị Vân đi theo tôi đến trường Marie Curie. Khi thấy tên tôi ghi trên bảng, họ ôm chầm lấy tôi cười vui sướng. Tôi cũng vậy, trong bụng như mở cờ, nghĩ đến con đường ca nhạc tôi sắp bước vào.
Vài tháng đầu, anh Trí bỏ công tập cho tôi tất cả những bài trong vốn ban nhạc đã có sẵn. Tôi học rất nhanh, và rồi, chỉ vài tháng sau, chúng tôi bắt đầu " ra quân " với thành-phần : Christiane Bê, ca sĩ, Diệu Tâm, organ, Vân, trống, Nga, bass và tôi, lead guitar.


Chị Bê, Diệu Tâm, Vân và Nga lo cho tôi lắm. Họ lo cho tôi từ cách ăn mặc, chỉ bảo cho tôi những kinh-nghiệm trên sân khấu, và xúm vào trang-điểm cho tôi.
Ngày đầu tiên đi hát, chúng tôi vào một căn-cứ quân-đội Hoa Kỳ tại Long Bình. Qua trạm kiểm-soát, chúng tôi theo đuôi chiếc xe Jeep đến câu-lạc-bộ. Vừa vòng đến cửa sau câu-lạc-bộ, tôi để ý thấy một nhóm quân-nhân Hoa-Kỳ đã đứng chờ sẵn ở đấy. Chiếc xe “van” vừa đậu, họ đã ùa đến vây quanh chúng tôi, mừng rỡ bắt tay chào hỏi, và xúm nhau khuân vào hết dụng cụ máy móc.
Tôi hơi bỡ ngỡ và run sợ, có lẽ vì là lần đầu tiên tôi phải trình-diễn trước đám đông. Chị Bê vỗ về, cười cười, bảo :
" Cứ xem như mình dợt ở nhà nhe ? Đừng nghĩ gì hết " .
Tôi lặng lẽ lôi trong bị mang theo, nào là một ít cơm nắm, quả chuối và...một cuộn giấy toilet. Chị Bê, chị Vân và Nga trông thấy ngạc nhiên hỏi " giấy toilet ? " Tôi ngập-ngừng nói " đề phòng nhỡ mình cần đi toilet chứ ? ".
Các chị phá ra cười, và trêu-chọc tôi suốt đêm. 
Đêm ấy thành-công mỹ-mãn, đánh dấu bước đầu tiên trên con đường sự-nghiệp âm-nhạc của tôi. Và từ đó, The Rabbits chúng tôi hằng tuần đi lưu-diễn trong tất cả các câu-lạc-bộ Hoa Kỳ tại miền Nam như Long Bình, Cam Ranh, Cần Thơ, v...v...
Ngày càng nổi-danh, chúng tôi nhận giao-kèo thêm với các phòng-trà ở Saigon như phòng-trà Tự Do, Baccarat, Queen Bee, Maxim's, Eve's club, Đêm Mầu Hồng, v...v...

Đôi song-ca Đức Huy - Thanh Tuyền
Sau khoảng một năm với The Rabbits, tôi cộng-tác với nhạc-sĩ Đức Huy qua tên " Cặp song ca Đức Huy - Thanh Tuyền ". 
Chúng tôi đi hát vòng quanh Saigon trong những phòng-trà, thành-công rực rỡ với những nhạc-phẩm do chính Huy viết và loại nhạc " dân ca " (folk) của James Taylor, Joan Baez, Joni Mitchell, Peter Paul and Mary, Simon and Garfunkel, etc..
Tôi hân-hạnh là người đầu tiên viết hộ cho Huy nốt nhạc và trình-diễn nhạc bản " Cơn Mưa Phùn ", tác phẩm đầu tay của anh, và tiếp theo một số bài nổi tiếng khác của Huy như " Bay đi cánh chim biển "... 
Hình ảnh Đức Huy và tôi, với mỗi người một cây đàn thùng, trong cách ăn mặc " bụi đời ", thoáng pha vào chút Hippies là những hình ảnh thật đặc-biệt tôi ghi nhớ mãi trong lòng.

Hậu Đức Huy - Thanh Tuyền
Sau khi tạm ngưng cộng-tác với Huy, tôi đơn độc đi hát, cũng vòng quanh các phòng-trà ở Saigon. Nhờ thế, tôi có dịp lân la quen thân với các bạn ca nhạc sĩ như anh em Anh Tú/Khánh Hà, và Duy Cường của The Dreamers.
Chúng tôi thân nhau như ruột thịt trong gia đình. Gần như mỗi cuối tuần, Anh Tú chịu khó đến nhà tôi ở Tân Định, nhập vào " sòng chắn ", đánh bài với Mẹ và các Cậu Mợ, họ hàng trong gia đình tôi. Tôi chỉ ngồi " chầu rìa " bên cạnh Tú, vừa chia bài, vừa xem Tú đánh. Nhờ thế tôi đã biết chơi đánh chắn, đánh cạ này. Bạch thủ, Trì, Tôm (thất văn/tam sách/tam vạn), Lèo (Chi chi/Cửu vạn/Bát sách), Thập Hồng, Bạch định, Kính Cụ, Kính Tứ Cố, v.v.. Đánh chắn phải đầy đủ 5 người, thiếu một chân, thì quay sang đánh Bí Tứ, thiếu thêm một chân nữa, chỉ còn 3 người, thì thành chắn phỗng. Tôi vẫn còn nhớ khuôn mặt nhăn nhăn của Tú, tay đập khẽ vào vai tôi, miệng suýt xoa : " Giời ơi Tuyền ơi, mất ù rồi ! ".

Những ngày cuối tuần không đánh chắn với Tú, tôi lại hẹn gặp Duy Cường, rồi chúng tôi cùng với một số bạn ca nhạc sĩ khác, như Trung Hành, chị Carol Kim, lại rủ nhau đi tắm hồ. Tình bạn giữa tôi và Lã Anh Thịnh ( Anh Tú ) và Duy Cường ngày càng thắm thiết, cho đến ngày chúng tôi không còn dịp gặp nhau nhiều. UpTight và The Dreamers nổi danh như cồn, đi trình-diễn khắp nơi, bận-bịu nhiều trên con đường sự-nghiệp của họ.

Và rồi, tôi gặp toàn thể ban nhạc Enterprise, với Trung Nghĩa, anh Kasim, anh Lý Được và Mạnh Tuấn/Kim Oanh.
Thụy Uyên, tháng 2, 2012
(xin đón đọc Phần 3)

Ma femme


Mon expérience des femmes est tellement insignifiante que je n’oserais l’étaler et je vais seulement vous raconter deux, trois petites choses pour vous divertir. Peut-être que des fois, vous vous y reconnaitriez et vous vous diriez « Tiens donc, lui aussi ? », ou au contraire, vous me diriez « Petit plaisantin, va ! ».
Ces précautions verbales une fois prises, je vais pouvoir vous livrer quelques petites anecdotes tirées de ma vie de tous les jours.  

La Première Dame et le Chevalier
Dès le premier jour de notre mariage, ma femme s’était empressée de me faire « Chevalier ». Emu jusqu’aux larmes, je mis un genou à terre pour recevoir le sacrement, mais très vite après, je découvris qu’elle voulait surtout dire « Chevalier servant ».
Dans notre jeu de cartes, elle est donc la Reine et moi, le Valet (et non pas le Roi). 

Comme disaient les anciens :
« Il faut éduquer ses enfants dès leur plus jeune âge, et dresser son mari dès le premier jour ».


Elle entreprit mon apprentissage et surdoué comme j’étais, je reçus mon diplôme deux mois après, avec les félicitations du jury. Non seulement je suis travailleur et consciencieux, mais aussi vif d’esprit pour la comprendre à mi-mots et lui éviter de se fatiguer à me préciser ses ordres. Par exemple, il lui suffit de se dire : « Ah la la, j’ai encore oublié mes chaussons en bas », pour qu’immédiatement, je vais les lui apporter sans qu’elle ait à me le demander.

J’ai la chance de travailler à domicile et courageusement, j’ai pris en charge tous les travaux domestiques en vrai « homme de maison ». Ceci d’autant plus que, grâce à mon statut d’ancien étudiant parti à l’étranger, j’avais appris à tout faire moi-même : les courses, la cuisine, la lessive, le repassage, la couture, les travaux de bricolage… La seule chose qu’elle a gardée pour elle est la cuisine, estimant que nourrir son mari relève de la responsabilité de la femme, me permettant de temps en temps de mitonner mes bons vieux plat français. (Je me demande tout de même si cette décision n’a pas été dictée par mes piètres talents de cuisinier ?)
En réponse à son généreux geste, je l’ai nommée « Reine » et « Première Dame », manière subtile de lui dire que même s’il y en avait une deuxième ou une troisième, elle serait toujours ma « favorite ». (Le restaurant peut être meilleur, mais le bol de riz quotidien restera toujours une valeur sure).
La Première Dame et le Chevalier, quels titres ! Que demande le peuple ?

  
Les trois vérités 
Tout mari désireux de préserver le bonheur du couple devrait connaître par cœur et appliquer stricto sensu les trois vérités suivantes :
      1.    La femme a toujours raison
      2.    Le mari a toujours tort
      3.    En cas de doute, appliquer 1.
  
Chers maris, si par inadvertance, vous vous engagiez dans un cas de forte incompatibilité d’opinions avec l’autorité supérieure et qui risquerait de dégénérer, respirez longuement, récitez le soutra ci-dessus puis agenouillez-vous pour plaider « coupable ». Et vous aurez peut- être une chance d’échapper à la peine capitale, autrement…
 
A ce stade, ami(e)s lecteurs (lectrices), n'allez pas trop vite en besogne pour conclure hâtivement que je suis un poltron. Je tiens à affirmer haut et fort que je suis un homme, que j’ai ma dignité d’homme et que je n’ai nullement peur de ma femme (ni de personne d’ailleurs). L’homme (un vrai de vrai) doit être fort pour protéger sa famille, bon et généreux pour donner et pardonner. Moi, j’essaie juste de protéger le bonheur familial dont je suis responsable et par la même occasion, mon bol de riz de tous les jours (Ventre affamé n'a pas d'oreilles, disaient les anciens).
Disons que j’aime et que je respecte ma femme, et là, je suis sûr que beaucoup de mes congénères (et leurs épouses) seront de mon avis, n’est-ce pas ?

Elle est tout pour moi
En effet, la femme est en même temps épouse et mère (je n’oserais écrire « grand’mère »), grande sœur et petite sœur, maîtresse et Maîtresse (mais pas élève), ami et amie, …
Elle est vraiment TOUT.
Dans la vie pratique, les choses sont encore plus claires quand, en l’épousant, je lui ai confié la gestion totale de ma vie. Elle est ainsi Reine et Premier Ministre, pouvoirs législatif et exécutif, Ministre de l’Intérieur et des Affaires Etrangères, elle assure la sécurité et rend la justice (en tant que procureur et juge, mais jamais avocate) et surtout elle a plein pouvoir sur l’Economie et les Finances.
Mais pour être tout à fait honnête, elle n’est pas « tout » puisque j’ai l’honneur et le privilège de détenir le ministère du Travail et celui des Transports. (Il faut bien rendre à César ce qui appartient à César, n’est-ce pas ?)
Le pouvoir n’est pas quelque chose qui se partage facilement depuis la nuit des temps mais je dois reconnaître et admettre qu’une autorité compétente (et donc responsable) doit avoir toutes les prérogatives et tous les moyens nécessaires pour mener à bien ses missions.
Pour diriger une nation, il faut une bonne dose de démocratie mais pour gérer un foyer, le régime matriarcal semble être le plus efficace.

Que serais-je sans toi ?
Que serions-nous, les hommes, sans vous, les femmes ? On se le demande encore tous les jours. Le poète (Louis Aragon) a toujours raison et le chanteur (Jean Ferrat) le dit haut et fort.
Vous l’aurez deviné, ma rencontre avec ma femme est bien l’évènement le plus important de toute mon existence. Je me dis souvent : « J’ai vraiment de la chance de l’avoir devant moi (et non pas à côté ou derrière), car comment aurais-je survécu autrement ? »
Par goûts personnels, j’ai toujours été un généraliste plutôt qu’un expert, ce qui fait de moi un médiocre à tout et surtout un bon à… rien. Je ne peux donc que me reposer entièrement sur elle.
Sans elle, qui se serait arraché les cheveux avec la paperasserie administrative, à vérifier les relevés bancaires, à déclarer les impôts, à téléphoner pour les réclamations, … sinon « Bibi » ?
Avec mon niveau musical, comment aurais-je pu monter sur scène, faire mon petit numéro sans son clavier et sa voix ? D’ailleurs, j’ai monté ce blog pour mes élucubrations, mais qui s’y serait aventuré s’il n’y avait pas sa contribution ?


Tout seul, j’aurais été juste un milliardième anonyme mais en l’épousant, j’étais devenu de fait, l’époux de la chanteuse et musicienne Thanh Tuyền, le gendre du regretté artiste cinématographique Đoàn Châu Mậu, l’acteur aux cheveux blancs, le beau-frère (par alliance) du célèbre compositeur Ngô Thụy Miên, l’oncle (toujours par alliance) du chanteur Hoàng Nam, sans compter toutes les autres ramifications…

Qui donc disait que « Devant tout homme, il y a toujours une femme qui réussit » ?
Décidément, qu’aurais-je fait sans elle ?

L’épouse et la mère
Messieurs les hommes (c’est peut-être un pléonasme, mais on ne sait jamais), notre première femme est notre mère mais la dernière sera notre femme.
Notre mère nous a mis au monde, nous a élevés, nous a appris les rudiments de la vie puis la vie a continué les leçons avant de nous confier aux jeunes filles pour nous déniaiser, et enfin, l’épouse est la dernière d’entre elles qui va achever notre apprentissage. Autrement dit, la mère assure le lever de rideau et la femme, le baisser de rideau. Fin de la pièce.
A notre naissance, notre mère nous a allaités pour nous nourrir mais comme nous y avons pris goût, notre femme a du prendre la relève pour assurer la continuité.
Le Mahatma Gandhi avait dit : « Si tu ne sais pas où aller, demande-toi d’où tu viens ». Nous sommes arrivés par le ventre de la mère, nous devons donc retourner dans le ventre de la femme. Je comprends mieux la parole du Sage. CQFD.
Petits, nous obéissons à notre mère, et devenus plus grands, il me parait normal que nous obéissions à notre femme. Piété filiale ou piété conjugale, même combat, question de logique.
Dans la vie d’un homme, en fin de compte, qui seraient les femmes plus importantes, sinon la mère et l’épouse ?
(la maîtresse relevant d’un autre registre).

Ce soir, nous avons rendez-vous
Nous allons au restaurant par envie, selon l’occasion qui se présente, mais le repas familial, lui, obéit à un rituel bien précis. Ainsi, quand notre envie de remplir le devoir conjugal commence à se faire sentir, nous devons convenir précisément de la date et du lieu pour que la cérémonie ait une chance de se dérouler.
Vous savez, c’est quelque peu épuisant de travailler à notre âge et nous n’avons pas l’énergie à penser à autre chose qu’à nous reposer et la fin se semaine reste donc la seule option possible. Et pour transformer l’essai, il faut planifier et organiser, afin de nous y préparer, physiquement et mentalement.

Mais rien n’est moins sûr et des fois, juste avant l’heure « H » du jour « J », elle commence à dire «  Mes paupières se font lourdes ! » et tout s’écroule.
« Tout suffocant et blême quand sonne l’heure, je me souviens des jours anciens et je pleure ».

Cancer du sein
De nos jours, la Science a fait de grands bonds en avant mais beaucoup de maladies, parmi lesquelles le cancer, font encore des ravages et chez la femme, le cancer du sein reste le plus fréquent.
Mieux vaut prévenir que guérir, et j’ai immédiatement décidé d’arrêter de fumer car selon les statistiques, le fait d’un mari fumeur serait une cause non négligeable du cancer du sein chez la femme. Je ne suis pas médecin et je ne comprends pas tout à tout mais bref, j’y crois.
Par ailleurs, commencer le traitement le plus tôt possible est le mieux et dans beaucoup de pays, le gouvernement encourage le dépistage de la maladie par une mammographie tous les deux ans.
Ces mesures ne me satisfont qu’à moitié car je me méfie des effets des rayons X et aussi du délai de deux ans (beaucoup de choses peuvent se passer entre temps) et à mon humble avis, un examen manuel et quotidien est une méthode beaucoup plus sûre. Il se trouve que ma femme partage pleinement mon avis et tout va pour le mieux.

Thé au harem
Nous commençons à prendre de l’âge, ma femme et moi, et le temps exerce impitoyablement son emprise sur nous. La moindre tâche, auparavant simple et facile devient aujourd’hui un vrai travail d’Hercules.
Fort de ces considérations, j’ai proposé à ma femme la chose suivante :
« Ma chérie, j’ai remarqué  ces derniers temps que tu es souvent fatiguée et que tu as besoin d’aller te coucher de plus en plus tôt et de te reposer plus en fin de semaine. D’ailleurs, moi aussi, j’ai de plus en plus de mal à remplir toutes les tâches ménagères. Et si nous trouvions une jeune femme pour venir nous aider dans notre vie de tous les jours ? Maintenant que les enfants sont toutes parties et que nous ne voulons pas d’animaux de compagnie, l’arrivée d’une troisième personne égaierait bien nos jours, tu ne trouves pas ?

Pour ce qui est des critères de sélection, je ne serais pas difficile. Du moment qu’elle parle notre langue, qu’elle est agréable à regarder (c’est quand même mieux), bien en chair (là où il faut) mais pas trop (elle reviendrait trop cher à nourrir), pas maigre mais forte physiquement (pour les tâches ménagères et pour m’aider à transporter le matériel quand nous allons chanter), et pourvu qu’elle fait bien la cuisine. Elle aura quelque charme (pour nous faire rire), elle aura une voix douce (nous avons besoin de calme) et si possible, elle saura chanter et jouer de la musique (pour te soulager sur scène), elle aura entre trente et quarante ans (plus âgée, elle ne nous serait d’aucune aide).
Ce serait bien plus reposant pour toi avec une telle femme à la maison, tu n’aurais plus grand-chose à faire, et quand tu seras fatiguée, elle te fera un bon massage (j’en profiterai aussi). Et quand le soir, tu as besoin de calme et de repos, j’irai dormir dans sa chambre pour ne pas te déranger.
Je m’inquiète surtout pour ta santé, tu sais, et d’ailleurs, pour ce ménage à trois, je te laisse le soin de la choisir toi-même ; dès le moment que tu es contente, cela me va. Qu’en penses-tu, ma chérie ? »


Je pense avoir marqué des points car ma femme n’a pas dit « Non » à ma proposition, d’autant plus que je lui rappelé avec insistance que dans tous les cas, elle est et restera la « Première Dame » (voir plus haut).
Je me demande bien pourquoi, un an après mon offre, elle n’a toujours pas dit « Oui » ?


Comprendre les femmes
Tant de choses ont été dites sur le sujet et je ne sais pas ce que vous en pensez, messieurs les hommes, mais à mon âge, après de longues années de réflexion et d’études approfondies, je n’y ai toujours rien compris et c’est peut-être mieux ainsi.
La fois où j’ai entendu ma mère dire à mon père : « Tu ne pourras jamais comprendre », j’ai ressenti un profond soulagement. Ce serait donc une vérité universelle depuis Adam et Eve ?


Venant d’une femme, « Oui » voudrait dire « Non » ou « Pas sûr », « Non » pourrait dire « Oui » ou « Peut-être », et « Noir » signifierait « Blanc » ou « Gris ».
L’homme devra toujours deviner le vrai sens des mots mais il n’aura pas le droit à l’erreur, il devra savoir lire entre les lignes et comprendre ce qu’elle ne dit pas.
Il pourra faire tout son possible pour lui faire plaisir mais il ne saura jamais s’il y a réussi, surtout quand elle ne dit pas ce qu’elle attend de lui et des fois, il ne comprendra même pas pourquoi elle est fâchée.
Les matheux habitués au rationnel comme moi auront encore plus de mal à comprendre car les problèmes liés à la femme ne se mettent pas en équations et l’ordinateur le plus sophistiqué y perdrait son latin.


Je suis aujourd’hui convaincu que la Femme est le chef-d’œuvre le plus accompli et le plus complexe de la Nature et dont l’Homme n’est que le brouillon.
Comment un brouillon pourrait-il comprendre l’original ? J’ai donc arrêté de me poser des questions pour me concentrer sur les trois vérités abordées plus haut.
« La femme a ses raisons que la raison ne connait pas »
(et que peut-être elle-même ne connaît pas ?)

Réserve-moi tes trois prochaines vies
Il est temps de vous annoncer que tout ce qui est écrit et décrit plus haut relève de la pure fiction (cf la deuxième vérité plus haut).
La vérité est que ma femme et moi, nous nous aimons (écoutez donc la chanson « Em gọi anh - Je t’appelle » qu’elle a écrite, composée et interprétée pour moi) et nous sommes très heureux ensemble.
Notre seul regret est de nous être rencontrés sur le tard et j’ai dû lui réserver trois autres mandats dans nos trois prochaines vies.
Et elle a dit « Oui » (un vrai « Oui »). 


Yên Hà, février 2012

Vợ tôi


Kinh-nghiệm về đàn-bà của tôi vốn chẳng bao nhiêu nên tôi học được gì trong cuộc sống thì tôi tâm-sự cùng bạn đọc cho vui thôi. Nếu bạn nào đôi khi cảm thấy đồng-cảnh thì cứ “Ừ nhỉ?”, còn nếu thấy không đúng thì cứ mạnh-dạn hô to “Trật lất!” nhé.
Cái đề-tài này nhậy-cảm lắm lắm, rào trước đón sau rồi tôi mới dám bước vào để chia-xẻ cùng bạn đọc một vài mẩu chuyện vui.

Đệ Nhất Phu-Nhân và Hầu Tước
Ngày đầu tiên chúng tôi lấy nhau, Vợ tôi đã hạ chỉ, phong ngay cho tôi làm “Hầu-Tước”. Tôi mừng rỡ quỳ xuống tiếp chỉ, nhưng than ôi, được vài ngày, tôi đã hiểu ngay là Hầu-Tước chỉ có nghiã là phải hầu-hạ Nàng cho chu-đáo thôi, chứ chả phải là chức hay tước gì cả. Đúng là :
Dậy con từ thuở còn non,
Dậy chồng từ thuở bơ vơ mới về.
Vốn dĩ có khiếu bẩm-sinh nên chỉ được Vợ răn dậy có vài tháng mà tôi đã tốt-nghiệp ra trường, với lời khen-ngợi của ban giám-khảo. Không những tôi rất cần-cù, siêng-năng hầu hạ nàng thật đầy đủ (xin đừng đọc với giọng “Huệ”), mà tôi còn thông-minh, lanh lợi đến độ Vợ nói một mà tôi hiểu mười, để nàng đỡ phải sai bảo cho mỏi miệng. Thí dụ như tôi đang làm gì mà nghe Vợ chép miệng và buông : “Gớm chết, lại quên đôi dép dưới nhà rồi!” là tôi vội vàng đi nhặt dép và dâng lên cho Vợ.

Tôi may mắn được làm việc tại-gia, nên tôi đã can-đảm đứng ra gánh chịu tất cả mọi công việc tề-gia cho đúng đạo “Thờ Bà”. Vả lại, là một cựu sinh-viên du-học, tôi đã phải sống tự-túc nên chuyện gì cũng phải biết làm: đi chợ, làm bếp, giặt giũ, là ủi, lên gấu quần, vá bít-tất, sửa chữa... Chỉ có một việc nàng không để tôi làm là nấu nướng, cho rằng đó là bổn-phận người đàn-bà, chỉ để tôi thỉnh thoảng nấu những món Tây của tôi thôi (nhưng tôi vẫn nghi-vấn, không biết có phải tại bếp tôi quá bết nên không được nấu chăng?)
Ban sáng, tôi đưa Vợ ra xe để đi làm, chiều về, tôi ra đón Vợ vào nhà, pha nước cho Vợ uống, và khi Vợ đau lưng, mỏi cổ thì tôi đã có biến-chế một cái gối đặc-biệt, làm màn "mát-xa" cho nàng, và đôi khi có hứng thì đổi điệu sang"mát-gần" cho giãn gân, giãn cốt.

Và để đáp lại lòng ưu-ái của Vợ, tôi cũng tôn nàng là “Hoàng-Hậu" kiêm "Đệ Nhất Phu-Nhân” để bầy tỏ cùng nàng là bao giờ tôi cũng yêu-thương Bà Cả nhất, cũng là một cách để tự nhắc mình là ngon hay không ngon, cơm bao giờ cũng chắc bụng hơn phở. 
Một bên là Đệ Nhất Phu-Nhân, một bên là Hầu-Tước, thật là… môn đăng hộ đối.

Ba điều tâm niệm
Bất cứ người phu-quân nào muốn bảo vệ hạnh-phúc gia-đình đều phải học nằm lòng và áp-dụng triệt-để ba điều tâm-niệm dưới đây :
Điều tâm-niệm thứ nhất : Vợ bao giờ cũng đúng
Điều tâm-niệm thứ nhì : Chồng bao giờ cũng sai
Điều tâm-niệm thứ ba : Nếu do-dự, áp-dụng điều tâm-niệm thứ nhất.

Nhất là trong những lúc lỡ mồm, lỡ miệng, gây nên cuộc bất-đồng ý-kiến mạnh-mẽ (nhưng bất bạo-động), xin bác giai hít vào một hơi thật dài, niệm thần-chú ba điều tâm-niệm kia rồi quỳ xuống, cúi đầu tạ-tội, xin Hoàng-Hậu ân-xá thì may ra chỉ bị ăn mì gói một hai ngày thôi, còn nếu không...

Đọc đến đây, xin bạn đọc đừng vội chụp mũ tôi là thành-viên hội "Les cheveux" nhé. Tôi xin long-trọng khẳng-định: "Tôi KHÔNG sợ vợ." Tôi chỉ "nể" vợ để bảo-tồn hạnh-phúc gia-đình, con cái, cũng như để bảo-vệ nồi cơm cho chính mình. (Miếng ăn là miếng tồi-tàn, vâng, tôi biết rồi, nhưng có thực mới vực được đạo, bạn à).
Người xưa có dậy: " Một sự nhịn, chín sự lành".
Một anh bạn có nói chiếc nhẫn cưới là để nhắc nhở ta phải nhẫn-nhịn, nhẫn-nại. Một anh bạn khác thì kể lúc trước lưỡi anh dài, nhưng cứ cắn mãi nên mới ngắn đi như bây giờ.
Hội "Người Nể Vợ" mà tôi là hội-trưởng, xem vậy chứ đông thành-viên lắm.

Em là tất cả
Quả vậy, Vợ vừa là Vợ, vừa là Mẹ (tôi không dám viết thêm là "Bà-Nội"), vừa là Chị, vừa là Em gái, vừa là người yêu, vừa là người ghét (thấy mà ghét), vừa là Thầy (nhưng không phải là học-trò), vừa là bạn trai, vừa là bạn gái, vừa là hàng-xóm (khi tôi bị ra ga-ra ngủ), ... Vợ là Tất cả.

Trong cuộc sống hàng ngày thì mọi chuyện lại càng rõ rệt hơn khi tôi đã trao thân, gửi phận cho Vợ, cầu xin Nàng quản-lý đời tôi. Cho nên, Vợ vừa là Hoàng-Hậu, vừa là Thủ-Tướng, vừa ra luật, vừa điều-hành, Bộ-Trưởng Nội-Vụ kiêm Ngoại Vụ, vừa thanh-tra cảnh sát, vừa công-tố-viện (nhưng không có luật-sư) lại vừa là Chánh-Án, … và nhất là nắm trọn lãnh-vực kinh-tế và tài-chánh. 
Nhưng nói “Em là tất cả” thì có lẽ cũng hơi quá đáng, vì dù sao, tôi cũng oai-phong, lẫm-liệt đứng đầu Bộ Lao-Động và Bộ Chuyên-Chở cơ mà?
Chia cái gì thì chia, chứ quyền-lực là thứ khó mà chia lắm, tự cổ chí kim đã như vậy rồi.
Vả lại, tôi cũng chấp-nhận rằng đã gọi là cơ-quan hữu-trách thì phải có đủ thẩm-quyền và phương-tiện thì mới quản-lý một cách hữu-nghiệm được chứ? 
Trị Quốc thì phải có tí Dân-Chủ, nhưng để tề-gia thì Thê-Chủ vẫn là chế-độ bậc nhất.

Không Vợ, đố mày làm nên
Đọc đến đây thì bạn đọc đã rõ, gặp được Vợ tôi là điều phúc-đức nhất trong đời tôi, thành-quả của bao nhiêu kiếp tu tâm, tích đức. Đôi khi tôi cũng tự nhủ thầm “ May mà mình có Vợ đằng trước (chứ không phải bên cạnh hay đằng sau), nếu không tôi làm sao sống-sót đến ngày hôm nay?”
Cá-tính tôi thì cái gì cũng muốn biết nên rốt cuộc chả có được “nhất nghệ-tinh” nào, món nào cũng biết qua nhưng chả có món nào ra trò cả, đành trăm sự nhờ Vợ thôi.
Này nhé, không có Vợ thì tôi tốn biết bao nhiêu thùng mì gói?
Không có Vợ thì ai sẽ phải nhức đầu với sổ-sách nhà băng,
giấy-tờ, thuế-má, điện-thoại để khiếu-nại, … nếu không phải là thằng “Tôi”?
Đàn sai, hát dở như tôi, không có Vợ thì làm gì được lên sân khấu mà làm trò?
Thậm chí, tôi dựng lên cái blog này để chia-xẻ lẩm-cẩm vụn vặt, nhưng không có Vợ tôi tham-gia thì ai vào đọc đây?
Giầu vì bạn, thì chưa có nhưng sang vì Vợ thì không chạy đi đâu cả. Một mình tôi thì chỉ là một bài không tên thứ mấy tỉ, nhưng có Vợ tôi, tôi đã nghiễm-nhiên trở thành phu-quân của ca-nhạc sĩ Thanh Tuyền (xin đọc bài “Con đường âm-nhạc tôi đi” của Thụy Uyên), con rể cố tài-tử điện-ảnh Đoàn Châu Mậu, người tài tử tóc bạc, em cột chèo của nhạc-sĩ Ngô Thụy Miên, chú của ca-sĩ Hoàng Nam, v...v...
Tôi không nhớ ai đã nói: "Đằng trước một người đàn ông, bao giờ cũng có một người đàn bà thành công.
Đấy, các bạn cứ nghĩ xem, “Không Vợ, đố tôi làm nên” ?

Vợ và Mẹ
Người đàn-bà đầu tiên của ta là Mẹ, nhưng người đàn-bà cuối-cùng lại là Vợ.
Mẹ cho ta ra đời, nuôi ta khôn lớn, rồi để cho Đời dậy ta thêm một vài bài học, tiếp đó Đào dậy ta bớt "dại gái" và sau cùng, Vợ là cô đào cuối cùng lãnh trọn trách-nhiệm. Nói cách khác, Mẹ mở màn để Vợ đóng màn. Vãn tuồng.
Sinh ta ra, Mẹ phải cho ta bú để nuôi ta, nhưng rồi quen mui, được mùi ăn mãi, ta lại phải nhờ Vợ nuôi (nếu không có "em nuôi") thì mới tiếp-tục sống được.
Thánh Gandhi có nói: " Muốn biết phải đi đâu thì phải biết mình từ đâu đến". Cho nên, từ bụng Mẹ chui ra, ta phải chui vào lại bụng Vợ. Bây giờ, tôi mới hiểu thâm-ý lời vàng ngọc của thánh-hiền.  
Ở nhà, ta vâng lời Mẹ, về nhà Vợ, ta vâng lời Vợ, âu cũng là chuyện thường tình.
Mẹ có công nuôi nấng ta nhưng "nước mắt chẩy xuôi", ta ít có cơ hội báo-hiếu Mẹ thì thôi, ít nhất ta cũng nên tỏ chút lòng hiếu-thảo với Vợ vậy.
Vào mùa lễ Vu-Lan, tôi hát bài "Bông hồng cài áo" để tôn danh Mẹ, sau đó, tôi hát lại nguyên bài đó cho Vợ, chỉ thay thế chữ "Mẹ" bằng "Vợ" thôi.
Trong đời người đàn ông, những người đàn bà quan trọng nhất là ai, nếu không phải Mẹ và Vợ (và Đào nhí)?

Tối nay có hẹn
Ăn phở thì tùy hứng, tùy cơn thèm, tùy thời-cơ đưa đẩy, nhưng ăn cơm thì phải ăn cho ra bữa, có giờ, có giấc, có lề, có lối. Cho nên, Vợ chồng chúng tôi lúc nào có nghị-quyết bầy bàn cờ người ra, đều phải ký hợp-đồng, giao hẹn ngày giờ và địa-điểm rõ ràng thì mới có hy-vọng tới bến được. 
Tuổi này mà còn phải đi làm thì mệt lắm, về đến nhà là bở hơi tai rồi, hứng-thú đâu những chuyện hươu vượn, ong bướm nhăng nhít? Cuối tuần mới được nghỉ-ngơi lấy lại sức, nhưng không phải cuối tuần nào cũng xong đâu, việc gì cũng vậy, phải thiết-kế và kế hoạch mới có hy-vọng thành-công được. Cho nên, phải có hẹn trước để chuẩn-bị tinh-thần và thể-xác.
Nói là hy-vọng thôi, vì khi ban tối, gần đến "giờ hoàng đạo" mà ngồi xem phim bộ mê man để quá giấc một tí rồi bỗng nhiên “Mắt em nó ríu lại rồi” thì than ôi, Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”, để Đêm nay, tôi lại… một mình” .

Ung-thư ngực
Thời-đại này, khoa-học đã tân-tiến lắm nhưng vẫn còn rất nhiều bệnh-tình nan-giải. Trong số đó, dĩ nhiên là có bệnh ung-thư cực-kỳ nguy-hiểm, và thường-xuyên nhất đối với đàn bà là ung-thư ngực.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên, việc đầu tiên tôi làm là ngưng ngay hút thuốc lá. Thật vậy, thống-kê cho biết một trong những nguyên-nhân gây nên ung-thư ngực cho đàn-bà là vì ông chồng nghiện thuốc lá. Tôi không thông-hiểu ngành y-khoa cho lắm nhưng thôi, cứ tin cho suya.
Ngoài ra, bệnh mà phát-hiện
càng sớm thì càng dễ chữa cho nên chính-phủ và các cơ-quan y-tế đều khuyến-khích các bà, các cô đi khám-nghiệm thường-xuyên, ít nhất hai năm một lần. Nhưng đối với tôi, hai năm lâu quá và chiếu điện hình như không tốt cho cơ-thể, cho nên tôi đã quyết-định mỗi buổi tối, trước khi ngủ, tôi sẽ tự tay khám-nghiệm vợ (và trong ngày, nếu cơn đa-nghi mà nổi lên thì cứ thử lại cho chắc ăn). 
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bạn à. Và vợ tôi cũng đồng-ý như vậy.

Nạp thiếp
Vợ chồng chúng tôi bây giờ đã có tuổi và thời-gian đã từ-từ hạ gục từng chiến-lũy một trong cuộc chiến dối-già của chúng tôi. Những việc lúc trước nhẹ nhàng, tự-nhiên, giờ đây đã trở thành những công-trình Eẹc-Quyn (Hercules).
Ý-thức được sự-thật phũ-phàng, tôi bàn với Vợ như sau:
 " Em à, anh để ý thấy dạo này, em mệt nhiều lắm, tuy em chỉ phải làm cơm thôi nhưng đứng một lúc, em đã mỏi lưng, mỏi cổ. Mỗi tối, càng ngày, em càng phải đi ngủ sớm, và cuối tuần thì em cũng phải nghỉ nhiều mới lấy lại sức được. Và anh cũng vậy, công việc trong nhà, mỗi lúc anh càng cảm thấy nặng nhọc, khó làm cho trọn.
Hay là mình tìm một cô nào về đây giúp đỡ vợ chồng mình trong cái tuổi già này?
Vả lại, bây giờ con cái đi cả rồi, mà mình lại không thích nuôi chó, nuôi mèo, nên có thêm một người thứ ba vào, cũng vui cửa, vui nhà hơn, phải không em?
Nói về tiêu-chuẩn tuyển-lựa, anh không khó lắm đâu. Miễn sao, cô ta nói tiếng Việt (cho dễ hiểu), mặt mày dễ coi (xấu-xí hay hãm-tài, xúi-quẩy lắm), có tí da, tí thịt (nhưng phải đặt đúng chỗ), đừng mập (tốn cơm lắm), đừng gầy (yếu sức lắm), phải khỏe mạnh (để làm việc nhà và giúp anh khiêng máy móc khi đi hát), biết nấu nướng, lau dọn trong nhà. Cô ta sẽ có duyên (để làm mình cười), ăn nói nhỏ nhẹ (mình bây giờ chỉ mong yên tịnh thôi), nếu biết đàn, biết hát thì càng tốt (em sẽ bớt mệt khi mình đi hát), tuổi chừng ba-mươi, bốn-mươi (đừng già như mình, nếu không, mình lại phải hầu cô ta thì hỏng bét). 
Có được một cô như vậy, em sẽ khỏe lắm, không phải làm gì hết, và khi mệt mỏi, mình sẽ được cô ấy đấm (cho em) bóp (cho anh). Khỏe ru. Tối nào em mệt, cần yên-tịnh, nghỉ-ngơi, anh sẽ sang giường bên ngủ tạm để khỏi phải làm phiền em.
Anh chỉ lo cho em thôi, chứ anh chả thiết gì cho anh đâu. Vả lại, anh để em toàn-quyền lựa-chọn, em cứ dựa theo tiêu-chuẩn mà nạp thiếp cho anh, miễn sao em đồng-ý là anh vui thôi. Em nghĩ sao?"

Đề-nghị này, Vợ tôi nghe qua hình như cũng thấy bùi bùi, nhất là tôi có nhắc đi, nhắc lại "Bà Cả bao giờ cũng nhất", nhưng không hiểu sao, bàn tán cả năm nay rồi mà Vợ tôi tìm mãi vẫn chưa ra?

Khó hiu quá
Ông nào dám tuyên-bố "Tôi hiểu đàn bà" thì hoặc tôi phải cung-kính bái-phục, hoặc tôi phải nghĩ ông ta khoác-lác, ba-xạo. Không biết các bác giai ra sao, chứ tôi thì đến tuổi này, sau bao nhiêu năm nghiền-ngẫm, tham-khảo, phân-tích tỉ-mỉ, tôi vẫn chưa hiểu. Bao nhiêu lần tôi đã tưởng "Eureka, tôi đã hiểu", nhưng rốt cuộc tôi cũng vẫn như người mù trong đêm khuya.
Đã có lần, tôi nghe Mẹ tôi nói với Bố tôi: "Đàn ông anh không bao giờ hiểu đâu", tôi thở phào, nhẹ-nhõm. Hóa ra không phải vì tôi tối dạ, chẳng qua từ ông Adam đến bây giờ vẫn thế thôi.

Đàn bà nói "Có" là "Không" hay "Chưa chắc", nói "Không" là "Có" hay "Có thể", nói "Đen" là "Trắng" hay "Xám", ...
Người đàn ông phải biết đoán (nhưng không được đoán sai),
phải biết đọc giữa hai hàng, phải hiểu những gì Nàng không nói. Người đàn ông có thể hết mực chiều-chuộng người đàn bà nhưng không thể chắc mình đã làm Nàng hài lòng như Nàng mong đợi (nhất là khi Nàng không nói Nàng mong đợi gì). Đôi khi Nàng giận nhưng Chàng cũng không thể hiểu tại sao Nàng giận, v...v...
Những anh học Toán, ra kỹ-sư như tôi lại càng mắc bí vì đàn bà không phải là một phương-trình mà máy vi-tính có thể giải.
Bây giờ tôi mới tin chắc rằng Đàn-Bà là tuyệt-tác-phẩm phức-tạp nhất của Tạo-Hóa mà Đàn-Ông chỉ là bản thảo. Bản thảo thì làm sao hiểu được bản chính?
Cho nên tôi đã từ-chối tìm-hiểu, để dồn hết nghị-lực vào ba điều tâm-niệm nói trên.

"La Femme a ses raisons que la Raison ne connait pas"
Người đàn bà có những lý do của nàng mà lý-trí không hiểu.
(... mà có lẽ chính nàng cũng không hiểu?)

Hẹn em thêm ba kiếp nữa
Viết đến đây, tôi phải thú-nhận là tất cả những gì tôi đã viết chỉ có tính-cách hài-hước, chỉ là sư-thật không có thật, những sự-thật bị giam cầm trong óc tưởng-tượng của tôi (xin đọc lại điều tâm-niệm thứ hai).

Sư-thật "thật" là vợ-chồng chúng tôi rất thương yêu nhau (xin mời nghe bài nhạc  "Em gọi anh" mà Vợ tôi đã sáng tác và hát cho tôi) và sống với nhau rất ư là hạnh-phúc.
Chỉ tiếc số-kiếp chúng tôi gặp nhau hơi muộn-màng, cho nên tôi đã "đóng cọc" Vợ tôi thêm ba nhiệm-kỳ nữa cho ba kiếp sau.
Và Nàng đã trả lời: "I do " (một lần nữa, xin đừng đọc theo giọng "Huệ").



Tái Bút: Không biết các bạn có để ý rằng chữ "Vợ", bao giờ tôi cũng viết hoa không?

Yên Hà, Tháng hai, 2012