UA-83376712-1

Labels

Mar 16, 2017

Con Rồng Cháu Tiên (14) : Nhà Lê Sơ

3.8 Nhà Hậu Lê (1428-1788)
3.8.1 Lê Lợi / Lê Thái Tổ 
3.8.2 Nhà Lê Sơ (1428-1527)
Xin nhắc lại, nhà Tiền Lê (980-1009) là: Lê Đại Hành, Lê Trung Tông và Lê Long Đĩnh/Lê Ngoạ Triều. 
Sau đó, Hậu Lê gồm 2 giai-đoạn là Lê Sơ cai trị được 100 năm thịnh vương, và giai-đoạn Lê trung-hưng (1533-1788) với giai-đoạn phân tranh. Gọi là "trung-hưng" nhưng suốt 256 năm mà vua chỉ làm bù-nhìn trong khi các chúa tranh quyền với nhau.


Lê Thái Tổ (1428 - 1433)
Niên-hiệu:  Thuận Thiên
Vua Thái-tổ vẫn là một ông vua anh tài, đánh đuổi được giặc Minh, mà lại sửa-sang được nhiều công-việc ích-lợi cho nước, nhưng khi ngài lên làm vua rồi, có tính hay nghi-ngờ, chém giết những người công-thần như ông Trần nguyên Hãn và ông Phạm văn Xảo. Hai ông ấy giúp ngài đã có công to, về sau chỉ vì sự gièm-pha mà đều phải chết oan cả.

Lê Thái Tông (1434 - 1442)
Tháng bảy năm nhâm-tuất (1442), Thái-tông đi duyệt binh ở huyện Chí-linh. Bấy giờ ông Nguyễn Trãi đã về trí sĩ ở trại Côn-sơn, thuộc huyện Chí-linh. Khi vua đi qua đó có vào thăm, và thấy người hầu ông ấy là  Nguyễn thị Lộ có tài sắc, bèn bắt theo hầu. Đi đến huyện Gia-định thì vua mất. Triều-đình đổ tội cho Nguyễn thị Lộ giết vua, bắt ông Nguyễn Trãi làm tội và tru di cả ba họ.

Lê Nhân Tông (1443 - 1459)

Lê Thánh Tông (1460 - 1497)

Thánh-tông là một đấng anh-quân, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Ngài trị-vì được 38 năm, sửa-sang được nhiều việc chính-trị, mở-mang sự học hành, chỉnh-đốn các việc vũ-bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ-cõi, khiến cho nước Nam ta bấy giờ đuợc văn- minh thêm ra và lại lừng-lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường-thịnh như vậy.





Địa Đồ Nước Nam. Từ xưa đến nay nước Nam ta vẫn không có địa-đồ, Thái-tông bèn sai quan ở các đạo xem xét ở trong hạt mình có những núi sông gì, hiểm-trở thế nào phải vẽ địa-đồ ra cho rõ-ràng và chỗ nào tự cổ chí kim có những sự-tích gì phải ghi-chép vào cho tường-tận, rồi gửi về bộ Hộ để làm quyển địa-dư nước ta.

Đại Việt Sử Ký. Thánh-tông sai Ngô sĩ Liên làm bộ Đại-Việt sử-ký chia ra làm 2 bản. Một bản kể từ Hồng-bàng-thị cho đến thập-nhị Sứ- quân có 5 quyển. Một bản kể từ Đinh Tiên-hoàng cho đến Lê Thái-tổ có 10 quyển. Cả thảy là 15 quyển.


Đối ngoại, nhất là đối với Trung Hoa, vua  thường bảo với triều thần: “ Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất một phân núi, một tấc song do vua Thái Tổ để lại.

Lê Hiến Tông (1497 - 1504)
Ngài là một ông vua thông-minh hòa-hậu. Thường khi bãi triều rồi, ngài ra ngồi nói chuyện với các quan, hễ ai có điều gì trái phải, ngài lấy lời êm-ái mà nhủ-bảo, chứ không gắt mắng bao giờ.

Lê Túc Tông (1504) và Lê Uy Mục (1505 - 1509)

Lê Tương Dực ( 1510 - 1516 )
Thời bấy giờ vua thì hoang chơi, triều-thần thì người già chết, người xin thôi quan về. Vả cũng không  có ai là người có thể ngăn giữ được vua và kinh-doanh được việc nước, cho nên trong nước giặc-giã nổi lên khắp cả mọi nơi.

Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng (1516 - 1527)
Trong nước, ngoài giặc loạn, quan trong triều cũng làm loạn, Chiêu-tông không biết mong cậy vào ai được, phải cho người sang Hải-dương vời Mạc Đăng Dung về giúp.  Mối thoán-đoạt gây nên từ đó.
Nguyên Mạc đăng Dung là cháu 7 đời ông Mạc đĩnh Chi, thủa trẻ nhà nghèo, làm nghề đánh cá, nhưng có sức mạnh, thi đỗ Đô-lực-sĩ, đến triều vua Tương-dực được phong là Vũ-xuyên-hầu.
Mạc đăng Dung trừ được giặc  rồi lại hàng được một số về làm vây-cánh của mình. Từ đó quyền bính về cả Đăng Dung.

Mạc Đăng Dung Chuyên Quyền
Mạc đăng Dung bây giờ quyền-thế hống-hách, ra vào cung cấm tiếm dụng nghi-vệ thiên-tử. Các quan ai có vì nhà vua mà can-gián điều gì, thì Đăng Dung tìm cách giết đi.
Mạc đăng Dung cùng với các quan ở trong triều lập Hoàng-đệ là Xuân lên làm vua, tức là Cung-hoàng.
Năm đinh-hợi (1527), Mạc đăng Dung bắt các quan nhà Lê thảo bài chiếu truyền ngôi cho nhà Mạc.

Nhà Lê, kể từ vua Thái-tổ cho đến vua Cung-hoàng vừa một trăm năm (1428-1527), được 10 ông vua. Nhưng trong bấy nhiêu ông, trừ vua Thái-tổ ra, thì chỉ có vua Thánh-tông và vua Hiến-tông là đã lớn tuổi mới lên ngôi, còn thì ông nào lên làm vua cũng còn trẻ tuổi cả. Vì thế cho nên việc triều-chính mỗi ngày một suy-kém, lại có những ông vua hoang-dâm, làm lắm điều tàn-bạo để đến nổi trong nước xảy ra nhiều sự biến loạn.
Vậy vận nhà Lê phải lúc trung-suy, nhưng công-đức vua Thái-tổ và vua Thánh-tông làm cho lòng người không quên nhà Lê, cho nên dầu nhà Mạc có cướp ngôi cũng không được lâu bền, và về sau họ Trịnh tuy có chuyên-quyền nhưng cũng chỉ giữ ngôi chúa, chứ không dám cướp ngôi vua.


Yên Hà, tháng 3, 2017


Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia

Nguồn-gốc tên họ Việt-Nam (và trên thế-giới)

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến quân chủ ở Tàu và Âu châu, tên họ (danh tính) chỉ dành riêng cho giới quí tộc và tăng lữ. Thứ dân chỉ cần biết sống hết đời mình là đủ rồi. Ngày nay, tên họ không còn là một thứ đặc quyền xã hội mà đã trở thành điều bắt buộc do luật pháp quy định cho mọi người dân của một quốc gia.
Tuy nhiên, mãi đến thế-kỷ thứ 10, hệ thống tên họ của Âu Châu mới bắt đầu hình thành, và đến thế kỷ 16 mới hoàn tất: nước Pháp bắt đầu từ năm 1350 nhưng phải chờ đến năm 1539 để điều hành việc tên họ với phần chính-tả, Đan Mạch năm 1904. Đầu thế-kỷ thứ 19, Do-Thái mới có tên họ. Nhật Bản phải chờ cuối thế-kỷ 19 với Minh Trị Thiên Hoàng. Các dân-tộc Phi-Châu mới theo Tây-phương lấy tên họ từ đầu thế-kỷ 20.

1. Tên họ người Việt-Nam
Có thuyết cho rằng Trung Quốc đã có hệ thống tên họ theo lối phụ hệ sớm nhất trên thế-giới, sau đó là Việt Nam sau khi nước ta phải chuyển từ mẫu-hệ sang phụ-hệ dưới thời Bắc-thuộc.
Như vậy, sớm nhất Việt Nam (dân tộc Kinh) có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên.

1.1 Họ (Tính)
Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc cho nên họ người Việt cũng vậy. Trong suốt hơn ngàn năm đô-hộ, những người Tàu như quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, nho sĩ, tội nhân bị đi đầy, dân nghèo, đã sang nước ta và đã ở lại, thông hôn với người Việt và biến thành người bản xứ. Chính những lớp người này đã đem đến đa số họ mà người Việt Nam có hiện nay nhưng đa số tên họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Và đương nhiên người Việt có ít nhiều tổ-tiên người Tàu: Lý Bôn (Lý Nam Đế sáng lập nhà Tiền Lý), Hồ Quí Ly, Nguyễn-Huệ vốn họ Hồ (?), … đều dòng dõi người Tàu.
Họ người Việt không nhiều (khoảng 140), do đó có thành ngữ "trăm họ" (bách tính, còn đọc là "bá tánh") thời xưa thường dùng để chỉ dân chúng cả nước.
Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều-đại trong lịch-sử.

Những họ người Kinh
Phổ thông nhất  là:

- Nguyễn (38%), Trần (12%), Lê (10%), Phạm (7%), 

- Hoàng/Huỳnh (5%), Vũ/Võ (4%), Đặng (2%), Bùi (2%), 

- Đỗ (1,4%), Hồ (1,3%), Ngô (1,3%), Dương (1%), Lý (0,5%).

Mười bốn họ này chiếm khoảng 90% dân số Việt-Nam.


Điều đáng chú ý ngay là
- Họ Nguyễn đông nhất : 2 người Việt trên 5, hạng 4 trên thế-giới với ước tính 36 triệu, hạng 38 bên Mỹ, hạng 7 bên Úc (2 Melbourne, 3 Sidney), …
- trong khi họ Lý trị vì 273 năm chỉ được 0,5% !

Điểu này được giải-nghĩa bằng sự-kiện lịch-sử:
- Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn.

(Họ Bàng" - thi sĩ Bàng Bá Lân, Bàng sĩ Nguyên- hình như từ một người họ Lý không thi hành lịnh nhà vua, bèn chỉ cây bàng cổ thụ ở trước nhà mà tuyên bố: "Kể từ nay, gia đình ta thuộc họ Bàng!”)                                                       
- Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn.
- Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn.
- Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu của họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc.
- Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt.

Họ các  sắc tộc khác
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, vua Minh Mạng ban cho các sắc tộc thiểu số vùng này các tên họ: Cốc, Đồng, Hướng, Kheo hay Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết.
Vua Minh Mạng còn cho phép các quan được dùng tên xã thôn để đặt tên họ cho dân chúng huyện Kiên Giang và Hà Châu tỉnh Hà Tiên để tiện việc thu thuế và kiểm soát an ninh.
Đối với người Chàm, vào năm 1837, vua Minh Mạng xuống chiếu bắt người Chàm phải ăn mặc theo người Việt và thay đổi tên họ thành họ Lưu, Hàn, Đàng, Nguyễn, Trương, Châu, Phú, Dương.
Còn một số họ nữa do các tù trưởng bộ lạc thiểu số đặt cho dân chúng bộ tộc và các họ này thường là từ Nôm, hoặc là tiếng sắc tộc, chỉ phổ biến ở một vùng nhất định. Ví dụ: họ Ðèo, Lò, Teo, Vù là các họ của các sắc dân thiểu số ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Đổi tên họ
Đi không đổi họ, ngồi không đổi tên
Chúng ta thường hay nghe những tay hảo-hán tuyên-bố như vậy trong những truyên/phim kiếm-hiệp.
Ngoài những trường-hợp “đổi họ để tránh hoạ” như đã nói trên, đổi họ còn là một đặc-ân vua chúa ban cho những quan-thần có công lớn với đất nước. Thí dụ như:
- Mạc Cảnh Vinh được chúa Sãi Nguyễn-Phúc Nguyên cho phép đổi thành Nguyễn-Phúc Vinh;
- Hàn Thuyên vốn họ Nguyễn, được vua Trần ban cho họ Hàn vì ông làm bài văn ném xuống sông khiến cá sấu bỏ đi, như chuyện Hàn Dũ bên Trung Hoa trước đó;
- Nguyễn Văn Chương được vua Tự Đức đổi là Nguyễn Tri Phương;

Đổi tên họ đôi khi là vì phạm húy vua: Phan Văn San do trùng tên húy vua DuyTân (Nguyễn Phúc Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.

Mặt khác, một số người do thi hỏng nên đổi tên:
Nguyễn Thắng thi hội hai lần không đỗ nên đổi thành Nguyễn Khuyến,
Trần Duy Uyên thi hương hỏng nên đổi là Trần Tế Xương, rồi Trần Cao Xương và, cuối cùng, quay lại Trần Tế Xương.

Việc đổi tên rất phổ biến đối với người cộng sản. Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ … đều không phải là tên chánh hay nhủ danh, mà đó là những tên do họ tự chọn cho họ….

Người Việt sống nơi xứ người đôi khi gặp trường-hợp dở khóc dở cười với tên họ mình. Bên Pháp, anh Lê Cổn sẽ bị gọi là “Le con” = thằng ngu, anh Lê Chiến biến thành “Le chien” = con chó, anh Lê Phú thành “Le fou”= thằng điên. Bên Mỹ, Anh, hay Úc, tên Phúc hay Bích đọc thật khó nghe lắm. Bố mẹ đặt tên con có bao giờ nghĩ chúng sẽ có ngày đi Pháp, đi Mỹ đâu?

Họ kép
Chúng ta cần phân biệt hai loại họ kép:
- Họ kết-hợp bởi hai họ: Ðây là những họ kép chính thức. Thường thấy có: Đặng Vũ, Vũ-Ðỗ, Nguyễn-Trần, Trần-Lê, Hồ-Ðặng, Lê-Phan, Vũ-Phạm, Ðặng-Trần.
Trước hết là trường hợp người con nuôi, y thêm họ gia đình cha mẹ nuôi vào họ gốc. Họ mới đi trước họ gốc. Ðó là hoàn cảnh của nhà thơ Ðặng-Trần Côn, tác giả Bích-Câu kỳ-ngộ và Chinh Phụ Ngâm Khúc.
Có khi là họ bố và họ mẹ ghép vào với nhau.
Còn có trường-hợp những người được vua cho đổi họ nhưng được phép giữ họ gốc ghép vào họ mới mà thành ra họ kép. Huỳnh Ðức, quan triều đại Gia-Long trở thành Nguyễn-Huỳnh Ðức.

Trường-hợp họ Đặng Vũ: Có thuyết kể rằng đầu thế-kỷ 17, có ông Vũ Huy Pháp, nhà bị tru di tam tộc nên chạy trốn đến làng Hành Thiện (thuộc Nam-Định), được ông Đặng Phúc Long tận tình giúp đỡ nên vì chịu ơn họ Đặng mà ông cho một người con, tên là Thiện Thể làm rể họ Đặng, đổi họ thành Đặng-Vũ, bắt nguồn cho một dòng dõi riêng biệt.

- Họ + tên đệm: Đây không phải là 2 họ ghép vào mà là để phân biệt chi nhánh (thí-dụ họ Đặng có những chi Khắc, Hữu, Xuân, Đức, Ngọc, Huy, Đình...) hay để phân-biệt vai vế (thí-dụ họ Dương: bên nhánh nam thì lần lượt là Tự, Thiệu, Hồng, Nghiệp, nhánh nữ lần lượt là Hạ, Nguyệt, Vân, Thuý).

1.2 Tên (Danh)
Tên của người Việt-Nam thường là: Họ + Tên đệm (tên lót) + Tên chính.
Tên chính
Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương,...; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Oanh...; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân...; tên loại vải quý: Nhung, Gấm, Là, Lụa,...; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung,...; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mỹ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Nga, Trang, Huyền, Ngân...


Tên nam thường được chọn trong các tiếng biểu lộ được sự mạnh mẽ về thể xác lẫn tinh thần. Tên nam thường là tiếng chỉ sức mạnh: Cương, Cường, Hùng, Tráng, Dũng,...; tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí, Tuệ, Quang, Sáng,...; tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Công, Hiệp, Phúc... hay tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh, Đạt... hay chỉ địa vật như Sơn, Giang, Lâm, Hải, Dương,...; hoặc một số từ có âm hưởng mạnh mẽ như Long, Quốc,...

Ngoài ra còn có tên trung tính (cả nam và nữ đều dùng được) được người Việt Nam sử dụng khá phổ biến như Anh, An, Bình, Hà, Khánh, Linh, Lương, Tâm, Thanh, Tú. Trong các trường hợp này có thể phân biệt giới tính của tên thông qua tên đệm, ví dụ như Quốc Khánh là tên nam (nghệ sĩ hài) còn Ngân Khánh là tên nữ (nữ diễn viên).

Tên có thể hay nhưng tên đệm cũng quan trọng để tạo nên âm điệu và ngữ nghĩa hài hòa cho toàn bộ cái tên.
Tên đệm có khi để phân biệt nam (Văn, Hữu hay Mạnh) hay nữ (Thị, Diệu);
có khi chỉ thứ bậc trong gia-tộc (họ Dương hay hoàng-tộc Nguyễn, Ngô Thì, Ngô Vai; Nguyễn Đức, Nguyễn Mậu,...);
hoặc dùng để bổ nghĩa cho tên chính:  “Hùng” có thể được đệm bằng “Anh” để thành “Anh Hùng”, “Trang” có thể được đệm bằng “Đoan” để thành”Đoan Trang”, …

Ngoài tên chính ra, còn nhiều loại tên khác:
Nhủ danh (hay tiểu danh) thường bị hiễu sai lạc là tên chánh của một người đàn bà lúc còn con gái trong gia đình. Thật ra, nhủ danh hoàn toàn không có nghĩa là tên riêng của người con gái, mà đó là tên của người lúc còn nhỏ, chung cho cả hai phái nam và nữ. Nhủ có nghĩa là  cái vú, chỉ tên của người lúc còn bú vú mẹ.

Tên Tự, chính mình tự chọn riêng cho mình.

Tên hiệu,  (hay xước hiệu, bút danh hay tên bút, nghệ danh, tên sân khấu) biểu lộ ý muốn, niềm mơ ước, mục đích muốn đạt.
Thí dụ: Tôi đã chọn Yên Hà làm bút hiệu vì Hà-Nội là nơi sinh của bố tôi (ông tôi, ông cố tôi và tôi) và Hưng Yên là nơi sinh mẹ tôi, gép lại thành Yên Hà, cũng là ước vọng của tôi: sơn hà yên lành.

Tên cúng cơm (hay tên thuỵ) là tên đặt cho người vừa chết để gia đình dùng để cúng kỵ người ấy. (Tên này cũng hay bị hiểu sai)

Biệt danh (hay hỗn danh) : Chị Nguyễn Thị Hên, thứ Tư, người trong xóm gọi chị là chị Tư Hên. Bổng một hôm chị bị tai nạn và mang tật ở một chân mà từ hôm đó chị đi khập khiểng. Người lối xóm bắt đầu đổi tên chị thành Chị Tư què hay Chị Tư thọt.
Khi đi học, mấy cậu con trai thường đặt “biệt danh” cho nhau để gọi cho thân mật. Tên này thường dựa trên một đặc-điểm trên thân thể (Mập, Còm, Mù, Lùn…) hay dựa trên tên chính bí nói lái (xin miễn dẫn chứng).
Biệt danh cũng rất thông dụng trong giới anh chị trong xã-hội đen như Đại Cathay, Năm Cam, Minh Đen, Lâm Chín Ngón, Bình Toyota, …

Tên “ở nhà” là những tên hàm chứa tình thương, sự trìu mến của gia đình dành cho con cháu trong nhà như « Chó con », « Tí », « Cu », « Nhít », “Bê”, “Phốc” …. Những tên này có khi được dùng để gọi những đứa trẻ mãi đến lúc chúng đã trưởng thành.

Người theo đạo Thiên Chúa thường có tên thánh và bên Phật giáo thì có pháp danh.

Cuối cùng, Bí danh (alias) là tên gọi theo quy ước một cách bí mật của một người, nhóm người, tổ chức nào đó.


2. Vài điều lý thú trong tên họ trên thế-giới
- Theo The World Geography, mười dòng họ đông người nhất thế-giới là:
Li (hơn 100 triệu), Zhang (khoảng 100 triệu), Wang (93 triệu), Nguyễn (36 triệu), Garcia (10 triệu), Gonzalez (10 triệu), Hernandez (8 triệu), Smith (4 triệu), Smirnov (2,5 triệu) và Muller (1 triệu).

- Một số họ do nghề nghiệp. Thí dụ: Boulanger / Baker (làm bánh mì), Couturier (thợ may), Masson (từ Maçon = thợ hồ) bên Pháp, Shuck (làm giầy hay bán giầy) bên Đức, Fisher (ngư ông) bên Anh/Mỹ hay Fischer bên Đức, Drukker (nghề in) bên Hà Lan, Gorcyzka (trồng hay làm mù tạc) bên Ba Lan, Medici (nghề y-lhoa) bên Ý…

- Một số họ dựa trên nhân dạng: Kreuser (người tóc quăn) bên Đức, Galanis (người mắt xanh) bên Hy-Lạp, Hartig (người đàn ông lực lưỡng) bên Hà Lan; Legros (người mập), Lelong (người cao), Blanc (da trắng) bên Pháp;
hay một nơi chốn: Tobler (người ở trong rừng) bên Đức, Arakawa (sông) hay Yamada (núi hay ruộng) bên Nhật, … hay nước xuất-xứ như Lallemand (=Đức) hay Hollande (=Hà Lan) bên Pháp…

- Họ có nguồn gốc là tên
Thuở xưa, người thường dân không có (quyền có) họ, để tránh sự trùng tên, người ta gọi tên một người kèm theo tên của người cha:
Bên Đan-Mạch và Na-Uy, Jen Nielsen tên là Jen và là con của Niel
Bên Thuỵ-Điển, Jan Nilsson tên là Jan và là con của Nils
“Con của” được viết bằng một hậu tố (suffix/suffixe): “sen”, “son” (như Wilson=con của William bên Anh), “ovitch” hay “ovna” (Nga Xô), “fy/ffy” (Hung-Gia-Lợi), ” ez / es” (như Fernandez = con của Fernando bên Tây-Ban-Nha, Mỹ La-Tinh, Bồ Đào Nha);
hay bằng một tiền tố (prefix/préfixe):  “Fitz” (như FitzGerald bên Anh Normand), “Mac” (Ái Nhĩ Lan và Scotland), “Ben” (Do Thái), “ic” (bên Trung Âu như Serbia, Croatia, Bosnia…), “ov” (Bulgaria), …
Bên Armenia, hậu tố “ian” cũng như tiền-tố “O’ = ua” bên Ái Nhĩ Lan (như O’Hara = từ Eaghra) chỉ định nơi xuất xứ.

Uống nước nhớ nguồn
Lá rụng về cội,
Nước chảy về nguồn.
Yên Hà, tháng 3, 2017
Tài-liệu nguồn:
Tính danh học Việt Nam: Nguồn gốc tên họ Việt Nam ( Nguyễn Long Thao)
http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/Tinh_danh-Nguongoc-TenhoVN.htm

Lược-sử tên họ người Việt (Nguyễn Vy-Khanh)
http://baiviet.vietnamgiapha.com/2011/04/luoc-su-ten-ho-nguoi-viet.html


Tên Cúng Cơm -  Vài nét về  Tên và Họ của người Việt Nam  (Nguyễn Văn Trần)
http://ttntt.free.fr/archive/Nguyenvantran).html


L'origine des noms de famille dans le monde entier
 http://www.lavoute.org/debuter/patronyme.htm




VN-VN : Tên họ người Việt-Nam


Con người có tổ có tông,
như cây có gốc,
như sông có nguồn.

1. Tên họ người Việt-Nam
Hiện nay, tên của người Việt-Nam thường là: Họ + Tên đệm (tên lót) + Tên chính.

1.1 Họ (Tính) Có thuyết cho rằng Trung Quốc đã có hệ thống tên họ theo lối phụ hệ sớm nhất trên thế-giới, sau đó là Việt Nam sau khi nước ta phải chuyển từ mẫu-hệ sang phụ-hệ dưới thời Bắc-thuộc.
Như vậy, sớm nhất Việt Nam (dân tộc Kinh) có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên.
Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc cho nên họ người Việt cũng vậy. Trong suốt hơn ngàn năm đô-hộ, những người Tàu như quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, …, đã sang nước ta và đã ở lại, thông hôn với người Việt và biến thành người bản xứ. Chính những lớp người này đã đem đến đa số họ mà người Việt Nam có hiện nay nhưng đa số tên họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt.
Họ người Việt không nhiều (khoảng 140) và các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều-đại trong lịch-sử.

Họ người Kinh

Phổ thông nhất  là:

- Nguyễn (38%), Trần (12%), Lê (10%), Phạm (7%), 

- Hoàng/Huỳnh (5%), Vũ/Võ (4%), Đặng (2%), Bùi (2%), 

- Đỗ (1,4%), Hồ (1,3%), Ngô (1,3%), Dương (1%), Lý (0,5%).

Mười bốn họ này chiếm khoảng 90% dân số Việt-Nam.

Điều đáng chú ý ngay là 
- Họ Nguyễn đông nhất : 2 người Việt trên 5, hạng 4 trên thế-giới
(sau Li, Zhang và Wang) với ước tính 36 triệu, hạng 38 bên Mỹ, hạng 7 bên Úc (2 Melbourne, 3 Sidney), …
- trong khi họ Lý trị vì 273 năm chỉ được 0,5% !
Điểu này được giải-nghĩa bằng sự-kiện những lịch-sử:
- Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. 

- Khi nhà Hồ, nhà Mạc  hay họ Trịnh suy tàn, con cháu của họ vì sợ trả thù nên đã đổi sang họ Nguyễn.

- Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi.

Họ các  sắc tộc khác
Phần đông các sắc-tộc thiểu-số bị bắt buộc đổi họ cho tiện bề sổ sách và thường được vua ban họ cho.

Họ kép
- Họ kết-hợp bởi hai họ: Thường thấy có Đặng Vũ, Vũ-Ðỗ, Nguyễn-Trần, Trần-Lê, Hồ-Ðặng, Lê-Phan, Vũ-Phạm, Ðặng-Trần.
Trước hết là trường hợp người con nuôi, y thêm họ gốc 
vào họ gia đình cha mẹ nuôi
Có khi là họ bố và họ mẹ ghép vào với nhau.
Còn có trường-hợp những người được vua cho đổi họ nhưng được phép giữ họ gốc ghép vào họ mới mà thành ra họ kép. 


- Họ + tên đệm: Đây không phải là 2 họ ghép vào mà là để phân biệt chi nhánh (thí-dụ họ Đặng có những chi Khắc, Hữu, Xuân, Đức, Ngọc, Huy, Đình...) hay để phân-biệt vai vế (thí-dụ họ Dương: bên nhánh nam thì lần lượt là Tự, Thiệu, Hồng, Nghiệp, nhánh nữ lần lượt là Hạ, Nguyệt, Vân, Thuý).

1.2 Tên (Danh)
Tên của người Việt-Nam thường là: Họ + Tên đệm (tên lót) + Tên chính.
Tên chính
Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương,...; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Oanh...; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân...; tên loại vải quý: Nhung, Gấm,...; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung,...; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mỹ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Nga, Trang, Huyền, Ngân...
Tên nam thường là tiếng chỉ sức mạnh: Cường, Hùng, Dũng,...; tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí, Tuệ, Quang, Sáng,...; tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Hiệp, Phúc... hay tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh, Đạt... hay chỉ địa vật như Sơn, Giang, Lâm, Hải, Dương,...; hoặc một số từ có âm hưởng mạnh mẽ như Long, Quốc,...

Tên có thể hay nhưng tên đệm cũng quan trọng để tạo nên âm điệu và ngữ nghĩa hài hòa cho toàn bộ cái tên.
Tên đệm có khi để phân biệt nam (Văn, Hữu hay Mạnh) hay nữ (Thị, Diệu);
có khi chỉ thứ bậc trong gia-tộc (họ Dương hay hoàng-tộc Nguyễn, 
Ngô Thì, Ngô Vai; Nguyễn Đức, Nguyễn Mậu,...);
hoặc dùng để bổ nghĩa cho tên chính:  “Hùng” có thể được đệm bằng “Anh” để thành “Anh Hùng”, “Trang” có thể được đệm bằng “Đoan” để thành”Đoan Trang”, …
Con cháu Việt-Nam sinh bên Mỹ, Pháp, … thường không có tên đệm vì tên họ Mỹ, Pháp… không cấu trúc như Việt-Nam nên bố mẹ phần lớn đặt tên con theo lối Tây-phương (Andrew Pham, Jennifer Nguyen,…)

Tên “ở nhà” là những tên hàm chứa tình thương, sự trìu mến của gia đình dành cho con cháu trong nhà như « Tí », « Cu », « Gáo », “Bê”, “Phốc” …. Những tên này có khi được dùng để gọi những đứa trẻ mãi đến lúc chúng đã trưởng thành.

Người theo đạo Thiên Chúa thường có tên thánh và bên Phật giáo thì có pháp danh.

Yên Hà, tháng 3, 2017
Tài-liệu nguồn


Lược-sử tên họ người Việt (Nguyễn Vy-Khanh)
http://baiviet.vietnamgiapha.com/2011/04/luoc-su-ten-ho-nguoi-viet.html

VN-VN : All About Vietnamese Names


People have ancestry
like a tree has roots,
like a river has a source
  (Vietnamese proverb)

A land of immigrants like the USA is home to people with names reflecting a multitude of origins. What about names in Vietnam?

The Vietnamese full name
According to historians, China was the world’s first nation to establish the full name system based on patriarchal practices. Vietnam, while under a thousand years of Chinese domination, followed suit. It is believed that Vietnamese people were using full names as early as the second century.

The Vietnamese full name is written as follows: Family name + Middle name + Given name. Example: Trần Ngọc Phú.

For people born outside of Vietnam, the tendency is to suppress the middle name and begin with the given name followed by the family name. Examples: Andrew Pham, Jennifer Nguyen. Of course, the accents on the vowels have disappeared because of the lack of accent marks on the QWERTY keyboards.


1. The family name
While China ruled Vietnam, some Chinese and Vietnamese people intermarried, introducing many family names of Chinese origin that still exist today but have been adapted to the Vietnamese language.

There are relatively few Vietnamese family names (approximately 150) and the most common ones are tied to specific dynasties.

The most common Vietnamese (Kinh ethnic group) family names are:
Nguyễn (38%), Trần (12%), Lê (10%), Phạm (7%), Hoàng/Huỳnh (5%), Vũ/Võ (4%), Đặng (2%), Bùi (2%), Đỗ (1.4%), Hồ (1.3%), Dương (1%), Lý (0.5%).
These 14 family names make up 90% of the Vietnamese population.

Notice that Nguyễn makes up the highest percentage: 2 out of every 5 Vietnamese, ranking 4th most common last name in the world (behind Li, Zhang and Wang) with approximately 36 million people. Among all names in the USA, Nguyễn takes 38th place. It’s the 7th most common name in Australia (2nd in Melbourne, 3rd in Sidney). By comparison, the Lý dynasty ruled for 273 years, but Lýs comprise only 0.5% of the Vietnamese population.
The reasons are historical:
- In 1232, when Trần Thủ Độ overthrew the Lý dynasty, he forced all the Lý members to change their family name to Nguyễn.
- When the Hồ, Mạc and Trịnh dynasties ended, people of their lineages feared repression and also changed their family name to Nguyễn.
- Under the reign of the Nguyễn dynasty, family members received some advantages, prompting unrelated people to adopt the Nguyễn family name.

The family name of other ethnic groups
Most of the minority ethnic groups (13% of Vietnamese population) were forced to change their family name/surname for the convenience of bookkeeping. It was common that the new family name was promulgated by the king.


Dual family names
There are two types of dual family name:
- One family name + One family name: father name + mother name; or adopted parents’ name + biological parents’ name; or in ancient times, name given by the king as a reward + own name.
Examples: Đặng Vũ, Vũ-Ðỗ, Nguyễn-Trần, Trần-Lê, Hồ-Ðặng, Lê-Phan, Vũ-Phạm, Ðặng-Trần.

- One family name + one “middle” name to distinguish different genealogical branches (as in the case of Đặng) or ranks (as in the case of Dương) among a big family.


2. The given name
The given names for a female are commonly words related to:

- Flowers: Mai/apricot blossom, Lan/orchid, Cúc/daisy, Hoa/flower, Hương/fragrance…

- Birds: Yến/swallow, Oanh/oriole ... 

- Precious stones: Bích/emerald, Ngọc/pearl, Trân/gem...

- Expensive fabrics: Nhung/velvet, Gấm/brocade....

- Virtues: Thảo/generosity, Hiền/kindness, Dung/beauty…

Female names are often words with a soft sound and/or beautiful meaning, such as Vân/cloud, Diễm/beauty, Lệ/teardrop, Nguyệt/moon, Nga/swan, Trang/ornament, Huyền/ebony,...


The given names for a male are commonly words related to:

- Strength: Cường/power, Hùng/bravery, Dũng/courage, ...

- Intelligence: Thông/brightness, Minh/cleverness, Trí/mind, Tuệ/wisdom,…

- Virtues: Nhân/humanity, Trung/loyalty, Tín/trust, Lễ/respect, Nghĩa/righteousness, Hiệp/heroism,…

- Riches and renown: Phú/wealth, Quý/sophistication, Kim/precious metal, Tài/talent, Danh/fame, Đạt/achievement ...

- Nature: Sơn/mountain, Giang/river, Lâm/forest, Hải/sea, Dương/ocean, ...

- Grandeur: Long/dragon, Quốc/nation...


"Home nicknames" are names created out of tender love for the children in the family. These names are intended to be cute and funny. Some common home nicknames include / Tiny, Gáo/Dipper, /Calf, Phốc/Puppy, . These names are sometimes used into a child’s teen years.


Now, you know (almost) everything about Vietnamese names. If you want to learn more, your parents would be more than happy to tell you, no doubt about that!

Translated by Tuấn Trần and Kitty Phạm
from "Tên họ Việt-Nam"
      


VN-VN : Les noms et prénoms vietnamiens


Raconte moi ce nom étrange et difficile à prononcer
que je porte depuis que je suis né…

    Bonjour Vietnam (Marc Lavoine – Yvan Coriat)

Un nom à consonance asiatique, cela n’est pas toujours facile à prononcer ou à comprendre, mais allons-y faire un petit tour.
Le nom complet d’un Vietnamien se compose généralement de trois éléments, dans l’ordre, le nom de famille + le nom intercalaire + le prénom. Par exemple : Trần Ngọc Phú où Trần est le nom de famille, Phú, le prénom et Ngọc le nom intercalaire.
Pour les jeunes Vietnamiens nés en France (ou à l’étranger en général), par simplification, le nom intercalaire a disparu et le prénom est souvent un prénom français. Egalement, le prénom précède le nom de famille en Occident.
(Remarquons que les accents sur les voyelles ne sont plus transcrits, les claviers français ne le permettant pas.)
1. Les noms de famille vietnamiens
En Europe, les noms de familles sont apparus à partir du XIVème siècle, auparavant on n'utilisait que des prénoms et le lieu d'habitation.
En France,
les noms propres semblent s'être fixés vers 1350, mais il n'en est pas de même pour l'orthographe de ces noms. Avant, les mots avaient essentiellement une valeur auditive et ce n'est guère en 1539 que l'ordonnance de Villers-Cotterêts (1539) qui rendait obligatoire la tenue des registres paroissiaux,  a pu fixer l'orthographe.
Le système des noms semble être apparu en premier en Chine puis au Vietnam sous l’occupation chinoise.
Les noms de famille vietnamiens ne sont pas légion, environ 150 (sans compter ceux des ethnies minoritaires) et les principaux noms viennent des grandes dynasties vietnamiennes.

Les noms de famille les plus courants sont :
- Nguyễn (38%), Trần (12%), Lê (10%), Phạm (7%), 
- Hoàng/Huỳnh (5%), Vũ/Võ (4%), Đặng (2%), Bùi (2%), 
- Đỗ (1,4%), Hồ (1,3%), Ngô (1,3%), Dương (1%), Lý (0,5%).
Ces 14 noms représentent environ 90% de la population.

Nous constatons que les Nguyễn sont les plus nombreux (2 Vietnamiens sur 5 ; 4ème rang mondial avec 36 millions de personnes, derrière les Chinois Li, Zhang et Wang ; 7ème en Australie ; 54ème en France…) alors que les Ly qui ont régné 273 ans au Vietnam n'y sont que pour 0,5%.
Les explications sont historiques :
- Après avoir pris le pouvoir sur les Ly, Trần Thủ Độ a forcé tous les Ly à changer leur nom de famille en Nguyễn ;
- Après la chute des dynasties Hồ, Mạc et Trịnh, les membres de ces familles ont préféré changer leurs noms en Nguyễn par peur de représailles ;
- Pendant les règnes des Nguyễn (les derniers en date), ceux qui portaient leur nom de famille recevaient plus de privilèges, incitant certains à changer leurs noms.

Noms de famille des (53) autres ethnies
Pour une question d’harmonisation (?), les noms des ethnies minoritaires ont tous été vietnamisés et dans beaucoup de cas, les nouveaux noms ont été donnés par différents rois vietnamiens.

Les noms de famille doubles
Deux cas de figure :
- 2 noms de famille : celui du père + celui de la mère ; ou celui des parents adoptifs + celui des parents biologiques ou encore, par le passé, celui accordé par le roi comme récompense + celui d’origine.
Exemples :
Vũ-Ðỗ, Đặng Vũ, Nguyễn-Trần, Trần-Lê, Hồ-Ðặng, Lê-Phan, Vũ-Phạm, Ðặng-Trần, …
- 1 nom de famille + 1 nom intercalaire pour distinguer les branches (cas des Đặng) ou les rangs (cas des Dương) au sein d’une grande famille. Ici, il ne s’agit pas vraiment de noms de famille doubles.

2.  Les prénoms vietnamiens
Les prénoms féminins se rapportent souvent :
- à la beauté : noms de fleurs (Lan = orchidée, Cúc = marguerite, Mai = fleur d’abricotier), pierres précieuses (Bích = émeraude, Ngọc= perle), tissus précieux (Nhung = velours, Gấm = brocart) ;
- à la vertu (Hạnh = vertu, Thảo = piété, Hiền = gentillesse)
- à certains aspects léger, subtils, poétiques (Vân = vent, Lệ = larme, Nguyệt = lune)

Les prénoms masculins ont trait, de l’autre côté, à :
- la force (Cường = puissance, Hùng = bravoure, Dũng = courage)
- l’intelligence (Minh = clarté, Trí = esprit, Quang = clarté, Sáng = brillance)
- la vertu (Nhân = humanité, Trung = fidélité, Tín = confiance, Lễ = respect, Hiệp = chevalerie)
- la richesse et la gloire (Phú = richesse, Quý = noblesse, Tài = argent ou talent, Danh = gloire, Đạt = réussite)
- la nature (Sơn = montagne, Lâm = forêt, Giang = fleuve, Hải = mer, Dương = océan)
- la grandeur (Long = dragon, Quốc = patrie, Việt = Vietnam)

Les noms « affectueux » sont souvent donnés aux enfants à la naissance et restent en général jusqu’à ce que les enfants aient grandi. Exemples : Cu, Bê, Ti, Xíu, Tèo, …



Voilà, vous savez tout (ou presque) sur les noms et prénoms vietnamiens. Et si vous en voulez plus, par exemple sur les origines de votre nom de famille, je suis sûr que les parents seront plus qu'heureux de vous en parler, à moins que vous ne préfériez Google ?

Bonne continuation pour votre lignée.


Yên Hà, mars 2017

Chiều tím - Thanh Tuyền


Please click on the link

Enjoy.

Let's welcome Spring in Longwood Gardens (PA)

Longwood Gardens
Kenneth Square, Pensylvania (USA)

Please (ctrl-) click on the link
https://youtu.be/Z-mmWAnZIPw

Enjoy.