UA-83376712-1

Labels

Jan 23, 2017

VN-VN : Phong-tục Tết Việt-Nam

Từ bài "Tết Tây - Tết Ta" (2015), bài này đã được viết lại ngắn gọn hơn và được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp để các bậc phụ-huynh có thể chuyển đến cho con cháu mình đọc hoặc dùng để cắt-nghĩa cho con cháu mình về phong-tục Tết người Việt chúng ta, song song với những phong-tục Halloween, Thanksgiving (lễ tạ ơn), Epiphanie, Easter (Phục sinh), ... Để người Mỹ / Pháp, ... gốc Việt con cháu chúng ta còn biết mình là gốc Việt.




Tết là gì ?
Tết là ngày lễ mừng năm mới.
Mỗi năm, người Á Đông (Trung Hoa, Đài Loan, Triều-Tiên / Đại Hàn và Việt-Nam) chúng ta được ăn Tết hai lần: Tết dương-lịch (hay Tết Tây) là New Year / Nouvel An và Tết âm-lịch hay Tết nguyên-đán (còn gọi là Tết ta).

Tại sao có 2 cái Tết ?
Ngày Tết Tây phương được tính theo dương lịch (do Giáo-Hoàng Gregorio XIII lập nên). Ngày, tháng, năm được tính theo vị tri của quả đất quay chung quanh mặt trời (do đó gọi là dương lịch).
Ngày Tết ta thì được tính theo âm lịch, (đúng ra là âm-dương lịch) nghĩa là tháng được tính theo mặt trăng quay chung quanh quả đất nhưng năm thì lại tính theo mặt trời để trùng khớp với mùa màng.

Như vậy Tết là ngày nào ?
Sự khác biệt giữa âm lịch và âm-dương lịch khiến cho ngày Tết ta muộn hơn Tết tây và thường rơi vào giữa ngày 21 tháng 1 (dương lịch) và ngày 19 tháng 2 (dương lịch). Nếu Google « Tet 2017» thì ta sẽ biết 2017 là năm Đinh Dậu và biết ngày Tết sẽ là thứ bảy 28 tháng giêng.
Gọi là “ngày Tết”, nhưng bên Trung Hoa và Việt-Nam, mọi người được nghỉ 7 ngày.

Người Việt ăn Tết như thế nào?
Ý nghĩa của Tết là “Làm lại tốt đẹp hơn năm qua”. Cho nên những nghi-thức đón mừng năm mới là:
1. Ăn mừng, vui chơi:
- Trang hoàng :
Người ta đi chợ Tết (và chợ hoa) để mua sắm sửa soạn Tết.
Hoa Tết thì không thể thiếu hoa đào (để xua đuổi ma quỷ, theo sự tích hai vị thần ở núi Sóc Sơn) và hoa mai (màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, cho sự phát triển nòi giống). 
 
 Hoa đào                                              Hoa mai
Hoa để cúng có thể là vạn thọ, cúc, huệ, ... và hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hồng, thuỷ tiên, lan, cẩm chướng, thạch thảo, ...

- Ăn uống :
Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết sao cho "già được bát canh, trẻ có manh áo mới".


Thức ăn mặn thì nhất định phải có những bánh truyền-thống như bánh chưng (vuông), bánh dày, bánh tét (tròn và dài) với dưa hành, gắn liền với các sự-tích cổ thời vua Hùng.

Cỗ Tết người Bắc có thể có bóng bì, canh măng, chân giò, miến gà, xôi gấc đỏ, thịt gà, thịt đông với dưa muối, giò lụa, nộm, cơm rượu, ...

Miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa (thịt kho rệu) và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ kiệu ngâm, ...


Miền Trung có dưa món và món tré, thịt chua và tai heo, ...
Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác, hạt dưa đỏ để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách.

Thức uống ngày Tết vẫn là rượu: rượu truyền-thống như rượu nếp thơm, nếp nương, nếp cẩm, rượu đế, ... hay những rượu Tây-phương như cognac, whisky, bia, ...
Sau bữa ăn, người ta thường dùng trà xanh.

- Chúc Tết : Cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà, bố mẹ và các bậc cao niên.


Ngược lại, người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ ("hồng bao"), gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.



Người lớn thì chúc mừng lẫn nhau trong gia-đình, thầy cô, bạn bè, đồng-nghiệp, hàng-xóm…


2. Bỏ cái cũ, cái xấu
- Trả nợ cũ: Đối với nhiều người Việt, cuối năm là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ. Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ.
- Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, người quét nhà sẽ bị "rông" (xui xẻo) cả năm.
- Người ta thường kiêng khóc lóc, buồn tủi hoặc nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết, kiêng mặc quần áo màu trắng và đen (màu của tang lễ).
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này tránh đánh vỡ bát đĩa, cãi nhau, nói xấu, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.


- Múa lânĐốt pháo thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền để xua ma, trừ quỷ.


Đón cái mới, cái tốt
- Xông đất : Với quan niệm ngày mồng 1 "khai trương" một năm mới, vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suông sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng để đem lại may mắn cho gia-đình. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm (gọi là “xông đất”). Nếu không tìm được người "lý tưởng" thì gia chủ tự xông đất bằng cách ra khỏi nhà rồi bước vào trở lại.
- Áo quần mới : Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hy vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.

3. Tín ngưỡng ngày Tết
Người Á Đông nặng ảnh-hưởng Khổng-Lão-Phật nên một dịp lễ quan-trọng như Tết dĩ nhiên phải cúng tổ-tiên ở nhà và đi lễ chùa cúng Phật.
Ngày mồng 4 (hay mồng 5) Tết là ngày con nước, gia-đình tụ tập ăn giỗ và đốt nhiều vàng mã (hoá vàng) để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, mà phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt.
Trong những ngày đầu năm âm lịch thì người ta hay đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm, nhất là vào buổi sáng mồng một.


Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm.




Yên Hà, tháng Giêng, 2017

English version : Let's celebrate the Vietnamese tết

http://phu-tran.blogspot.com/2017/01/lets-celebrate-vietnamesetet.html

Version française : Us et coutumes du Tết

http://phu-tran.blogspot.com/2017/01/us-et-coutumes-du-tet-vietnamien.html

Xin mời đọc thêm chi-tiết nếu cần: Tết Tây - Tết ta


VN-VN : Let’s celebrate the VietnameseTết!


What is Tết?
Tết is what Vietnamese people call the traditional New Year celebration. Each year the Vietnamese, Chinese, Japanese and Korean have the good fortune to celebrate the new year twice: the Western New Year (on January 1st) and later in the year the traditional New Year, “Tết” in Vietnamese.

Why two celebrations?
New Year’s Day in the West is calculated according to the solar calendar: The day, month and year are determined by the position of the earth on its orbit around the sun.
The date of Tết is based on the Chinese lunisolar calendar: The month is calculated relating to the moon revolving around the earth, but the precise date is calculated according to earth’s journey around the sun, coinciding with the harvest season.

So what is the actual date of Tết?
Tết usually takes place between January 21st and February 19th. If you google "Tet 2017," you’ll see that Tết begins Saturday, January 28, 2017 and ushers in the year of the Rooster. It’s common to call the holiday "New Year’s Day,” but in Vietnam and China, public holidays last seven days, to say its importance.

How do the Vietnamese celebrate Tết?
The spirit of Tết celebration is to “renew” or “do better than the previous year,” so it focuses on making the present beautiful and joyous, paving the way for a bright future.
   
Rejoicing
Decorating the home
People go to New Year markets (chợ Tết) and flower markets (chợ hoa) to shop and prepare for the holidays.
Homes are often adorned with the blossoms of peach trees (hoa đào) and apricots (hoa mai). Other popular flowers include colorful roses (hồng), narcissus (thủy tiên), orchids (lan) and carnations (cẩm chướng).
The family altar is decorated with Marigold (vạn thọ), Chrysanthemum (cúc), Tuberose (huệ), ... and a lot of meals and fruits.

A clean home is essential but it has to be done before the Tết: a popular superstition forbids a person from taking out a broom and sweeping the floor during the first days of the new year. One might “sweep away” all one’s good luck!!  
 
    Peach blossoms                                   Apricot blossoms
Feasting
Vietnamese people commonly believe that no matter how poor a person may be - even if one must borrow the money to make it happen - he or she must offer enough food for the first three days of Tết so that "the elderly get [at least] a bowl of soup.”
Certain traditional foods always grace the table. These include bánh chưng (square-shaped sticky rice cakes with meat fillings), bánh tét (cylindrical sticky rice cakes with meat fillings), and bánh dày (round-shaped plain rice cakes). Dưa hành-củ kiệu (pickled small onions and leeks) is a popular side dish. 
   
Bánh chưng - Bánh tét                                                            

Some delicacies vary according to the region of the country.
Northern families enjoy bóng bì (pork skin), canh măng (bamboo shoots soup), chân giò (pigs’ feet), miến gà (chicken with vermicelli), xôi gấc đỏ (bitter melon with sweet rice), thịt gà (chicken), thịt đông dưa muối (jellied meat with pickled mustard greens), giò lụa (pork sausage), nộm (salad), and cơm rượu (sweet fermented rice).
Southern families may serve Northern fare, as well as a pot of thịt kho nước dừa (pork stewed in coconut juice), khổ qua hầm (braised bitter melon), nem bì (shredded pork skin), and dưa giá (Southern-style pickled bean sprouts).
Mid-region people commonly enjoy dưa món (pickled dried vegetables in fish sauce) and món tré (fermented pig ears with galangal, a root similar to ginger).



Throughout Vietnam, mứt Tết (fruit preserved in sugar), hạt dưa đỏ (red water melon seeds) and other treats are offered to guests. Adults may toast each other with traditional Tết liquors such as rượu nếp (glutinous rice wine) or rượu đế (a rice-based alcohol). Western-style liquors (brandy, cognac, etc.) are also served. Green tea is often savored after meals.  



New Year's greetings
The Vietnamese believe New Year’s is “everyone’s birthday.” That's why on the first day of Tết, children wish their parents, grandparents and all other seniors a long and happy life. In return, adults extend good wishes to children, giving them money in a red envelope (lì xì). 
Good wishes are expressed to family members, teachers, friends, neighbors…everyone!
                                          
Goodbye to the old, the bad
For many Vietnamese, the end of the year is an occasion to pay off debts and resist taking out loans. At this time, disagreements or feuds that arose over the previous year may also be resolved. People make a conscious effort during Tết to avoid talking about bad news. Arguing? Crying? You won’t hear much of that during this holiday!

The elderly commonly advise children not to squabble or bad-mouth others. It’s especially bad luck to break a bowl or plate, so elders may supervise children who are washing or drying dishes.


Dragon/lion dancing and lighting of firecrackers chase away evil spirits, while bringing smiles and laughter to onlookers.



Welcome the new, the good
It’s believed that if everything goes smoothly on the first day of Tết, the whole following year will be favorable. The first guest to visit the house on the first day is destined to bring a year’s worth of good luck (or bad!) to the family. So, at the end of each year, people purposely search among their relatives or neighbors for the perfect person (successful, healthy, lucky, etc.) to be first to visit the house (xông đất). If the search becomes too nerve-wracking, the head of the family can simply perform his or her own “xông đất” by stepping out of the house and re-entering.

Also, new clothes, symbol of new hopes and better life, are purchased and worn. Funeral colors (plain white or black) are avoided.

Religious celebrations
Many Vietnamese people return to their families during Tết. Some visit the graves of ancestors, occasionally cleaning the graves as a sign of respect. On the fourth or fifth day of Tết, the whole family gathers for an anniversary feast. Imitation paper money and faux gold (hóa vàng) are burned as an offering to ancestors.

During the first days of Tết, people often go to Buddhist pagodas and temples to worship. Worshippers then participate in “xin xăm,” a fortune-telling ritual.

   
                                  A family altar                               A Buddhist temple                                              
Whether you celebrate the Western New Year, the Asian New Year or both, a very happy year of the Rooster to you!

Translated by Tuấn Trần, January 2017
from Phong-tục Tết Việt-Nam


VN-VN : Us et coutumes du Tết vietnamien

C’est quoi le Tết ?
Chaque année, les Vietnamiens, les Chinois, les Japonais et les Koréens (pays de l’Asie orientale) fêtent à la fois le Nouvel An « universel » le 1er janvier et le Nouvel An traditionnel (le Têt Nguyên-đán en vietnamien).

Pourquoi 2 fêtes du Nouvel An ?
Le Nouvel An occidental est célébré par rapport au calendrier solaire dont les dates indiquent la position de la Terre sur sa révolution autour du soleil alors que le Têt relève du calendrier luni-solaire fondé à la fois sur le cycle annuel du soleil et sur le cycle régulier des phases de la lune, d’où le décalage dans les dates.

Alors, c’est quand le Tết ?
Le Tết arrive toujours plus tard, entre le 21 janvier et le 19 février. Il suffit de Google « Tết 2017 » pour savoir qu’il tombe le samedi 28 janvier 2017 et que ce sera l’année du Coq.

Comment les Vietnamiens fêtent-ils le Tết ?
En Chine et au Vietnam, le Tết est férié, non pas un jour mais sept jours, pour dire l’importance de cette fête.
Le sens du Tết est de « faire mieux que l’an passé » (le renouveau) et les manières de le célébrer sont multiples.
1. Faire la fête, cela signifie :
- Décorer la maison :
Les gens vont dans les marchés du Têt (un peu comme les marchés de Noel en Europe) pour faire leurs emplettes.
Les fleurs de pêcher (hoa đào) et les fleurs d’abricotier (hoa mai) sont les plus représentatives du Tết.
  
Fleurs de pêcher                                  Fleurs d’abricotier
Pour l’autel des ancêtres, il y a les chrysanthèmes, les œillets d’Inde, les tubéreuses et pour décorer, les fleurs de couleurs vives sont préférées comme les roses, les narcisses, les orchidées, les œillets, les bruyères,…

- Festoyer :
Même les plus pauvres empruntent comme qu’ils peuvent pour pouvoir bien manger les trois jours du Tết.
Les gâteaux salés traditionnels sont les gâteaux de riz gluant carrés (bánh chưng) ou longs (bánh tét)
 
 bánh chưng - bánh tét                                                      
                                              
Les plats typiques du Nord sont : peau de porc, soupe aux asperges, jarret de porc, poulet aux vermicelles, riz gluant rouge, mortadelle, salades de légumes, …
Les gens du Sud ne pourront pas rater le fameux porc au caramel et noix de coco, le melon amer mitonné, les germes de soja salés et fermentés, …
Au Centre, les spécialités sont le hachis de porc fermenté, les oreilles de porc, …
Et bien d’autres plats intraduisibles.

Les fruits confits (Mứt), les graines de pastèque colorées en rouge) et autres sucreries sont offerts aux invités.



Comme boissons, liqueurs traditionnelles (alcool de riz / rượu đế, alcool de riz gluant / rượu nếp,…) ou autres spiritueux (whisky, cognac, …) et bières sont de rigueur. Le thé est généralement servi après le repas.

- Echanger les vœux :
Chaque nouvelle année s’ajoute à notre âge et c’est pourquoi, le jour du Nouvel An, les enfants souhaitent une bonne longévité aux aînés, parents, grand-parents. En retour, ils reçoivent de l’argent dans une enveloppe rouge (la coutume s’appelle « lì xì ».
                                                                                   

Les adultes s’échangent les vœux de Bonne Année entre membres de la famille, amis, collègues de travail, voisins,…

2. Se débarrasser du vieux, du néfaste
- Payer ses dettes : Avant le nouvel an, il est préférable de payer ses dettes, d’effacer querelles et contentieux, de tourner la page pour aborder une meilleure année. Et bien entendu, au début de la nouvelle année, il ne faut pas emprunter ou prêter de l’argent.
- Pendant le Tết, il faut s’abstenir de balayer car symboliquement, cela reviendrait à balayer toute bonne fortune et c’est pourquoi, il faut bien nettoyer la maison avant.
- Eviter toute tristesse, pleurs, plaintes, querelles, médisance et toutes formes de malchance ou de malheur ; éviter de s’habiller tout blanc ou tout noir (couleurs de deuil). Les personnes endeuillées doivent s’abstenir de visiter les autres, sous peine de leur porter malheur. Bref, il faut positiver!


- Les danses de la licorne (Múa lân) et les pétards (Đốt pháo) lors des festivités du Tết sont destinés à éloigner les mauvais esprits.
                                     

                                  
Accueillir le neuf, le faste
- Pour les Vietnamiens, il semble logique que si tout se passe bien le premier jour, toute l’année se déroulera sans encombre et le premier jour du Tết, le premier visiteur est sensé apporter chance ou malchance à toute la maison. Ainsi, les gens prendront soin de choisir « la » personne adéquate pour lui demander d’être le premier visiteur de l’année. La pratique s’appelle « Xông đất ». Sinon, le chef de famille jouera ce rôle en sortant de la maison le permier jour du Tết et en rentrant juste après.
De la même manière, le premier client est très important pour les commerçants (qui consentiront une bonne remise s’il le faut pour que la vente se réalise). Le même principe s’applique à chaque action importante de l’année.

- Nouveaux habits : Il est de coutume de porter de nouveaux habits le premier jour de l’an (surtout pour les enfants) car ils sont sensés apporter nouveaux espoirs et nouvelle bonne fortune.

3. Coutumes religieuses
Bien imprégnés des cultures confucianistes, taoistes et bouddhistes, les Vietnamiens ne manqueront pas de vénérer Bouddha (pour les Bouddhistes) et les ancêtres lors d’une fête aussi importante que le Tết.
Le 4ème ou 5ème jour du Tết, toute la famille se réunit pour prier devant l’autel des ancêtres et pour « hoá vàng » (bruler des billets funéraires symbolisant l’argent afin de fournir aux défunts de l'argent pour l'au-delà).
Les premiers jours de l’an, il est de coutume d’aller dans les pagodes, temples, mausolées pour prier et aussi consulter les bons augures (xin xăm) pour la nouvelle année. 
   
  
                              Autel des ancêtres                  Visite au temple bouddhiste      
             
Joyeux Tết à tous!
Yên Hà, Janvier 2017

Cà kê dê ngỗng năm Dậu


Trong tử-vi Việt-Nam, Gà là con giáp thứ mười, một trong những con vật gia cầm gần gũi với đời sống dân gian nhất, nên biết bao nhiêu chuyện để nói?

1. Thân-thế Gà
Gà thuộc bộ Gà (Galliformes = tạm dịch Gà-ly-phong), một bộ của loài chim, gồm công, gà Tây, trĩ, cút, …, được loài người nuôi để ăn thịt và trứng. Gà thuộc loài chim, có cánh có lông nhưng không bay được, có lẽ vì đã bị thuần hoá cách đây cả mấy ngàn năm nên dần dần mất hết khả năng bay, bằng chứng là gà rừng Gallus gallus (thuỷ tổ của gà), hiện còn sống miền Đông Nam Á vẫn biết bay.
Gà rất điều-độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! o! Vì thế mà gà có đời sống rất thoải-mái (cho đến khi bị chủ đem nấu ăn).

Ngoài phận-sự lót bao-tử cho chúng ta, gà còn được dùng để chữa bệnh và gan gà, đầu gà, mật gà, phổi gà, xương gà, và trứng gà 
được dùng để bói (kê bốc). Phân gà dùng để bón cây và lông gà còn được dùng để làm chổi lông gà quét bụi hay để “răn” con trẻ (thế-hệ chúng tôi còn nhớ rõ lắm nhưng bây giờ con cái gọi “911” là bố mẹ bị còng tay như chơi.)

2. Gà trong văn chương Việt-Nam
- Thành-ngữ về gà thì nhiều vô số kể. Tôi chỉ xin nhắc lại một ít cho vui.
Trước hết cà kê dê ngỗng (gà = cà = kê) có nghĩa là nói chuyện vòng vo, trên trời dưới đất. Hình như câu nguyên-thuỷ là “Gà kê, nghê ngỗng” (gà = kê, nghê = ngỗng) bị nói trại đi (?)
(Nhưng mà này, nếu Kê = gà, như vậy con gà đen gọi là Ô-kê?)

Ông nói gà, bà nói vịt (không ai hiểu ai)
(Nhầm lẫn như) Trông gà hoá cuốc
Đầu gà đít vịt (không thuần nhất)
Chó giữ nhà, gà gáy sáng (bổn phận súc vật gia-cầm)
Chó ăn đá, gà ăn sỏi (những nơi đói, thiếu ăn)
Chó cậy (gần) nhà, gà cậy (gần) vườn
Chủ vắng nhà, gà mọc đuôi tôm
Mổ gà dùng dao trâu (dùng phương tiện quá đáng)
Cõng rắn cắn gà nhà (dùng người lạ hại người nhà)

Thư sinh (chân yếu tay mềm) trói gà không chặt
Gà què ăn quẩn cối xay (nói về kẻ bất tài)
Gà tức nhau tiếng gáy (Nói như ban AVT: Hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ?)
Xui trẻ ăn cứt gà (xúi bậy)
Chữ như gà bới (hay chữ bác-sĩ?)
Ngủ gà ngủ gật
Mặt tái xám như gà cắt tiết
Gà nuốt giây thun (không thoải mái, như mắc nghẹn)
(Lăng xăng như) Gà mắc đẻ
Gà chết (chicken die?) = nhát gan
Gà mờ (không biết gì hay chỉ biết lờ mờ)
Có một số thuật ngữ ngành y và thú y: Cúm gà, ho gà, (mắt) quáng gà, sủi mào gà, hóc xương gà, nổi da gà…

-  Gió đưa cành trúc la đà,
   Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
   Mịt mù khói tỏa ngàn sương
   Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Thọ Xương thuộc Hà-Nội và đền Trấn Vũ (còn gọi là đền Quan Thánh) nằm cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ.
Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc này đã bị hiểu lầm nhiều.
Canh gà (Dậu) là canh năm nhưng nhiều người lại hiểu “canh gà Thọ Xương” là một món ăn ở Hồ Tây. Cách đây một vài năm (2012), có chuyện một cô giáo (tạm dấu tên) dạy Việt-văn lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) dậy thế nào mà học trò về nhà đòi bố mẹ dắt đi Thọ Xương ăn món canh gà. (Miễn phê-bình)
Có một lần, Phạm Quỳnh ghé thăm Huế, cao hứng đổi hai chữ “Trấn Vũ” thành “Thiên Mụ”, Huế cũng có địa danh Thọ Xương cải đổi từ gò Long Thọ.

- Trong thi văn Việt-Nam, tiếng gà gáy đã được vào nhiều bài thơ:
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ,
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông.
    Nguyễn Du (Truyện Kiều)

Cảnh này buồn cả dạ
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đà sớm giục giã.
   Nguyễn Khuyến (Đêm mùa hạ)

Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, 

Chập chờn sống lại những ngày không…
  
Lưu Trọng-Lư (Nắng mới)

Tiếng gà văng-vẳng gáy trên hom
Oán-hận trông ra khắp một chòm …
   Hồ Xuân Hương(Tự tình)

… Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ,
Tôi hoảng-hồn lên, giận sững-sờ…
   Hàn Mặc Tử

Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?...
   Phan Bội Châu (Bài ca chúc tết thanh niên)


Thậm chí trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Hưng Đạo Vương cũng có nhắc đến “gà”:
… Cựa gà sắc không đâm giáp giặc, Mẹo bạc gian khó đoạt mưu quân…


3. Gà trong ẩm-thực
    Con Gà cục tác lá chanh
    Con Lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
    Con Chó khóc đứng khóc ngồi
    Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
Bốn câu thơ bình dân trên đã mô tả đúng cách nấu ăn của dân tộc ta tại thôn quê miền Bắc: nấu gà thì phải có lá chanh (lá chanh số “8” mới thơm), nấu thịt lợn phải có hành, chó phải nấu riềng.
Gà được nhắc đến trước tiên có lẽ vì thịt gà là một trong những món ăn quen thuộc , vừa ngon miệng vừa đầy đủ dinh dưỡng.
Thịt gà ngon thật nhưng nếu được gà “đi bộ”, không phải loại “bị” nuôi một cách kỹ-nghệ, ăn nhạt và bở lắm.
Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta vì đã được chứng thực bằng câu tục-ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha hồ ăn lúa mới; vì thế, thịt gà rất ngon. 

Gà được nấu đủ kiểu:
- luộc (chấm nước mắm gừng ớt là đủ lịm người), hấp (muối hay bia) có lẽ còn ngon nữa nhưng luộc thì còn dùng nước nấu cơm gà, một công đôi chuyện;
- bỏ lò hay nướng than;
- rán, chiên giòn (hiệu KFC - Kentucky Fried Chicken - người Mỹ mê lắm) hay xối mỡ;
- xào rau, đậu phụng, sả ớt, …
- kho gừng, tương, hạt dẻ, củ sen, nấm, nước dừa,… hay ram mặn;
- gà cà-ry, gà tiềm thuốc Bắc,…
- gỏi, nộm;
- đồ nước: phở gà, mì gà, canh gà (không phải món đặc-biệt Thọ Xương đâu nhé), cháo gà, miến gà, lẩu…
- khá nổi tiếng là cơm gà Hải-Nam và giản dị hơn là xôi gà.

Tôi chỉ mơ được ăn món gà đắp đất sét nướng (còn gọi là "gà ăn mày" của Hồng Thất Công) không biết nó phải thơm ngon như thế nào nhỉ?

Trứng gà cũng nhiều cách làm nhưng thường để ăn điểm-tâm vì bổ mà nhẹ hơn thịt.

Nói về bộ-phận gà, mỗi người một ý nhưng tôi vẫn hưởng ứng câu “Nhất phao-câu, nhì đầu cánh” và những phần ít người thích như cổ và đầu gà, chân gà, mề, gan và đối với tôi thì lườn hơi khô.

Thịt gà ngon thật nhưng hình như người Trung Hoa không xem như cao lương, mỹ vị để tiếp đón thượng-khách: năm 1972 Nixon sang Bắc-Kinh, Mao Trạch Đông đãi 21 món ăn nhưng tuyệt-đối không có gà!


Người ta còn nuôi gà để làm đồ cúng-bái trong dịp Tết, giỗ gia-tiên, và dùng con gà giò (gà trống con) còn sống để cúng lễ mở cửa mả. Người ta dùng con gà trống lớn để cúng thần-linh khi người dân muốn làm lễ thề-thốt.
“Gà, xôi, trầu, rượu” là 4 lễ-vật tối-thiểu để cúng thần-thánh.

Việt-Nam ta hình như hiếm khi ăn gà trống. Thuở còn ở bên Pháp, tôi hay nấu món gà trống hầm rượu vang đỏ (coq au vin): thịt gà trống chắc và dai hơn nên hầm rượu hợp hơn gà mái. Cũng có một lần, tôi có dịp nấu gà trống thiến (thịt béo hơn gà trống thường) với rượu vàng vùng Jura (chapon au vin jaune) ngon tuyệt vời. Món này tôi chỉ mới làm có một lần vì gà trống thiến chỉ bán vào dịp Giáng Sinh và rượu vàng thì mua hơi nặng túi tiền.
Người Mỹ có tục lệ ăn gà Tây vào dịp lễ Tạ-Ơn (Thanksgiving) nhưng tôi không thích thịt gà Tây (nhạt và khô). Gà rừng, chim trĩ, tôi thích hơn (thịt nhiều vị hơn, hợp với rượu đỏ mạnh) nhưng bên Mỹ này không biết mua ở đâu.

Nhưng thôi, tôi xin đổi đề-tài vì tôi bắt đầu rỏ rãi rồi (có lẽ bạn đọc cũng vậy)?

4. Gà trống – Gà mái
Nói chuyện gà trống - gà mái, tôi cứ liên-tưởng đến chuyện đàn ông - đàn bà vì nhiều điểm tương-quan. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng những điểm khác biệt : 
Gà trống “đẹp” hơn gà mái (tất cả loài chim đều như vậy để “dê” chim mái, nếu tôi không lầm). Gà trống đa-thê (thường người ta nuôi 1 gà trống và khoảng 10 gà mái) và mỗi ngày, gà trống có thể phục-vụ cả hậu-cung một cách dễ dàng, không cần thuốc.

Gà trống trông oai-vệ và rất đẹp trai vì có lông dài mướt, óng-ả, và nhiều màu sắc. Gà trống còn có cái mào đỏ-chói trên đầu, có đuôi dài và xòe rộng, có cái bầu-diều hay diều gà ở cổ và có cựa gà ở mỗi chân.
Chính nhờ đôi cựa gà này mà loại gà trống được nổi tiếng qua việc chọi gà trong dân-gian. Thời Tây Sơn, tương truyền, Nguyễn Lữ, em trai Nguyễn Huệ, đã sáng tạo một bài quyền là Hùng kê quyền (quyền gà chọi) dành cho nghĩa binh rèn tập trong giai đoạn đầu.

Gà trống thường hiên ngang tham quan trong vườn gà như một dũng tướng, đôi khi dễ hung hăng. Đàn ông chúng ta cũng không thua, thích lấy le, "ta đây", dễ hăng tiết vịt, hay nói phét và “nổ” to hơn gà gáy sáng. (“Gà mái không gáy” là thành-ngữ để nói không phải việc của phụ nữ.)

Gà trống biểu-tượng cho nước Pháp hình như vì đã lâu, người La-Mã gọi người Gaulois là gà trống với ngón chơi chữ (gallus= giống gà Gallus và gallus= người Gô Loa, xứ Gallia).

Gà mái gáy “cục-cục, cục-ta cục-tác”. Gà mái rất bận-rộn vì phải tìm đồ ăn, đẻ trứng, ấp trứng, và săn-sóc gà con. Chỉ có gà mái trông nuôi đàn con (thành-ngữ “gà trống nuôi con” từ đó mà ra).
Mỗi sáng, gà mái lấy mỏ rỉa lông làm dáng. 

Phụ nữ cũng có cách búi tóc gọi là "đuôi gà".
Trong ngôn-ngữ dân-gian, chàng thanh niên chất phác, vì quá yêu cô thôn nữ, có thể đón đường cô gái để tỏ tình một cách táo bạo:
    Chị kia bới tóc đuôi gà
    Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
để có được một câu trả lời như:
    Nhà tôi ở dưới đám dâu
    Ở bên đám dậu, đầu cầu ngó qua...

Trong ngôn-ngữ tiếng lóng, Việt-Nam ám chỉ “gà móng đỏ” là đàn bà, người Mỹ gọi là “chick” (gà con) và tiếng Pháp gọi là “poule" (gà mái) hay “poulette” (gà mái con).
Đàn bà cứ “năm một” gọi là “đẻ như gà”.

Tôi xin được kết-thúc bài viết bằng một chuyện vui:
Trong vườn gà, chị gà mái nhìn ông bà chủ, chép miệng rồi quay lại nói với phu-quân:
- Anh à, em thấy hình như loài người họ, đàn ông thường bị mê mệt bởi bộ ngực của đàn bà. Phải chi gà mái em cũng có vú thí chắc anh cũng thích lắm nhỉ?
Anh gà trống cười ruồi rồi trả lời vợ:
- Vô ích thôi em à, gà mái em có vú như đàn bà mà gà trống anh không có hai tay như đàn ông thì cũng vứt đi. Thôi, em đừng mơ với mộng nữa.

Thân chúc các bạn một năm Gà thật ngon lành!

Yên Hà, tháng 1, 2017