UA-83376712-1

Labels

Aug 28, 2012

Sức Sống (mạnh hơn sự Chết)


Serengeti là một vùng đồng-bằng rộng mênh-mông bên Tanzania (Phi-Châu). Trong ba mươi ngàn cây-số vuông, hàng triệu loài vật sống với thiên-nhiên, dưới sự bảo-trợ của chính-phủ.
Nổi-tiếng nhất ở Serengeti mỗi năm là cuộc di-trú khổng-lồ của hai triệu con trâu rừng (Gnou / wildebeest) và bảy trăm ngàn ngựa vằn, theo mùa mưa, lũ-lượt kéo nhau đi hàng ngàn cây-số đến những nơi cỏ mượt, bất chấp hiểm-nghèo trên đường đi. 
Có một lần, tôi dắt thằng con sáu tuổi đi xem phim này (Serengeti, The great migration) quay theo dạng IMAX và chiếu trên màn ảnh vĩ-đại. Nhìn cảnh đáng thương của bao nhiêu trâu con bị cá-xấu ngoạm lúc vượt qua sông Mara, thằng bé khóc ngất, dỗ thế nào nó cũng không nguôi.

Riêng tôi, qua cuốn phim tài-liệu đó, tôi đã cảm được hai điều diệu-kỳ:
- Trong cảnh vượt sông, dưới nước có cả mấy ngàn con cá-xấu nằm chờ sẵn nhưng đàn trâu vẫn “nhắm mắt” nhảy xuống, cố gắng vượt qua sông cho thật nhanh, hầu mong thoát khỏi nanh vuốt mấy chú cá-xấu “ác độc” kia. Thấy và biết chắc là nguy-hiểm đến tính-mạng nhưng không một con trâu nào chùn chân cả, chẳng qua vì không còn sự lựa chọn nào khác, vì không đi thì không có cỏ mà ăn, mà sống. Không đi thì chết, đi thì thật nguy-hiểm nhưng còn có hy-vọng sống.
Điều này làm tôi nghĩ đến thảm-cảnh của người Việt chúng ta khi phải hy-sinh tính-mạng, tìm đường vượt biên để có được một tương-lai sáng-sủa hơn cho chính mình
 và cho các thế-hệ sau mình. Tôi ngậm-ngùi liên-tưởng đến vong-hồn năm trăm ngàn – sáu trăm ngàn người thuyền-nhân (ước lượng do các Hội Quốc-Tế) đã bỏ mình trong công-cuộc này, nhưng ngày hôm nay, nhìn các thế-hệ trẻ thành-công trên xứ người, âu cũng là một niềm an-ủi lớn lao.


- Một điều nữa rất làm tôi suy-nghĩ từ bao năm nay là trong cuộc hành-trình đó, có đến ba trăm ngàn thú tử-nạn (vì đói, khát, đuối sức hay bị ăn thịt), nhưng ngược lại có bốn trăm ngàn thú sinh ra đời, cho nên cuộc di-trú này không phải là vô-lý, và năm này qua năm nọ, chúng vẫn tiếp-tục sinh sống tự-do v
ới thiên-nhiên.


Nói cách khác, tôi cảm thấy sức sống mạnh hơn sự chết. Thật là diệu-kỳ.

Bản năng bảo-tồn
Một đóa hoa mọc trên đường trải nhựa, một hình ảnh thật biểu-hiện. Ngay từ đầu, sự sống đã có thể xuất-hiện trong những điều-kiện khó-khăn nhất.
Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Đã có sinh, phải có tử, nhưng đã sinh ra rồi thì sinh-vật nào cũng tranh-đấu đến cùng để sống, bằng bất cứ giá nào.
Đó là bản-năng bảo-tồn (instinct de conservation), là luật của thiên-nhiên.
Sinh-vật nào cũng phải ăn để sống, cây cỏ phải hấp-thụ nước và ánh sáng mặt trời, súc-vật ăn cây cỏ, trái cây hay ăn những loài vật khác, loài người thì ăn rau quả, ăn thịt, ăn cá. Đúng là Ông Trời khéo “vẽ” để muôn-loài nuôi sống lẫn nhau một cách “tự-nhiên”.
“Có thực mới vực được đạo” và cho dù “miếng ăn là miếng tồi-tàn”, chúng ta vẫn phải ăn. Không có cơm thì ăn khoai, ăn bo-bo, ăn sắn, có phải đi bới thùng rác cũng phải đi, thậm chí đến ăn thịt người cũng phải làm (như trường-hợp những người sống-sót tai-nạn phi-cơ trên dãy núi Andes năm 1974).
Trên thế-giới này, biết bao nhiêu người phải sống với một đô-la mỗi ngày, nhưng vẫn phải sống, vẫn sinh con, đẻ cái, vẫn cố-gắng sống một cuộc sống “bình-thường”?

“Chúng tôi muốn sống”, nhất-định phải sống.
Tôi có quen vài người bị ung-thư, bác-sĩ chỉ “cho” vài tháng, nhưng vẫn nhất-định sống thêm năm ba năm nữa, như đi tìm sự sống trong cái chết, như một sự thách-thức đối với Tử Thần.
 Lên Internet hay YouTube, ta có thể thấy biết bao trường hợp người khuyết-tật vẫn cố-gắng sống một đời sống bình-thường: người thì không chân, không tay mà vẫn sống “yêu đời”, người thì cụt tay nhưng vẫn đàn dương-cầm hay tây-ban-cầm một cách thật độc-đáo, thậm chí có cả con chó cụt hai chân trước vẫn đi đứng bằng hai chân sau. Thế-Vận-Hội dành cho người khuyết-tật cũng nói lên ý-chí bất-khuất đó. Nhìn những cảnh này, tôi không bao giờ dám than-vãn hay cho là mình bất-hạnh nữa.
Không ai muốn chết cả, ngược lại, muốn chết cũng không phải dễ, tự kết-liễu cuộc sống mình cũng cần lòng dũng-cảm phi-thường lắm. Thôi thà dùng lòng dũng-cảm đó để sống, đôi khi còn “dễ” hơn. Bản năng bảo-tồn là vậy.

Gây dòng, nối dõi
Đã có sinh thì phải có tử, như vậy thì làm sao mà bảo tồn? Bằng cách gây dòng, nối dõi. Đây là một bản năng mãnh liệt mà thiên-nhiên đã phác-hoạ để muôn loài tồn-tại trên đời.
Tôi rất mê xem những loại phim tài-liệu về thiên-nhiên và càng xem, tôi càng khâm-phục « Tạo-Hoá » khéo sắp-đặt sự sống cho muôn loài. (Tôi phải viết Tạo-Hóa với dấu ngoặc kép kẻo đến phần sau, ông Darwin lại « chê-trách » tôi đấy.)
Trong cuốn phim “Great migrations – Born to move”, National Geographic kể cuộc di-trú của một loài cua đỏ trên đảo Giáng-Sinh (Christmas Island), một lãnh-thổ của Úc, nằm ở Ấn-Độ-Dương.
Mỗi năm đến mùa mưa, có gần một trăm triệu con rời khu rừng chúng sống, băng rừng, leo núi, lội sông suốt mười tám ngày, ra biển để sinh-sản.  Sau khi cua đực làm xong « phận-sự » và trở về rừng, cua cái ở lại đẻ trứng (một trăm ngàn mỗi con) và đem ra biển thả trứng rồi trở về.
Trên hai lượt đi và về, gần một triệu con sẽ chết vì đói khát, xe cán và bị hàng tỷ con kiến vàng (yellow crazy ants) ăn thịt. Ngoài ra, trên mười năm chỉ có được một hay hai năm, trứng sẽ vượt qua được mọi chướng-ngại để sinh ra cua, cũng đủ để tiếp nối sự sống cho loài giống.
Điều mầu-nhiệm nữa là trên đường trở vào rừng, đàn cua con bé xíu-xiu không có bố mẹ dẫn dắt nhưng cũng vẫn biết đường về.
Một chuyện ly-kỳ nữa trong phim là chuyến di-trú của loài bướm Hoàng-Điệp (tôi xin tạm dịch từ Monarch butterflies). Mỗi năm vào khoảng tháng mười, trước khi trời trở lạnh, một tỷ con bướm rời nam Gia-Nã-Đại và Bắc Mỹ, bay ba ngàn cây số, suốt chín trăm giờ đến Nam California và Trung Mễ-Tây-Cơ để ngủ đông (hibernate), đợi xuân về để sinh-sôi, nảy-nở và bắt đầu bay ngược về.
Đặc-biệt là trên đường về, phải cần đến ba thế-hệ khác nhau, vừa sinh nở, vừa bay về. Nghĩa là mỗi năm, vừa bay đi, bay về, vừa sinh sản, phải cần đến bốn thế-hệ để trọn một chu-kỳ.
Và cũng như trường-hợp cua đỏ, loài bướm này chỉ cần bản-năng tự-nhiên khắc trong gien (genes) để biết đường mà bay, và nhiều khi đến Mễ-Tây-Cơ, chúng còn biết tìm đến những cây mà các thế-hệ trước đã đến ngủ đông.


Cây cối cũng phải tiếp nối sự sống. Cây ra hoa, ra hạt, rồi mượn gió, mượn các loài vật khác đi gieo hạt. Cây này chết đi thì cây kia thay thế. Tre già, măng mọc và cuộc sống tiếp-tục. (Tôi nghe qua có những hạt thóc tìm được trong những kim-tự-tháp bên Ai-Cập sau mấy ngàn năm, vẫn còn trổ lúa được, không biết có đúng không?)  

Cũng như các loài động-vật có vú, loài bò sát, loài chim,…, loài người đàn ông “bị” mang chất testosterone  trong người, gọi nôm na là “máu dê” nên bản-năng sơ-đẳng của đàn ông là “săn” đàn bà, là cưới vợ, có con để tiếp nối dòng-dõi kẻo lúc về chầu cha ông lại bị quở. Cho nên các bà đừng trách đàn ông chúng tôi nhé, đàn ông mà không « dê » thì loài người đã tuyệt-chủng từ lâu rồi.
Đó cũng chỉ là bản-năng sinh-sản để nối-tiếp sự sống.

Tiến-hoá để tồn-tại
Sống đã không dễ, nhưng tồn-tại đời này qua đời nọ lại càng khó hơn vì môi-trường chung quanh luôn luôn thay đổi. Từ ngày sự sống xuất-hiện trên quả địa-cầu này, gần bốn tỷ năm về trước, biết bao nhiêu loài sinh-vật đã thành-hình và biến mất, và sự-kiện này vẫn và sẽ tiếp-tục mãi mãi.
Theo thuyết của Charles Robert Darwin, muôn loài đều tiến-hoá theo thời-gian qua một quá-trình chọn-lọc tự-nhiên (sélection naturelle), có nghĩa là những loài biết thích-nghi với môi-trường tự-nhiên sẽ tồn-tại, những loài không biết chuyển-biến sẽ bị diệt-vong.

Thiên-nhiên không khuyến-khích những sự thả lỏng, không tha-thứ những lỗi-lầm.   (Ralph Waldo Emerson)

Mỏ của mỗi loài chim đã thay đổi với thời-gian để có thể kiếm ăn để sống, cũng như loài cò đã phải « kéo » mỏ dài ra để kiếm ăn dưới nước. Hươu cao cổ đã cố-gắng từ-từ kéo cổ cho dài ra để với đến lá hoa những loại cây cao còn sống trong mùa khô nên không phải di-trú như những loài ăn cỏ khác. Ngay cả những vi-khuẩn (bacteria) cũng biết hoán-chuyển để chống lại thuốc kháng-sinh (antibiotics).
Chín mươi chín phần trăm những loài đã sống trên quả đất này đã bị hủy-diệt (!), có nghĩa là biết bao nhiêu loài đã biến-hóa để tồn-tại đến ngày hôm nay. Sức sống quả là mạnh hơn sự hủy-diệt.

Nói về loài người, biến-chuyển theo không-gian thì ai cũng đã biết. Nhập gia tuỳ tục, nhập giang tuỳ khúc; ăn trông nồi, ngồi trông hướng; đi với bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy; cây cong không gãy…, người xưa đã để lại bao nhiêu tục-ngữ, ca-dao để răn người về chuyện này.
Rồi mỗi thời-đại mỗi khác, mình lại phải tự thay đổi với thời-gian cho thích-nghi, thay đổi lối nhìn, lối suy-nghĩ, thay đổi cả tính tình nếu cần. Vì vậy, con cháu chúng ta đã sinh sống nơi hải-ngoại thì chúng ta không thể chờ mong chúng suy-nghĩ và sống như chúng ta. Thế-hệ chúng ta, thế-hệ bánh mì kẹp, sẽ biến mất nhưng những thế-hệ sau phải sống như Tây, như Mỹ, như Úc… thì giống-nòi mới được bảo-tồn, cho dù giống-nòi cũng sẽ lai căng và chuyển-hoá dần với thời-gian.
Âu cũng chỉ là luật Tiến-Hoá tự-nhiên.

Sức sống siêu-việt
Sức sống được huy-động bởi động-cơ mãnh-liệt là bản-năng bảo-tồn. Từ thế-hệ này sang thế-hệ kia, cuộc sống được tiếp-nối sau cái chết bởi dòng-dõi. Trên quy-mô dài-hạn, muôn loài phải biết tiến-hóa để thích-nghi với môi-trường sinh-sống mới tồn-tại được.
Suốt bốn triệu năm, loài Homoniné đã tiến-hóa đến nhánh Homo antecessor là thủy-tổ của loài người Homo sapiens cho đến dạng tân-thời ngày hôm nay. Qua quá-trình đó, loài người đã bỏ xa các sinh-vật khác để trở thành « bá chủ » của muôn loài. Nhờ một bộ óc khác thường, chúng ta không chỉ sống với bản-năng, chúng ta còn có được sự hiểu-biết để tìm-hiểu (xin cám ơn ông A-Dong và bà E-Và đã cắn quả táo), có trí thông-minh để sáng-chế, có ngôn-ngữ để truyền-đạt, có xúc-cảm để sống phần nội-tâm… Nhờ vậy, chúng ta kiếm ăn cũng dễ dàng hơn, có nhà cửa để che mưa, tránh nắng, có an-ninh, có luật-pháp để được bảo-vệ, có y-dược-khoa để chữa trị khi đau ốm… và do đó, cuộc sống cũng thoải-mái hơn những loài khác nhiều lắm.
Chúng ta còn có thêm một cuộc sống tinh-thần và ngoài ý-chí cương-quyết đề-cập ở phần trên, chúng ta còn có lý-trí, còn có tình cảm để tăng-cường sức sống gấp bội.

Lý-tưởng là một động-cơ đưa con người lên những mức-độ cao-cả. Dưới một lá cờ, người chiến-sĩ dám hy-sinh tính mạng mình cho chính-nghĩa hay cho bạn đồng-đội và huynh-đệ chi-binh không phải là một huyền-thoại.
Nhưng trong cuộc đời người, có lẽ Tình-yêu là đem lại ý-nghĩa nht. Bố mẹ thương con, hết lòng dưỡng-dạy con cái, hy-sinh cho con như thế nào thì ai cũng đã biết, chả cần dẫn-giải thêm. 
Trong thảm-cảnh sát-hại tại rạp hát ở Colorado vừa qua, đã có trường-hợp những thanh-niên đã hy-sinh làm bia đỡ đạn cho bạn gái của mình, vượt qua bản-năng bảo-tồn chính mình để bảo-tồn cho người mình yêu.
Yêu gia-đình, yêu bạn-bè, người thân thì dễ hiểu, nhưng hiến-dâng đời mình cho người dưng, nước lã như Mẹ Theresa, Cha pierre (abbé Pierre),... hay biết bao nhiêu người thiện-nguyện âm-thầm hoạt-động trong những hội từ-thiện trên thế-giới (và Việt-Nam) lại càng đáng phục.
Nói về tình người, năm vừa qua, dân-tộc Nhật đã làm thế-giới xúc-động với lòng dũng cảm, tình tương-thân, tương-trợ của họ. Thật là một bài học quí-giá cho tất cả chúng ta.
Tình yêu, tình thương, tình nghĩa, tình bạn, tình người, tình quê-hương, tất cả những tình-cảm cao đẹp đó giúp cho cuộc đời thêm ý-nghĩa, nâng cao cuộc sống, qua khỏi bản-năng sơ-cấp.
Loài người cũng hơn những loài sinh-vật khác ở sức sống siêu-việt này.

Mặt trái của sức sống
Huy-chương nào cũng có mặt trái, cho nên loài người cũng tự tạo cho mình nhiều tệ-đoan khác, xuất-phát từ hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục, tham, sân, si, những thứ tình-cảm mà hình như chỉ loài người mới có.
Thât vậy, súc vật chỉ giết khi cần ăn, chỉ tranh giành để sinh sản khi mùa động-dục đến. Súc vật chỉ sống với bản-năng, sống với luật của thiên-nhiên, chứ không giết bừa bãi, không tham lam, không có những tệ-đoan phức-tạp như loài người.

Nhưng loài người thì khác. Để đòi quyền sống cho chính mình, con người có thể trở nên hung-bạo, ngang ngược, kẻ mạnh hà-hiếp kẻ yếu, người giàu bóc-lột kẻ nghèo, người khôn-ngoan lợi-dụng kẻ ngây-thơ…
Vì quyền-lợi cá-nhân, con người có thể sinh ra ích-kỷ, hại nhân, « mạnh ai nấy sống, sống chết mặc bay », sinh ra hèn nhát, gian-lận, lừa lọc để dành phần thắng về mình.
Sống đủ rồi nhưng con người lại có thể nảy lòng tham, muốn nhiều hơn, mỗi lúc mỗi nhiều hơn, với một lòng tham không đáy, đâm ra tranh-giành, chiếm-đoạt của kẻ khác.
Nhân danh quyền-lợi hay an-nguy quốc-gia, con người có thể gây ra chiến-tranh, có thể đi đến diệt-chủng dân-tộc khác để xâm-chiếm đất đai, để bành-trướng lãnh-thổ và ảnh-hưởng chính-trị.
Nhân danh lý tưởng (chính-trị, tôn-giáo, kinh-tế…), con người có thể cuồng-tín, tử và sát vì đạo, bắt bớ, giam cầm một cách độc đoán. Tự cổ chí kim, bao nhiêu tỷ người đã chết oan uổng dưới tay những kẻ độc-tài, chuyên-trị, nhân danh một chủ-thuyết ?
Nhân danh sự tiến-bộ vật-chất, loài người có thể phí phạm, phá huỷ hệ sinh-thái tự-nhiên (ecosystem), hy-sinh tương-lai các thế-hệ đời sau.
Từ ngàn đời, những vấn-đề này vẫn tiếp-tục diễn ra, lập đi, lập lại trong lịch-sử của nhân-loại, không mấy gì thay-đổi về mặt nội-dung. Chỉ là mặt trái của nhân-tính.

Sống, một phương-trình phức-tạp
Viết về đề-tài này, tôi thừa biết tôi chỉ có thể nêu lên một vài vấn-đề một cách hời-hợt vì không thể đi xa hơn, cũng như tôi không dám đề-nghị giải-pháp nào cả. Làm sao hơn khi hầu như tất cả những phức-tạp của cuộc sống nằm trong đề-tài này rồi ?
Càng suy-nghĩ, tôi càng không hiểu. Sống là cả một công-trình nan-giải và bao nhiêu hiền-sĩ, tu-sĩ, thi-sĩ, triết-gia, chính-trị-gia, khoa-học-gia… đã nghiên-cứu và đề-nghị một số phương cách để giải một phần nào phương-trình, nhưng dương-thế vẫn không thể là thiên-đàng và đời vẫn chỉ là bể khổ.

Riêng tôi, biết rằng tôi phải sống cho tôi, sống với người thân (và người không thân) chung quanh, tôi chỉ biết cố gắng sống sao cho trọn vẹn, sống sao cho đời có chút ý-nghĩa, sống sao để khỏi hổ-thẹn với lương-tâm, sống sao cho có được chút thanh-thản, thoải-mái (nhất là vào tuổi này).
Giải phương-trình này không còn thuộc luật thiên-nhiên hay khoa-học nào nữa, chúng ta đã bước vào « Đạo làm người ». Mà nơi này thì tôi còn phải học-hỏi nhiều lắm.
Suốt bao nhiêu năm nay, tôi đã cố gắng đi tìm chút « chân-lý » nhỏ nhoi, cố gắng áp-dụng những gì tôi đã học, đã hiểu, nhưng sao mà khó quá Giời ơi !

Yên Hà, tháng 8, 2012

La force de vivre



Serengeti est une région de vastes plaines en Tanzanie, Afrique. Sur trente mille kilomètres carrés, des millions d'animaux sauvages vivent en toute liberté, sous la protection du gouvernement. La savane est connue pour la grande migration annuelle de quelques deux millions de gnous et de sept cent mille zèbres qui, au rythme des saisons des pluies, parcourent près de deux mille kilomètres à la recherche d'herbe fraîche, malgré tous les dangers qui les attendent en route.
Quand mon fils avait six ans, je l'avais emmené voir le film-documentaire "Serengeti, la grande migration", tourné sous format IMAX et projeté sur écran géant. Lors de la scène du passage de la rivière Mara où les petits gnous se faisaient dévorer par les crocodiles, il s'était mis à pleurer à chaudes larmes, inconsolable.

Pour ma part, le film m'avait interpellé sur deux choses merveilleuses :
- Lors de la traversée de la rivière, malgré les milliers de crocodiles affamés qui les attendaient, les gnous s'étaient tous jetés à l'eau, s'efforçant de traverser au plus vite afin d'échapper aux prédateurs. Ils étaient parfaitement conscients du danger mais aucun n'avait hésité à s'y lancer, car il n'y avait aucune autre alternative. Rester, c'était mourir de faim, y aller était risqué mais il restait au moins une chance de réussir.

La problématique me fait penser au drame des Boat People vietnamiens obligés de risquer leur vie, dans l'espoir d'une meilleure vie pour eux-mêmes et pour leurs descendances.
Je repense avec tristesse aux cinq à six cent mille (estimations par les organisations mondiales) personnes qui ont péri dans cette entreprise, mais aujourd'hui, la réussite de nos jeunes générations dans les pays d'asile représente, pour nous tous, une grande consolation.


- Par ailleurs, dans cette épreuve, trois cent mille bêtes ont laissé leur vie (de faim, de soif, d'épuisement ou sous les crocs des prédateurs) mais à l'inverse, quatre cent mille autres naissent chaque année, donnant tout son sens à cette périlleuse migration, et aujourd'hui, les gnous continuent de vivre libres dans la savane du Serengeti.

Autrement dit, la vie est toujours plus forte que la mort, du moins c'est l'impression que j'en tire. C'est tellement merveilleux.

Instinct de conservation
L'image d'une fleur traversant le macadam d'une autoroute est tellement symbolique. Dès le départ, la vie peut déjà apparaître dans les conditions les plus difficiles.
Naissance, Vieillesse, Maladie, Mort, tel est le cycle de la vie. Il n'y a pas de vie sans mort, mais une fois née, toute espèce vivante va lutter de toutes ses forces pour survivre, à n’importe quel prix. C’est l’instinct de conservation, une des lois de la nature.
Toute espèce vivante a besoin de se nourrir pour vivre, les plantes doivent absorber de l’eau et de la lumière, les animaux mangent de l’herbe, des fruits ou d’autres animaux, les humains se nourrissent de légumes, de fruits, de viandes, de poissons. Mère Nature sait s’arranger pour que les espèces se nourrissent entre elles tout naturellement.
Ventre creux n’a point d’oreille et manger est de première nécessité. Pas de riz ? On mange tout tubercule et s’il faut faire les poubelles pour trouver à manger, on le fera. On ira même jusqu’à se nourrir de chair humaine comme cela a été le cas des survivants de l’accident d’avion dans les Andes en 1974.
Sur cette planète, ils sont des millions à se nourrir avec un dollar par jour, mais ils continuent de survivre, de se reproduire, de rester en vie.

Nous voulons vivre, nous devons vivre, à tout prix. J’ai connu des personnes touchées par la maladie du cancer et à qui le médecin avait « donné » quelques mois à vivre mais qui ont réussi à tromper la mort pendant des années, comme par défi, en trouvant la vie dans la mort.
Sur Internet ou sur YouTube, nous pouvons voir bien des cas de personnes  handicapées qui réussissent à vivre de manière « normale », et même le cas d’un chien qui, ayant perdu ses pattes de devant se déplace debout sur ses deux pattes arrière.
Les Jeux Paralympiques sont là pour promouvoir cet esprit. Avec tout cela, comment pourrais-je encore me plaindre ou considérer que je n’ai pas de chance dans la vie ?
Personne ne veut mourir et d’ailleurs, vouloir mourir n’est pas chose aisée et tenter avec lucidité de mettre fin à sa vie demande un courage extraordinaire, courage qu’il vaudrait mieux consacrer à vivre, non ?
Tel est l’instinct de conservation.

Instinct de reproduction
Comment subsister s'il n'y a pas de vie sans mort ? En se reproduisant. C’est un puissant instinct que la Nature a imaginé pour que les espèces se perpétuent sur Terre.
Je suis fasciné par les films documentaires sur la nature et je ne cesse de m’émerveiller de la manière dont la nature organise la vie sur Terre.
Dans le film « Great migrations – Born to move », National Gegraphic raconte la migration d’une espèce de crabes rouges sur l’île Christmas, territoire extérieur australien situé dans l’Océan Indien.
Chaque année, à la saison des pluies, près de cent millions de crabes, les mâles en tête, quittent leur forêt et entreprennent un voyage de dix-huit jours pour aller vers la mer et s’y reproduire. Après avoir rempli leur « devoir », les mâles retournent vers la forêt, laissant les femelles pondre leurs œufs et aller les lâcher dans la mer avant de rentrer elles-mêmes.
Sur les deux trajets aller-retour, un million d’entre eux périront de faim, de déshydratation, sous les pneus des voitures (quand ils ont à traverser les routes) ou dévorés par les terribles fourmis jaunes (yellow crazy ants). D’autre part, seulement une année ou deux sur dix, les œufs iront jusqu'au bout du processus mais cela suffit pour perpétuer l’espèce. Chose merveilleuse, la colonie de bébés-crabes saura retrouver, sans l’aide des parents, leur chemin jusqu’à la forêt. 

Encore plus remarquable est la migration des (papillons) Monarques. Chaque année, vers octobre, avant que n’arrivent les grand froids, un milliard de ces papillons quitteront le Canada et le Nord des Etats-Unis et parcourront trois mille kilomètres en neuf cents heures, jusqu’au sud de la Californie et le Mexique central pour y hiberner, se reproduiront au printemps puis feront le voyage de retour.
Cependant, alors que le voyage aller s’est fait avec une génération, le voyage retour sera réalisé par trois générations différentes qui se relaieront pour se reproduire et rentrer. In fine, il aura fallu quatre générations de papillons pour réaliser le double processus reproduction-migration en un cycle annuel complet.
Et comme dans le cas des crabes rouges, ces papillons ont juste besoin de leur instinct gravé dans leurs antennes (et dans leurs gènes) comme outil de navigation, et bien souvent, ils savent jusqu’à retrouver les mêmes arbres qui ont abrité leurs parents ou grands-parents.

Les plantes doivent également se reproduire. Les arbres donnent des fleurs puis des graines que le vent ou d’autres animaux se chargeront d’aller semer ailleurs. Chaque arbre qui meurt est ainsi relayé par d’autres et la vie continue.
J’ai entendu dire que des graines retrouvées dans les pyramides en Egypte auraient réussi à germer (?)

Comme pour les mammifères, les reptiles, les oiseaux, les hommes sont porteurs de testostérone, cette hormone male qui leur fait courir les filles, se marier et faire des enfants pour assurer leurs descendances. Pas étonnant qu’ils soient portés sur la chose et que leur cerveau soit situé en-dessous de la ceinture (il parait). Alors, ne nous en voulez pas, mesdames, car sans cela, l’espèce humaine serait en extinction depuis belle lurette.

S’adapter pour survivre
Vivre n’est pas facile, mais subsister d’une génération sur l’autre l’est encore moins, car le milieu environnant ne cesse d’évoluer. Depuis les premières formes de vie sur cette planète, il y a près de quatre milliards d’années, les espèces apparaissent et disparaissent, encore et toujours.
Selon Charles Robert Darwin, les espèces évoluent selon un processus de sélection naturelle, c’est-à-dire que seules celles qui sauront s’adapter à leur environnement survivront, les autres disparaîtront.

La nature n’encourage pas les laisser-aller et ne pardonnent pas les erreurs
(Ralph Waldo Emerson)

Le bec des différentes espèces d’oiseaux s’est modifié pour s’adapter aux nécessités de se nourrir, à l’instar des cigognes qui ont dû « allonger » leur bec pour aller chercher à manger dans l’eau. Autre exemple : les girafes ont dû progressivement "étirer" leur cou pour accéder aux hauts feuillages et survivre en saison sèche. Même les bactéries ont dû se modifier pour résister aux antibiotiques.
Quand on pense que 99% des espèces qui ont vécu sur terre ont disparu, ceci voudrait dire que bien des espèces se sont transformées pour subsister aujourd’hui.
La vie est vraiment plus forte que la mort.

A propos des humains, nous savons tous nous adapter à court terme, à notre environnement direct pour survivre et réussir. Mais les époques changent et nous devons changer nous-mêmes pour nous adapter, changer notre regard, notre manière de penser, changer jusqu’à notre personnalité s’il le faut. Ainsi donc, puisque nos enfants et petits-enfants naissent et vivent sur des terres d’asile, nous ne pouvons espérer qu’ils pensent et vivent comme nous. Notre génération, la génération sandwich, disparaîtra mais les générations suivantes devront vivre comme des Français, des Américains, des Australiens… pour subsister et perpétuer les lignées, même si celles-ci évolueront elles-mêmes dans le temps. Telle est la loi de l’évolution.

Transcender la vie
La force de vie est actionnée par le puissant moteur de l’instinct de conservation. D’une génération à l’autre, la vie continue après la mort par le biais de la reproduction. Sur une plus grande échelle de temps, les espèces doivent évoluer pour s’adapter avec le milieu environnant pour subsister.
Pendant quatre millions d’années, la famille des homininés a évolué jusqu’à la branche de l’Homo antecessor, ancêtre direct de l’Homo sapiens (Homme moderne), pour arriver jusqu’à notre lignée humaine. Pendant tout ce parcours, « nous » avons su distancer de très très loin toutes les autres espèces pour nous imposer définitivement comme les « maîtres absolus » de la planète. Grâce à une boîte crânienne, et donc un cerveau, bien particuliers, nous avons acquis la connaissance pour comprendre (un grand merci à Adam et à Eve pour avoir croqué la pomme), l’intelligence pour créer, les langages pour communiquer et transmettre, des émotions pour une vie intérieure. Tous ces atouts nous permettent de nous nourrir plus facilement et mieux, de nous loger à l’abri des intempéries, de vivre en sécurité, de nous soigner grâce à la médecine,… et ainsi donc, de vivre beaucoup plus confortablement que toutes les autres espèces.

Pour alimenter notre force de vie, nous avons un corps, un esprit, une âme et aussi des nobles sentiments pour transcender l’existence.
Les idéaux sont une force qui élève l’Homme à des niveaux supérieurs. Ainsi, pour sa patrie, pour ses compagnons d’armes, un soldat sera prêt à donner sa vie.

Mais dans la vie, l’Amour est, à mon avis, le plus porteur de sens.
Nous savons tous combien les parents peuvent aimer leurs enfants, au point de tout sacrifier pour eux et il n’est nul besoin de preuves pour cela.
Dans le drame du massacre dans une salle de cinéma dans le Colorado (Etats-Unis), certains jeunes gens avaient donné leur vie pour leur petite amie en leur servant de bouclier, dépassant ainsi leur propre instinct de conservation au nom de l’amour.
Il est commun d’aimer les membres de sa famille, ses amis, ses proches mais consacrer sa vie à aimer des « inconnus » comme l’ont fait Mère Teresa, l’abbé Pierre,... et tous ces volontaires œuvrant dans les organisations caritatives de par le monde relève de l’Amour suprême.
A propos de solidarité, l’année dernière, le peuple japonais avait bouleversé le monde entier par son courage et son civisme face au drame de Tsunami.

L’amour sous toutes ses formes et tous les sentiments nobles dont nous sommes dotés donnent sens à la vie et élèvent son niveau au-dessus des instincts de base. C’est peut-être ce qui fait le plus la différence entre les êtres humains et les autres.

Le revers de la médaille
La vie est plus forte que la mort mais les extrêmes s’attirent et la mort courtise la vie.
Les nobles sentiments ont leurs vis-à-vis du côté des « ténèbres ».
Sans notre intelligence, les animaux ne tuent que pour manger, jamais par méchanceté.  Ils ne suivent que les lois de la nature et n’ont pas les mêmes « vices » que les humains.
Dans leur combat pour la survie et pour gagner leurs droits de vivre, les hommes peuvent faire preuve de violence extrême, les puissants peuvent opprimer les faibles, les riches exploiter les pauvres, les malins profiter des naïfs…
Pour leurs intérêts personnels, les hommes savent être égoïstes (après moi le déluge), lâches, tricheurs… Ils peuvent devenir cupides, vouloir accaparer toujours plus, parfois au dépens des autres.
Au nom des intérêts nationaux ou de la sécurité de l'état, les hommes peuvent entrer en guerre, aller jusqu’au génocide des fois pour élargir leurs territoires ou leur zone d’influence, gagner en pouvoir sur les autres.
Au nom d’un idéal (politique, religieux, économique,…), les hommes peuvent tuer de sang-froid ou servir de bombe humaine, ils peuvent emprisonner et tuer en masse sans autre forme de procès. Depuis des milliers d’années, combien de millions d’innocents sont ainsi morts sous le joug de tyrans sanguinaires ?
Au nom du progrès matériel, les hommes peuvent gaspiller les ressources de la planète, détruire le fragile équilibre écologique, sacrifiant ainsi l’avenir des générations à venir.
Tous ces drames ont toujours existé depuis la nuit des temps et l’Histoire se répète inlassablement tous les jours. Revers de l’âme humaine.

Vivre, une équation bien complexe
Pour un sujet si vaste et si complexe, je suis bien conscient que je ne peux en soulever que quelques aspects et de manière superficielle, tout comme je n’ai pas l’ambition de proposer des solutions.
Plus j’y pense et moins je comprends. La vie est une système plus que complexe et je laisse aux sages, aux philosophes, aux poètes, aux scientifiques, aux politiciens et autres experts le soin de l’étudier et de suggérer des réponses. J’ai bien peur que ce bas-monde ne sera jamais un paradis et que, comme disait Bouddha, la vie sera toujours souffrance.
Pour ma part, sachant que je dois vivre pour moi et avec les autres (mes proches et les autres), je ne peux qu’essayer de vivre une vie pleine et qui ait du sens, de vivre en accord avec ma conscience, de vivre serein et la paix dans l’âme (surtout à mon âge).
Car résoudre une telle équation ne relève plus de la nature ou de la science mais de « l’art de vivre ».  Et dans ce domaine, j’ai encore bien des choses à apprendre.
Pendant toutes ces années, j’ai essayé de comprendre quelques petites « vérités » et de les mettre en application, mais alors, qu’est-ce que c’est dur !

Yên Hà, août 2012