Con người có tổ có tông,
như cây có gốc,
như sông có nguồn.
như cây có gốc,
như sông có nguồn.
1.
Tên họ người Việt-Nam
Hiện nay, tên của người Việt-Nam thường là: Họ + Tên đệm (tên lót) + Tên chính.
Hiện nay, tên của người Việt-Nam thường là: Họ + Tên đệm (tên lót) + Tên chính.
1.1
Họ (Tính) Có thuyết cho rằng Trung Quốc đã có hệ thống tên họ theo lối phụ hệ sớm nhất trên thế-giới, sau đó là Việt Nam sau khi nước ta phải chuyển từ mẫu-hệ sang phụ-hệ dưới thời Bắc-thuộc.
Như vậy, sớm nhất Việt Nam (dân tộc Kinh) có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên.
Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc cho nên họ người Việt cũng vậy. Trong suốt hơn ngàn năm đô-hộ, những người Tàu như quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, …, đã sang nước ta và đã ở lại, thông hôn với người Việt và biến thành người bản xứ. Chính những lớp người này đã đem đến đa số họ mà người Việt Nam có hiện nay nhưng đa số tên họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt.
Họ người Việt không nhiều (khoảng 140) và các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều-đại trong lịch-sử.
Như vậy, sớm nhất Việt Nam (dân tộc Kinh) có tên họ vào khoảng đầu Công Nguyên.
Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc cho nên họ người Việt cũng vậy. Trong suốt hơn ngàn năm đô-hộ, những người Tàu như quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, …, đã sang nước ta và đã ở lại, thông hôn với người Việt và biến thành người bản xứ. Chính những lớp người này đã đem đến đa số họ mà người Việt Nam có hiện nay nhưng đa số tên họ được đọc trại đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt.
Họ người Việt không nhiều (khoảng 140) và các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều-đại trong lịch-sử.
Họ người Kinh
Phổ thông nhất là:
- Nguyễn (38%), Trần (12%), Lê (10%), Phạm (7%),
- Hoàng/Huỳnh (5%), Vũ/Võ (4%), Đặng (2%), Bùi (2%),
- Đỗ (1,4%), Hồ (1,3%), Ngô (1,3%), Dương (1%), Lý (0,5%).
Mười bốn họ này chiếm khoảng 90% dân số Việt-Nam.
Điều
đáng chú ý ngay là
- Họ Nguyễn đông nhất : 2 người Việt trên 5, hạng 4 trên thế-giới(sau Li, Zhang và Wang) với ước tính 36 triệu, hạng 38 bên Mỹ, hạng 7 bên Úc (2 Melbourne, 3 Sidney), …
- trong khi họ Lý trị vì 273 năm chỉ được 0,5% !
- Họ Nguyễn đông nhất : 2 người Việt trên 5, hạng 4 trên thế-giới(sau Li, Zhang và Wang) với ước tính 36 triệu, hạng 38 bên Mỹ, hạng 7 bên Úc (2 Melbourne, 3 Sidney), …
- trong khi họ Lý trị vì 273 năm chỉ được 0,5% !
Điểu
này được giải-nghĩa bằng sự-kiện những lịch-sử:
- Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn.
- Khi nhà Hồ, nhà Mạc hay họ Trịnh suy tàn, con cháu của họ vì sợ trả thù nên đã đổi sang họ Nguyễn.
- Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi.
- Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn.
- Khi nhà Hồ, nhà Mạc hay họ Trịnh suy tàn, con cháu của họ vì sợ trả thù nên đã đổi sang họ Nguyễn.
- Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi.
Họ
các sắc tộc khác
Phần
đông các sắc-tộc thiểu-số bị bắt buộc đổi họ cho tiện bề sổ sách và thường được
vua ban họ cho.
Họ
kép
- Họ kết-hợp bởi hai họ: Thường thấy có Đặng Vũ, Vũ-Ðỗ, Nguyễn-Trần, Trần-Lê, Hồ-Ðặng, Lê-Phan, Vũ-Phạm, Ðặng-Trần.
Trước hết là trường hợp người con nuôi, y thêm họ gốc vào họ gia đình cha mẹ nuôi.
Có khi là họ bố và họ mẹ ghép vào với nhau.
Còn có trường-hợp những người được vua cho đổi họ nhưng được phép giữ họ gốc ghép vào họ mới mà thành ra họ kép.
- Họ + tên đệm: Đây không phải là 2 họ ghép vào mà là để phân biệt chi nhánh (thí-dụ họ Đặng có những chi Khắc, Hữu, Xuân, Đức, Ngọc, Huy, Đình...) hay để phân-biệt vai vế (thí-dụ họ Dương: bên nhánh nam thì lần lượt là Tự, Thiệu, Hồng, Nghiệp, nhánh nữ lần lượt là Hạ, Nguyệt, Vân, Thuý).
Trước hết là trường hợp người con nuôi, y thêm họ gốc vào họ gia đình cha mẹ nuôi.
Có khi là họ bố và họ mẹ ghép vào với nhau.
Còn có trường-hợp những người được vua cho đổi họ nhưng được phép giữ họ gốc ghép vào họ mới mà thành ra họ kép.
- Họ + tên đệm: Đây không phải là 2 họ ghép vào mà là để phân biệt chi nhánh (thí-dụ họ Đặng có những chi Khắc, Hữu, Xuân, Đức, Ngọc, Huy, Đình...) hay để phân-biệt vai vế (thí-dụ họ Dương: bên nhánh nam thì lần lượt là Tự, Thiệu, Hồng, Nghiệp, nhánh nữ lần lượt là Hạ, Nguyệt, Vân, Thuý).
1.2
Tên (Danh)
Tên
của người Việt-Nam thường là: Họ + Tên đệm (tên lót) + Tên chính.
Tên chính
Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương,...; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Oanh...; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân...; tên loại vải quý: Nhung, Gấm,...; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung,...; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mỹ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Nga, Trang, Huyền, Ngân...
Tên nữ thường là tên loài hoa: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương,...; tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Oanh...; tên đá quý: Bích, Ngọc, Trân...; tên loại vải quý: Nhung, Gấm,...; từ ngữ chỉ đức tính: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung,...; hay từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ý nghĩa hoa mỹ: Vân, Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt, Nga, Trang, Huyền, Ngân...
Tên nam thường là
tiếng chỉ sức mạnh: Cường, Hùng, Dũng,...; tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí,
Tuệ, Quang, Sáng,...; tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Hiệp,
Phúc... hay tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh, Đạt... hay
chỉ địa vật như Sơn, Giang, Lâm, Hải, Dương,...; hoặc một số từ có âm hưởng
mạnh mẽ như Long, Quốc,...
Tên có thể hay nhưng tên đệm cũng quan trọng để tạo nên âm điệu và ngữ nghĩa hài hòa cho toàn bộ cái tên.
Tên đệm có khi để phân biệt nam (Văn, Hữu hay Mạnh) hay nữ (Thị, Diệu);
có khi chỉ thứ bậc trong gia-tộc (họ Dương hay hoàng-tộc Nguyễn, Ngô Thì, Ngô Vai; Nguyễn Đức, Nguyễn Mậu,...);
hoặc dùng để bổ nghĩa cho tên chính: “Hùng” có thể được đệm bằng “Anh” để thành “Anh Hùng”, “Trang” có thể được đệm bằng “Đoan” để thành”Đoan Trang”, …
Con cháu Việt-Nam sinh bên Mỹ, Pháp, … thường không có tên đệm vì tên họ Mỹ, Pháp… không cấu trúc như Việt-Nam nên bố mẹ phần lớn đặt tên con theo lối Tây-phương (Andrew Pham, Jennifer Nguyen,…)
Tên “ở
nhà” là những tên
hàm chứa tình thương, sự trìu mến của gia đình dành cho con cháu trong nhà như
« Tí », « Cu », « Gáo », “Bê”, “Phốc” …. Những tên này có khi được dùng để gọi
những đứa trẻ mãi đến lúc chúng đã trưởng thành.
Người
theo đạo Thiên Chúa thường có tên
thánh và bên Phật giáo thì có pháp danh.
Yên Hà,
tháng 3, 2017
Họ người Việt-Nam,
Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_Nam
Tên người Việt-Nam,
Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AAn_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AAn_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_Nam
Lược-sử tên họ
người Việt (Nguyễn Vy-Khanh)
http://baiviet.vietnamgiapha.com/2011/04/luoc-su-ten-ho-nguoi-viet.html
http://baiviet.vietnamgiapha.com/2011/04/luoc-su-ten-ho-nguoi-viet.html
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.