Biết viết gì đây? Hay là mình viết về… viết? Cũng có lý lắm chứ nhỉ?
Ngôn là lời để
nói, ngữ là chữ để viết. Lần này, chúng ta sẽ nói chuyện về viết, lần khác có dịp,
mình sẽ viết về nói nhé.
Từ nói đến viết
Từ thời thượng-cổ,
có lẽ loài người đã biết suy nghĩ trước khi biết nói. Nói cho ngay, thuở
sơ-khai đó, trí óc loài người chưa có gì là “văn-minh” cho lắm, ổ đĩa cứng thì chả có bao nhiêu nên ngôn-ngữ
cũng chỉ để dùng qua loa trong đời sống hàng ngày mà thôi. Trí óc dần dần cũng
tiến nhiều, từ-vựng mới mỗi ngày mỗi phong phú hơn.
Rồi lời nói không cũng không đủ. Liên lạc với người ở xa khi chưa có điện thoại hay Internet thì khó lắm.
Rồi lời nói không cũng không đủ. Liên lạc với người ở xa khi chưa có điện thoại hay Internet thì khó lắm.
Vả lại, lời nói bay mất, chữ viết thì vẫn còn lại (les paroles s’envolent, les
écrits restent).
Truyền khẩu chỉ là một giải-pháp cực chẳng đã nên loài người
đã phải chế tạo ra chữ viết, lúc đầu chỉ là những hình ảnh tượng trưng như chữ
tượng hình (hiéroglyphe) của người Ai-Cập cổ-đại viết trên giấy cối (papyrus),
đã xuất-hiện bốn ngàn năm trước Công-nguyên. Từ đó, những vua chúa mới ban chỉ, cho viết quốc-sử, những nhà lãnh-đạo tinh-thần như Đức Phật, Khổng-Tử, … đi đâu cũng có đệ-tử đi theo ghi chép lời thánh hiền để giảng dậy lại cho đại chúng.
Cho đến ngày nay, ở những nước tân-tiến, gần như ai ai cũng biết viết, dù không được đi học nhiều. Thời-buổi Internet, gần như ai ai cũng biết « text » hay viết thư điện-tử (email). Mặt khác, những thi-sĩ, văn sĩ nghiệp dư cũng ngày càng đông. Chữ viết đã trở thành một nhu-cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Viết gì ?
Những thể loại viết
rất đa dạng. Nói chung, chúng ta có thể phân-biệt bốn loại viết :
- Viết trong đời
sống cá-nhân hàng ngày : khi ta viết thư, text, email cho bạn bè, thân hữu, viết nhật ký hoặc khi ta phải lo giấy tờ hành chánh với những cơ-quan hữu trách
(căn-cước, thuế má, y tế, ngân hàng, …) ;
- Viết trong
khuôn-khổ nghề-nghiệp : trong khi đi làm (viết biên bản, báo cáo, tường-trình, bài tin-tức, hợp-đồng, hiệp-ước, …) ;
- Viết trong
khuôn-khổ nghệ-thuật : viết văn, làm thơ, viết hồi ký, ... ;
- Viết trong
khuôn-khổ nghệ-thuật chuyên-nghiệp / thương-mại : kịch, thơ, văn, bài báo nghệ-thuật…
được xuất-bản. Thể-loại này đặc-biệt ở chủ-đích thương-mại với những
tính-cách đôi khi đối-nghịch với loại nghệ-thuật “bất vụ lợi”.
Nói một cách
khoa-học, bộ óc chúng ta không đồng nhất : phần bên trái chuyên về trí-năng
phân-tích, dựa trên lý tính, thường dùng một cách “khách quan”, trong khi phần
bên trái chuyên về trí-năng tổng-hợp, dựa trên trực giác, thường dùng một cách
“chủ quan”. Nói cách khác, phần óc bên trái là “trí” trong khi phần óc bên phải
là “tâm”.
Phần óc bên trái (khách quan) thường điều hành những bài viết trong khuôn-khổ nghề-nghiệp trong khi phần óc bên phải (chủ quan) phần lớn sẽ điều-hành những bài viết trong khuôn-khổ nghệ-thuật. Những bài viết trong khuôn-khổ nghệ-thuật chuyên-nghiệp đương nhiên dụng đến cả hai phần óc.
Phần óc bên trái (khách quan) thường điều hành những bài viết trong khuôn-khổ nghề-nghiệp trong khi phần óc bên phải (chủ quan) phần lớn sẽ điều-hành những bài viết trong khuôn-khổ nghệ-thuật. Những bài viết trong khuôn-khổ nghệ-thuật chuyên-nghiệp đương nhiên dụng đến cả hai phần óc.
Viết làm sao?
Thông thường ta
nghĩ sao nói vậy (trừ những trường-hợp như đọc diễn-văn hay khi chuẩn-bị để được phỏng
vấn) và chỉ tuỳ thuộc cá-tính người nói, và hình-thức không phải là vấn đề
chính.
Ngược lại, viết là để dấu vết lại nên thường phải nặng phần hình-thức hơn và viết cũng tuân theo một số luật-lệ căn-bản.
Ngược lại, viết là để dấu vết lại nên thường phải nặng phần hình-thức hơn và viết cũng tuân theo một số luật-lệ căn-bản.
Một bài viết, nhất là nếu quan trọng hoặc phức tạp phải có bố cục rành mạch:
- Tựa đề để thông báo về đề-tài và ý nghĩa của bài. Tựa-đề phải “hấp-dẫn” như thế nào để bài được người đọc chú tâm ;
- Đầu bài dùng để giới thiệu hoán-cảnh,
chủ-đích của bài, giải-thích thêm về chủ-đề ;
- Thân bài là phần chính của bài. Các
phân đoạn nên được chia với độ dài vừa phải, mỗi câu đừng quá dài, để mắt và óc người đọc ít bị mỏi khi phải đọc những đoạn văn dầy đặc chi chít. Mỗi chương nói về một
ý chính (thường là tiểu-đề của chương) ;
- Kết luận dùng để tóm tắt lại nguyên
bài. Ngoại trừ những đề-tài vô thưởng, vô phạt, một bài nói (diễn văn, quảng
cáo, thuyết-trình, thương lượng, …) hay một bài viết bao giờ cũng có chủ-đích
gây ảnh hưởng đến người đọc, ít nhất là chia sẻ cảm nghĩ của mình và kết-luận
là những điều người viết muốn người đọc hiểu rõ và nhớ.
Bài viết dĩ nhiên
phải tránh mọi lỗi chính-tả và văn-phạm căn-bản. (Xin mời đọc lại những bài về chính tả).
Từ vựng phải chính xác nhưng dễ-hiểu đối với người đọc, lối viết phải súc tích nhưng đầy đủ và nhất là thích-hợp với giới độc-giả (thí dụ như trong khuôn-khổ nghiêm-túc thì nên tránh đùa giỡn…). Dùng tiếng Việt mới thì những người như tôi đầu hàng vô điều kiện.
Từ vựng phải chính xác nhưng dễ-hiểu đối với người đọc, lối viết phải súc tích nhưng đầy đủ và nhất là thích-hợp với giới độc-giả (thí dụ như trong khuôn-khổ nghiêm-túc thì nên tránh đùa giỡn…). Dùng tiếng Việt mới thì những người như tôi đầu hàng vô điều kiện.
Những điều khác
không kém quan-trọng là chấm, phết, chấm phét, xuống hàng, bỏ hàng, dùng ngoặc
đơn, ngoặc kép cũng như gạch đít, viết đậm, viết nghiêng, …
Victor Hugo có từng
nói: «Hình-thức là nội-dung nổi lên bề mặt » (La forme, c’est le fond
qui remonte à la surface.) Ngoài trừ nhật-ký mình không cho ai đọc nhưng nếu đã viết
cho người đọc thì ít nhất phải khiến cho người đọc muốn đọc, làm sao cho người
đọc hiểu để chia sẻ một ít gì của mình. Và làm sao đem lại một niềm vui cho người
đọc.
Viết và tôi
Trước hết, tôi
xin khẳng định mình không phải thi sĩ (thơ tôi viết, tiếng Pháp cũng như tiếng
Việt không đến hai trăm bài), tôi cũng không phải nhà văn (tôi chưa hề xuất bản
được một quyển sách nào). Chỉ biết lúc còn
đi học, tôi thích văn-chương, Việt và Pháp, cho dù tôi dần dần theo học ban
Toán. Tôi nhớ một dạo, ông thày Pháp văn có khuyên tôi học thêm môn La-Tinh và
Hy Lạp để nắm vững Pháp văn hơn nhưng con trẻ nào thích học « thêm »
đâu ? (Sau này, tôi mới tiếc không nghe lời thày răn). Tôi cũng thích đọc
sách và tôi thường ra vào thư-viện một hai lần mỗi tuần.
Có lẽ tôi bắt đầu
viết là khi tôi xa nhà. Nhớ nhà, nhớ gia-đình, tôi thường hay viết thư về cho đỡ
nhớ, rồi sau đó, tôi cảm thấy cần viết cho chính mình hơn. Tôi bắt đầu viết lên
cảm xúc mình qua văn xuôi rồi tôi cũng tập tành làm thơ « con
cóc ». Sau đó, tôi cũng có đăng thơ văn mình trên báo của Hội Sinh-Viên
thuở đó. Và tôi bước chân vào con đường « viết ».
Cũng như một số lớn,
tôi cũng đã viết thơ tình, để tỏ tình hay để cho vơi đi những nỗi thất tình. Tình yêu bao giờ cũng là đề-tài chính của thi văn.
Tôi cũng có trải qua một giai-đoạn đi tìm chính mình, đi tìm ý-nghĩa cuộc sống và ngòi bút đã là một cứu cánh giúp tôi thông qua những câu hỏi riêng tư không có câu trả lời. Những “tiếng vọng từ đáy vực” đó cũng đã là một giai-đoạn viết của tôi.
Tôi cũng có trải qua một giai-đoạn đi tìm chính mình, đi tìm ý-nghĩa cuộc sống và ngòi bút đã là một cứu cánh giúp tôi thông qua những câu hỏi riêng tư không có câu trả lời. Những “tiếng vọng từ đáy vực” đó cũng đã là một giai-đoạn viết của tôi.
Rồi cách đây bốn
năm, về hưu không biết làm gì, tôi nổi cơn bốc đồng viết blog, bước thêm một bước vào ngành này. Tôi bắt đầu nếm thử những
thể-loại mới như dịch thơ, kịch vui, chuyện ngắn, tham khảo ngôn-ngữ, nghiên cứu
về một nhạc-thi sĩ (Ngô Thuỵ Miên, Charles Aznavour, Jacques Brel), …
Ngoài ra, vào đến tuổi này, dĩ vãng dài gấp mấy lần tương lai, tôi chả còn sáng tác được bao nhiêu và viết hồi-ký có lẽ là dễ hơn, có phải không ạ?
Ngoài ra, vào đến tuổi này, dĩ vãng dài gấp mấy lần tương lai, tôi chả còn sáng tác được bao nhiêu và viết hồi-ký có lẽ là dễ hơn, có phải không ạ?
Nói đùa tí cho
vui nhưng có lẽ tôi không có máu sáng tác hay tâm-hồn thi sĩ, văn sĩ gì cả. Tôi
chỉ viết khi có gì để nói, một cảm xúc để bộc lộ, một tâm tư để chia sẻ. Suốt hai năm trời sống trong cảnh Ngưu Lang-Chức Nữ cùng với vợ tôi, tôi đã viết rất nhiều văn cũng như
thơ nhưng từ ngày đoàn tụ, tôi không viết được bài nào “ra hồn” cả (cũng như vợ
tôi chỉ viết được mấy bài nhạc trong thời-kỳ đó).
Tôi không có số đào-hoa với những nàng Thơ, nàng Văn nên tôi cần một động-cơ
nào, một dịp gì đó để thúc đẩy tôi viết. Thí dụ như có một dạo, ông thày dạy
hát của tôi tổ-chức, mỗi tháng một lần, một buổi văn-nghệ (hát hay đọc thơ-văn)
có chủ-đề. Và mỗi tháng, tôi lại có dịp tập một bài hát và nhất là viết ; có khi
tôi không hát nhưng lần nào tôi cũng viết.
Nói về mặt
hình-thức, chắc hẳn viết trong khuôn-khổ chuyên-nghiệp đã giúp tôi rất nhiều.
Lúc còn đi làm, tôi đã có dịp làm tại trụ-sở một hãng rất lớn và đôi khi tôi phải làm
phúc-trình cho mấy ông xếp lớn để trình bày về một vấn-đề gì đó và dĩ nhiên,
tôi không thể viết bậy, nói bạ với mấy ông “to đầu” đó.
Sau đó, tôi đã ra làm riêng trong ngành cố-vấn (consultant) và huấn luyện viên (training) về quản-trị (management) suốt hai mươi năm. Cố vấn thì phải hiểu và giúp khách hiểu và giải-quyết những vấn-đề chính của họ và huấn-luyện thì phải có óc sư-phạm. Và tôi bắt đầu chú trọng nhiều vào phần hình-thức.
Sau đó, tôi đã ra làm riêng trong ngành cố-vấn (consultant) và huấn luyện viên (training) về quản-trị (management) suốt hai mươi năm. Cố vấn thì phải hiểu và giúp khách hiểu và giải-quyết những vấn-đề chính của họ và huấn-luyện thì phải có óc sư-phạm. Và tôi bắt đầu chú trọng nhiều vào phần hình-thức.
Viết để làm gì?
Tại sao có người thích hát? Tại sao có người thích vẽ? Tại sao có người thích viết?
Tôi chỉ có cảm xúc và tôi cần có một phương-tiện để bộc-lộ lên những gì mình ôm ấp trong lòng. Tôi viết để trút ra bên ngoài những gì ấp ủ bên trong, viết để chia sẻ, để tự hiến dâng một phần gì nơi mình, viết để tự chấp nhận những gì nơi mình. Miguel Del Castillo đã có nói: "Tôi vẫn viết để tránh né sự sống...", không biết ông ấy muốn nói gì nhưng đôi khi tôi có cảm tưởng mình viết để tránh né cảm xúc, làm như chữ nghĩa có thể thay thế hay thay đổi cảm giác? (Hay là người Mỹ da đen lúc trước cũng hát nhạc Blues để quên đi nỗi thống khổ?)
Tôi chỉ hay suy luận, tìm hiểu và viết chắc hẳn là một cơ-hội để học hỏi và chia sẻ được với người chung quanh lại là một niềm vui khác.
Tôi cũng thích đùa giỡn với chữ, tôi thích chơi chữ, thích sự liên-hệ giữa chữ và nghĩa. Và vui thú nhất là khi người đối diện tâm đầu ý hợp với mình và đối đáp lại và chung vui với mình và chữ.
Nói về đồ-nghề viết, bây giờ ít ai dùng bút nữa, cái bảng gõ đã xuất hiện trên máy vi-tính, trên máy điện-thoại di động, trên tablet, ... nhưng tôi vẫn thích viết bút máy hơn, không hiểu sao?
Tôi nhớ lúc còn bé đi học, tôi được dùng bút mực với ngòi bút Sergent-Major, sau đó sang bút máy thì tôi có bút Pilot của Nhật, nét nhỏ. Khi tôi bắt đầu viết, tôi thích loại bút mực Parker (làm gì có tiền mua bút máy Mont Blanc?) với ngòi mạ vàng, nét đậm và tôi thích mua những quyển vở đẹp, viết cho sướng.
Thật tuyệt vời khi tâm trí bay bổng giữa chữ và nghĩa và ngón tay thì dìu ngòi bút lả lướt trên trang giấy, như một cặp vũ công uốn người theo điệu Tango Argentina.
Khi viết, mình như trên đường đi nhưng bước chân không biết đi đâu và đôi khi càng đi lạc, càng gặp những điều thú vị.
Tôi chưa bao giờ thử qua những chất làm cho phê nhưng tôi cũng đoán khi lên mây rồi chắc cảm hứng phải lai láng lắm? Và tôi cũng hiểu vì sao bao nhiêu nghệ-sĩ trong mọi địa hạt đã thử qua những chất kích thích đó?
Nói cho cùng, với tuổi này, viết cũng chỉ là một phương cách để ngăn chặn An-Dzai-Mơ nó đang rình tôi chứ để nó xuất chiêu thì muộn mất.
Lúc trước, tôi còn chơi Sudoku để những tế-bào não tập thể-dục chút nhưng rồi cũng chán vì những con số chả bao giờ giúp tôi khuây khoả cả (trong nhà, vợ tôi lo hết những công việc sổ sách mà?) Hay là già rồi, chả muốn suy-nghĩ gì nữa không biết chừng?
Viết đến đây thì mực cũng đã cạn rồi. Cuối cùng, viết về viết cũng chỉ để viết. Viết để viết. Chấm hết.
Tôi chỉ hay suy luận, tìm hiểu và viết chắc hẳn là một cơ-hội để học hỏi và chia sẻ được với người chung quanh lại là một niềm vui khác.
Tôi cũng thích đùa giỡn với chữ, tôi thích chơi chữ, thích sự liên-hệ giữa chữ và nghĩa. Và vui thú nhất là khi người đối diện tâm đầu ý hợp với mình và đối đáp lại và chung vui với mình và chữ.
Nói về đồ-nghề viết, bây giờ ít ai dùng bút nữa, cái bảng gõ đã xuất hiện trên máy vi-tính, trên máy điện-thoại di động, trên tablet, ... nhưng tôi vẫn thích viết bút máy hơn, không hiểu sao?
Tôi nhớ lúc còn bé đi học, tôi được dùng bút mực với ngòi bút Sergent-Major, sau đó sang bút máy thì tôi có bút Pilot của Nhật, nét nhỏ. Khi tôi bắt đầu viết, tôi thích loại bút mực Parker (làm gì có tiền mua bút máy Mont Blanc?) với ngòi mạ vàng, nét đậm và tôi thích mua những quyển vở đẹp, viết cho sướng.
Thật tuyệt vời khi tâm trí bay bổng giữa chữ và nghĩa và ngón tay thì dìu ngòi bút lả lướt trên trang giấy, như một cặp vũ công uốn người theo điệu Tango Argentina.
Khi viết, mình như trên đường đi nhưng bước chân không biết đi đâu và đôi khi càng đi lạc, càng gặp những điều thú vị.
Tôi chưa bao giờ thử qua những chất làm cho phê nhưng tôi cũng đoán khi lên mây rồi chắc cảm hứng phải lai láng lắm? Và tôi cũng hiểu vì sao bao nhiêu nghệ-sĩ trong mọi địa hạt đã thử qua những chất kích thích đó?
Nói cho cùng, với tuổi này, viết cũng chỉ là một phương cách để ngăn chặn An-Dzai-Mơ nó đang rình tôi chứ để nó xuất chiêu thì muộn mất.
Lúc trước, tôi còn chơi Sudoku để những tế-bào não tập thể-dục chút nhưng rồi cũng chán vì những con số chả bao giờ giúp tôi khuây khoả cả (trong nhà, vợ tôi lo hết những công việc sổ sách mà?) Hay là già rồi, chả muốn suy-nghĩ gì nữa không biết chừng?
Viết đến đây thì mực cũng đã cạn rồi. Cuối cùng, viết về viết cũng chỉ để viết. Viết để viết. Chấm hết.
Yên Hà, tháng sáu 2015
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.