Sau Ngô Thuỵ Miên
và Charles Aznavour, tôi cũng muốn viết về một người nghệ-sĩ
tài ba khác, với một cá
tính thật đặc biệt : Jacques Brel.
Tên tôi là Jacques Brel
Jacques Brel ra đời
ngày 18 tháng 8, 1929 tại Scharebeek (ngoại-ô Bruxelles, Bỉ quốc) và mất ngày 9
tháng 10, 1978 tại Bobigny (Pháp quốc), hưởng thọ 49 tuổi.
Ông là một nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, đạo diễn nhưng miêu tả ông không phải là một chuyện dễ. Cũng như điệu "van" ngàn nhịp (valse à mille temps) của ông, con người của ông cũng vậy, đa dạng và vô cùng phức-tạp. Nói về ông, người ta đã thường nêu lên những cá tính như: Cha Brel, kẻ phẫn nộ, phản tư-sản, phản phụ-nữ, Don Quichotte, người hát dạo, người bạn trung tình, và nhất là người quá nhạy cảm.
Ông là một nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, đạo diễn nhưng miêu tả ông không phải là một chuyện dễ. Cũng như điệu "van" ngàn nhịp (valse à mille temps) của ông, con người của ông cũng vậy, đa dạng và vô cùng phức-tạp. Nói về ông, người ta đã thường nêu lên những cá tính như: Cha Brel, kẻ phẫn nộ, phản tư-sản, phản phụ-nữ, Don Quichotte, người hát dạo, người bạn trung tình, và nhất là người quá nhạy cảm.
Người nghệ-sĩ có
bao nhiêu chuyện để nói và người đã nói lên trong hơn hai trăm bài hát đầy cảm
xúc, nhất là với cách trình-diễn của ông trên sân-khấu.
Tôi xin được mạn
phép nói về ông trong thời hiện-tại vì đối với tôi, nhà thơ tuyệt-vời này luôn
luôn tồn tại trong thâm tâm tôi:
Trong lòng đất lạnh,
Jacquot,
Ông vẫn còn hát
Trong lòng đất lạnh,
Ông vẫn chưa chết…
Jacquot,
Ông vẫn còn hát
Trong lòng đất lạnh,
Ông vẫn chưa chết…
1. Jacques Brel, người đam mê
Ông là một người
đam mê trong cuộc sống. Ông không sống nửa chừng, ông không giả vờ, ông sống trọn
vẹn mỗi cảm xúc trong mỗi giây phút của cuộc sống, không chừng mực, đến cùng cực.
Đôi khi ông cứng đầu đến ngoan cố, nóng giận đến cực đoan, nhưng ngược lại ông
cũng rất độ lượng và hào hiệp.
Thật mâu-thuẫn khi ông kịch-liệt chống lại cội-nguồn của mình, chống lại giai-cấp tư-sản của gia-đình mình, chống lại nền giáo-dục thiên-chúa giáo mình, chống lại dân-tộc tính “Flamand” của chính mình.
Thật mâu-thuẫn khi ông kịch-liệt chống lại cội-nguồn của mình, chống lại giai-cấp tư-sản của gia-đình mình, chống lại nền giáo-dục thiên-chúa giáo mình, chống lại dân-tộc tính “Flamand” của chính mình.
Không Chúa
Mặc dù ông đã được giáo huấn theo đạo lý Thiên Chúa giáo và hoạt động trong một tổ chức tín-đồ trẻ (La Franche Cordée), ông đã bắt đầu chống
lại giáo-điều:
Bước vào nhà thờ thì dễ quá
Để xô ra bao điều dơ bẩn
Trước mặt ông cha đang nhắm mắt
Để tha thứ ta dễ dàng hơn
Im đi mày, Jacques
Mày thì biết gì về Chúa
Một câu thánh ca, một hình ảnh
Mày chả biết gì hết…
… Dễ quá, thật dễ quá
Khi ta giả vờ…
(Grand Jacques)
… Nếu Chúa thật sự là Chúa
Thì Chúa sẽ không hà-tiện trời xanh
Nhưng Chú không phải là Chúa
Chúa còn hơn vậy nữa
Chúa là người…
(Chúa / Le bon Dieu)
Thì Chúa sẽ không hà-tiện trời xanh
Nhưng Chú không phải là Chúa
Chúa còn hơn vậy nữa
Chúa là người…
(Chúa / Le bon Dieu)
« Tôi nghĩ có lẽ Chúa là loài người, nhưng
chúng ta không biết thôi. » (Jacques Brel)
Đàn bà Flamand khiêu vũ trong im lặng
Trong bài « Đàn bà Flamand » (Les Flamandes), ông chỉ trích tập-đoàn tăng lữ của tổ-chức nhà thờ Bỉ nhưng chỉ gây phản ứng mạnh từ cộng-đồng Flamand của nước Bỉ.
(Xin mời đọc thêm về vấn-đề này trong số sau.)
(Xin mời đọc thêm về vấn-đề này trong số sau.)
Im lặng những ngày chủ nhật rền vang
Đàn bà Flamand khiêu vũ trong im lặng
Đàn bà Flamand ít nói lắm
Nếu họ khiêu vũ, đó là tại họ hai mươi tuổi
Và hai mươi tuổi thì phải hứa hôn
Hứa hôn là để thành hôn
Thành hôn là để có con
Bố mẹ họ nói như vậy
Ông uỷ viên nhà thờ và tổng linh mục cũng nói vậy
Vì vậy nên họ khiêu vũ
Đàn bà Flamand, đàn bà Flamand…
(Đàn bà Flamand / Les Flamandes)
Đàn bà Flamand khiêu vũ trong im lặng
Đàn bà Flamand ít nói lắm
Nếu họ khiêu vũ, đó là tại họ hai mươi tuổi
Và hai mươi tuổi thì phải hứa hôn
Hứa hôn là để thành hôn
Thành hôn là để có con
Bố mẹ họ nói như vậy
Ông uỷ viên nhà thờ và tổng linh mục cũng nói vậy
Vì vậy nên họ khiêu vũ
Đàn bà Flamand, đàn bà Flamand…
(Đàn bà Flamand / Les Flamandes)
Không chủ
Ông cũng chống
chiến-tranh với bài hát « Con chim bồ câu » (La colombe):
Tại sao phải đội kèn đồng khi binh lính xếp hàng bốn
Đứng chờ những cuộc tàn sát trên bến ga ?
Tại sao có chuyến tàu đầy nghẹt đang kêu ro ro
Trước khi đưa chúng ta đến những chỗ hiểu lầm ?
Tại sao có đám đông đến hò ca và hoan nghênh
Những kẻ được đi, nhân danh điều ngu ngốc ?
Chúng ta sẽ không vào rừng nữa, chim bồ câu đã bị thương
Chúng ta sẽ không vào rừng, chúng ta sẽ giết nó…
Chúng ta sẽ không vào rừng nữa, chim bồ câu đã bị thương
Chúng ta sẽ không vào rừng, chúng ta sẽ giết nó…
Ngoài ra, bài « Khi ta chỉ có tình yêu » (Quand on n’a que l’amour) đã được viết trong thời-kỳ chiến tranh bên Algérie :
Khi ta chỉ có tình yêu
Để nói chuyện với đại bác
Chỉ có một bài hát
Để thuyết phục một cái trống…
Để nói chuyện với đại bác
Chỉ có một bài hát
Để thuyết phục một cái trống…
Trong bài
« Người kế tiếp » (Au suivant), ông chỉ-trích những nhà thổ quân-sự lập ra để hiến
cho những người lính trẻ những « nữ hộ-lý » :
Trần truồng trong cái khăn bông cuốn thành sà-rông
Tay cầm xà-phòng, mặt đỏ tía
Kế tiếp, kế tiếp,
Tôi mới vừa đôi mươi và một trăm hai chúng tôi
Lần lượt kế tiếp kẻ mình theo sau
Kế tiếp, kế tiếp,
Tôi mới vừa đôi mươi và tôi thành đàn ông
Trong một nhà thổ quân đội
Kế tiếp, kế tiếp, …
Tay cầm xà-phòng, mặt đỏ tía
Kế tiếp, kế tiếp,
Tôi mới vừa đôi mươi và một trăm hai chúng tôi
Lần lượt kế tiếp kẻ mình theo sau
Kế tiếp, kế tiếp,
Tôi mới vừa đôi mươi và tôi thành đàn ông
Trong một nhà thổ quân đội
Kế tiếp, kế tiếp, …
Bài hát còn nói
qua về những tình trạng tình dục thiếu tình yêu.
Con tư-sản và phản tư sản
« Tôi đã có một tuổi thơ bình lặng, mọi việc đều
ngăn nắp, thứ tự. Không có gì trục trặc, là khó khăn… Thật là thanh bình và tất
nhiên là buồn tẻ…
Tôi lớn lên trong một môi trường tư sản rất thận trọng khiến tôi buồn chán lắm. Không phải là tôi than phiền gì về cuộc sống của tôi hay về giai-cấp tư sản của bố mẹ tôi. Chỉ có điều là tôi chán ngắt…
... Tôi không nhớ đã thấy cha tôi cười...»
Tôi lớn lên trong một môi trường tư sản rất thận trọng khiến tôi buồn chán lắm. Không phải là tôi than phiền gì về cuộc sống của tôi hay về giai-cấp tư sản của bố mẹ tôi. Chỉ có điều là tôi chán ngắt…
... Tôi không nhớ đã thấy cha tôi cười...»
Tôi có cảm-tưởng
là ông « trách » bố mẹ ông đã giam cầm ông trong cái gọi là « tư sản thận trọng và bất động »
đó trong khi ông đang tràn đầy sức sống và chỉ mơ được bay nhảy đó đây. Hầu
như, tù túng trong cái bẫy gia-đình (Cha tôi đã đóng hộp tôi - ám chỉ xưởng làm các-tông của cha ông), ông vùng vẫy để thoát ra khỏi cái
« tư sản » đó, như Michael Jackson sau ông, đã muốn từ bỏ cái làn da
« đen đủi » của mình.
Dầu sao đi nữa,
ông căm thù giới trưởng-giả đó một cách thậm-tệ :
… Những kẻ trưởng giả cũng giống như heo lợn
Càng về già thì càng ngu
Những kẻ trưởng giả cũng giống như heo lợn
Càng về già thì càng đần…
Càng về già thì càng ngu
Những kẻ trưởng giả cũng giống như heo lợn
Càng về già thì càng đần…
Nhưng ông cũng rõ
nơi mình xuất thân nên trong đoạn cuối, ông tự thuật mình như một công chứng
viên về già :
… Giữa công chứng viên với nhau
Chúng tôi thường qua thời giờ
Ông J. bàn về Voltaire
Ông P. về Casanova
Còn tôi, tôi là kiêu hãnh nhất
Tôi vẫn bàn về tôi…
(Những kẻ trưởng-giả / Les bourgeois https://www.youtube.com/watch?v=q5djq141fsI )
Chúng tôi thường qua thời giờ
Ông J. bàn về Voltaire
Ông P. về Casanova
Còn tôi, tôi là kiêu hãnh nhất
Tôi vẫn bàn về tôi…
(Những kẻ trưởng-giả / Les bourgeois https://www.youtube.com/watch?v=q5djq141fsI )
Chúng ta phải
nghe và nhất là xem Jacques Brel trình diễn bài « Những người đó » (Ces gens là),
mô tả một gia-đình tư sản :
… Và rồi, còn anh chàng kia…
… Đi lo công việc
Đầu độ mũ
Người mặc áo
Chạy chiếc xe be bé
Anh rất muốn ra vẻ
Nhưng chẳng ra vẻ gì
Đừng có đòi trưởng giả
Khi mình không có tiền
Phải nói với ông rằng
Những người đó,
Họ không sống, ông ơi
Họ không sống, họ giả vờ…
Đầu độ mũ
Người mặc áo
Chạy chiếc xe be bé
Anh rất muốn ra vẻ
Nhưng chẳng ra vẻ gì
Đừng có đòi trưởng giả
Khi mình không có tiền
Phải nói với ông rằng
Những người đó,
Họ không sống, ông ơi
Họ không sống, họ giả vờ…
(Những người đó
/ Ces gens là https://www.youtube.com/watch?v=2FCqjm2Jwhk)
Một tấm lòng to như giáo đường
Ông rất kịch liệt
đối với những điều xằng bậy nhưng ngược lại, ông rất trung thành với bạn bè và
là một người rộng rãi và hào hiệp.
Khi cô ca sĩ Isabelle Aubret đã bị thương trầm trọng trong một tai nạn xe cộ, không những ông đã tặng cô bài « La Fanette » là bài nhạc của ông mà cô muốn hát, mà còn cho cả bản quyền để giúp đỡ cô.
Ông cũng đã tặng bản quyền bài « L’enfance » cho tổ-chức từ-thiện Perce-Neige của người bạn Lino Ventura.
Và ngay cả khi ông đã lừng danh trong làng nhạc, ông đã nhiều lần trở lại hát trong quán hát nhỏ L’Echelle de Jacob của bà Suzy Lebrun để đền ơn bà đã giúp đỡ ông trong những bước đầu. Không những ông không nhận thù lao mà ông còn bỏ tiền túi để trả lương nhạc công của mình.
Ngoài ra, lòng hào-hiệp của ông cũng rất kín đáo khi ông đi hát giúp cộng đồng những tỉnh lẻ, trong những trung-tâm săn sóc trẻ em khuyết tật hay trong những viện dưỡng-lão.
Có những người với một quả tim thật rộng lớn
Như ta có thể bước vào không cần gõ cửa
Có những người với một quả tim thật rộng lớn
Mà ta chỉ thấy có một nửa…
(Những quả tim dịu hiền / Les cœurs tendres)
Khi cô ca sĩ Isabelle Aubret đã bị thương trầm trọng trong một tai nạn xe cộ, không những ông đã tặng cô bài « La Fanette » là bài nhạc của ông mà cô muốn hát, mà còn cho cả bản quyền để giúp đỡ cô.
Ông cũng đã tặng bản quyền bài « L’enfance » cho tổ-chức từ-thiện Perce-Neige của người bạn Lino Ventura.
Và ngay cả khi ông đã lừng danh trong làng nhạc, ông đã nhiều lần trở lại hát trong quán hát nhỏ L’Echelle de Jacob của bà Suzy Lebrun để đền ơn bà đã giúp đỡ ông trong những bước đầu. Không những ông không nhận thù lao mà ông còn bỏ tiền túi để trả lương nhạc công của mình.
Ngoài ra, lòng hào-hiệp của ông cũng rất kín đáo khi ông đi hát giúp cộng đồng những tỉnh lẻ, trong những trung-tâm săn sóc trẻ em khuyết tật hay trong những viện dưỡng-lão.
Có những người với một quả tim thật rộng lớn
Như ta có thể bước vào không cần gõ cửa
Có những người với một quả tim thật rộng lớn
Mà ta chỉ thấy có một nửa…
(Những quả tim dịu hiền / Les cœurs tendres)
« Tôi thích những người hay cho hơn là những
người hay biện bạch » (Jacques Brel)
Ca sĩ - Diễn xuất viên
Nghe Jacques Brel đã thích rồi, nhưng xem
Jacques trình diễn mới là tuyệt vời. Tôi chưa được diễm phúc đó vì buổi hát cuối
cùng của ông là trong năm 1967 và năm đó, tôi mới còn học trung-học ở Sài-Gòn.
Vả lại, trong thời-điểm đó, chúng tôi mê nhạc yé-yé của Christophe hay Sylvie
Vartan hơn là những loại nhạc “có bề sâu” như nhạc Charles Aznavour hay nhạc
Jacques Brel. Ngày hôm nay, khi tôi vào YouTube để xem lại những màn trình-diễn
của Jacques Brel, tôi mới lại càng tiếc.
Jacques Brel
không phải là một ca sĩ có duyên như Sacha Distel hay Julio Iglesias và cũng có
một số khán giả không ưa thích ông.
Ông cũng không đẹp trai như Julien Clerc, điều ông đã tự thú: “ Nếu tôi có chút mã thì có lẽ tôi đã không thành công trên con đường này.” Một trong những người tình ông cũng đã nói: “ … Lúc đó, tôi nhìn anh ngủ, nhưng sao anh xấu trai quá…” (Trường hợp của Charles Aznavour cũng tương tự vậy.)
Ông cũng không đẹp trai như Julien Clerc, điều ông đã tự thú: “ Nếu tôi có chút mã thì có lẽ tôi đã không thành công trên con đường này.” Một trong những người tình ông cũng đã nói: “ … Lúc đó, tôi nhìn anh ngủ, nhưng sao anh xấu trai quá…” (Trường hợp của Charles Aznavour cũng tương tự vậy.)
Cho nên, khiến cho bao nhiêu khán giả kéo đến “xem” ông hát
thật là một kỳ công. Quả vậy, Jacques Brel không phải là hát, ông kể chuyện với
tim gan mình. Nghĩa đen và nghĩa bóng vì trước khi trình diễn, lần nào ông cũng
phải vào nhà tắm để nôn mửa.
Trên sân khấu, người ca sĩ hát một bài nhạc như một diễn
viên đóng một màn kịch đời. Ông hát với giọng hát, với sắc mặt, với tay chân, với
toàn thân, với tất cả nghị lực của ông. Và hát đến bài thứ tư là người ông ướt
sũng như một lực sĩ quần vợt đang tranh giải chung kết.
Không, ông không giả vờ, không bề ngoài, nhất là khi ông hát. Đến độ những khán giả Mỹ hay Nga không hiểu một chữ tiếng Pháp mà đi xem ông hát cũng phải đứng dậy vỗ tay.
Không, ông không giả vờ, không bề ngoài, nhất là khi ông hát. Đến độ những khán giả Mỹ hay Nga không hiểu một chữ tiếng Pháp mà đi xem ông hát cũng phải đứng dậy vỗ tay.
Tôi không thể tưởng tượng ông có thể trình-diễn từ 250 đến
300 lần một năm (năm 1962, ông đã hát 327 lần). Nhất là sau mỗi màn hát, ông
còn đi nhậu nhẹt cả đêm đến sáu giờ sáng. Khoẻ thật.
Từ đam mê này sang
đam mê nọ
“Không có gì là tài năng. Tài năng là khi mình thật sự mong muốn
làm một việc gì” (Jacques Brel)
Những gì ông mong muốn làm thì nhiều lắm. Sau 15 năm trong
nghề và đang trên đỉnh cao thanh danh, ông đã quyết định ngưng hát để có thời
giờ thực-hiện những ước mộng khác: điện ảnh (diễn xuất và thực hiện phim), ca
múa nhạc (comédie musicale), thuyền buồm, máy bay. Với cùng một niềm say mê.
Ông đã muốn hát và ông
đã hát
Ông đã muốn đóng (phim) và ông đã đóng
Ông đã muốn quay (phim) và ông đã quay
Ông đã muốn bay và ông đã bay
Ông đã muốn lái (tàu) và ông đã lái
… cũng như mọi lần…
Ông đã muốn đóng (phim) và ông đã đóng
Ông đã muốn quay (phim) và ông đã quay
Ông đã muốn bay và ông đã bay
Ông đã muốn lái (tàu) và ông đã lái
… cũng như mọi lần…
(ngẫu hứng từ bài hát Vesoul)
Đúng là ông chỉ sống được có 49 năm nhưng những năm đó, ông đã sống thật trọn vẹn. Một cách say mê.
Yên Hà, tháng 10, 2014
Xin đón đọc số sau : Jacques Brel và "Bỉ tính"
Tài-liệu nguồn :
Sách: Grand
Jacques : Le roman de Jacques Brel (Marc Robine), Editions Anne Carrière /
Editions du Verbe (Chorus)
Sách: Jacques Brel, une vie (Olivier Todd), Robert Laffont, Paris, 1984
Jacques
Brel
Em chưa biết đến Jacques Brel bởi vì thời em sống ở Saigon chỉ nghe những nhạc sĩ Pháp khac như Christophe và Charles Aznavour. Em sẽ vào youtube để thưởng thưć nhạc của ông.
ReplyDeleteAnh viết văn và dịch cả thơ rất hay. Không nghe lủng củng như những bài văn dịch khác -VNX-