Lịch-sử là quyển hồi-ký
tập-thể ghi chép lại nhửng sự-kiện quan-trọng của một dân-tộc.
Lịch-sử là cái gương soi cho mỗi người chúng ta trở về với tổ tiên, ông bà, những
người đã đi trước để chúng ta có được một chỗ đứng dưới ánh mặt trời.
Ngược giòng lịch-sử nước Việt, chúng ta sẽ hiểu biết, ghi nhớ những điều gì?
Thân mời những đồng-hương trở về với những trang hùng-sử của dân-tộc Lạc-Việt, để tìm lại cội-nguồn, để trở về với chính mình.
Ngược giòng lịch-sử nước Việt, chúng ta sẽ hiểu biết, ghi nhớ những điều gì?
Thân mời những đồng-hương trở về với những trang hùng-sử của dân-tộc Lạc-Việt, để tìm lại cội-nguồn, để trở về với chính mình.
1. Việt-sử, một giòng sông chảy dài trên 4000 năm
Nước Việt và dân-tộc Việt đã có từ lâu lắm. Vua Hùng được xem như vị vua đầu-tiên và Văn Lang là quốc-hiệu đầu-tiên từ khoảng năm 2879 trước Công-nguyên đến năm 258 trước Công-nguyên. Từ đây quan niệm dân gian và sách báo nói tới 4000 năm văn hiến của dân-tộc Việt.
Chỉ tiếc là Trung Hoa đã đô hộ nước ta cả ngàn năm, và dĩ nhiên đã xoá đi hết những di-tích lịch-sử của chúng ta để đồng-hoá dân tộc ta như tất cả những dân tộc khác thuộc Trung Hoa hiện nay, cho nên lịch-sử Việt còn nhiều điều chưa rõ ràng lắm.
Xin mời đọc thêm: Quốc-gia Việt-Nam và Dân-tộc Việt
http://phu-tran.blogspot.com/2017/04/quoc-gia-viet-nam-va-dan-toc-viet.html
2. Việt-sử, những trang sách viết bằng mồ-hôi, nước
mắt và máu
2.1 Một ngàn năm đô-hộ giặc Tàu
2.1 Một ngàn năm đô-hộ giặc Tàu
Từ một bộ-tộc (Lạc Việt) thuộc nhóm Bách Việt, gốc ở miền đồng bằng sông
Hồng, đến một quốc-gia như ngày hôm nay, tổ-tiên chúng ta đã phải hy-sinh biết
bao nhiêu mồ-hôi, nước mắt và xương máu.
Xuất thân từ một nước nhỏ bé, người Việt đã phải gánh chịu suốt 1030 năm ách đô-hộ của nước láng-giềng khổng-lồ là Trung Hoa để rồi từng bước một, dành lại độc-lập và mở mang bờ cõi.
Trong giai-đoạn đầu, những cuộc khởi-nghĩa thiếu tổ-chức và chỉ là tượng-trưng (hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, bà Triệu cầm cự được 6 tháng). Kế đó, Lý Nam Đế lập nên nhà Tiền-Lý được 58 năm (544-602), rồi những cuộc nổi-dậy thất bại như Mai Hắc Đế (722), Bố cái Đại Vương (791) trước khi Khúc Thừa Dụ với họ Khúc dấy-nghiệp được 17 năm (906-923) hay Dương Đình Nghệ cầm-cự được 6 năm (931-937).
Đến năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu cho một thời-đại tự-chủ.
Lẽ đương nhiên, Đại-Việt ta vẫn phải chiều-cống Tàu và vẫn phải chiến đấu mỗi khi vua Tàu lại đem quân sang đánh:
- Trần Hưng Đạo đã phải hai lần đánh đuổi đại-quân Nguyên/Mông Cổ dưới thời Hốt Tất Liệt, lần thứ nhì cũng trên sông Bạch Đằng;
- Lê Lợi đã phải ròng rã chinh chiến suốt 10 năm sau khi Hồ Quí Ly dứt nhà Trần và để đất nước rơi lại vào tay nhà Minh;
- Quang Trung (Nguyễn Huệ) đại phá quân Thanh và vào Thăng Long ăn Tết năm 1789.
Từ đấy, Trung Quốc không còn “dám” đem quân sang Việt-Nam mãi đến 1979.
Xuất thân từ một nước nhỏ bé, người Việt đã phải gánh chịu suốt 1030 năm ách đô-hộ của nước láng-giềng khổng-lồ là Trung Hoa để rồi từng bước một, dành lại độc-lập và mở mang bờ cõi.
Trong giai-đoạn đầu, những cuộc khởi-nghĩa thiếu tổ-chức và chỉ là tượng-trưng (hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, bà Triệu cầm cự được 6 tháng). Kế đó, Lý Nam Đế lập nên nhà Tiền-Lý được 58 năm (544-602), rồi những cuộc nổi-dậy thất bại như Mai Hắc Đế (722), Bố cái Đại Vương (791) trước khi Khúc Thừa Dụ với họ Khúc dấy-nghiệp được 17 năm (906-923) hay Dương Đình Nghệ cầm-cự được 6 năm (931-937).
Đến năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu cho một thời-đại tự-chủ.
Lẽ đương nhiên, Đại-Việt ta vẫn phải chiều-cống Tàu và vẫn phải chiến đấu mỗi khi vua Tàu lại đem quân sang đánh:
- Trần Hưng Đạo đã phải hai lần đánh đuổi đại-quân Nguyên/Mông Cổ dưới thời Hốt Tất Liệt, lần thứ nhì cũng trên sông Bạch Đằng;
- Lê Lợi đã phải ròng rã chinh chiến suốt 10 năm sau khi Hồ Quí Ly dứt nhà Trần và để đất nước rơi lại vào tay nhà Minh;
- Quang Trung (Nguyễn Huệ) đại phá quân Thanh và vào Thăng Long ăn Tết năm 1789.
Từ đấy, Trung Quốc không còn “dám” đem quân sang Việt-Nam mãi đến 1979.
2.2 Một trăm năm đô-hộ thực-dân Tây
Cuối thế-kỷ thứ 18 - đầu thế-kỷ thứ 19, “Cách mạng nông-nghiệp” (Industrial revolution) đã bắt đầu đưa Tây Âu và Bắc Mỹ vào một thời-kỳ phát-triển vượt bực trên mọi địa hạt. Ngược lại, Việt-Nam ta đến cuối thế kỷ thứ 19, vẫn còn bảo-thủ, kẹt cứng trong Nho giáo, chia xã-hội làm bốn hạng “Sĩ, Nông, Công, Thương”, không biết mở mang dân-trí, không cho nước ngoài vào buôn bán, lại làm tội những giáo-sĩ vào giảng đạo, để người Pháp mượn cớ dụng binh. (Có thể nói chúng ta mất nước vì Nho giáo?)
Năm 1858, hải-quân Pháp đổ bộ vào Đà-Nẵng và mở đầu kỷ-nguyên Pháp-thuộc, mãi đến năm 1954.
2.3 Ba trăm năm nội-chiến
Trong những giai-đoạn không bị ngoại-xâm thì trong nước, đôi khi lại giặc-giã, loạn lạc, điển-hình là “Thập nhị sứ quân” sau đó bị Đinh Tiên Hoàng dẹp.
Trong những giai-đoạn không bị ngoại-xâm thì trong nước, đôi khi lại giặc-giã, loạn lạc, điển-hình là “Thập nhị sứ quân” sau đó bị Đinh Tiên Hoàng dẹp.
- Nam-Bắc phân-tranh (1528-1802) đã khiến dân chúng khổ sở suốt 274 năm
- Nam
triều - Bắc Triều (1528-1592) : 1 nước, 2 vua là Mạc (Bắc triều) và Lê (Nam Triều)
- Đàng
trong - Đàng ngoài (1627-1775) : 1 vua (Lê), 2 chúa (Trịnh ở Đàng Trong và Nguyễn ở Đàng Ngoài), không kể chúa Bầu ở Tuyên Quang
- Tây
Sơn khởi nghĩa (1771-1778) rốt cuộc dứt được cả Trịnh lẫn Nguyễn và lên ngôi (1778-1802)
trước khi bị Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) đánh bại.
- Chiến-tranh lý-tưởng: Việt-Nam Dân chủ cộng-hoà - Việt Nam Cộng-Hoà
(1955-1975)
Sau khi Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ, hiệp-định Geneve được ký kết năm 1954 với nội dung là đình chiến và tạm thời phân chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự có ranh giới tại vĩ-tuyến 17. Miền Bắc là nơi tập-kết của quân-đội Việt-Nam Dân Chủ Cộng Hoà, lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh. Miền Nam là nơi tập kết quân của Pháp và Quốc-Gia Việt-Nam. Sau 2 năm, khi Pháp rút quân xong thì cả 2 miền sẽ tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước.
Gần một triệu người miền Bắc di-cư vào Nam.
Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc “Trưng cầu dân ý miền Nam Việt-Nam”, lên làm Quốc-trưởng của Quốc gia Việt Nam và sau này trở thành Tổng-Thống nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt-Nam Cộng Hoà.
Chiến tranh lại bùng nổ giữa hai lý-tưởng, giữa miền Nam Tự-Do, được quân-đội Mỹ và Đồng Minh tiếp sức và miền Bắc Cộng-Sản được Trung Hoa và Nga Sô hỗ-trợ.
Sau hiệp định Paris 1973, quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4, 1975, Sài-Gòn thất thủ và Tổng-thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều-kiện.
Sau khi Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ, hiệp-định Geneve được ký kết năm 1954 với nội dung là đình chiến và tạm thời phân chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự có ranh giới tại vĩ-tuyến 17. Miền Bắc là nơi tập-kết của quân-đội Việt-Nam Dân Chủ Cộng Hoà, lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh. Miền Nam là nơi tập kết quân của Pháp và Quốc-Gia Việt-Nam. Sau 2 năm, khi Pháp rút quân xong thì cả 2 miền sẽ tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước.
Gần một triệu người miền Bắc di-cư vào Nam.
Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc “Trưng cầu dân ý miền Nam Việt-Nam”, lên làm Quốc-trưởng của Quốc gia Việt Nam và sau này trở thành Tổng-Thống nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt-Nam Cộng Hoà.
Chiến tranh lại bùng nổ giữa hai lý-tưởng, giữa miền Nam Tự-Do, được quân-đội Mỹ và Đồng Minh tiếp sức và miền Bắc Cộng-Sản được Trung Hoa và Nga Sô hỗ-trợ.
Sau hiệp định Paris 1973, quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4, 1975, Sài-Gòn thất thủ và Tổng-thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều-kiện.
Đối với bốn triệu
người Việt tha-hương, lịch-sử Việt-Nam chấm dứt nơi đây.
3. Nam tiến
Nam tiến là
thuật-ngữ chỉ sự mở rộng lãnh-thổ của người Việt về phía Nam trong lịch-sử.
Lúc mới giành được độc-lập, lãnh thổ Đại-Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu-thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Hành-trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần.
Lúc mới giành được độc-lập, lãnh thổ Đại-Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu-thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Hành-trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần.
Đặc điểm địa lý tạo
nên cuộc Nam-tiến là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất : hướng Đông giáp biển, hướng
Tây thì bị dãy Trường Sơn ngăn cản, phía Bắc là cường quốc với lãnh
thổ rộng lớn của người Hán. Cho nên hướng bành-trướng tự nhiên nhất là xâm chiếm
các nước lân bang ở phương Nam.
Đặc điểm dân cư là yếu tố thứ hai, người Việt vốn sống chủ yếu ở các đồng bằng, phát triển văn minh dựa trên nông-nghiệp lúa nước, họ cần những vùng đất bằng phẳng dồi dào nguồn nước để tưới tiêu. Với nhu cầu đó mà họ dần men theo các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Cuộc Nam tiến được xảy ra qui-mô từ giai-đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh khi chúa Nguyễn ỡ Đàng Trong (phía Nam) bắt đầu mở mang lãnh-thổ mình.
Đặc điểm dân cư là yếu tố thứ hai, người Việt vốn sống chủ yếu ở các đồng bằng, phát triển văn minh dựa trên nông-nghiệp lúa nước, họ cần những vùng đất bằng phẳng dồi dào nguồn nước để tưới tiêu. Với nhu cầu đó mà họ dần men theo các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Cuộc Nam tiến được xảy ra qui-mô từ giai-đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh khi chúa Nguyễn ỡ Đàng Trong (phía Nam) bắt đầu mở mang lãnh-thổ mình.
Nước Đại-Việt dần
dần sát-nhập Chiêm Thành (Chăm Pa /
Chàm), xâm chiếm Chân Lạp (thuộc Khmer) và đưa Tây-Nguyên vào bản đồ Đại-Nam.
Nước Việt-Nam đã thành hình.
4. Các triều-đại Việt-Nam và quốc hiệu
Họ Hồng Bàng (2879-258 trước
Tây-lịch) : Vua Hùng
Nhà Thục (An Dương Vương)
(258-207 trước Tây-lịch)
Nhà Triệu (207-111 trước
Tây-lịch)
Trưng Vương (40-43)
Lý Nam Đế (Lý Bí hay Lý
Bôn) và nhà Tiền Lý (544-602)
Đinh Tiên Hoàng và nhà
Đinh (968-980)
Lê Đại Hành và nhà Tiền Lê
(980-1009)
Lý Thái Tổ và nhà Lý (1010-1225)
: Lý Thánh Tông
Trần Thái Tông và nhà Trần (1225-1400)
Hồ Quí Ly và nhà Hồ
(1400-1407)
Nhà Hậu Trần (1407-1413)
Lê
Thái Tổ (Lê Lợi) và nhà Hậu Lê (1385-1527)
Mạc
Đăng Dung và nhà Mạc (1527-1592)
Nhà
Lê trung hưng (1533-1788)
Nguyễn
Nhạc và nhà Tây Sơn (1778-1802)
Nhà
Nguyễn (1802-1945) :
Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) Minh Mạng Bảo Đại là vị vua (và vua Nguyễn) cuối cùng trong lịch-sử Việt. |
Văn Lang
Âu Lạc
Nam Việt
Vạn Xuân
Đại Cồ Việt
Đại Việt
Đại Ngu
Đại Việt
Việt-Nam (1804-1839)
Đại Nam (1839-1983)
Việt-Nam
|
5. Việt-sử, những trang sử oai hùng của dân-tộc ViệtCha ông chúng ta, từ bộ-tộc Lạc Việt xuất thân từ miền Nam Trung Hoa, đã từ từ lớn dậy, chống đỡ với ngoại-xâm Tàu và dần dần mở mang bờ cõi.
Người Việt là một dân-tộc bất-khuất đã khiến một quốc-gia lớn mạnh như
Trung-Hoa phải bao phen chùn bước và thực-dân Pháp phải rút lui.
Dân-tộc Việt đã chịu đựng hơn một ngàn năm đô-hộ nhưng không bị đồng-hoá. Ảnh-hưởng Trung-Hoa không phải nhỏ nhưng chúng ta vẫn giữ được những nét đặc-trưng của mình trên mọi mặt: chủng-tộc, ngôn-ngữ, văn-hoá, nghệ-thuật, …
Dân-tộc Việt đã chịu đựng hơn một ngàn năm đô-hộ nhưng không bị đồng-hoá. Ảnh-hưởng Trung-Hoa không phải nhỏ nhưng chúng ta vẫn giữ được những nét đặc-trưng của mình trên mọi mặt: chủng-tộc, ngôn-ngữ, văn-hoá, nghệ-thuật, …
Chỉ mong sao
dân-tộc chúng ta có thể giữ mãi được niềm hãnh-diện là “Con Rồng Cháu Tiên” từ
thuở Lạc Long Quân-Âu Cơ.
Yên Hà, tháng 5, 2017
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia
English version : VN-VN : History of Vietnam : a summary
http://phu-tran.blogspot.com/2017/05/history-of-vietnam-summary.html
Version française : L'histoire du Vietnam en bref
http://phu-tran.blogspot.com/2017/05/lhistoire-du-vietnam-en-bref.html
English version : VN-VN : History of Vietnam : a summary
http://phu-tran.blogspot.com/2017/05/history-of-vietnam-summary.html
Version française : L'histoire du Vietnam en bref
http://phu-tran.blogspot.com/2017/05/lhistoire-du-vietnam-en-bref.html
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.