0. Đại-cương
1.Thượng-cổ thời-đại
1.1 Họ Hồng Bàng
1.2 Nhà Thục
1.1 Họ Hồng Bàng
1.2 Nhà Thục
1.3 Nhà Triệu
2. Bắc thuộc thời đại
2.1 Bắc thuộc lần thứ 1 - Trưng Vương
2.1 Bắc thuộc lần thứ 1 - Trưng Vương
2.2 Bắc thuộc lần thứ 2 - Bà Triệu
2.3 Nhà Tiền Lý
2.4 Bắc Thuộc Lần Thứ 3
2.5 Kết Quả Của Thời Bắc Thuộc
2.4 Bắc Thuộc Lần Thứ 3
2.5 Kết Quả Của Thời Bắc Thuộc
3. Tự-chủ thời-đại
Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, mang lại quyền độc-lập cho dân-tộc Việt sau 1050 năm đô-hộ giặc Tàu. Cầu mong sao chúng ta không bao giờ gặp lại huống cảnh này để khỏi phụ lòng tổ tiên, cha ông đã hy sinh xương máu cho đất nước này.
Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, mang lại quyền độc-lập cho dân-tộc Việt sau 1050 năm đô-hộ giặc Tàu. Cầu mong sao chúng ta không bao giờ gặp lại huống cảnh này để khỏi phụ lòng tổ tiên, cha ông đã hy sinh xương máu cho đất nước này.
3.1 Nhà Ngô (939-965)
3.1.1 Tiền Ngô Vương
(939-944)
Họ Ngô, tên húy là Quyền, người Đường Lâm, đời đời là nhà quý tộc. Cha là
Mân làm chức châu mục ở bản châu.
Khi vua mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc. Làm bộ tướng của Dương Đình Nghệ, được Đình Nghệ gả con gái và cho quyền quản Ái Châu. Sau này, giết Kiều Công Tiễn để trả thù cho Đình Nghệ, phá quân Nam Hán ở trận Bạch Đằng, dành lại độc-lập cho nước ta, tự lập làm vương, đóng đô ở Cổ Loa Thành năm kỹ-hợi (939). )Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư.)
Khi vua mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc. Làm bộ tướng của Dương Đình Nghệ, được Đình Nghệ gả con gái và cho quyền quản Ái Châu. Sau này, giết Kiều Công Tiễn để trả thù cho Đình Nghệ, phá quân Nam Hán ở trận Bạch Đằng, dành lại độc-lập cho nước ta, tự lập làm vương, đóng đô ở Cổ Loa Thành năm kỹ-hợi (939). )Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư.)
3.1.2 Dương Tam Kha (945-905)
Ngô-vương trước lấy con Dương diên Nghệ là Dương-Thị
lập làm vương-hậu. Đến lúc mất, vua uỷ-thác con là Ngô xương Ngập cho Dương tam
Kha là em Dương-hậu. Dương tam Kha bèn cướp lấy quyền của cháu, tự xưng là Bình-vương.
Ngô xương Ngập thấy biến, chạy trốn sang Nam-sách (thuộc Hải- dương) vào ẩn
ở nhà Phạm Lịnh Công ở Trà-hương (huyện Kim-thành). Tam Kha sai quân đi đuổi bắt.
Phạm Lịnh Công đem vào dấu trong núi. Dương tam Kha bắt em Ngô xương Ngập là
Ngô xương Văn nuôi làm con nuôi.
Năm Canh-Tuất (905) có dân ở tại thôn Thái-bình (thuộc Sơn-tây) làm loạn. Dương tam Kha sai Ngô xương Văn cùng với tướng
là Dương cát Lợi và Đỗ cảnh Thạc đem quân đi đánh. Đi đến Từ-liêm, Ngô xương
Văn mưu với hai tướng đem quân trở về bắt Dương tam Kha và thành công.
Ngô xương Văn nghĩ tình cậu cháu không nỡ giết, chỉ giáng xuống làm Chương Dương Công.
3.1.3 Hậu Ngô Vương (951-965)
Làm vua
được ít lâu, Thiên-sách vương đã toan giữ lấy quyền một mình, nhưng đến năm
giáp-dần (954) thì mất.
Thế lực
nhà Ngô lúc bấy giờ mỗi ngày một kém, giặc-giã nổi lên khắp cả mọi nơi. Nam tấn-vương
phải thân chinh đi đánh dẹp. Khi đi đánh giặc ở hai thôn Thái-bình, không may bị
tên bắn chết. Bấy giờ là năm Ất-Sửu
(965), Nam-tấn-vương làm vua được 15
năm.
(Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nam Tấn đón Xương Ngập về để cùng trông coi chính sự, có thể gọi là người biết kính anh, muốn cho cùng hưởng phú quý. Xương Ngập nên lấy sự mình không có công lao mà nhường ngôi cho em, để cùng hưởng lập, thì đức ấy há chẳng rạng rỡ lớn lao ư? Lại câu nệ về phận đích trưởng, cũng xưng vương, trông coi chính sự, lại chuyên quyền làm oai làm phúc, đến nỗi Nam Tấn Vương không được dự chính sự nữa, thật là mất đạo nghĩa anh em, chí thú rất là ti tiện. Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư)
(Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nam Tấn đón Xương Ngập về để cùng trông coi chính sự, có thể gọi là người biết kính anh, muốn cho cùng hưởng phú quý. Xương Ngập nên lấy sự mình không có công lao mà nhường ngôi cho em, để cùng hưởng lập, thì đức ấy há chẳng rạng rỡ lớn lao ư? Lại câu nệ về phận đích trưởng, cũng xưng vương, trông coi chính sự, lại chuyên quyền làm oai làm phúc, đến nỗi Nam Tấn Vương không được dự chính sự nữa, thật là mất đạo nghĩa anh em, chí thú rất là ti tiện. Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư)
Con Thiên-sách-vương là Ngô xương Xí lên nối nghiệp, nhưng thế nhà vua lúc ấy suy-nhược lắm, không ai phục-tùng nữa. Ngô xương Xí về đóng giữ đất Bình-kiều.
3.1.4
Thập nhị sứ quân (945-967)
Từ khi Dương tam Kha tiếm-vị rồi, những người thổ-hào
ở các nơi như bọn Trần Lãm, Kiểu công Hãn v.v... đều xướng lên độc lập, xưng là
Sứ-quân. Về sau, Nam-tấn-vương đã khôi phục được nghiệp cũ, nhưng mà các sứ-quân
vẫn không chịu về thần-phục.
Lúc bấy
giờ trong nước có cả thảy 12 Sứ-quân, gây ra cảnh nội loạn kéo dài đến hơn 20
năm. Mười hai Sứ-quân là :
1. Ngô
xương Xí giữ Bình-kiều (nay là làng Bình-kiều, phủ Khoái-châu, Hưng-yên).
2. Đỗ cảnh Thạc giữ Đỗ-động
giang (thuộc huyện Thanh-oai).
3. Trần Lãm, xưng là Trần Minh-công giữ Bố-hải-khẩu
(Kỳ-bố, tỉnh Thái-bình).
4. Kiểu công Hãn, xưng là Kiểu Tam-chế giữ
Phong-châu (huyện Bạch-hạc).
5. Nguyễn Khoan, xưng là Nguyễn Thái-bình giữ
Tam-đái (phủ Vĩnh Tường).
6. Ngô nhật Khánh, xưng là Ngô Lãm-công giữ Đường-lâm
(Phúc-thọ, Sơn-tây).
7. Lý Khuê, xưng là Lý
Lang-công giữ Siêu-loại (Thuận-thành).
8. Nguyễn thủ Tiệp, xưng là Nguyễn Lịnh-công giữ
Tiên-du (Bắc-ninh).
9. Lữ Đường, xưng là Lữ Tá-công giữ Tế-giang (Văn-giang, Bắc-ninh).
10. Nguyễn Siêu, xưng là Nguyễn Hữu-công giữ
Tây-phù-liệt (Thanh-trì, Hà-đông).
11. Kiểu Thuận, xưng là Kiểu
Lịnh-công giữ Hồi-hồ (Cẩm-khê, Sơn-tây).
12. Phạm bạch Hổ, xưng là Phạm Phòng Át giữ Đằng-châu (Hưng-yên).
Những Sứ-quân ấy cứ đánh lẫn nhau, làm cho dân-gian khổ-sở.
Sau nhờ có ông Đinh bộ Lĩnh ở Hoa-lư đem quân đi đánh, mới dẹp xong cái loạn sứ-quân,
đem giang-sơn lại làm một mối,và lập nên cơ nghiệp nhà Đinh vậy.
3.2.1 Đinh Tiên Hoàng (968-979)
Đinh bộ Lĩnh là người ở Hoa-Lư động (huyện Gia-viễn, tỉnh Ninh-bình), con ông Đinh công Trứ làm thứ-sử ở Hoan-châu về đời Dương diên Nghệ và đời Ngô-vương Quyền.
Đinh công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với trẻ chăn trâu bò, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước, và lại lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Trẻ xứ ấy đứa nào cũng sợ, tôn lên làm anh.
Đến lúc khôn lớn lên, dân làng ở đấy theo phục rất nhiều, nhưng sau vì không hòa với chú, cho nên Bộ Lĩnh cùng với con là Liễn sang ở với Sứ-quân Trần Minh-công ở Bố-hải khẩu (Phủ Kiến-xương, Thái-bình).
Trần
Minh-công ở Bố Hải Khẩu, thấy người khôi-ngô có chí-khí, đem lòng yêu mến, cho
được giữ binh-quyền. Đến khi Trần Minh-công mất, Đinh bộ Lĩnh đem quân về giữ
Hoa-Lư, chiêu mộ những người hào-kiệt, hùng cứ một phương. Năm tân-hợi (951), đời
Hậu Ngô-vương, Nam Tấn-vương và Thiên-sách- vương đã đem quân vào đánh không được.
Đến khi nhà Ngô mất rồi, Đinh bộ Lĩnh hàng được Sứ-quân Phạm Phòng Át, phá được
Đỗ-động của Đỗ cảnh Thạc.
Từ đó đánh đâu được đấy, cho nên chúng tôn là Vạn-thắng-Vương. Chỉ trong một năm mà Vương bình được các Sứ-quân và lập thành nghiệp đế.
Từ đó đánh đâu được đấy, cho nên chúng tôn là Vạn-thắng-Vương. Chỉ trong một năm mà Vương bình được các Sứ-quân và lập thành nghiệp đế.
Năm mậu-thìn (968) Vạn-thắng-Vương
lên ngôi Hoàng-đế, tức là Tiên-hoàng-đế, đặt quốc-hiệu là Đại-cồ-việt, đóng đô ở
Hoa-Lư. Tiên-hoàng xây cung-điện, chế triều-nghi, định phẩm-hàm quan văn quan
võ, phong cho Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lê Hoàn làm Thập-đạo tướng-quân,
và phong cho con là Đinh Liễn làm Nam-việt-vương.
Năm
canh-ngọ (970) Tiên-hoàng đặt niên-hiệu là Thái-bình nguyên-niên, và đặt năm
ngôi Hoàng-hậu.
(Soạn-giả Lê Văn Hưu nói: Trời đất cùng che chở, mặt
trời mặt trăng cùng chiếu soi, mới sinh thành muôn vật, nảy nở mọi loài, cũng
như hoàng hậu sánh với ngôi vua, cho nên mới có thể đứng đầu tiêu biểu cho nội
cung, tác thành cho thiên hạ. Từ xưa chỉ lập [hoàng hậu] một người để chủ việc
nội trị mà thôi, chưa từng nghe nói lập đến 5 người. Tiên Hoàng không kê cứu cổ
học, mà bầy tôi đương thời lại không có ai biết giúp sửa cho đúng, để đến nổi
chìm đắm trong tình riêng, cùng lập 5 hoàng hậu. Sau đến 2 triều Lê, Lý cũng phần
nhiều bắt chước làm theo, ấy là do Tiên Hoàng khởi xướng sự rối loạn thứ bậc vậy. Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư)
Trong khi
vua Đinh Tiên-hoàng dẹp loạn Sứ-quân ở nước ta, thì ở bên Tàu ông Triệu khuông
Dẫn nối nghiệp nhà Hậu-Chu tức là vua Thái-tổ nhà Tống. Đến năm canh-ngọ (970)
vua Thái-tổ nhà Tống sai tướng là Phan Mỹ sang đánh lấy Nam-Hán. Vua Tiên-hoàng
sợ quân nhà Tống sang đánh, bèn sai sứ sang thông hiếu với Tống-triều.
Năm nhâm-thân (972) Tiên-hoàng lại sai con trưởng đem đồ phương vật sang cống
nhà Tống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên-hoàng làm Giao-chỉ quận vương
và phong cho Nam-việt-vương Liễn làm Tĩnh-hải-quân Tiết-độ-sứ, An-nam đô-hộ. Từ
đó nước ta cứ giữ lệ sang triều cống nước Tàu.
Việc chính trị
trong nước thì lúc bấy giờ còn có nhiều người quen thói lúc loạn, không chịu
tuân theo luật-lệ.
Tiên-hoàng phải dùng oai để trừng-trị những bọn gian-ác: đặt vạc dầu ở trước điện,
nuôi hổ báo ở trong vườn, rồi hạ lệnh rằng hễ ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hay là
cho hổ báo ăn. Hình-luật uy-nghiêm như thế, thì cũng quá lắm, nhưng nhờ có những
hình-luật ấy thì dân trong nước mới dần dần được yên.
Tiên-hoàng
bỏ trưởng lập ấu, cho đứa con út là Hạng Lang làm Thái-tử.
Con trưởng là Nam-việt-vương Liễn đã theo Tiên-hoàng đi trận-mạc từ thuở hàn-vi, nay không được ngôi Thái-tử, lấy sự ấy làm tức-giận bèn sai người ngầm giết Hạng Lang đi. Ấy là gây nên mối loạn ở trong nhà.
(Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nối ngôi dùng con đích là đạo thường muôn đời, bỏ đạo ấy, chưa từng không gây loạn. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập Thái tử, thì trước hết chọn người có công, hoặc con đích trưởng quá ác phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng đắn, người xưa vẫn từng làm. Nam Việt Vương Liễn là con trưởng, lại có công, chưa thấy lầm lỗi gì. Tiên hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng, cho như thế mới đủ tỏ tình yêu quý, không biết như thế là làm hại con. Liễn lại nhẫn tâm, đến nỗi giết em, thiên đạo nhân luân mất hết, chuốc họa chết thiệt thân, còn liên lụy cả cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm thay! Không thế thì tội đại ác của Đỗ Thích do đâu nảy ra để hợp với lời sấm được? Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư)
Con trưởng là Nam-việt-vương Liễn đã theo Tiên-hoàng đi trận-mạc từ thuở hàn-vi, nay không được ngôi Thái-tử, lấy sự ấy làm tức-giận bèn sai người ngầm giết Hạng Lang đi. Ấy là gây nên mối loạn ở trong nhà.
(Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nối ngôi dùng con đích là đạo thường muôn đời, bỏ đạo ấy, chưa từng không gây loạn. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập Thái tử, thì trước hết chọn người có công, hoặc con đích trưởng quá ác phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng đắn, người xưa vẫn từng làm. Nam Việt Vương Liễn là con trưởng, lại có công, chưa thấy lầm lỗi gì. Tiên hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng, cho như thế mới đủ tỏ tình yêu quý, không biết như thế là làm hại con. Liễn lại nhẫn tâm, đến nỗi giết em, thiên đạo nhân luân mất hết, chuốc họa chết thiệt thân, còn liên lụy cả cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm thay! Không thế thì tội đại ác của Đỗ Thích do đâu nảy ra để hợp với lời sấm được? Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư)
Năm kỹ-mão (979)
vua Tiên-hoàng và Nam-việt-vương Liễn bị tên nội-nhân Đỗ Thích giết chết. (Sử chép rằng
tên Đỗ Thích, đêm nằm trên cầu thấy sao rơi vào mồm, tưởng là triệu mình được làm vua, bèn định bụng làm sự thí-đoạt.
Một hôm Đỗ Thích thấy Tiên-hoàng say rượu nằm trong cung, bèn lẻn vào giết Tiên-hoàng đi, rồi giết cả
Nam-việt-vương Liễn).
Đình-thần tìm bắt
được Đỗ Thích đem làm tội, và tôn Vệ-vương Đinh Tuệ lên làm vua.
Tiên-hoàng làm vua được 12 năm, thọ được 56 tuổi.
Tiên-hoàng làm vua được 12 năm, thọ được 56 tuổi.
3.2.2 Phế Đế (979-980)
Vệ-vương mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền- chính ở cả Thập-đạo tướng-quân là Lê Hoàn. Lê Hoàn lại cùng với Dương Thái-hậu tư thông.
Vệ-vương mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền- chính ở cả Thập-đạo tướng-quân là Lê Hoàn. Lê Hoàn lại cùng với Dương Thái-hậu tư thông.
Các quan
đại-thần bấy giờ là bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy Lê Hoàn nhiếp chính lộng quyền
quá, mới cử binh-mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết cả.
Lúc bấy
giờ nhà Tống nghe tin Tiên-hoàng đã mất, tự-quân còn dại, muốn thừa thế sang lấy
nước ta, mới hội đại binh ở gần biên-giới.
Bên ta được tin
quân Tàu sắp sang, Lê Hoàn sai Phạm cự Lượng làm đại-tướng đem binh đi chống giữ.
Trước khi khởi hành, Phạm cự Lượng họp cả quân-sĩ lại ở trong điện, rồi nói rằng:
"Bây giờ quân nghịch sắp vào cõi, mà vua thì còn bé, lấy ai mà thưởng phạt
cho chúng mình. Dẫu chúng mình có hết sức lập được chút công nào, thì rồi ai biết
cho? Chi bằng nay ta tôn Thập-đạo tướng-quân lên làm vua rồi ra đánh thì hơn".
Quân-sĩ nghe nói
đều hô vạn-tuế. Thái-hậu thấy quân-sĩ thuận cả, mới sai lấy áo long-cổn mặc vào
cho Lê Hoàn.
Lê Hoàn lên làm
vua , giáng Đinh Tuệ xuống làm Vệ-vương, sử gọi là Phế-đế.
Nhà Đinh làm vua
được 2 đời, cả thảy là 12 năm.
3.3 Nhà Tiền Lê (980-1009)
3.3.1 Lê Đại Hành (980-1005)
Lê Hoàn là người làng Bảo-thái, huyện Thanh-liêm, tỉnh Hà-nam bây giờ, làm quan Thập-đạo tướng-quân nhà Đinh. Nhân khi vua nhà Đinh còn trẻ tuổi, và lại có quân nhà Tống sang xâm, quân-sĩ tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức là Đại-hành Hoàng-đế, niên-hiệu là Thiên-phúc, Hưng-thống (989-993), và Ứng-thiên (994-1005).
(Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chổ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao? Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư)
Phá Quân Nhà Tống
3.3.1 Lê Đại Hành (980-1005)
Lê Hoàn là người làng Bảo-thái, huyện Thanh-liêm, tỉnh Hà-nam bây giờ, làm quan Thập-đạo tướng-quân nhà Đinh. Nhân khi vua nhà Đinh còn trẻ tuổi, và lại có quân nhà Tống sang xâm, quân-sĩ tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức là Đại-hành Hoàng-đế, niên-hiệu là Thiên-phúc, Hưng-thống (989-993), và Ứng-thiên (994-1005).
(Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chổ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao? Nguồn : Đại Việt sử ký toàn thư)
Phá Quân Nhà Tống
Vua Đại-hành
lên làm vua rồi sai sứ đưa thư sang nhà Tống, nói dối là thư của Đinh Tuệ (Phế-đế)
xin phong, có ý để nhà Tống hoãn binh lại. Nhưng vua nhà Tống không nghe, sai sứ
sang trách Đại-hành rằng sao được xưng đế... Nhược
bằng Đinh Tuệ còn trẻ tuổi không làm được, thì Lê Hoàn phải bắt mẹ con Đinh Tuệ
sang chầu Bắc-triều, rồi sẽ phong quan-tước cho Lê Hoàn". Vua Đại-hành biết mưu nhà Tống bèn không chịu và sửa-sang sự phòng-bị .
Nhà Tống thấy vua Đại-hành
không chịu nghe lời, bèn sai tướng đem quân sang đánh. Tháng 3 năm tân-tị (981)
thì bọn Hầu nhơn Bảo và Tôn toàn Hưng tiến quân sang mặt Lạng-sơn, bọn Lưu-trừng
đem thủy-quân sang mặt Bạch-đằng-giang.
Vua Đại-hành đem
binh-thuyền ra chống-giữ ở Bạch-đằng. Quân nhà Tống tiến lên thế mạnh lắm, quan
quân đánh không lại phải lùi. Bấy giờ lục- quân của bọn Hầu nhân Bảo tiến sang
đến Chi-lăng (thuộc Ôn-châu, Lạng- sơn), vua Đại-hành
sai người sang trá hàng để dụ Hầu nhơn Bảo đến, chiễm bắt chém đi, rồi đuổi đánh quân
nhà Tống, chém giết được quá nửa, và bắt được hai người bộ-tướng.
Bọn Lưu Trừng thấy lục-quân đã tan vỡ, vội-vàng đem thủy-quân
rút về.
Quân ta tuy thắng
trận, nhưng vua Đại-hành sợ thế-lực không chống với Tàu được lâu, bèn sai sứ
đem hai viên tướng bắt được sang trả nhà Tống và xin theo lệ triều cống. Lúc ấy
ở phiá bắc nước Tàu có quân Khiết-đan (Hung-nô) đang đánh phá, cho nên vua nhà
Tống cũng thuận lời, thôi việc chiến-tranh với nước ta, và phong cho vua Đại-hành
làm chức Tiết-độ-sứ.
Năm quí-tị
(993) nhà Tống sách phong cho vua Đại-hành làm Giao-chỉ quận-vương, rồi đến năm
đinh-dậu (997) lại gia phong là Nam-bình-vương.
(Bấy giờ sứ
nhà Tống thường hay đi lại, có khi vua Đại-hành phụng chiếu mà không lạy, nói dối
rằng đi đánh giặc ngã ngựa đau chân. Nhà Tống biết là nói dối, nhưng cũng làm
ngơ đi.)
Đánh Chiêm Thành
Lúc vua Đại-hành lên ngôi, có sai sứ sang Chiêm-thành, bị vua nước ấy bắt giam sứ lại. Đến khi việc phía bắc đã yên, vua Đại-hành đem binh sang đánh báo thù. Quân vua Đại-hành sang chiếm giữ được kinh-thành nước Chiêm và bắt được người, lấy được của rất nhiều. Từ đấy nước Chiêm-thành phải sang triều-cống nước ta.
Lúc vua Đại-hành lên ngôi, có sai sứ sang Chiêm-thành, bị vua nước ấy bắt giam sứ lại. Đến khi việc phía bắc đã yên, vua Đại-hành đem binh sang đánh báo thù. Quân vua Đại-hành sang chiếm giữ được kinh-thành nước Chiêm và bắt được người, lấy được của rất nhiều. Từ đấy nước Chiêm-thành phải sang triều-cống nước ta.
Việc Đánh Dẹp Và Sửa Sang Trong Nước
Việc trong nước thì có các
quan đại thần là bọn Từ Mục, Phạm cự Lượng, Ngô tử An giúp rập, đặt luật-lệ,
luyện quân lính và sửa-sang mọi việc.
Bấy giờ
thường hay có các động Mường và những người các châu quận làm phản, vua Đại-hành
phải thân chinh đi đánh-dẹp, bình được 49 động Hà-man (thuộc huyện Thạch-thành,
tỉnh Thanh-hoá) và dẹp yên những người phản-nghịch ở các nơi. Bởi vậy thanh-thế vua Đại-hành lúc bấy giờ rất là lừng-lẫy.
Năm ất-tị
(1005), vua Đại-hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm.
3.3.2 Lê Trung Tông (1005)
Vua Đại-hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt làm thái-tử, nhưng đến lúc vua Đại-hành mất, các hoàng-tử tranh ngôi đánh nhau trong bảy tháng. Đến khi Long Việt vừa mới lên ngôi được ba ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết đi, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Lê Trung-tông.
Vua Đại-hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt làm thái-tử, nhưng đến lúc vua Đại-hành mất, các hoàng-tử tranh ngôi đánh nhau trong bảy tháng. Đến khi Long Việt vừa mới lên ngôi được ba ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết đi, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Lê Trung-tông.
3.3.3
Lê Long Đĩnh (1005-1009)
Long Đĩnh là người bạo-ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày
xưa. Khi đã giết anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi:
có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt
sống; có khi bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho cây đổ ; có
khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông. Làm những điều ác như thế thì lấy
làm thích chí. Còn khi ra
buổi chầu, có ai tấu sớ điều gì thì cho những thằng hề nói khôi-hài hay là nhại
tiếng làm trò.
Long Đĩnh làm vua
được 2 năm đổi niên-hiệu là Cảnh-thụy (1008-1009). Sang năm sau là năm kỹ-dậu
(1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi.
Vì lúc sống
dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều,
cho nên tục gọi là Ngọa-triều. Long
Đĩnh mất rồi, con thì bé, đình-thần nhân dịp tôn Lý công Uẩn lên làm vua, khai
sáng nên cơ-nghiệp nhà Lý.
Nhà Tiền-Lê làm vua được 3 đời, cả thảy được 29 năm.
(Lê Văn Hưu nói: Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua; bạo
ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, đến nỗi mất nước mất ngôi, không phải
là sự bất hạnh của nhà Lê, lỗi ở Đại Hành không sớm đặt Thái tử và do Trung Tông
không biết phòng giữ từ khi mời chớm nên đến nỗi thế. Nguồn
: Đại Việt sử ký
toàn thư)
Xin mời đọc số sau : Kỷ nhà Lý
Xin mời đọc số sau : Kỷ nhà Lý
Yên Hà, tháng 8, 2016
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.