Tết năm nay nhằm vào ngày thứ Ba, mồng 5, tháng 2, 2019 Dương-lịch và là năm Kỷ Hợi. Thân mời các bạn vòng vo Tam Quốc về
chuyện con heo, (con lợn, gọi theo người Bắc).
Theo Tử-Vi
Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn.
Tuổi Hợi nằm đợi mà ăn.
Theo Tử-vi, những người tuổi Hợi giàu lòng trắc ẩn, nhân ái, hành-xử rất tốt, thích cuộc sống hưởng thụ, ăn ngon mặc đẹp. Họ sống tự do, thoải mái và phóng khoáng, và tuổi này được mọi người xung quanh quý mến, tôn trọng.
Oan ôi ông Địa
Nói đến heo, chúng ta thường nghĩ ngay đến những điều xấu xa
như béo mập, tham ăn, tục uống, ngu xuẩn, lười biếng, bẩn thỉu, và thậm chí dâm đãng với danh-từ “phim con
heo” nhưng heo thật bị hàm oan.
Trước hết, heo là một súc vật rất thông minh, hơn cả chó mèo, chỉ thua cá voi, khỉ, quạ và két. Heo dễ dậy, ngoan hiền và thân-thiện.
Heo không có những tuyến-hạch để toát ra mồ hôi nên cần phải lăn mình vào bùn lúc trời nóng để làm giảm bớt nhiệt độ trong cơ thể, chứ không phải nó thích sống bẩn; ngược lại là đằng khác, muốn tiểu-tiện, nó thường ra thật xa nơi nó ăn.
Nói nó lười nhưng loài người chúng ta nuôi nó để ăn thịt thì nó chỉ được ăn với ngủ chứ nó làm gì khác được? Tư-tưởng "ngu si hưởng thái-bình" có lẽ cũng từ đây mà ra?
Còn nói nó giở trò con heo lại còn sai hơn nữa, điều đó phải dành cho dê, cho gà chứ? (Nhưng cũng phải công-nhận nhìn cái mặt Trư Bát Giới thấy nham nhở, thô tục làm sao?)
Trước hết, heo là một súc vật rất thông minh, hơn cả chó mèo, chỉ thua cá voi, khỉ, quạ và két. Heo dễ dậy, ngoan hiền và thân-thiện.
Heo không có những tuyến-hạch để toát ra mồ hôi nên cần phải lăn mình vào bùn lúc trời nóng để làm giảm bớt nhiệt độ trong cơ thể, chứ không phải nó thích sống bẩn; ngược lại là đằng khác, muốn tiểu-tiện, nó thường ra thật xa nơi nó ăn.
Nói nó lười nhưng loài người chúng ta nuôi nó để ăn thịt thì nó chỉ được ăn với ngủ chứ nó làm gì khác được? Tư-tưởng "ngu si hưởng thái-bình" có lẽ cũng từ đây mà ra?
Còn nói nó giở trò con heo lại còn sai hơn nữa, điều đó phải dành cho dê, cho gà chứ? (Nhưng cũng phải công-nhận nhìn cái mặt Trư Bát Giới thấy nham nhở, thô tục làm sao?)
Những loài Heo
Nói nôm na, heo có ba loại:
- Heo rừng (lợn lòi), thuỷ-tổ các
loài heo, lông dài, đen và cứng, có sừng và sống trong rừng (heo rừng sống đâu
khác bây giờ?). Loại này có làm thịt thì cũng phải hầm rượu vang như mọi loại
thịt rừng, nếu không ăn dai lắm;
Nhưng hình như thịt heo đen lại bán đắt hơn vì có tỉ lệ nạc và mỡ hài hòa hơn, lượng mỡ thấp hơn, chất đạm cao hơn và có người (dửng mở?) tin rằng ăn thịt này sẽ khoẻ mạnh hơn.
- Heo nhà, đến từ heo rừng đã được
thuần-hoá để nuôi làm thịt. Nuôi heo rất dễ vì heo ăn gì cũng được (Tôi nhớ lúc
ở Sài-Gòn, cứ chiều chiều, lại có một ông đậy xe đi từng nhà xin thức ăn thừa về
nuôi heo).
- Heo cảnh (kiểng), còn gọi là lợn ỉ, biết vẫy đuôi mừng chủ, được nuôi chơi như chó, mèo.
Nhiều cách để gọi heo là: heo nái (lợn cái nuôi để sản-xuất lợn
con) ; lợn xề (heo nái già) như trong bài hát "Ba bà mẹ chồng" của ban AVT ; heo nọc (heo đực dùng để truyền giống) ;
lợn hạch (lợn đực đã thiến) ; lợn bột hay heo sữa (lợn con dưới một năm, còn đang bú mẹ) thường làm thịt quay nguyên con ; lợn lang (lông đốm đen-trắng); …
Lợn trong ẩm-thực
Từ thuở xa xưa, thịt heo đã là
một thực phẫm cho loài người, ngoại trừ các dân tộc theo đạo Hồi hoặc đạo Do
Thái. Trên toàn cầu, thịt heo thuộc loại được tiêu-thụ nhiều nhất. Tiếng Pháp
có câu “Dans le cochon, tout est bon”, có nghĩa là tất cả những bộ-phận trong con heo đều ăn được cả : giò heo, da heo, tai heo, mỡ
heo, lòng heo, … được chế biến thành biết bao nhiêu món ăn độc đáo.
Đặc biệt trong các lễ lộc lớn như cưới hỏi, cúng đình, ... thì không thể thiếu heo sữa quay.
Món ăn ngon với thịt heo thì nhiều vô số kể, nào là bánh giò, bánh giầy, bánh cuốn,… để ăn vặt ; những món nước như cháo, mì, hủ-tiếu, bún bò Huế (dĩ nhiên phải có miếng chân heo),…; những món nhậu như nộm tai heo, lòng heo chiên, tim, gan, …; những món thịt như thịt ba chỉ nướng, kho, luộc cuốn rau, sườn nướng, thịt quay, …
Đặc biệt trong các lễ lộc lớn như cưới hỏi, cúng đình, ... thì không thể thiếu heo sữa quay.
Món ăn ngon với thịt heo thì nhiều vô số kể, nào là bánh giò, bánh giầy, bánh cuốn,… để ăn vặt ; những món nước như cháo, mì, hủ-tiếu, bún bò Huế (dĩ nhiên phải có miếng chân heo),…; những món nhậu như nộm tai heo, lòng heo chiên, tim, gan, …; những món thịt như thịt ba chỉ nướng, kho, luộc cuốn rau, sườn nướng, thịt quay, …
Ta thường nghe chữ tả pín lù để nói về những thứ hổ-lốn, lai tạp nhưng tôi chưa bao giờ được nếm qua món ăn này của người Trung Hoa.
Bao nhiêu món ngon, tôi không dám kể hết, sợ bạn đọc giỏ dãi, thình
lình bỏ ra lục tủ lạnh.
Riêng tôi vốn thích gặm đầu, gặm chân, gặm đuôi, tôi lại nhớ năm vừa rồi đi cruise ở Hawai'i, trên tàu có tối họ đãi thịt heo quay, tôi xếp hàng rồi đến lượt tôi thì vừa vặn đúng lúc anh bồi bếp đẽo cái đầu heo, quẳng ngay vào thùng rác, làm bụng tôi đau quặn, mà mở miệng ra xin lấy ra lại thì mất mặt Việt-Nam tôi quá, nên đành bấm bụng, cắn răng, ôm trọn nỗi hờn tủi, đến ngày nay vẫn còn nuối tiếc.
Ngoài việc nuôi chúng ta, heo còn cho ta da để làm quần áo, giầy dép, hành lý giá rẻ, lông heo còn dùng làm bút cọ.
Riêng tôi vốn thích gặm đầu, gặm chân, gặm đuôi, tôi lại nhớ năm vừa rồi đi cruise ở Hawai'i, trên tàu có tối họ đãi thịt heo quay, tôi xếp hàng rồi đến lượt tôi thì vừa vặn đúng lúc anh bồi bếp đẽo cái đầu heo, quẳng ngay vào thùng rác, làm bụng tôi đau quặn, mà mở miệng ra xin lấy ra lại thì mất mặt Việt-Nam tôi quá, nên đành bấm bụng, cắn răng, ôm trọn nỗi hờn tủi, đến ngày nay vẫn còn nuối tiếc.
Ngoài việc nuôi chúng ta, heo còn cho ta da để làm quần áo, giầy dép, hành lý giá rẻ, lông heo còn dùng làm bút cọ.
Lợn trong văn hoá thế-giới
Trong truyện thần-thoại Hy Lạp, con heo thường được vẽ chung với nữ thần sinh-sản và nông-nghiệp Demeter.
Người dân Hawai’i thì tin nơi Kamapua’a, một siêu-nhân có thể biến thành heo.
Truyện ngụ-ngôn “Ba con heo con” (Three little pigs) và chú sói đã có từ lâu bên Âu-Châu.
Trong truyện thần-thoại Hy Lạp, con heo thường được vẽ chung với nữ thần sinh-sản và nông-nghiệp Demeter.
Người dân Hawai’i thì tin nơi Kamapua’a, một siêu-nhân có thể biến thành heo.
Truyện ngụ-ngôn “Ba con heo con” (Three little pigs) và chú sói đã có từ lâu bên Âu-Châu.
Con heo gây ấn-tượng đặc-biệt ở vùng Á-Châu, và nổi tiếng nhất là trong tác-phẩm kinh-điển Tây Du Ký của Trung Hoa, với
nhân-vật Trư Bát Giới, còn gọi là
Trư Ngộ Năng, do Quan Thế Âm Bồ tát đặt cho, nghĩa là: "con lợn (tái
sinh) nhận (ngộ) ra khả năng của mình" để ám chỉ việc Bát Giới luôn tự
đánh giá mình quá cao mà quên mất mình mang một hình hài kinh khủng. Tam Tạng đặt
tên là Bát Giới với ý nghĩa là "Tám ranh giới" (không sát
sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không
trang điểm, không nằm ngồi giường quá rộng, ăn chay) để nhắc nhở Bát Giới phải
luôn biết tu sửa mình. Đọc truyện, có lẽ ít ai có cảm-tình với anh chàng này, so với Tôn Ngộ Không và Sa Tăng?
Hình ảnh con heo đã xuất hiện rất sớm trong nền văn
hóa Trung Quốc, ví dụ như một cái Chén gốm đen khắc hình lợn rừng của nền Văn
hóa Hà Mụ Độ (Hà Mẫu Độ) trước công nguyên 5000 đến 4000 năm, hiện trưng bày tại viện Bảo tàng tỉnh Triết Giang (Trung Quốc).
Tượng heo có chim đậu trên
lưng, bằng đồng, đời Nhà Thương (1600 - 1046 trước CN).
Tượng này có hình dáng khúc chiết, mạnh mẽ, được chạm khắc hoa văn khắp bề mặt.
Tượng này có hình dáng khúc chiết, mạnh mẽ, được chạm khắc hoa văn khắp bề mặt.
Đối với người Nhật, con heo rừng được gọi là
inoshishi, nó là vật cưỡi của Thần chiến tranh Usa Hachiman bởi sự dũng
mãnh. Tại các đền thờ Thần đạo, họ hay bày các tượng heo rừng nhỏ trước điện
thờ thần Wakenokiyomaro.
Mặt nạ heo
lại là một vật khá phổ biến trên thế giới tuy mục đích sử dụng có khác nhau.
Mặt nạ heo của Nêpan làm bằng gỗ, tô màu, nó được dùng trong các
lễ hội đạo Hindu có niên đại đầu thế kỷ 20.
Mặt nạ nghi lễ heo của Kalimantan, được làm vào năm 1940 từ đầu thú, có cả lông và tai, một hiện vật tiêu biểu cho văn hóa dân gian Indonesia.
Mặt nạ nghi lễ heo của Kalimantan, được làm vào năm 1940 từ đầu thú, có cả lông và tai, một hiện vật tiêu biểu cho văn hóa dân gian Indonesia.
Mặt
nạ heo rừng Barong (hình bên) được làm bằng gỗ sơn, phong cách Bali, Indonesia, được dùng
trong các điệu múa trong lễ hội.
Mặt nạ sân khấu Topeng mô tả mặt heo, một sự diễn tả không thay đổi từ xưa cho kịch múa wayang
topeng, Tây Java, Indonesia.
Trong thần-thoại Ấn-Độ giáo, một trong những hiện-thân của Vishnu (một trong bộ
tam thần) là Varâha dưới hình-thể con lợn rừng.
Con lợn được thể-hiện qua các bức tranh dân-gian
Đông Hồ, Kim Hoàng, hình ảnh con lợn hiện-hữu trên tấm lịch tường gia-đình để thể-hiện
sự sung-mãn, phồn-thực, hạnh phúc, nhất là trong dịp Tết.
Con heo đất được cha mẹ dùng để tập cho con cháu giá-trị đồng tiền
và óc dành dụm, đặc-trưng những xứ nghèo như Việt-Nam ta.
Con heo trong tục-ngữ, thành-ngữ, ca dao Việt-Nam thì nhiều vô số kể. Một vài thí-dụ :
Nuôi heo chọn giống, đẻ con chọn dòng
(Chữa) Lợn lành thành lợn què
Giàu nuôi chó, khó nuôi heo
Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủ ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ, mua tôi đồng riềng.
(Ba con vật cuối của Tử-Vi là Gà, Chó và Heo là gần gũi đời sống hàng ngày nhất của ta.)
Con lợn ủ ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ, mua tôi đồng riềng.
(Ba con vật cuối của Tử-Vi là Gà, Chó và Heo là gần gũi đời sống hàng ngày nhất của ta.)
Thịt heo nấu với măng hầm
Chờ ba ngày Tết, bà… quằm với ông
Chờ ba ngày Tết, bà… quằm với ông
Đương khi lửa tắt cơm sôi
Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên
Lợn no, con nín, tòm tem thời tòm.
Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên
Lợn no, con nín, tòm tem thời tòm.
Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào
Bây giờ kẻ thấp, người cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng?
Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào
Bây giờ kẻ thấp, người cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng?
… Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm…
(Tát nước đầu đình)
Một con lợn béo một vò rượu tăm…
(Tát nước đầu đình)
Một vợ thì nằm giường lèo
Có gối tai bèo, sáo rủ, màn treo
Hai vợ nằm chèo queo
Ba vợ ra chuồng heo mà nằm
(Các ông thời nhớ cho…)
Có gối tai bèo, sáo rủ, màn treo
Hai vợ nằm chèo queo
Ba vợ ra chuồng heo mà nằm
(Các ông thời nhớ cho…)
Năm Hợi, điều gì cũng tốt. Thân chúc các bạn mọi chuyện tốt lành nhé.
Yên Hà, tháng Hai, 2019
Tết Kỷ Hợi
Tài-liệu nguồn :
Năm Hợi nói chuyện Heo
Năm Hợi nói chuyện Heo
Năm Hợi nói chuyện Heo
Nhân năm chị Hợi, nói chuyện anh Heo
https://ngocthienhoa.com/2007/02/11/nhan-nam-chi-hoi-noi-chuyen-anh-heo-buon-vui-cung-kiep-lon/
Năm Hợi Lượm Lặt Chuyện Heo Trong Mỹ Thuật http://hcmufa.edu.vn/tap-chi/thong-tin-my-thuat-so-15-16/nam-hoi-luom-lat-chuyen-heo-trong-my-thuat-/
https://ngocthienhoa.com/2007/02/11/nhan-nam-chi-hoi-noi-chuyen-anh-heo-buon-vui-cung-kiep-lon/
Năm Hợi Lượm Lặt Chuyện Heo Trong Mỹ Thuật http://hcmufa.edu.vn/tap-chi/thong-tin-my-thuat-so-15-16/nam-hoi-luom-lat-chuyen-heo-trong-my-thuat-/
Wikipedia
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.