0- Đại-cương
1- Thượng-cổ thời-đại (2879-111 trước Tây-lịch)
2- Bắc thuộc thời đại (111 trước Tây-lịch-931 sau Tây-lịch)
3- Thời đại tự-chủ
3- Thời đại tự-chủ
3.1 Nhà Ngô (939-965)
3.2 Nhà Đinh (968-980)
3.3 Nhà Tiền Lê (980-1009)
3.4 Nhà Lý (1010-1225)
3.4 Nhà Lý (1010-1225)
3.5 Nhà Trần (1225-1400)
3.6 Nhà Hồ (1400-1407)
3.7 Nhà Hậu Lê (1428-1527)
Lê Lợi / Lê Thái Tổ (1385-1433)
Lê Lợi / Lê Thái Tổ (1385-1433)
Từ khi nhà Minh
sang cai trị An Nam, dân ta phải khổ nhục trăm đường. May lúc ấy có một đấng
anh hùng nổi lên, kéo cờ nghĩa để chống với giặc Minh, trong 10 năm ấy lại được
giang sơn cũ, và xây đắp lại nền độc lập cho nước Nam.
Đấng anh hùng ấy,
người ở làng Lam Sơn (tỉnh Thanh Hóa), họ Lê, tên là Lợi. Đã mấy đời làm nghề
canh nông, nhà vẫn giàu có, lại hay giúp đỡ cho kẻ nghèo khó, cho nên mọi người
đều phục, và những tôi tớ ước có hàng nghìn người. Ông Lê Lợi khẳng khái, có
chí lớn, quan nhà Minh nghe tiếng, đã dỗ cho làm quan, nhưng ông không chịu khuất, thường nói rằng: " Làm
trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ
sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người ta!" Bèn giấu tiếng ở chỗ sơn lâm, đón
mời những kẻ hào kiệt, chiêu tập những kẻ lưu vong.
Năm 1418, ông Lê
Lợi cùng với tướng là Lê Thạch, Lê Liễu khởi binh ở núi Lam Sơn, tự xưng là Bình Định
Vương, rồi truyền hịch đi gần xa kể tội nhà Minh để rõ cái mục đính của
mình khởi nghĩa đánh kẻ thù của nước.
Lê Lai cứu Chúa
Bị vây đánh ở Chí Linh lần thứ hai, Vương bị nguy cấp lắm, mới hỏi các tướng rằng: Có ai làm được như người Kỷ Tín ngày trước chịu chết thay cho vua Hán Cao không? Bấy giờ có ông Lê Lai liều mình vì nước, xin mặc thay áo ngự bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật, xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi.
Về sau, vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình, Lê Lợi dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày.
Bởi thế đời sau truyền lại câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.
Bị vây đánh ở Chí Linh lần thứ hai, Vương bị nguy cấp lắm, mới hỏi các tướng rằng: Có ai làm được như người Kỷ Tín ngày trước chịu chết thay cho vua Hán Cao không? Bấy giờ có ông Lê Lai liều mình vì nước, xin mặc thay áo ngự bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật, xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi.
Về sau, vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình, Lê Lợi dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày.
Bởi thế đời sau truyền lại câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.
Nguyễn Trãi
Khi Bình Định Vương về đánh ở Lỗi Giang, thì có ông Nguyễn Trãi vào yết kiến, dâng bài sách bình Ngô, vua xem lấy làm hay, dùng ông ấy làm tham mưu.
Ông Nguyễn Trãi là con ông Bảng Nhãn Nguyễn Phi Khanh. Đời nhà Hồ, ông đã thi đỗ tiến sĩ (1400). Khi ông Nguyễn Phi Khanh bị nhà Minh bắt về Kim Lăng, ông theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. Ông Phi Khanh bảo rằng: "Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì ?"
Từ đó ông trở lại, ngày đêm lo việc phục thù. Nay ra giúp Bình Định Vương, bày mưu định kế để lo sự bình định.
Bình Ngô Đại Cáo
Bình Định Vương dẹp xong giặc Minh rồi, sai ông Nguyễn Trãi làm tờ bá cáo cho thiên hạ biết. Tờ Bình Ngô Đại Cáo này làm bằng Hán Văn, là một bản văn chương rất có giá trị trong đời Lê.
(Trường trung-học Nguyễn Trãi ở Saì-Gòn lúc trước đã từng đón nhận những nhân-vật nổi tiếng như Ngô Thuỵ Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc…)
Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng-đế, sử gọi là Lê Thái Tổ, khai lập nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long (sau đó đổi tên thành Đông Kinh).
Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kính tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.
Khi Bình Định Vương về đánh ở Lỗi Giang, thì có ông Nguyễn Trãi vào yết kiến, dâng bài sách bình Ngô, vua xem lấy làm hay, dùng ông ấy làm tham mưu.
Ông Nguyễn Trãi là con ông Bảng Nhãn Nguyễn Phi Khanh. Đời nhà Hồ, ông đã thi đỗ tiến sĩ (1400). Khi ông Nguyễn Phi Khanh bị nhà Minh bắt về Kim Lăng, ông theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. Ông Phi Khanh bảo rằng: "Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì ?"
Từ đó ông trở lại, ngày đêm lo việc phục thù. Nay ra giúp Bình Định Vương, bày mưu định kế để lo sự bình định.
Bình Ngô Đại Cáo
Bình Định Vương dẹp xong giặc Minh rồi, sai ông Nguyễn Trãi làm tờ bá cáo cho thiên hạ biết. Tờ Bình Ngô Đại Cáo này làm bằng Hán Văn, là một bản văn chương rất có giá trị trong đời Lê.
(Trường trung-học Nguyễn Trãi ở Saì-Gòn lúc trước đã từng đón nhận những nhân-vật nổi tiếng như Ngô Thuỵ Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc…)
Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng-đế, sử gọi là Lê Thái Tổ, khai lập nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long (sau đó đổi tên thành Đông Kinh).
Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kính tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị.
Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời, hưởng dương 49 tuổi.
Truyền-thuyết
Hồ Gươm
Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là
Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực
Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng
được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một
hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có
ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: - Sắt nào đây?
Thận nói: - Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay.
Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận
Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một
cái chuôi gươm đã mài dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin
chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn
thành ra chuôi gươm.
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm
ngày mai, hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn,
rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu,
lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua
thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng
thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng
đuổi được quân Minh làm vua
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi
thuyền ra hồ Thuỷ Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước
thuyền của vua gọi to:
- Hãy trả gươm thần cho ta!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy
gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.
Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế
kỷ 10, Đai Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi-nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của
nhà Minh và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.
Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ
nhà Lê khi bị nhà Mạc cướp ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể
trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được
thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Chúa Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám
cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất
nước của nhà Lê.
Khi ngự phê sách Khâm định Việt sử thong giám
cương mục, vua Tự Đức nhà Nguyễn đánh
giá Lê Lợi "mở được nền
chính thống nghìn năm, thật đáng là bậc nối gót Hán Cao Tổ", ông cho rằng Lê Thái Tổ có nhiều điểm
giống với Hán Cao Tổ. Sử quan nhà Nguyễn trong lời cẩn án
dưới lời phê của Tự Đức còn nêu thêm một điểm giống nhau nữa giữa Lê Thái Tổ và
Hán Cao Tổ: hai người cùng dấy binh nổi lên với một thanh kiếm.
Yên Hà, tháng 2, 2017
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ
Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.