Đại-cương
1.Thượng-cổ thời-đại
1.1 Họ Hồng Bàng
1.2 Nhà Thục
1.1 Họ Hồng Bàng
1.2 Nhà Thục
1.3 Nhà Triệu
2. Bắc thuộc thời đại
2.1 Bắc thuộc lần thứ 1 - Trưng Vương
2.1 Bắc thuộc lần thứ 1 - Trưng Vương
2.2 Bắc thuộc lần thứ 2 - Bà Triệu
./.
2.3 Nhà Tiền Lý (544 - 602)
2.3.1 Lý Nam Đế
(544-548)
Năm
Tân Dậu (541), đời vua Vũ Đế nhà Lương, ở huyện Thái Bình có một người tên là
Lý Bôn, có người gọi là Lý Bí, vốn dòng dõi người Tàu, tổ tiên ở đời Tây Hán phải
tránh loạn chạy sang Giao Châu, đến bấy giờ là bảy đời, thành ra người bản
xứ.
Lý
Bôn, tài kiêm văn võ, thấy nước mình, trong thì quan lại Tàu làm khổ, ngoài thì
người Lâm Ấp (một vương quốc sau này mang
tên Chiêm Thành/Chăm Pa, Panduranga, nay thuộc miền Trung Việt-Nam) cướp
phá, bèn cùng với những người nghĩa dũng nổi lên, đánh đuổi Tiêu Tư về Tàu, rồi
chiếm giữ lấy thành Long Biên.
Khi chiếm giữ được đất Giao Châu rồi, ông sửa sang mọi việc, định lập nghiệp lâu dài.
Năm Giáp Tí (544), ông Lý Bôn tự xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức.
Khi chiếm giữ được đất Giao Châu rồi, ông sửa sang mọi việc, định lập nghiệp lâu dài.
Năm Giáp Tí (544), ông Lý Bôn tự xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức.
Năm
Ất Sửu (545) vua nhà Lương sai Dương Phiêu sang làm thứ sử Giao Châu, và sai Trần
Bá Tiên đem quân sang đánh Nam Việt. Lý Nam Đế thua phải bỏ thành Long Biên chạy
về giữ thành Gia Ninh (huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên). Sau đó, đánh mấy trận lại
thua, Lý Nam Đế bèn giao binh quyền lại cho tả tướng quân Triệu Quang Phục chống
nhau với quân nhà Lương rồi trở về Khuất Liêu.
2.3.2 Triệu Việt
Vương (549-571)
Triệu
Quang Phục đem quân chống cự với nhà Lương được ít lâu, rồi sau thấy thế quân Tàu
còn mạnh, địch không nổi, bèn rút quân về Dạ Trạch. Dạ Trạch là chỗ đồng lầy,
chung quanh cỏ mọc như rừng, ở giữa có bãi cát làm nhà ở được. Triệu Quang Phục
vào ở đấy, ngày nấp ẩn, tối thì cho lính chở thuyền độc mộc ra đánh quân của Trần
Bá Tiên, cướp lấy lương thực về nuôi quân sĩ. Trần Bá Tiên đánh mãi không được.
Người thời bấy giờ gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương.
Người thời bấy giờ gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương.
Năm
Mậu Thìn (548) Lý Nam Đế ở trong Khuất Liêu phải bệnh mất, sang năm sau Triệu
Quang Phục ở Dạ Trạch được tin ấy bèn xưng là Việt Vương.
Bấy giờ quân của Việt Vương đã sắp hết lương, mà mãi không phá được quân Tàu. May nhờ gặp lúc bên Tàu có loạn Hầu Cảnh, vua nhà Lương phải triệu Trần Bá Tiên về để người tì tướng là Dương Sân ở lại chống cự với Triệu Quang Phục. Quang Phục mới thừa thế đem quân ra đánh phá quân Tàu, rồi về lấy lại thành Long Biên.
Bấy giờ quân của Việt Vương đã sắp hết lương, mà mãi không phá được quân Tàu. May nhờ gặp lúc bên Tàu có loạn Hầu Cảnh, vua nhà Lương phải triệu Trần Bá Tiên về để người tì tướng là Dương Sân ở lại chống cự với Triệu Quang Phục. Quang Phục mới thừa thế đem quân ra đánh phá quân Tàu, rồi về lấy lại thành Long Biên.
2.3.3 Hậu Lý Nam Đế
(571-602)
Khi
Lý Nam Đế thất thế chạy về Khuất Liêu thì người anh họ là Lý Thiên Bảo cùng với người cùng họ là Lý Phật Tử đem quân chạy vào
quận Cửu Chân, rồi bị quân nhà Lương đuổi đánh chạy sang Lào, đến đóng ở động
Dã Năng, xưng là Đào Lang Vương, quốc hiệu là Dã Năng.
Năm
Ất Hợi (555) là năm thứ 7 đời Triệu Việt Vương, Lý Thiên Bảo mất, không có con,
binh quyền về cả Lý Phật Tử. Đến năm
Đinh Sửu (557), Lý Phật Tử đem quân về chống với Triệu Việt Vương. Đánh nhau mấy
trận không được, Phật Tử mới xin chia đất giảng hòa. Triệu Việt Vương nghĩ tình
họ Lý, cũng thuận chia đất cho Lý Phật Tử.
Lý
Phật Tử đóng ở Ô Diên (nay ở vào làng Đại Mỗ, thuộc huyện Từ Liêm, tỉnh Hà
Đông). Triệu Việt Vương đóng ở Long Biên, lấy bãi Quân Thần làm giới hạn (bãi ấy
thuộc làng Thượng Các, huyện Từ Liêm). Triệu Việt Vương lại gả con gái cho Phật
Tử để tỏ tình hòa hiếu với nhau. Nhưng Phật Tử vẫn có ý muốn thôn tính, bởi vậy
bề ngoài tuy hòa hiếu, nhưng bề trong vẫn sửa soạn để đánh lấy Long Biên.
Năm
Tân Mão (571), Phật Tử bất thình lình đem quân đánh Triệu Việt Vương. Triệu Việt
Vương thua chạy đến sông Đại Nha (nay ở huyện Đại An, tỉnh Nam Định), nhảy xuống
sông tự tận. Người ở đấy cảm nhớ Triệu Việt Vương, mới lập đền thờ ở chỗ sông Đại
Nha. Nay còn có đền thờ ở làng Đại Bộ, gần huyện Đại An.
Lý
Phật Tử lấy được thành Long Biên rồi,
xưng đế hiệu, đóng đô ở Phong Châu (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), sai
Lý Đại Quyền giữ Long Biên và Lý Phổ Đỉnh giữ Ô Diên.
Trong
khi Lý Phật Tử làm vua ở Nam Việt thì vua Văn Đế nhà Tùy đã gôm cả Nam Bắc, nhất
thống nước Tàu. Đến năm Nhâm Tuất (602) vua nhà Tùy sai tướng là Lưu Phương đem
quân 27 doanh sang đánh Nam Việt.
Lưu
Phương sai người lấy lẽ họa phúc để dụ Lý Phật Tử về hàng. Hậu Lý Nam Đế sợ thế
không địch nổi bèn xin về hàng.
Từ
đấy đất Giao Châu lại bị nước Tàu cai trị 336 năm nữa.
2.4 Bắc Thuộc Lần Thứ
Ba (603
- 939)
Trong giai-đoạn này,
nước ta phải chịu ách cai trị ác nghiệt nhà Đường, lại bị giặc giã do các vương
quốc Hoàn Vương (Lâm Ấp) và Nam Chiếu (vương quốc người Bạch và Di, nay thuộc
Vân Nam, Trung Quốc) quấy nhiễu và cũng có những cuộc khởi-nghĩa dần dần đem lại
tự-chủ cho dân-tộc.
2.4.1 Nhà Đường (618
- 907)
Năm
Kỹ Mão (678), vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện,
và đặt tên An Nam đô hộ phủ.
Nước
ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.
Mười hai Châu thời nhà Đường là :
1.
Giao Châu có
8 huyện (Hà Nội, Nam Định v. v.)
2.
Lục
Châu có 3
huyện (Quảng Yên, Lạng Sơn)
3.
Phúc Lộc Châu có 3 huyện (Sơn Tây)
4.
Phong Châu có
3 huyện (Sơn Tây)
5. Thang Châu có 3 huyện (?)
6. Trường Châu có 4 huyện (?)
7.
Chí Châu có
7 huyện (?)
8.
Võ
Nga Châu có 7
huyện (?)
9.
Võ An Châu có
2 huyện (?)
10.
Ái Châu có 6 huyện (Thanh Hóa)
11. Hoan Châu có 4 huyện (Nghệ An)
12. Diên Châu có 7 huyện (Nghệ An)
Khởi-nghĩa Mai Hắc Đế (722)
Năm Nhâm Tuất (722) là năm Khai Nguyên thứ 10 về đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu có một người tên là Mai
Thúc Loan nổi lên chống cự với quân nhà Đường.
Mai Thúc Loan là người huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bây
giờ, mặt mũi đen sì, sức vóc khỏe mạnh, thấy quan nhà Đường làm nhiều điều tàn
bạo, dân gian khổ sở, lại nhân lúc bấy giờ lắm giặc giã, ông ấy bèn chiêu mộ những
người nghĩa dũng, rồi chiếm giữ lấy một chỗ ở đất Hoan Châu (nay thuộc huyện
Nam Đường tỉnh Nghệ An) rồi xây thành đắp lũy, xưng hoàng đế, tục gọi là Hắc Đế.
Mai
Hắc Đế lại kết hiếu với nước Lâm Ấp và nước Chân Lạp (Khmer) để làm ngoại viện.
Vua
nhà Đường sai quan nội thị là Dương Tư Húc đem quân sang cùng với quan Đô Hộ là
Quang Sở Khách đi đánh Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế thế yếu chống không nổi phải thua
chạy, được ít lâu thì mất.
Nay ở núi Vệ Sơn huyện Nam Đường, tỉnh Nghệ An, còn có di tích thành cũ của vua Hắc Đế, và ở xã Hương Lãm, huyện Nam Đường còn có đền thờ.
Nay ở núi Vệ Sơn huyện Nam Đường, tỉnh Nghệ An, còn có di tích thành cũ của vua Hắc Đế, và ở xã Hương Lãm, huyện Nam Đường còn có đền thờ.
Khởi-nghĩa Bố Cái Đại
Vương (791)
Năm
Tân Vị (791), quan Đô Hộ là Cao Chính Bình bắt dân đóng sưu thuế nặng quá, lòng
dân oán hận. Bấy giờ ở quận Đường Lâm (bây giờ là làng Cam Lâm, huyện Phúc Thọ,
tỉnh Sơn Tây) có người tên là Phùng Hưng
nổi lên đem quân về phá phủ Đô Hộ. Cao Chính Bình lo sợ thành bệnh mà chết.
Phùng Hưng mới chiếm giữ phủ thành, được mấy tháng thì mất. Quân sĩ lập con
Phùng Hưng là Phùng An lên nối nghiệp.
Dân ái mộ Phùng Hưng mới lập đền thờ và tôn lên làm Bố Cái Đại Vương, bởi vì ta
gọi cha là bố, mẹ là cái, nghĩa là tôn Phùng Hưng lên làm cha mẹ.
Tháng
7 năm Tân Vị, vua nhà Đường sai Triệu Xương sang làm Đô Hộ. Phùng An liệu thế
chống không nổi xin ra hàng.
Xứ
Giao Châu mình tự đời nhà Hán cho đến đời Ngũ Quí vẫn là đất nội thuộc của Tàu,
cho nên sự trị loạn bên Tàu cũng ảnh hưởng đến nước mình. Nhờ khi bên Tàu loạn
lạc, người Tàu bận việc nước, thì bên Giao Châu cũng rục rịch tự lập được ba
năm. Nhưng chỉ vì nước thì nhỏ, người thì ít, mà người trong nước lại không biết
đồng tâm với nhau, không hiểu các lẽ hợp quần đoàn thể là thế nào, cho nên
không thành công được.
2.4.2 Đời Ngũ Quí
(907 - 959)
Năm
Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán,
Hậu Chu, tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là
đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại.
Mãi đến lúc này, Trung Hoa đại loạn, thời cơ mới thuận-tiện cho dân-tộc ta tiến đến tự-chủ.
Mãi đến lúc này, Trung Hoa đại loạn, thời cơ mới thuận-tiện cho dân-tộc ta tiến đến tự-chủ.
Họ Khúc Dấy Nghiệp: Khúc Thừa Dụ (906 - 907)
Trước
khi nhà Đường sắp mất ngôi độ mấy năm, thì bên Tàu loạn, giặc cướp nổi lên khắp
cả mọi nơi. Uy quyền nhà vua không ra đến bên ngoài, thế lực ai mạnh thì người ấy
xưng đế, xưng vương.
Ở Giao Châu, lúc bấy giờ có một người họ Khúc tên là Thừa Dụ, quê ở Hồng Châu (thuộc Hải Dương). Khúc Thừa Dụ vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua Chiêu Tuyên nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông ấy lên làm Tiết Độ Sứ để cai trị Giao Châu. Nhà Đường lúc bấy giờ suy nhược, thế không ngăn cấm được, cũng thuận cho ông ấy làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ và gia phong Đồng Bình Chương Sự.
Ở Giao Châu, lúc bấy giờ có một người họ Khúc tên là Thừa Dụ, quê ở Hồng Châu (thuộc Hải Dương). Khúc Thừa Dụ vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua Chiêu Tuyên nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông ấy lên làm Tiết Độ Sứ để cai trị Giao Châu. Nhà Đường lúc bấy giờ suy nhược, thế không ngăn cấm được, cũng thuận cho ông ấy làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ và gia phong Đồng Bình Chương Sự.
Năm
sau nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm
chức Tiết Độ Sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu.
Khúc
Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ được non một năm thì mất, giao quyền lại cho con là Khúc
Hạo.
Khúc Hạo (907 - 917)
Khúc
Hạo lên thay cha làm Tiết Độ Sứ, lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại,
sửa sang việc thuế má, việc sưu dịch và lại cho con là Khúc Thừa Mỹ sang sứ bên
Quảng Châu, tiếng là kết hiếu với nhau, nhưng cốt để dò thăm mọi việc hư thực.
Lưu
Ẩn ở Quảng Châu đóng phủ trị ở Phiên Ngung được 4 năm thì mất. Em là Lưu Cung
(trước gọi là Lưu Nham) lên thay. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu
Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (947) cải
quốc hiệu là Nam Hán.
Khúc Thừa Mỹ (917 -
923)
Năm
Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền nghiệp lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Khúc Thừa
Mỹ nhận chức Tiết Độ Sứ của nhà Lương, chứ không thần phục nhà Nam Hán. Vua nước
Nam hán lấy sự ấy làm hiềm, đến năm Quí Mùi (923) sai tướng là Lý Khắc Chính
đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng
với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.
Dương Diên Nghệ và Kiểu
Công Tiện (931 - 938)
Năm
Tân Mão (931), Dương Diên Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước mới nổi lên, mộ
quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết Độ Sứ. Được 6 năm, Dương
Diên Nghệ bị người nha tướng là Kiểu Công Tiện giết đi mà cướp lấy quyền.
Ngô Quyền Phá Quân
Nam Hán
Khi
ấy có người tướng của Dương Diên Nghệ là Ngô Quyền cử binh đi đánh Kiểu Công Tiện
để báo thù cho chúa.
Ngô Quyền là người làng Đường Lâm, cùng một làng với Phùng Hưng ngày trước (huyện
Phú Thọ, tỉnh Sơn Tây) làm quan với Dương Diên Nghệ. Dương Diên Nghệ thấy người
có tài trí mới gả con gái cho, và phong cho vào giữ Ái Châu (Thanh Hóa). Khi được
tin Kiểu Công Tiện đã giết mất Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền liền đem quân ra
đánh.
Kiểu
Công Tiện cho sang cầu cứu ở bên Nam Hán, Hán chủ cho thái tử là Hoằng Tháo đưa
quân đi trước, mình tự dẫn quân đi tiếp ứng.
Khi
quân Hoằng Tháo vào gần đến sông Bạch Đằng, thì bên này Ngô Quyền đã giết được
Kiểu Công Tiện (938), rồi một mặt truyền lệnh cho quân sĩ phải hết sức phòng bị,
một mặt sai người lấy gỗ cặp sắt nhọn, cắm ngầm ở dưới lòng sông Bạch Đằng,
xong rồi chờ đến lúc nước thủy triều lên, cho quân ra khiêu chiến; quân Nam Hán
đuổi theo, đến lúc nước xuống, Ngô Quyền hồi quân đánh ập lại, quân Nam Hán
thua chạy, bao nhiêu thuyền mắc vào cộc gỗ thủng nát mất cả, người chết quá nửa,
Hoằng Tháo bị Ngô Quyền bắt được, đem về giết đi.
Hán
Chủ nghe tin ấy, khóc òa lên, rồi đem quân về Phiên Ngung, không dám sang quấy
nhiểu nữa.
Ngô
Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường
địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ. Cũng
nhờ có Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm,
và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy.
Một kỷ-nguyên mới bắt
đầu.
./.
Xin mời đọc số sau : Ảnh-hưởng văn minh Tàu sau 1050 năm đô hộ
Yên Hà, tháng 6, 2016
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) :
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.