Nói cho cùng, ranh-giới giữa thành-ngữ và tục-ngữ không rõ ràng lắm, tục-ngữ và
ca dao cũng vậy và nhiều bài viết thường ghép chung vào với nhau cho tiện.
Tôi nghĩ mục-đích chính của tục-ngữ là lưu-truyền kinh-nghiệm đời, trong khi thành-ngữ “chỉ” là một cách nói/viết cho màu mè cũng như ca dao thiên về tình cảm nhiều hơn và thường gồm ít nhất 2 câu, với nhiều vần điệu như những câu ca nhỏ.
Theo ông Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”:
Tôi nghĩ mục-đích chính của tục-ngữ là lưu-truyền kinh-nghiệm đời, trong khi thành-ngữ “chỉ” là một cách nói/viết cho màu mè cũng như ca dao thiên về tình cảm nhiều hơn và thường gồm ít nhất 2 câu, với nhiều vần điệu như những câu ca nhỏ.
Theo ông Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”:
Tục ngữ (tục: thói quen đã có lâu đời, ngữ: lời nói) là
những câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng của
người đời truyền đi”.
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh (so với thành-ngữ), đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và đời sống hàng ngày, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian", lưu truyền để răn dạy lẫn nhau.
Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến "cư trú" ở các địa phương khác nhau.
Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá-biệt để nói lên cái phổ-biến vì vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ-thể, cá-biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu-tượng, phổ-biến tạo nên nghĩa bóng.
Nội-dung thiên về những kinh-nghiệm sống.
2.1 Nội-dung
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh (so với thành-ngữ), đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và đời sống hàng ngày, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian", lưu truyền để răn dạy lẫn nhau.
Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Do đặc điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Chính vì vậy nó luôn được trau chuốt mà vẫn giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến "cư trú" ở các địa phương khác nhau.
Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá-biệt để nói lên cái phổ-biến vì vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa bóng (nghĩa rộng). Cái cụ-thể, cá-biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu-tượng, phổ-biến tạo nên nghĩa bóng.
Nội-dung thiên về những kinh-nghiệm sống.
2.1 Nội-dung
Tục ngữ là túi
khôn của dân-gian, là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới những
hình thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục ngữ cũng biểu hiện thái độ ứng
xử và tình cảm của nhân dân đối với những vấn đề của cuộc sống. Tục ngữ thể hiện
một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân gian. Gắn với
lao động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xã hội, nhân dân đã bộc
lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng đạo đức của mình.
Đời sống hàng ngày
Tục-ngữ là kinh-nghiệm sống
của người xưa truyền lại cho người đời sau.
Như đã nói, người nước nghèo lo nhất là có đủ ăn, đủ sống vì
Có thực mới vực được đạo, nếu không thì Đói ăn vụng, túng làm liều.
Miếng ăn là miếng tồi tàn và Ghen vợ ghen chồng không bằng ghen ăn, nhưng có ăn không phải dễ:
Có khó mới có miếng ăn, Không dưng ai dễ mang phần đến cho.
Và Hay ăn thì lăn vào bếp,
cho nên những anh sinh-viên du-học háu ăn (như tôi) hầu hết đều biết nấu bếp.
Dân nước nghèo thì phải Ăn lấy chắc, mặc lấy bền, Ăn cây nào rào cây ấy,
và ra công, ra sức, chịu khó làm việc Năng nhặt, chặt bị (Kiến tha lâu đầy tổ)
thì ít ra cũng được Cơm và, cháo húp.
Bụng no thì phải Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Uống nước nhớ nguồn).
Như đã nói, người nước nghèo lo nhất là có đủ ăn, đủ sống vì
Có thực mới vực được đạo, nếu không thì Đói ăn vụng, túng làm liều.
Miếng ăn là miếng tồi tàn và Ghen vợ ghen chồng không bằng ghen ăn, nhưng có ăn không phải dễ:
Có khó mới có miếng ăn, Không dưng ai dễ mang phần đến cho.
Và Hay ăn thì lăn vào bếp,
cho nên những anh sinh-viên du-học háu ăn (như tôi) hầu hết đều biết nấu bếp.
Dân nước nghèo thì phải Ăn lấy chắc, mặc lấy bền, Ăn cây nào rào cây ấy,
và ra công, ra sức, chịu khó làm việc Năng nhặt, chặt bị (Kiến tha lâu đầy tổ)
thì ít ra cũng được Cơm và, cháo húp.
Bụng no thì phải Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Uống nước nhớ nguồn).
Có ăn, cũng phải
có ở. Muốn an cư, phải tìm Đất lành chim
đậu,
Sau đó, Có an cư mới lạc nghiệp.
Trong nhà thì phải: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
Sau đó, Có an cư mới lạc nghiệp.
Trong nhà thì phải: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
Sức khoẻ lại càng
cần-thiết, càng phải giữ cho kỹ:
Chẳng ốm chẳng đau, làm giầu mấy chốc,
Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng,
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành...
Chẳng ốm chẳng đau, làm giầu mấy chốc,
Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng,
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành...
Cái nghèo
Cái khó bó cái khôn, lại càng vào cái vòng lần-quẩn “nghèo lại càng
nghèo”.
Đời càng khó thì
càng phải cố gắng, phải “chịu khó”:
Cần cù bù thông minh,
Năng nhặt, chặt bị,
Có công mài sắt có ngày nên kim,
Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Thất bại là mẹ thành công…
Người nghèo so với người giàu lại càng thêm tủi: Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
Cần cù bù thông minh,
Năng nhặt, chặt bị,
Có công mài sắt có ngày nên kim,
Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Thất bại là mẹ thành công…
Người nghèo so với người giàu lại càng thêm tủi: Bà chúa đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
Cũng may là: Trời sinh voi, sinh cỏ nên người nghèo vẫn sống.
Nghèo thì nghèo
nhưng cũng phải: Đói cho sạch, rách cho
thơm
và Giấy rách phải giữ lấy lề.
và Giấy rách phải giữ lấy lề.
Ngược lại, một đức-tính
của người nghèo là tinh-thần đoàn-kết:
Môi hở răng lạnh,
Máu chảy ruột mềm,
Lá lành đùm lá rách,
Những công-cuộc từ-thiện để giúp người nghèo khó hay nạn-nhân những thiên-tai, trong nước hay ngoài nước, vẫn chứng minh điều này.
Môi hở răng lạnh,
Máu chảy ruột mềm,
Lá lành đùm lá rách,
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng,...Những công-cuộc từ-thiện để giúp người nghèo khó hay nạn-nhân những thiên-tai, trong nước hay ngoài nước, vẫn chứng minh điều này.
Đồng tiền
Tiền là một sức mạnh
xã hội phi thường. Ở bất cứ thời nào, bất cứ nơi nào, Tiền cũng phải có:
Tiền không chân xa gần đi khắp.
Tự cổ chí kim,
Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ?
Và vì Có tiền mua tiên cũng được
nên biết bao nhiêu người chạy theo nó, đến nỗi trở thành thiết thân với người:
Đồng tiền liền khúc ruột.
Đồng tiền có sức mạnh lấn át các sức mạnh xã hội khác:
Hạt tiêu nó bé nó cay, đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.
Đồng tiền có sức mạnh vạn năng trong việc ra quyết định của các loại văn bản có giá trị pháp lý: Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
Cho nên: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
Tiền cũng là công cụ rất thuận tiện, kín đáo, để hối lộ: Của ngon đưa đến miệng ai từ.
Tiền chia rẽ các cộng đồng, thậm chí tiền phá vỡ các cộng đồng:
Chị em hiền thật là hiền, lâm đến đồng tiền mất cả chị em.
Tiền không chân xa gần đi khắp.
Tự cổ chí kim,
Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ?
Và vì Có tiền mua tiên cũng được
nên biết bao nhiêu người chạy theo nó, đến nỗi trở thành thiết thân với người:
Đồng tiền liền khúc ruột.
Đồng tiền có sức mạnh lấn át các sức mạnh xã hội khác:
Hạt tiêu nó bé nó cay, đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.
Đồng tiền có sức mạnh vạn năng trong việc ra quyết định của các loại văn bản có giá trị pháp lý: Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
Cho nên: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
Tiền cũng là công cụ rất thuận tiện, kín đáo, để hối lộ: Của ngon đưa đến miệng ai từ.
Tiền chia rẽ các cộng đồng, thậm chí tiền phá vỡ các cộng đồng:
Chị em hiền thật là hiền, lâm đến đồng tiền mất cả chị em.
Có việc, có nhu cầu thì phải tiêu tiền: Một lần ngại tốn, bốn lần không xong.
Không mất tiền lúc này thì phải mất tiền vào lúc khác: Hà tiện cúng bụt thì phải cúng ma.
Đã tiêu mà sợ tốn chỉ tổ hỏng việc vì: Tiền nào của nấy.
Không mất tiền lúc này thì phải mất tiền vào lúc khác: Hà tiện cúng bụt thì phải cúng ma.
Đã tiêu mà sợ tốn chỉ tổ hỏng việc vì: Tiền nào của nấy.
Giàu càng giàu, nghèo càng nghèo là cái vòng lẩn-quẩn của đồng tiền:
Đã giàu thì lại giàu thêm, đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày.
Đã giàu thì lại giàu thêm, đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày.
Nhưng tiền cũng có hạn-chế của nó.
Khi trở nên giàu, con người dễ thay đổi, đôi khi không được tốt:
Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật,
No cơm ấm cật.
Khi trở nên giàu, con người dễ thay đổi, đôi khi không được tốt:
Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật,
No cơm ấm cật.
Có những thứ quý hơn tiền bạc, đặc biệt là trong những mối quan
hệ giữa người với người: Giàu tiền giàu bạc
không bằng giàu bạn giàu bè.
Không cần phải buôn bán mới giàu. Một khi có chữ thì người ta sẽ có khả năng đỗ
đạt, làm quan và chức vụ đó có nhiều bổng lộc: Một rương vàng không bằng một nang chữ.
Dầu sao đi nữa, khi tính mạng bị de doạ do bệnh tật hay do nguyên nhân khác, thì người ta sẵn sàng bỏ tiền của ra để cứu lấy sinh mạng của mình: Người sống (hơn) đống vàng.
Dầu sao đi nữa, khi tính mạng bị de doạ do bệnh tật hay do nguyên nhân khác, thì người ta sẵn sàng bỏ tiền của ra để cứu lấy sinh mạng của mình: Người sống (hơn) đống vàng.
Tục-ngữ nói về
giàu-nghèo rất nhiều, phải chăng vì nước ta vốn… nghèo?
Nghề nông và thời-tiết.
Sống là phải có ăn uống
mà Việt Nam lại là một nước nông nghiệp điển hình, cho nên có rất nhiều tục-ngữ
liên-quan đến nghề nông và thời-tiết (một yếu-tố quan-trọng trong nghề nông).
Một câu 4 chữ, ngắn
gọn nói lên giá-trị của ruộng đất: Tấc đất,
tấc vàng.
Người nông dân phải theo dõi mưa gió thật kỹ hầu đạt được kết-quả tốt đẹp:
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
hoặc Nắng sớm thì đi trồng cà
Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa.
Và Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
Quan sát súc vật cũng đoán được thời-tiết:
Én bay thấp mưa ngập cầu ao.
Én bay cao mưa rào lại tạnh.
hoăc: Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Người nông dân phải theo dõi mưa gió thật kỹ hầu đạt được kết-quả tốt đẹp:
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
hoặc Nắng sớm thì đi trồng cà
Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa.
Và Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
Quan sát súc vật cũng đoán được thời-tiết:
Én bay thấp mưa ngập cầu ao.
Én bay cao mưa rào lại tạnh.
hoăc: Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Mồng tám tháng tám không mưa,
Bỏ cả cầy bừa mà nhổ lúa đi
hoặc: Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào
hoặc: Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mạ.
“Con trâu là đầu cơ-nghiệp”.
Trâu là con vật có vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp. Công việc chính của nhà nông như cày bừa, vận chuyển thóc gạo... đều do trâu đảm nhiệm. Trâu gắn bó thân thiết với cả đời người nông dân vì thế nó đã đi vào đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam từ xa xưa.
Hình ảnh con trâu đã được thể hiện trong văn học dân gian, đặc biệt là thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam một cách đậm nét. Trâu còn được đánh giá cao hơn bò: Trâu gầy cũng tày bò giống, Trâu he cũng bằng bò khỏe.
Mua trâu cần nhiều kinh-nghiệm:
Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân
Trâu cổ cò, bò cổ vại: Trâu sừng to, cân đối là trâu khỏe. Cổ trâu dài, cổ bò ngắn và to là loại trâu bò kéo khỏe.
Nói gì thì nói, nghề nông bao giờ cũng bảo đảm cho cái bao-tử hơn:
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
Đời sống gia-đình
Nền tảng
gia-đình, xã-hội dĩ nhiên rất mạnh, dưới ảnh-hưởng Khổng giáo, Lão giáo, Phật
giáo.
Cây có cội, nước có nguồn, cho nên Lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
Máu mủ là dây liên-hệ thật chắc:
Một giọt máu đào hơn ao nước lã (máu đặc hơn nước),
Một người làm quan cả họ được nhờ
Nó lú có chú nó khôn
Chú như cha, già như mẹ (già= chị ruột của mẹ)
Nhưng đôi khi thực tế thì: Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Ông bà, cha mẹ, anh chị em tạo nên nòng-cốt của gia-đình:
Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra;
Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại;
Cháu bà nội, tội bà ngoại;
Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh (Cha nào con nấy);
Con có cha như nhà có nóc;
Con hơn cha là nhà có phúc;
Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi;
…
Chuyện vợ chồng
Cây có cội, nước có nguồn, cho nên Lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
Máu mủ là dây liên-hệ thật chắc:
Một giọt máu đào hơn ao nước lã (máu đặc hơn nước),
Một người làm quan cả họ được nhờ
Nó lú có chú nó khôn
Chú như cha, già như mẹ (già= chị ruột của mẹ)
Nhưng đôi khi thực tế thì: Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Ông bà, cha mẹ, anh chị em tạo nên nòng-cốt của gia-đình:
Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra;
Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại;
Cháu bà nội, tội bà ngoại;
Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh (Cha nào con nấy);
Con có cha như nhà có nóc;
Con hơn cha là nhà có phúc;
Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi;
…
Chuyện vợ chồng
Tuy rằng: Gái có chồng như gông đeo cổ, Trai có vợ như rợ buộc chân
nhưng đàn ông thì phải có vợ, đàn bà thì phải có chồng:
Gái chưa chồng hay đi chợ, Trai chưa vợ hay đứng đường;
Gái không chồng như phản gỗ long đanh (Gái không chồng như thuyền không lái);
Ngày lắm mối, tối nằm không;
Giầu về bạn, sang về vợ.
Chọn vợ, tìm chồng là cả một vấn-đề quan-trọng:
Chim khôn lựa nhánh lựa cành, Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân;
Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống (Lưu ý: Đối với người Bắc tôi, “giống” còn có nghĩa là “của quí” nữa).
Nói về tiêu-chuẩn thì: Gái tham tài, trai tham sắc
Không tìm được người như ý cũng không sao: Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai.
Và dường như có được một cặp đẹp đôi không phải dễ:
Thế gian được vợ hỏng chồng, Mấy khi lại được cả ông lẫn bà.
Một vài “định-luật" thông-thường từ đời xưa:
Bát còn có lúc xô xát huống chi vợ chồng;
Nhường cơm nhường áo không ai nhường chồng (Ớt nào là ớt chẳng cay nhỉ?);
Lệnh ông không bằng cồng bà (Luật này nghe đâu quen quen?)
Yêu nhau lắm, cắn nhau đau;
Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha, Lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con.
Đời sống tinh-thần
Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha, Lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con.
Đời sống tinh-thần
Kinh-nghiệm / Học hỏi:
Trăm hay không bằng tay quen;
Trăm hay không bằng tay quen;
Có dốt mới có khôn;
Thức khuya mới biết đêm dài, Đoạn trường ai có qua cầu mới hay;
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn;
Sai một ly, đi một dặm;
Không thày đố mày làm nên;
Nhưng Học thày không tày học bạn;
Và đôi khi: Khôn ba năm, dại một giờ (nhưng "dại gái" thì dại cả đời)
Nhưng Chẳng có dại nào giống dại nào.
Đối với người Á-Đông chúng ta thì phải: Tiên học lễ, hậu học văn.
Đạo làm người:
Chúng ta thường quan-niệm: Ở hiền gặp lành, Ở gian gặp ác.
Không thày đố mày làm nên;
Nhưng Học thày không tày học bạn;
Và đôi khi: Khôn ba năm, dại một giờ (nhưng "dại gái" thì dại cả đời)
Nhưng Chẳng có dại nào giống dại nào.
Đối với người Á-Đông chúng ta thì phải: Tiên học lễ, hậu học văn.
Đạo làm người:
Chúng ta thường quan-niệm: Ở hiền gặp lành, Ở gian gặp ác.
Lương-thiện thì phải: Ăn ngay, nói thẳng;
Vì Hổ chết để da, người chết để tiếng.
Giữa người và người, phải Kính lão, đắc thọ, phải Kính trên nhường dưới;
Một sự nhịn, chín sự lành và Tránh voi không xấu mặt nào.
Giữa người và người, phải Kính lão, đắc thọ, phải Kính trên nhường dưới;
Một sự nhịn, chín sự lành và Tránh voi không xấu mặt nào.
Đàn bà, con gái thì phải Công, Ngôn, Dung, Hạnh
vì Cái nết đánh chết cái đẹp
(nhưng có lẽ đã là chuyện cổ tích rồi chăng?)
(nhưng có lẽ đã là chuyện cổ tích rồi chăng?)
Nhân quả:
Ai làm nấy chịu;
Gieo gió gặt bão (Gieo nhân nào, gặt quả nấy);
Đời cha ăn mặn, đời con khát nước...
Chuyện nhân tình, thế thái / Tâm-lý người đời:
Suy bụng ta, ra bụng người;
Có tật giật mình, có tình kinh trong bụng.
Khi yêu quả ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo;
(Yêu ai yêu cả đường đi, Ghét ai ghét cả tông chi, họ hàng)...
Ăn cháo đá bát; qua cầu rút ván; Có trăng phụ đèn; Có mới nới cũ;
Trâu buộc ghét trâu ăn;
Trâu già thích gặm cỏ non (cho nên mấy ông cứ đòi về quê thăm nhà?)
Không có lửa sao có khói?
Lửa gần rơm lâu
ngày cũng bén (Mỡ để miệng mèo?)
Đi đêm có ngày gặp ma;
Chơi dao sắc có ngày đứt tay.
Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo;
Sự thật mất lòng nhưng Mất lòng trước được lòng sau;
Ngu si hưởng thái-bình
Nhưng Hiền quá hóa ngu.
Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy;
Ăn cây nào rào cây ấy;
Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu (Hồn ai nấy giữ).
Ăn cây nào rào cây ấy;
Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu (Hồn ai nấy giữ).
Chạy trời không khỏi nắng;
Thuốc chữa bệnh, chẳng chữa được mệnh;
Trăm đường tránh không khỏi số.
Như đã thấy, hình ảnh trong tục ngữ là những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
Hình-thức cũng tiếp tay với nội-dung để làm cho tục-ngữ tinh xảo, chính xác, trong sáng và phong phú hơn.
2.2 Hình-thức
Tục-ngữ là túi khôn của dân-gian, là một công-cụ sắc bén để học hỏi, để dạy dỗ, khuyên răn lẫn nhau. Mong sao kho-tàng vô giá này mà cha ông chúng ta đã để lại, chúng ta sẽ gìn giữ và phát-huy mãi mãi.
Xin đón đọc trong số tới:
Tiếng nước tôi: Văn học dân-gian (3) / Ca dao
Lắm sãi không ai đóng cửa chùa;
Nhiều thày lắm ma;
Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
Như đã thấy, hình ảnh trong tục ngữ là những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
Hình-thức cũng tiếp tay với nội-dung để làm cho tục-ngữ tinh xảo, chính xác, trong sáng và phong phú hơn.
2.2 Hình-thức
Ban đầu, tục-ngữ chỉ là những câu nói xuôi tai, hợp lý, sau dần dà trở thành những câu có vần vè, gọn gàng hơn.
Được làm vua, thua làm giặc (vần liền),
Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu (vần cách 1 tiếng),
Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột (vần cách 2 tiếng),
Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em (vần cách 3 tiếng).
Những câu không vần thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế và hình thức đối, có thể đối thanh hay đối ý. Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ:
Già néo đứt dây,
Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn...
Nhịp
Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết,
Dao sắc không gọt được chuôi...
Mỗi câu tục
ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn
vẹn.
Về mặt cấu trúc, câu tục ngữ có nhiều nét đặc sắc, trong đó
có hai đặc điểm nổi bật:
Tính
chất gọn chắc của câu tục ngữ
Câu tục ngữ bao
giờ cũng rất ngắn gọn, câu ngắn nhất chỉ có ba tiếng như:
May hơn khôn
Túng thì
tính.
Câu dài nhất
là câu lục bát, cùng dạng với ca dao:
Rượu ngon bất luận be sành
Áo
rách khéo vá hơn lành vụng may.
Tục-ngữ thông thường là
những câu từ bốn đến tám tiếng như:
Ác giả, ác báo
Bụt chùa nhà thông thiêng
Con giun xéo lắm cũng quằn
Chưa làm xã đã học ăn bớt
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Câu tục ngữ
không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ, không có chữ nào thừa. Vì vậy,
ta mới nêu đặc điểm của nó là tính chất “gọn chắc”; mỗi tiếng,
mỗi từ trong câu đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng và được ép chặt
với
nhau.
Tính
chất đối xứng của câu tục ngữ
Hình-thức cấu-trúc đặc-trưng của câu tục ngữ là cấu-trúc đối xứng.
Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu, cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng với nhau và sự cân bằng giữa các vế.
Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu, cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng với nhau và sự cân bằng giữa các vế.
Có những cấu-trúc so sánh định nghĩa:
Cái răng cái
tóc là góc con người
Lòng
vá như lòng sung
Tấc
đất, tấc vàng...
Có những cấu trúc so sánh thứ bậc:
Bát
nước giải bằng một vại thuốc
Vợ
dại không hại bằng đũa vênh
Trăm
đom đóm chẳng bằng một bó đuốc
May
hơn khôn...
Có những cấu-trúc suy luận, phân-tích.
Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
Ở hiền (thì) gặp lành,
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,
Có
cây mới có dây leo,
Không
bóp cổ, chẳng lè lưỡi,
Muốn
ăn hét, phải đào giun,
Chưa
học bò đã lo học chạy...
Vần điệu
Hầu hết các câu tục
ngữ đều có vần. Tục-ngữ là những câu ngắn gọn (không như ca dao) nên nhiều nhất là vần lưng khiến cho nhịp điệu nhanh, mạnh, vững chắc : Được làm vua, thua làm giặc (vần liền),
Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu (vần cách 1 tiếng),
Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột (vần cách 2 tiếng),
Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em (vần cách 3 tiếng).
Những câu không vần thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế và hình thức đối, có thể đối thanh hay đối ý. Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ:
Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn...
Nhịp
Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết,
Dao sắc không gọt được chuôi...
Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ
chức ngôn ngữ thơ ca...
Dù sao, tính chất nhịp nhàng, vần vè, đối đáp của câu tục ngữ đành rằng có giúp cho nó “xuôi tai, thuận miệng, dễ nhớ, dễ truyền” nhưng vẫn được quy định trước hết và chủ yếu bởi yêu cầu của nội dung.
Câu tục ngữ có vẻ như không được đặt ra mà bật ra một cách tự nhiên, do một hoàn cảnh cụ thể, tự lương tri, tâm hồn và trí tuệ… nhưng thật ra là một công trình kiến trúc tinh xảo bằng ngôn ngữ - người ta khó có thể thay đổi, thêm bớt gì được.
2.3 Ranh ngôn
Người Việt-Nam ta thích trào phúng, cứ ngỡ tục-ngữ là "chữ tục" nên danh ngôn biến thành "ranh ngôn".
Một vài tục ngữ "tếu", đọc qua rồi bỏ:
Mật ngọt chết Đai-Bê-Đi (diabete)
Cười người hôm trước hôm sau cười nữa
Gần mực thì đen, gần đèn thì nóng
Còn nước còn tắm
Uống nước nhớ rượu
(Ăn cơm nhớ phở)
Có công mài sắt có ngày mỏi tay
Có chí thì gãi
Oán thù nên cởi không nên luộc
Đi đâu mà vội mà vàng, Mà vấp phải đá mà quăng cà giầy?
Khôn ba năm dại một giờ, Biết vậy dại sớm , khỏi chờ ba năm
Bánh mì phải có patê, Làm trai phải có máu dê trong người
Thằng cho vay là thằng dại, Thằng trả lại là thằng ngu!
... ... ...
Dù sao, tính chất nhịp nhàng, vần vè, đối đáp của câu tục ngữ đành rằng có giúp cho nó “xuôi tai, thuận miệng, dễ nhớ, dễ truyền” nhưng vẫn được quy định trước hết và chủ yếu bởi yêu cầu của nội dung.
Câu tục ngữ có vẻ như không được đặt ra mà bật ra một cách tự nhiên, do một hoàn cảnh cụ thể, tự lương tri, tâm hồn và trí tuệ… nhưng thật ra là một công trình kiến trúc tinh xảo bằng ngôn ngữ - người ta khó có thể thay đổi, thêm bớt gì được.
2.3 Ranh ngôn
Người Việt-Nam ta thích trào phúng, cứ ngỡ tục-ngữ là "chữ tục" nên danh ngôn biến thành "ranh ngôn".
Một vài tục ngữ "tếu", đọc qua rồi bỏ:
Mật ngọt chết Đai-Bê-Đi (diabete)
Cười người hôm trước hôm sau cười nữa
Gần mực thì đen, gần đèn thì nóng
Còn nước còn tắm
Uống nước nhớ rượu
(Ăn cơm nhớ phở)
Có công mài sắt có ngày mỏi tay
Có chí thì gãi
Oán thù nên cởi không nên luộc
Đi đâu mà vội mà vàng, Mà vấp phải đá mà quăng cà giầy?
Khôn ba năm dại một giờ, Biết vậy dại sớm , khỏi chờ ba năm
Bánh mì phải có patê, Làm trai phải có máu dê trong người
Thằng cho vay là thằng dại, Thằng trả lại là thằng ngu!
... ... ...
Tục-ngữ là túi khôn của dân-gian, là một công-cụ sắc bén để học hỏi, để dạy dỗ, khuyên răn lẫn nhau. Mong sao kho-tàng vô giá này mà cha ông chúng ta đã để lại, chúng ta sẽ gìn giữ và phát-huy mãi mãi.
Xin đón đọc trong số tới:
Tiếng nước tôi: Văn học dân-gian (3) / Ca dao
Yên Hà
Tháng 6, 2014
Tài liệu tham khảo:
Tục ngữ Việt Nam, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Con trâu trong ngôn ngữ ca dao, tục ngữ TS. LÊ
ĐỨC LUẬN
Tiền bạc, của cải trong tục-ngữ của người Việt
http://www.reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc/5250-tien-bac-cua-cai-trong-t-c-ngu-nguoi-viet
http://www.reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc/5250-tien-bac-cua-cai-trong-t-c-ngu-nguoi-viet
Những đặc-điểm thi-pháp của tục-ngữ, Đặng Công http://dangcongctv.blogspot.com/2011/04/ac-iem-thi-phap-cua-tuc-ngu.html
Em đề nghị trong những tháng tơí, Anh Phú suy tầm những chi tiết và viết về tiểu sử của những nhạc sĩ và những ban nhạc
ReplyDeleteCa sĩ, nhạc sĩ, ban nhạc nhiều vô số kể, vả lại, trên Mạng có rất đầy đủ tiểu sử, chi tiết rồi. Anh chỉ có thể viết về một khía cạnh đặc biệt như thi tính trong nhạc của anh NTM hay C. Aznavour thôi.
ReplyDeleteCám ơn em đã có đề-nghị xây dựng.