Đã trót thì cũng phải trét. Đã bàn về dân-ca Việt-Nam thì chúng ta cũng nên nói nốt
về những thể-loại nhạc đặc-trưng khác của dân-tộc.
Dân-tộc nào cũng có một nền âm-nhạc "truyền-thống" hay "cổ-truyền" (musique traditionnelle / traditional music) phản ảnh lịch-sử, văn hoá mình, so với cái gọi là "tân nhạc" ít nhiều chịu ảnh-hưởng các nền văn hoá khác.
Xưa kia âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam.
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc.
về những thể-loại nhạc đặc-trưng khác của dân-tộc.
Dân-tộc nào cũng có một nền âm-nhạc "truyền-thống" hay "cổ-truyền" (musique traditionnelle / traditional music) phản ảnh lịch-sử, văn hoá mình, so với cái gọi là "tân nhạc" ít nhiều chịu ảnh-hưởng các nền văn hoá khác.
Xưa kia âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam.
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc.
Nhạc
cổ-truyền Việt-Nam chúng ta gồm có:
- Nhạc nghi-lễ,
- Nhạc thính phòng,
- Nhạc sân khấu,
- Nhạc dân ca.
Dưới đây là một bảng tóm-lược những thể loại nhạc cổ-truyền theo 3 miền Bắc, Trung, Nam :
- Nhạc thính phòng,
- Nhạc sân khấu,
- Nhạc dân ca.
Dưới đây là một bảng tóm-lược những thể loại nhạc cổ-truyền theo 3 miền Bắc, Trung, Nam :
1. Nhạc nghi lễ
- Nhạc cung đình :
- Nhạc cung đình :
"Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc.
Nhã nhạc ("nhã" có nghĩa là đẹp, thanh lịch) đã có từ đời Lê, chịu ảnh-hưởng nhạc cung-đình Trung Quốc thời nhà Minh (thế-kỷ 14-17).
Nhã Nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ trong dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều đình.
Nhã nhạc được dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể.
Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng trong lễ Tế Giao, Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu, Ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc, Đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn hoặc đón tiếp sứ thần các nước, Thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều, Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình, Cung nhạc (Cung Trung Chi Nhạc) phục vụ trong nội cung.
Nhã nhạc cung đình Huế đưọc tôn vinh là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại do UNESCO phong tặng vào năm 2003.
Xin mời các bạn nghe :
Âm nhạc Cung Đình Huế - Thập thủ liên hoàn https://www.youtube.com/watch?v=mKG9nM0bO6E
Nhã nhạc ("nhã" có nghĩa là đẹp, thanh lịch) đã có từ đời Lê, chịu ảnh-hưởng nhạc cung-đình Trung Quốc thời nhà Minh (thế-kỷ 14-17).
Nhã Nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ trong dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều đình.
Nhã nhạc được dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể.
Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng trong lễ Tế Giao, Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu, Ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc, Đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn hoặc đón tiếp sứ thần các nước, Thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều, Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình, Cung nhạc (Cung Trung Chi Nhạc) phục vụ trong nội cung.
Nhã nhạc cung đình Huế đưọc tôn vinh là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại do UNESCO phong tặng vào năm 2003.
Xin mời các bạn nghe :
Âm nhạc Cung Đình Huế - Thập thủ liên hoàn https://www.youtube.com/watch?v=mKG9nM0bO6E
Nhã Nhạc Cung Đình Huế - Lưu thủy Kim tiền Xuân phong Long hổ - Nhạc hòa tấu https://www.youtube.com/watch?v=-xI0V7QLYbM
- Nhạc nghi lễ, tế tự : hát văn thờ, văn hầu, chầu văn hay là hát bóng phục vụ cho việc lên đồng, nhạc đám ma, ...,
- Nhạc tôn-giáo :
Nhạc Phật giáo với các phương-thức Đọc, Niệm, Tụng, Tán.
Nhạc Cao-Đài dựa nhiều vào các điệu Nam Xuân, Nam Ai của cổ nhạc miền Nam.
Nhạc Hòa Hảo cũng tương tự như nhạc Cao Đài.
- Nhạc tôn-giáo :
Nhạc Phật giáo với các phương-thức Đọc, Niệm, Tụng, Tán.
Nhạc Cao-Đài dựa nhiều vào các điệu Nam Xuân, Nam Ai của cổ nhạc miền Nam.
Nhạc Hòa Hảo cũng tương tự như nhạc Cao Đài.
2. Nhạc thính phòng
: nhạc chuyên nghiệp dân gian có nhạc cụ phối hợp với giọng hát: Hát Ả Đào, còn gọi là Ca Trù ở miền Bắc, Ca Huế ở miền Trung, và Đàn/Ca Tài Tử ở miền Nam.
- Ca trù (Bắc bộ)
: nhạc chuyên nghiệp dân gian có nhạc cụ phối hợp với giọng hát: Hát Ả Đào, còn gọi là Ca Trù ở miền Bắc, Ca Huế ở miền Trung, và Đàn/Ca Tài Tử ở miền Nam.
- Ca trù (Bắc bộ)
(Ca trù, Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_tr%C3%B9)
Ca trù (lúc trước gọi là Hát Ả Đào hoặc Hát cô Đầu hoặc Hát nhà trò) là một loại nhạc thính phòng, bộ-môn nghệ-thuật truyền-thống miền Bắc, kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Thịnh hành từ thế-kỷ 15, từ một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí-thức yêu thích, dần dần thể loại này tách ra để trở thành lối hát thính phòng rất được ưa thích của người Việt ở phía bắc.
Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao
giữa thi ca và âm nhạc. Dạng nghệ thuật âm nhạc thính-phòng dùng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói, hát thơ.
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù đã được UNESCO công
nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Thành phần trình-diễn gồm có:
Một nữ ca sĩ (gọi là đào hay ca nương) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,
Một nhạc công nam giới (gọi là kép) chơi đàn đáy (hay Vô đề cầm) phụ họa theo tiếng
hát,
Người thưởng ngoạn (gọi là quan viên, thường là tác giả
bài hát) đánh trống chầu (hay trống
đế) chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Xin mời các bạn nghe:
- Tỳ Bà Hành https://www.youtube.com/watch?v=X0bl3RV08Iw
- Tiếng dương tranh
https://www.youtube.com/watch?v=N8rjPKqO8UU
https://www.youtube.com/watch?v=N8rjPKqO8UU
- Hồng hồng tuyết tuyết
- Ca Huế (Trung bộ)
Bên cạnh giòng âm nhạc dân gian,
Huế còn một giòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu
nhạc, ngũ tự nhạc, yến nhạc...
Ca Huế nằm giữa hai giòng nhạc
đó, có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng
người, chất chứa đủ bao niềm cảm xúc người dân Cố đô.
Là
nhạc thính phòng, ca Huế, ở nhiều phương diện, khá gần gũi với
hát ả đào của miền Bắc.
Ca Huế không phải lối giải trí xô
bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một
thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong
một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe
và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như
được thăng hoa cùng trời mây, sông nước.
Hệ
thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí
nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống
"hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm
những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm
điệu buồn, nỉ non, ai oán.
Bài
bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu
dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên
nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca
Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt "Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam",
xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
Xin
mời các bạn nghe:
Tiếng
Hương Bình Tứ Đại cảnh https://www.youtube.com/watch?v=tfn2bRS1Fhs
- Đờn ca tài-tử (Nam Bộ)
Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn thường trình diễn trong phạm vi tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Đờn ca tài tử Nam bộ là loại hình nghệ thuật dân gian đặc
trưng của vùng Nam Bộ Việt-Nam, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi
vật thể đại diện của nhân loại năm 2013.
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế-kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế-kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn thường trình diễn trong phạm vi tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Ca trù hát và người
ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca
tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.
Loại hình diễn tấu này có ban nhạc gồm 4 loại (gọi là tứ tuyệt) là đàn
kìm (2 dây), đàn cò (2 dây), đàn tranh và đàn bầu (1 dây), đôi khi có thêm đàn tam (3 dây), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường
là sáo bảy lỗ.
Xin mời các bạn nghe:
Đàn ca tài tử Nam bộ https://www.youtube.com/watch?v=jAGrxXGcGIk&list=PLkUvvQYAB9x4x3OYJj0sBa5pye8LzIqvV&index=1
Duyên kỳ ngộ
https://www.youtube.com/watch?v=LxDauZvZgPw
Như vậy, so với dân ca, nhạc thính phòng đã bước vào mức chuyên-nghiệp (ít ra là bán chuyên nghiệp) và không còn thuộc văn-học dân-gian nữa.
Như vậy, so với dân ca, nhạc thính phòng đã bước vào mức chuyên-nghiệp (ít ra là bán chuyên nghiệp) và không còn thuộc văn-học dân-gian nữa.
Yên Hà
Tháng 1, 2015
Xin
đón đọc trong số tiếp: Nhạc cổ-truyền (2) / Nhạc sân-khấu
Tài-liệu nguồn:
Nhạc cung-đình - theo dòng lịch-sử
Ca
trù, Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_tr%C3%B9
Ca trù
http://www.dulichvietnam.com.vn/ca-tru.html
Ca Huế
Ca trù
http://www.dulichvietnam.com.vn/ca-tru.html
Ca Huế
Âm sắc Huế
http://www1.thuathienhue.gov.vn/portal_af/Views/ArticleDetail.aspx?CMID=25&TLID=159
Đờn ca tài tử Nam bộ, Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%9Dn_ca_t%C3%A0i_t%E1%BB%AD_Nam_B%E1%BB%99
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%9Dn_ca_t%C3%A0i_t%E1%BB%AD_Nam_B%E1%BB%99