ARTSHARE

Nov 17, 2014

Tóc xưa (Bản cung trưởng) : Ngô Thuỵ Miên 2014

Tóc xưa (Bản cung trưởng) 
Thơ : Dương Văn Thiệt
Nhạc : Ngô Thuỵ Miên
Thanh Tuyền hoà âm, đệm đàn và trình bày

Please click on the link   http://youtu.be/EwZ_7HCVwos
and enjoy.

Tóc xưa (Bản cung thứ) : Ngô Thuỵ Miên 2014



Tóc xưa (Bản cung thứ) 
Thơ : Dương Văn Thiệt
Nhạc : Ngô Thuỵ Miên
Thanh Tuyền hoà âm, đệm đàn và trình bày

Please click on the link   http://youtu.be/2dkrQdNcQOg
and enjoy.

Tản mạn cuối năm 2014 (Ngô Thuỵ Miên)

1. Tản mạn chuyện 3 bài hát
Sau đêm nhạc "Tình Ca Ngô Thụy Miên - Một Lần Là Mãi Mãi" được tổ chức tại thành phố St Paul, Minesota, tôi đã gặp một vị khán giả còn trẻ, và anh đã có một câu hỏi cho tôi. Một câu hỏi mà tôi không ngờ đến từ một người còn khá trẻ tuổi như anh. 
"Trong 3 bài hát nhạc sĩ phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa tại Sài Gòn, Áo Lụa Hà Đông, Paris Có Gì Lạ Không EmTuổi 13, bài nào nhạc sĩ phổ dễ dàng và hài lòng nhất về cả lời thơ lẫn ý nhạc?".
Vì phải lên xe ngay với ban tổ chức, tôi đã vội trả lời "Paris Có Gì Lạ Không Em", mà không kịp nói rõ hơn với người bạn trẻ hôm đó. Dù đã qua lâu, mong rằng hôm nay có câu trả lời ngắn, gọn cho bạn, nếu bạn có dịp đọc tới nhé.

Tháng 4 năm 1998, trong bài viết "Nguyên Sa và tình ca Ngô Thụy Miên", tôi đã viết một chút về việc phổ 3 bài thơ của thi sĩ Nguyên Sa:

Áo Lụa Hà Đông
Cá nhân tôi khi đọc bài thơ, đã chú ý ngay 4 câu: 
    Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết 
    Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu 
    Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau 
    Ðể anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại.
Lời thơ man mác buồn, đã vỗ về, chia xẻ tâm tư tôi ngày tháng đó. Lang thang Sàigòn một ngày nắng nhẹ, giòng nhạc lan man trong đầu óc: Rê Ðô Rê, Sol Sib Sib Rê Rê, Sol Sol La, Sol Sib Rê Rê La…, tôi đã hoàn tất phần điệp khúc được viết theo cung Rê thứ để thích hợp với hồn thơ. 
Sau đó tôi mới tìm ý nhạc cho phần đầu và cuối của bản nhạc. Đây không phải là cách thông thường phổ nhạc vào thơ, và tôi đã thử phổ phần đầu theo cung trưởng, nhưng không thành công. Cuối cùng bài hát được hoàn toàn viết theo âm giai Rê thứ.

Paris Có Gì Lạ Không Em
Những năm 60, 70, bọn trẻ chúng tôi dù trưởng thành trong khói lửa chiến tranh, có ai không mơ một ngày được đặt chân đến Paris, được cùng người yêu dạo chơi phố phường Paris, hay lang thang bên bờ sông Seine nhớ đến một cuộc tình? Paris như một lời kêu gọi, một nơi chốn tìm về cõi tình yêu. Từ những mộng ước đó, bản nhạc thứ hai tôi phổ từ thơ Nguyên Sa đã thành hình.
Có những bài thơ khi muốn phổ nhạc, người nhạc sĩ phải tìm điệu nhạc để chuyên chở ý thơ, hoặc phải thay đổi lời thơ để nhập vào ý nhạc. Riêng "Paris Có Gì Lạ Không Em" khi đọc lên, tôi đã nghe phảng phất tiếng phong cầm rộn rã của nhịp 3 luân vũ. Trên phím dương cầm, giòng nhạc dồn dập, chạy dài trên 10 đầu ngón tay, tôi đã hoàn tất phổ bài thơ trong một ngày đầu xuân năm 1971. Cung Ðô trưởng mở đầu nhịp nhàng:
    Paris có gì lạ không em 
    Mai anh về, em có còn ngoan.

Tôi thích nhất câu Là áo sương mù hay áo em
từ cung Ðô trưởng đổi chuyển qua La thứ để vào phần điệp khúc:
    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay 
    Tóc em anh sẽ gọi là mây.

Khi hát bài này lần đầu tiên, Hoàng Phúc, bạn tôi, đã nói bài này phải để chị Thái Thanh hát mới được. Ðúng như lời Phúc nói, sau này chị Thái Thanh đã thu bài này trong cuốn băng Tình ca Ngô Thụy Miên phát hành ở Sài Gòn.

Còn gì hạnh phúc hay sung sướng hơn khi mình bắt được cái ý thơ, nắm được cái tình thơ, để dòng nhạc cuồn cuộn chẩy dài trong trí tưởng, qua những ngón tay trên phím đàn? Bài hát được viết đúng với tâm ý của tôi. Bắt đầu với cung Đô trưởng, và phần điệp khúc được chuyển qua La thứ cho những lời yêu thương, gắn bó, nhắn nhủ của nhà thơ đến với người tình.

Tuổi 13
Sau Áo Lụa Hà ÐôngParis Có Gì Lạ Không Em, tôi đã phổ tiếp Tuổi 13.
Cũng như "Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông", "Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc, Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường" là 2 câu thơ được bọn trẻ chúng tôi thuộc nằm lòng ngày đó. Tôi yêu cái ý thơ hồn nhiên, lời thơ trong sáng. Ðọc bài thơ thấy hồn lâng lâng, như đang nhớ nhung, hẹn hò, đang đợi chờ, mơ ước.
Hai câu thơ này và 2 câu tiếp của bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người theo ý tôi phổ thơ độc đáo và hay nhất của nền tân nhạc Việt Nam, dùng trong bài hát rất nổi tiếng Mầu Kỷ Niệm của ông viết trong thập niên 60. Ông viết Mầu Kỷ Niệm theo âm giai thứ và chuyển qua cung trưởng trước khi chấm dứt bài hát. Bài Tuổi 13, tôi dùng âm giai trưởng để diễn tả cái nhí nhảnh, non trẻ, dại khờ nhưng dễ thương của cô bé tuổi 13 của nhà thơ.

Tôi luôn mơ về Paris của thi sĩ Nguyên Sa, luôn yêu cái nét nhạc trong sáng, dịu dàng, gợi cảm trên nền nhạc âm giai trưởng. Như vậy bài Paris Có Gì Lạ Không Em đã là bài có lời thơ, ý nhạc tôi yêu thích nhất đấy, người bạn trẻ.

2. Tản mạn chuyện trưởng thứ
Là một người viết tình ca, trưởng thành qua hai dòng nhạc cổ điển Tây Phương và tình ca Việt Nam. Ngay từ những ngày tháng đầu tiên sáng tác, tôi đã tự tin là mình sẽ có thể tránh được những ảnh hưởng của hai dòng nhạc này và tạo cho mình một nét nhạc riêng, một hướng đi mới. Nhưng nói thì dễ, làm rất khó, vì qua bao năm tháng học, đàn, nghe những nét nhạc, lời ca này đã thấm sâu vào tâm hồn, vào trí tưởng. Và như thế đó, các ca khúc đầu tay dưới bút hiệu Đông Quân của tôi đều mang đậm dấu ấn của hai dòng nhạc này.
Bài đầu tiên Người Tình Mắt Xanh mang nhiều nét nhạc cổ điển, cầu kỳ với những nốt, quãng khó hát, thích hợp cho dàn nhạc hoà tấu hơn là ca khúc, và bài thứ hai, Bến Thương nghe đầy âm hưởng Tiền Chiến, với những lời ca ướt át mộng mơ, chia ly, nhung nhớ một thời.

Một chiều chia ly bến thương lộng giổ
Nhìn người ra đi tóc vương mầu nhớ
Tình yêu dâng kín mắt biếc mong chờ
Chờ người bến thương thương nhớ từ đây.

Ngày mai khi mộng mơ đến người
Khi tình yêu nhắn lời xin gió gửi dùm gió ơi
Mộng ước ngày đó chúng mình chung đôi
Thành phố thôi mầu chia phôi
Ái ân ta cùng chung vui.

Khi bắt đầu giới thiệu những tình khúc Ngô Thụy Miên  tại các trung tâm văn hoá, giảng đường đại học, nhóm bạn sinh hoạt chung và tôi đã quyết định cất bỏ những sáng tác này. Như vậy, Chiều Nay Không Có Em là bắt đầu cho một hướng đi mới, bắt đầu cho một cánh cửa âm nhạc mới mở ra đón khách tri âm từ bao năm tháng qua.

Một ý kiến khá phổ biến của người nghe là nhạc tình chúng ta là những chuỗi nốt nhạc buồn lê thê với những ca từ bi lụy, sầu thảm của những cuộc tình buồn. Một ca khúc hay, thành công và trở thành top hit thường được viết bằng âm giai thứ dễ nghe, với lời ca dễ hiểu, dễ hát.
Với tôi, khi bắt đầu viết nhạc, tôi không cho là thế vì dòng nhạc Đoàn Chuẩn đã đến với tôi và xoá tan đi những định kiến nói trên. Những Tình Nghệ Sĩ, Lá Thư, Chuyển Bến, Thu Quyến Rũ, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Đường Về Việt Bắc, Tà Áo Xanh,... đã chẳng là những bài tình ca bất tử theo năm tháng nổi trôi của vận mệnh đất nước? Những ca khúc này đã chẳng được người nhạc sĩ tài hoa Đoàn Chuẩn đan trải những nốt nhạc, những thang bậc tuyệt vời theo âm giai trưởng?
Nhưng cũng không thể phủ nhận một điều là rất nhiều, rất nhiều ca khúc được thính giả yêu thích trải dài qua hơn 70 năm tân nhạc Việt Nam đã được viết theo âm giai thứ. Và hai ca khúc Nhạc Sầu Tương Tư của nhạc sĩ Hoàng Trọng, cũng như Buồn Tàn Thu của nhạc sĩ Văn Cao đã ẩn hiện mãi mãi trong trái tim tôi kể từ khi bắt đầu biết yêu thương và nhung nhớ, cũng được viết theo âm giai thứ.

Trong một cuộc nói chuyện gần đây, tôi có nhắc lại một vài ý kiến riêng của mình về hai nhạc sĩ đầu đàn, Văn Cao và Đoàn Chuẩn & Từ Linh:
"Nếu Văn Cao là người nhạc sĩ tôi quí trọng nhất, không phải chỉ về những đóng góp của ông vào vườn hoa âm nhạc Việt Nam, mà còn về tác phong, đời sống cá nhân ông, thì Ðoàn Chuẩn là người tôi yêu thích nhất với những tình khúc bất hủ, và những đóng góp lớn lao của ông vào việc tạo dựng một dòng nhạc tình tự, lãng mạn nhất của nền tân nhạc Việt Nam chúng ta. Qua Ðoàn Chuẩn, tôi đã yêu mùa thu, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm về mùa thu, và vẫn mơ một ngày nào đó sẽ có dịp trở về thăm mùa Thu của ông. Trong cuộc đời sinh hoạt văn nghệ của tôi, có lẽ điều đáng tiếc nhất vẫn là không có dịp, đúng hơn là không còn dịp được gặp gỡ hai ông, để được ngỏ đôi lời cám ơn đến hai người mà tôi nghĩ là đã mở cánh cửa âm nhạc cho cá nhân tôi, và cho nhiều người sáng tác khác sau này nữa."
Tôi yêu dòng nhạc trong sáng, nhẹ nhàng, hài hoà với những lời ca sang trọng, tuyệt đẹp diễn tả chuyện tình mùa thu bên trời của Đoàn Chuẩn & Từ Linh. Tôi nghĩ trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, không có một nhạc sĩ nào viết đều tay với những sáng tác để đời như hai ông.

Rồi có một lần được phỏng vấn, tôi đã nói:
"Tôi vẫn nghĩ thời gian ở quê hương (trước 75) với những thân yêu quanh mình, với những lụa là, mưa nắng Sàigòn, những quán hàng, con đường quen thuộc từng dấu chân, từng buổi sáng, buổi chiều,… đã cho tôi những cảm xúc để viết lên những tình khúc với ý nhạc nhẹ nhàng, trong sáng, những lời ca dịu dàng, đầy thơ tính. Còn bây giờ, ở đây, người ta thật vội vàng, xa lạ, bận rộn. Những thành phố, nhà cửa thật huy hoàng, thật to lớn, nhưng cũng thật lạnh lẽo, cô đơn. Ngày tháng bên này đã để lại trong tôi những nét nhạc muộn phiền, ghi lại những lời ca mệt mỏi, buồn bã của cuộc sống tạm dung, của một phần đời tỵ nạn."

Vâng, hãy nghe lại một vài tình khúc tôi viết trước 75. Bắt đầu là Chiều Nay Không Có Em, rồi thì Mùa Thu Cho Em, Niệm Khúc Cuối, hai trong số những ca khúc tôi yêu thích nhất - Từ Giọng Hát Em, Mắt Biếc - đều được viết theo âm giai trưởng. Và ngay tình khúc duy nhất tôi viết ở Sài Gòn sau 75, Em Còn Nhớ Mùa Xuân, cũng được viết theo tông trưởng. 
Năm 1980, tình khúc đầu tiên tôi viết ở hải ngoại là Bản Tình Ca Cho Em, rồi một thời gian sau là Riêng Một Góc Trời, Một Đời Quên Lãng, Nỗi Đau Muộn Màng, Biết Bao Giờ Trở Lại,... đều được viết theo âm giai thứ! 

Vậy có phải tùy theo thời gian, không gian, và cõi lòng, người nhạc sĩ đã dùng tim óc để viết, để chia sẻ tâm tình của mình với người nghe? Như vậy trưởng-thứ có gì là̀ quan trọng? Sự thành công của một ca khúc chính là sự tồn tại của ca khúc đó sau những năm tháng, những thử thách của đời sống, và khi hát lên đã gợi nhớ được một hình ảnh, kỷ niệm, hay dấu tích của một thời, hay đã mở ra được một cánh cửa mới, một khung trời riêng cho người thưởng ngoạn.
3. Tản mạn chuyện Tóc Xưa
Hình như ở tuổi 60-70, người ta thường hay nhắc đến, hoặc dùng chữ "Xưa" như mắt xưa, áo xưa, dáng xưa, người xưa,... để kể lại một câu chuyện, để nhắc lại một ngày tháng nào? Có phải "Xưa" đó luôn là những kỷ niệm đẹp không hề phai tàn qua năm tháng, là những nỗi nhớ nhung chẳng hề quên lãng qua bao thăng trầm, đổi thay của cuộc sống?
Có lẽ trong trái tim của tất cả chúng ta , "Xưa" cũng chính là nỗi mất mát, niềm tuyệt vọng nào đó đã thoáng qua nhưng mãi ở lại vĩnh viễn trong ký ức sâu thẳm nhất của đời mình.
Trong tâm tình đó, xin chia xẻ với người nghe hai ca khúc được viết theo cung trưởng và thứ tôi đã phổ từ cùng một bài thơ của nhà thơ Dương Văn Thiệt bên trời Âu (bạn của một đồng môn Nguyễn Trãi Lê Văn Thu) Tóc Xưa với tiếng hát và đàn của nữ ca sĩ Thanh Tuyền cùng pps-video được thực hiện bởi Ngọc Phú, New Jersey USA.


Ngô Thụy Miên 10/2014

Tiếng nước tôi : Văn-học dân-gian (4.3) / Dân ca / Nam bộ

4. Dân ca
4.1 Dân ca Bắc bộ
4.2 Dân ca Trung bộ 

4.3 Dân ca Nam bộ
Lùi vào quá khứ, ba trăm năm trước, khoảng cuối thế kỷ 17, khi người Việt đặt chân xuống đồng bằng Cửu Long khai sơn phá thạch để lập nghiệp cũng là lúc họ phát huy bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời. Trước khi gieo hạt giống làm nảy nở mùa màng, họ đã gieo tục ngữ ca dao, tiếng hò, điệu hát.
Trong lịch sử Nam tiến của dân tộc, Nam bộ là một vùng đất mới. Văn hóa nghệ thuật Nam bộ, do đó không hẳn xuất phát trực tiếp từ cội nguồn miền Bắc mà thông qua trạm trung chuyển là Thuận Hóa xưa, là địa danh hành chính cũ của vùng Bình-Trị-Thiên, nguyên là đất các châu của Chiêm Thành xưa.
Cho nên hai thể loại dân ca tiêu biểu của xứ Huế là Lý và Hò đã phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng, nổi trội ở dân ca Nam Bộ.
4.3.1 Lý Nam bộ
Nói về những đặc-điểm của dân ca ba miền thì người xưa có câu “Nam lý, Bắc thơ, Huế hò”. Ông Trương Vĩnh Ký giải thích trong “Giáo trình Hát, lý, hò An Nam” (1886): “Người trong Nam (từ Đồng Nai ra tới Quảng Nam) thì hát lý hay hơn cả; còn ca, phú, thơ, vịnh thì người miền Bắc; còn về việc hò thì tại nơi kinh kỳ (Huế)”.
Ngoài ra, ở miền Nam xưa, các nghệ sĩ xếp đứng đầu trong các điệu hát: “Nhứt lý, nhị ngâm, tam nam, tứ oán…”.
Cho nên lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam bộ. 

4.3.1.1 Đặc tính Lý Nam Bộ
 là những khúc hát ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, mang tính chất lạc quan yêu đời rõ nét với các nhịp điệu phong phú và sinh động.
Lý là quê mùa, là điệu hát mà ca từ chính là những câu phong dao, ca dao được đệm lót thêm một số nhóm từ, cụm từ, tuy là “hư từ”, sáo rỗng và vô nghĩa nhưng lại rất cần để ngâm nga, đẩy đưa, hỗ trợ làn hơi, đồng thời nghệ nhân cũng hát xen những tiếng láy, điệp ngữ – chính là điệp khúc… làm cho tiết điệu thêm mượt mà, khúc chiết, khi thì tình tứ thiết tha, khi thì buồn thảm não nùng, khi thì nhẹ nhàng phấn khởi…

Lý Nam bộ không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc. Lý Nam bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân và thực sự là một thể loại phản ảnh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam bộ.
Mặc dầu ở Lý Nam bộ có đủ mọi sắc thái, nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn, đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh.

Mỗi điệu lý có một nội dung rõ rệt, hoặc phổ biến những kinh nghiệm sản xuất (như Lý đất dòng chẳng hạn), hoặc ca ngợi những đức tính tốt trong cuộc sống (như Lý Ba Tri), cái đẹp trong thiên nhiên (Lý cây xanh) hoặc oán trách nhau (như Lý lu là) hoặc mỉa mai, châm biếm bọn lý trưởng, cường hào (như Lý con chuột, Lý bình vôi, Lý con sam). Các chủ đề nhạc trong các điệu lý rất nhiều vẻ, dưới những hình thức rất độc đáo, nhưng lại rất quen thuộc với phong vị cổ truyền của quần chúng từ lâu đời.
Chính nhờ đề tài và nội dung phản ánh mọi hiện tượng xảy ra trong sinh hoạt đời thường của ca dao, nói được những góc cạnh tình cảm trong cuộc sống, và cũng nhờ ca từ giản dị tươi vui, dí dỏm nên lý dễ đi vào lòng người, rất được người bình dân ưa chuộng.

Nói về cách đặt tên cho nhiều điệu lý, theo Lư Nhất Vũ – Lê Giang tác giả “Tìm hiểu dân ca Nam Bộ” thì, cũng như ở Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ, ông bà ta ở Nam Bộ có mấy, đại thể:
a) Lấy nội dung lời hát (ca dao) mà đặt: lý con cúm núm, lý con sáo, lý ngựa ô, lý cây bần, lý cây gòn, lý trái bắp, lý trái mướp, lý chúc rượu, lý qua cầu, lý cấy, lý cảnh chùa, lý vọng phu v.v.
b) Lấy mấy chữ đầu câu hát mà đặt: lý con chuột, lý con mèo, lý chim chi, lý chim sắc, lý trồng hường, lý chẻ tre, lý chiếu bông, lý chiều chiều, lý bánh canh, lý dĩa bánh bò, lý ông hương, lý nàng dâu, lý ba xa kéo chỉ, v.v.
c) Lấy tiếng đệm lót hoặc tiếng láy đưa hơi mà đặt: lý í a, lý băng rù, lý bằng rằng, lý cống xê xang, lý giọng ứ, lý hố khoan, lý hố mơi, lý kỳ hợi, lý lu là, lý tú lý tiên, lý rường ơ, lý tang tình, lý ợ, v.v.

Lý biến thể
Một bài Lý vốn tiền thân cùng là một bài ca dao nhưng khi chuyển thể sang hát Lý đã có tới 6, 7 làn điệu, có khi lên đến hàng chục làn điệu với nhiều sắc thái khác nhau.
Dưới đây là vài làn điệu lý “cùng lời khác nhạc” mà các nghệ nhân dân gian đã khéo xử lý những tiếng đệm lót, đệm phụ nghĩa, tiếng lý, tiếng đưa hơi, điệp ngữ… để nhằm hoàn chỉnh cấu trúc âm nhạc. Chúng ta hãy xem qua một số làn điệu bài Lý con sáo.
- Trước tiên là bài được hát với tốc độ nhanh, nhịp điệu “nhát gừng”, khoẻ khoắn:
Ai đem con sáo (ký) qua sông (ký) qua sông
Cho nên con sáo (ơ sáo) sổ lồng (à xa mà) bay xa
Cho nên con sáo (á sáo) sổ lồng (ờ xa mà) bay xa (Ai… xa).

- Bài khác, hát theo giọng “ợ”, xử lý nhóm tiếng đệm “ừ vậy phải đó thê” với cơ cấu giai điệu cũng như cơ cấu điệu thức rất mượt mà, có duyên (do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm):
Ai đem con sáo (này ơ ợ là sông cái) qua sông (bớ em ôi! Dạ ừ vậy phải đó thê)
Cho nên con sáo sổ lồng bay xa (đồn rằng tang tình bớ mà… bay xa).

- Và một bài nữa với giọng “bằng”, sử dụng cụm từ “ưng ứng ưng” (do Hoàng lê và Trần Kiết Tường ghi):
Ai, ai đem, ai đem bằng chim sáo, ưng ưng ứng ưng ưng.
Sang sang sang sang sang sông ai đem chim sáo sang sông.
Tình bằng sang sông ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.
Tình bằng sang sông ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng.
Cho, cho nên, cho nên bằng chim sáo, ưng ưng, ứng ưng ưng.
Sổ sổ sổ sổ sổ lồng cho nên chim sáo sổ lồng.
Tình bằng bay xa, ưng ứng ưng ưng ưng ưng.
Tình bằng bay xa, ưng ứng ưng ưng ưng ưng ưng
.

4.3.1.2 Tiết điệu và âm điệu
Xét về phương diện âm hưởng nói chung toát ra từ các điệu hò và Lý Nam Bộ, chúng ta rút ra được chất tinh khiết, chân thật, tuy mộc mạc, pha lẫn chút ít âm điệu mênh mông của hò, với nhịp điệu sinh động, vui phơi phới đầy tươi mát của các điệu lý. 

Đặc biệt về mặt kết cấu, lý cũng có những phân biệt câu cú, khúc, đoạn rõ ràng. Sự trình bày phần âm điệu được mạch lạc, có tính nhất quán toàn bộ, và dễ phát hiện, không cầu kỳ, phức tạp, ngổn ngang.

Cách vận dụng và xử lý các hệ thống điệu thức dân gian 5 cung hoặc 7 cung, hoặc 5 cung có thêm bớt bất thường trong thể loại lý, càng tạo thêm được nhiều sắc thái về giọng điệu, càng làm phong phú thêm, mở rộng ra nhiều khả năng kết hợp chặt chẽ giữa âm điệu và ngôn ngữ.
Hiện nay, các cơ sở nghiên cứu đã sưu tầm và chỉnh lý hơn 40 điệu lý như: Lý con sáo, Lý giao duyên, Lý cây bông, Lý chúc rượu, Lý chia tay, Lý cây gòn, Lý con chuột, Lý bình vôi v.v...

4.3.1.3 Một vài điệu Lý quen thuộc
Lý ngựa ô (Nam Bộ)
https://www.youtube.com/watch?v=V-8EEEgkqSQ
Lý con ngựa... ngựa ô (2 lần)
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá đậm - Dây cương đầm thấm
Cán roi anh bịt đồng thà...
Lá anh í a đưa nàng... là anh đưa nàng về dinh
Lá anh í a đưa nàng... là anh đưa nàng về dinh...

Lý con sáo (Gò Công)

Lý Chiều chiều
https://www.youtube.com/watch?v=H_yE3pmCiGE
Một bài Lý giao duyên tâm tình với tiết tấu nhẹ nhàng, với ca từ mộc mạc, với tình cảm nồng nàn, gợi cho người nghe cảm giác buồn man mác:
Chiều chiều ra đứng tây lầu tây
Thấy cô tang tình gánh nước
Tưới cây tưới cây ngô đồng
Xui khiến xui trong lòng, trong lòng tôi thương
Thương cô tưới cây ngô đồng
...

Khi tiết tấu Lý sôi nổi thì đó cũng là lúc tâm thế con người được thăng hoa nhất:
Kêu cái mà quạ kêu, kêu cái mà quạ kêu.
Quạ kêu nam đáo, lắc đáo nữ phòng, người dưng khác họ, chẳng nọ thời kia.
Nay dìa (về) thời mai ở, ban ngày thời mắc cỡ, tối ở quên dìa.
Rằng a í a ta dìa, lòng thương nhớ thương. 
Rằng a í a ta dìa lòng thương nhớ thương...


Lý lu là
https://www.youtube.com/watch?v=h6lY6PAxEiU
Cũng có khi, lý lại được pha lẫn vào chút ít màu sắc trữ tình man mác như bài:
Ai về giòng dứa mà qua truông
Nhắn thăm lu là với bậu ơ bậu ơi!
Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho ai?
Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho anh!

Trong Nam Bộ, hát lý có sức cuốn hút rất mãnh liệt, đến mức:
Con cua quậy ở dưới hang,
Nó nghe giọng lý kềnh càng bò lên!



“Nam lý, Bắc thơ, Huế hò”. Người xưa quả là không nói ngoa.

4.3.2 Hò Nam bộ
Nguyễn Văn Hầu trong bài nghiên cứu Hò miền Nam cho là Hò từ miền Trung theo đoàn người của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi khai phá vùng đất mới. Nhưng "tiếng hò ở đây không còn giống hệt tiếng hò ở chân đèo Hải Vân hay trên dòng sông Hương hôm nào nữa. Nó tha thiết não nùng hơn. Giọng hò miền Trung từ ấy vì biến thái địa lý và hoàn cảnh kinh tế, dần dần chuyển hóa, sai chạy...”

Có thể nói thức ăn tinh thần chính của dân Nam Bộ trong buổi đầu là tiếng hò câu hát. Những điệu hò cấy lúa, hò quốc sự, hò lờ, đã làm thổn thức, xao xuyến lòng người từ xưa đến nay vẫn còn văng vẳng bên tai. Những cuộc hò làm bớt nặng nhọc trong lúc cày bừa, sạ tỉa giữa nơi nước mặn, đồng chua, làm phấn khởi tinh thần trước cảnh thiên nhiên, đồng thời là đầu mối cho duyên tình trai gái dẫn tới những cuộc vuông tròn vàng đá trăm năm. 

4.3.2.1 Xếp loại những câu hò 
Hò miền Nam gồm có:
Hò ba lý xuất xứ từ bài Bá Lý Hề của cải lương rất được thông dụng giữa các ca sĩ chuyên nghiệp.
Hò theo điệu ai oán dùng để kể chuyện.
A li hò lờ xuất hiện khoảng 50 năm nay thôi, dùng thể thơ lục bát. Hò lô tô, hò cấy, vv...

Trên phương-diện cách sử dụng văn chương, các điệu Hò có thể chia thành ba loại chính: hò mép, hò văn, hò truyện.
Hò mép theo quan niệm chung được coi là xứng đáng tiêu biểu trung thành cho tiếng nói của dân gian trước mọi cảnh. Nôm na, không dùng điển tích và không mang nặng thành ngữ Hán Việt, loại hò mép dễ làm rung cảm người nghe một cách sâu sắc:
   Hò... ơ... ơ... ơ...
   Vai mang nóp rách... ơ... ơ... ơ...
   Tay xách cổ quai chèo... thương con nhớ vơ.... ơ... ơ... ơ... bởi phận nghèo anh phải đi...       ơ... ơ... ơ... 


Hò văn là dùng những câu văn trong sách Nho ghép vào câu hò. Hò loại này, các tác giả dân gian dễ phạm vào những sai lầm, những nặng nề của từ ngữ. Tuy vậy, người ta đã hò rất nhiều, và cũng có lắm câu giá trị:
   Hò... ơ... ơ... Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu... ơ... ơ...
   Thoại bất đầu cơ bán cú đa...
   Miễn cho anh ăn nói thiệt thà... ơ... ơ...
   Dẫu cho Hồ Việt một nhà lạ chi... ơ... ơ...?


Hò truyện, do ảnh hưởng luân lý trong truyện Tàu, truyện Việt gieo rắc vào quần chúng khá lâu, nhất là từ khi có truyện diễn nghĩa bằng quốc văn ra đời, người ta đã dùng điển tích trong truyện xa gần, cao thấp với nhau. Một vài câu hò truyện chứa đựng nhiều việc, nhiều nhân vật trong các truyện xưa nói rõ được tinh thần chuộng lễ nghi, tiết tháo của dân gian:
   Hò... ơ... ơ... chẳng thà em chịu đói, chịu rách...
   Học theo cách bà Mạnh, bà Khương... ơ... ơ... ơ...
   Không thèm như con Võ Hậu đời Đường...
   Làm cho bại hoại cang thường hư danh... ơ... ơ... ơ...

   ... Hò... ơ... ơ... Anh tỷ phận anh... ơ... ơ...
   Chẳng thà ở lều tranh như thầy Tăng, thầy Lộ
   ... Chứ không ham mộ như Vương Khải, Thạch Sùng... ơ... ơ...
   Đạo người giữ vẹn cơ cùng sá bao...


Những loại hò kể trên có khi được tổng hợp làm một, có khi lẫn lộn, người giỏi hò tự ý uyển chuyển, xoay sở, miễn làm sao diễn tả được tình cảm chân thật của mình. 
4.3.2.2 Hò Đối Đáp Nam Bộ

Hò được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng. Đặc biệt trong văn hóa dân gian Nam Bộ, sông rạch được xem như một yếu tố đặc trưng của văn hóa dân gian. Có thể nói, chính môi trường sông nước ở đây đã làm nảy sinh những câu hò, điệu hát trên sông.

Hò đối đáp ở Nam Bộ cho ta nghe một làn điệu mênh mông, gợi nhớ những cánh đồng bát ngát, những dòng sông phẳng lặng, dằng dặc.
    Chờ em cho mãn kiếp chờ
    Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông.
Khi nghe chàng trai cất lên câu hò, cô gái liền bẻ lại:
    Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ
    Ai biểu anh chờ mà anh kể công ơn.

Chính những câu hò, điệu hát đó đã làm lay động lòng người, giúp con người yêu mến thiên nhiên, cảnh vật, yêu quê hương đất nước và thêm yêu vùng đất thân thương mình đang sống. Và cũng chính những câu giao duyên ấy đã làm nhịp cầu tri âm nối từ trái tim đến trái tim, tình yêu nảy nở cũng từ đó, thật lãng mạn và nên thơ.

Những câu hò vang mãi, truyền tải những tâm tư, nỗi lòng của những người lao động chân chất, hiền hòa. Giọng hò Nam Bộ bay bổng, trải dài trên sông hòa nhịp vào mái chèo khua nước, tạo nên một âm thanh sâu lắng, ngọt ngào.

4.3.2.3 Tiết điệu và âm điệu
Các loại hò thường được ứng khẩu tùy hứng, nhạc thì chỉ có một giai điệu duy nhứt, hay theo một thang âm đặc biệt miền Nam (do-mib-fa-sol-la-do).

Tiết điệu
 trong câu hò biến đổi khá nhiều, nhưng có thể gom trong hai điệu chính: 
Hò huê tình, tức là hát chậm và kéo dài ra,
còn hò lăn, tức tiếng hát mau và ngắn lại.
Dù hò huê tình, hò lăn hay hàng chục điệu hò khác biệt của mỗi địa phương Sa Đéc, Tháp Mười, Gò Công, Rạch Giá, Hà Tiên, Cai Lậy, Tiền Giang... người mộ điệu hò bao giờ cũng sành cung đoạn, âm giai. Họ không bao giờ chịu hạn chế lời ca trong một điệu, hò tuỳ hứng mà sáng tác, tuỳ nội dung mà định hình thức của nốt nhạc. Nhưng luôn luôn, họ có cung đoạn riêng để quyết định cho sự hô ứng, cho lúc nghỉ ngừng.

Âm điệu của các thể loại hò ở từng địa phương thường không giống nhau về chi tiết luyến láy, về cách xử lý các "âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng khác nhau về kết cấu toàn bộ. Thí dụ như: hò Đồng Tháp thì kết ở một nốt thuộc "át âm", nhưng trong lúc đây, tuy cùng một điêu thức "xon", nhưng hò Miền Đông, hò Bạc Liêu, hò Gia Ninh, thì lại dùng nốt chủ âm để kết hoàn toàn.

4.3.2.4 Một vài điệu Hò quen thuộc
Hò đối đáp miền Nam https://www.youtube.com/watch?v=dSL112jAlh8
Hò đối đáp Nam bộ   https://www.youtube.com/watch?v=4WWPHCqhcJY
Giọng hò miền Tây   https://www.youtube.com/watch?v=24hm-n4NLAw
Tiếng hò miền Nam (Hương Lan)   https://www.youtube.com/watch?v=6nSehiUiPrw
Tiếng hò miền Nam (Thái Thanh)  https://www.youtube.com/watch?v=igKvpSHcEAQ
Hò đối đáp (GS Trần Văn Khê)   https://www.youtube.com/watch?v=EbtA0B7T32o 


Hò Nam Bộ là khúc dân ca thuần tuý, một thời làm say đắm người nghe. Nó tiêu biểu cho tấm lòng chân thành và đa cảm của người dân Nam Bộ.
Từ hơn 60 năm trở lại đây, tiếng hò đã chìm sâu vào dĩ vãng. Bao nhiêu tiếng hò lơ, hò lờ cụt ngủn hiện nay ở các soạn phẩm cải lương, như muốn biểu diễn cái hấp tấp, tranh sống, tranh còn trung-thực của hiện tại, đã có dịp trổi lên thay cho cái trầm lắng, u hoài tha thiết của tiếng hò, tiếng hát ngày trước. Buồn thay.


Yên Hà, tháng 11, 2014

Tài-liệu nguồn:

Sơ lược về dân ca Việt Nam, Trần Quang Hải
http://tranquanghai.info/p566-so-luoc-ve-dan-ca-viet-nam.html


Dân ca Nam Bộ
http://nhaccotruyen.vn/main/CotruyenDangian/DancaNambo/Danca-Nam-bo.htm

Hát Lý Và Những Điệu Lý Nam Bộ, Dr Thuận

Hò Nam Bộ,  Trần Trọng Trí ---

Hò Đối Đáp Nam Bộ, Dr Thuận

Dân ca Nam bộ qua báo chí hậu bán TK 20,  Vĩnh Phúc

Jacques Brel, le troubadour à fleur de peau (2) : La difficulté d’être « Brelge »


(La difficulté d'être Brelge : l'expression est d'Olivier Todd.)

Toute la polémique entre Jacques Brel et le néerlandais (la langue) et les Flamands relève de quelque chose d’incompréhensible car bourrée de parti-pris, de malentendus et de contradictions.
Mais commençons par un petit rappel géopolitique : La Belgique (le royaume de Belgique) couvre une superficie de 30 528 km2 avec une population de plus de onze millions d'habitants.


Située à mi-chemin entre l'Europe germanique et romane, la Belgique abrite principalement deux groupes linguistiques : les néerlandophones, membres de la communauté flamande (qui constitue 59% de la population et qui occupe la Flandre, au Nord, face à la Hollande), et les francophones, membres de la communauté wallonne (qui représente 41% des belges et qui occupe la Wallonie au Sud, jouxtant la France).
La région de Bruxelles-Capitale, officiellement bilingue, est une enclave majoritairement francophone dans la Région flamande.
De plus, il y a également un petit groupe de germanophones, qui est officiellement reconnu, situé dans l'est de la Wallonie.
 La diversité linguistique de la Belgique et ses conflits politiques connexes sont reflétés dans son histoire politique et son système de gouvernement complexe.
(http://fr.wikipedia.org/wiki/Belgique)

Jacques Brel, Flamand malgré lui
Né d’un père issu d'une famille flamande conservatrice devenue francophone et d’une mère bruxelloise, Brel se présente volontiers comme un chanteur flamand de langue française, ou encore Bruxellois de souche flamande.
Il se reconnait Flamand, aime son pays (la Flandre) mais déteste la langue (le flamand) et les gens (les Flamands). Pourquoi toutes ces contradictions ?

Tout semble avoir commencé en 1959 avec la chanson Les Flamandes (cf 1ère partie), où Brel s’attaque principalement à l’Eglise belge qu’il considère comme un ensemble de conventions et traditions, d’hypocrisie, de bigoterie, mais les Flamands de Belgique se sentent au cœur de la raillerie et l’opposition commence.

Avec Marieke (1961), il écrit une belle chanson d’amour avec pour héroïne, Marieke, une Flamande et sous des cieux flamands (Bruges, Gand) et avec, de surcroît, un refrain en néerlandais :
Ay Marieke, Marieke, je t'aimais tant
Entre les tours de Bruges et Gand
Ay Marieke, Marieke, il y a longtemps
Entre les tours de Bruges et Gand
        Zonder liefde, warme liefde
        Waait de wind, de stomme wind
        Zonder liefde, warme liefde
        Weent de zee, de grijze zee
        Zonder liefde, warme liefde
        Lijdt het licht, het donk're licht
        En schuurt het zand over mijn land
        Mijn platte land, mijn Vlaanderland…

Il l’a également chantée entièrement en flamand mais les Flamands ne lâchent pas, lui reprochant même un accent plutôt hollandais.

Il enchaine l’année suivante avec un merveilleux hymne à son pays : Le plat pays
https://www.youtube.com/watch?v=-5-N4Dbok34

 (Texte intégral à lire dans Le plat pays / Miền đất bằng


Pourtant ce cri d’amour à la Flandre est loin d’apaiser les rancœurs des Flamands qui n’acceptent même pas ce qu’ils considèrent comme une amende honorable de la part de Jacques Brel.

Le fossé entre les deux parties se creuse et resurgit en 1967 avec la chanson La la la :
    … J'habiterai
   Une quelconque Belgique
   Qui m'insult'ra
   Tout autant que maint'nant
   Quand je lui chanterait
   Vive la république
   Vive les Belgiens
   Merde pour les flamingants
(**)…
(La la la, 1967)
(**) : le terme flamingant (connotation péjorative) désigne, à partir de 1721, une personne qui défend la culture flamande et s'oppose à l'influence de la France et du français en Belgique.

Jusqu’au point où, dix ans après avoir quitté la scène, il s’acharne encore et crache encore son venin, depuis le bout du monde (dans les iles Marquises) dans la chanson Les F. , sous-titrée « Les Flamingants, chanson comique » où il fustige les F. dans chaque phrase, dans chaque mot :
 Messieurs les Flamingants
J'ai deux mots à vous rire
Il y a trop longtemps
Que vous me faites frire
À vous souffler dans le cul…
… Messieurs les Flamingants
Je vous emmerde…
…Vous salissez la Flandre
Mais la Flandre vous juge…
Et je vous interdis
D'obliger nos enfants
Qui ne vous ont rien fait
À aboyer flamand…
… Je chante persiste et signe :
Je m'appelle Jacques Brel.

Tout a été dit et chanté et la haine de Brel pour les flamingants est consommée.

La déchirure identitaire
« Je suis d’origine flandrienne » affirme t-il. Mais la phrase en elle-même est ambigüe. « Flandrien » est relatif à la Flandre alors que « Flamand » se rapporte à une communauté et d’ailleurs, il n’est que « d’origine » flandrienne, de la même manière qu’il ne se déclare que de « souche » flamande.
Il se dit Flamand : « Je me sens d'ailleurs plus Flamand que Belge. La Belgique est une notion géographique ».
Mais il fait volontiers l’amalgame entre Flamands et Flamingants.

En tout cas, il n’aime pas la langue flamande : « Le néerlandais n’est pas une langue, mais un rhume. » D’ailleurs, il a refusé que ses filles apprennent cette langue.
En veut-il à son père d’être Flamand et francophone ? En fait son père, Romain Brel, est né à Zandvoorde, un village proche de la frontière française et Hilaire Brel, cousin germain de Romain et bourgmestre du village était un Fransquillon (***) notoire. Les Brel y avaient la réputation de ne pas aimer « aboyer flamand ». Il y a quand même de quoi se poser des questions.
(***) Fransquillon = Flamand qui collabore avec les Francophones.

Tout Francophone qu’il est, il ne se sent pas pour autant Wallon. En 1963, il écrit Il neige sur Liège, chanson qui se veut l’équivalent de Le plat pays mais qui n’en a que la platitude.
Il ne se sent ni Flamand ni Wallon (caractéristique de certains Bruxellois ?) et il se moque de l’accent bruxellois avec Les bonbons (1964) https://www.youtube.com/watch?v=LWPl5hDjhoo

Pourquoi toutes ces contradictions ? Comme s’il est fier et honteux d'être Belge ? Pourquoi cet amour-haine (que nous retrouverons dans ces relations avec les femmes) ? D'où vient cette déchirure identitaire ?
Je pense personnellement que Jacques Brel aime profondément ce plat pays qui est le sien et ses racines flandriennes. Il aspire à être reconnu par les siens mais malheureusement, d'un malentendu à l'autre, il n'a obtenu que l'effet inverse et il souffre de ce rejet.
Peut-être qu'il vit le complexe de ne pas être né et ne pas vivre là-bas, comme de ne pas parler correctement le flamand. (Dailleurs, il lui a été reproché d'avoir un accent plus hollandais que flamand).
Peut-être en veut-il à ses ascendants d'avoir renié leurs (ses) origines tout comme il se reproche de ne pas être vraiment flamand ? Allez donc savoir.

Quoiqu’on en dise, Le plat pays  a été élu chanson du siècle comme ralliement identitaire des Belges et en décembre 2005, Jacques Brel est élu au rang du Plus Grand Belge par le public de la RTBF (Radio Télévision Belge Francophone);
Il semblerait qu'aujourd'hui les Flamands lui en veulent toujours mais un bon nombre ne peuvent s'empêcher de reconnaitre en lui un vrai artiste et se sentent plutôt fiers que Brel soit belge; Toujours cet amour-haine des deux côtés.

En ce qui me concerne, j’ai passé cinq années de ma jeunesse à Liège et trois années à Lille, part de la Flandre française et oui, le ciel bas, le vent du nord et la plaine du plat pays sont des paysages et des sensations qui me parlent. J'aime ce plat pays tout comme j'aime Jacques Brel.



Yên Hà, novembre 2014

Au prochain numéro : Jacques Brel et les femmes



Jacques Brel, người nghệ-sĩ đầy nhạy cảm (2) : Flamand bất đắc dĩ



Vấn đề của Jacques Brel đối với tiếng Flamand và người Flamand thật là mâu-thuẫn và phức-tạp.
Nhưng trước hết chúng ta hãy để Wikipedia nhắc lại vài giòng về nước Bỉ, quê hương của Jacques Brel. 
Bỉ, quốc danh hiện tại là Vương quốc Bỉ  là một quốc-gia ở Tây Âu, có diện tích 30.528km2 và dân số khoảng 10.7 triệu người.

Là biên giới văn hoá giữa châu Âu German và châu Âu Latinh, Bỉ là ngôi nhà của hai nhóm ngôn ngữ chính, những người Flamand (với 59% dân số ), giáp danh với Hà Lan và nói tiếng Hà Lan, và những người Wallon (với 41% dân số), giáp danh Pháp và nói tiếng Pháp. Ngoài ra, còn có một nhóm nhỏ nói tiếng Đức. Vùng thủ-đô Bruxelles có hai ngôn ngữ chính thức, là vùng chủ yếu nói tiếng Pháp.
Sự đa dạng ngôn ngữ của Bỉ và những cuộc xung đột chính trị và văn hoá liên quan tới nó được phản ánh trong lịch-sử chính-trị và một hệ-thống chính-phủ phức tạp.

Jacques Brel, người Flamand bất đắc dĩ
Xuất-thân từ một gia-đình bên nội Flamand bảo-thủ nói tiếng Pháp và một người mẹ gốc Bruxelles, ông tự xác-định mình là một ca sĩ Flamand nói tiếng Pháp hoặc là người Bruxelles gốc Flamand.
Ông tự nhận mình là Flamand, yêu quê-hương (vùng Flandre) của mình nhưng lại ghét ngôn-ngữ Flamand và dân chúng Flamand. Tại sao ?


Hình như mọi chuyện đã bắt đầu năm 1959 khi ông xuất-bản bài nhạc Les Flamandes (xin mời xem lại số trước), trong đó ông đả kích giáo-hội Bỉ mà ông xem như một số quy-ước và truyền-thống đạo đức giả và mê đạo, nhưng kết quả là người Flamand chỉ cảm nhận được là một sự nhạo báng và phản ứng mạnh. Sự hiểu lầm bắt đầu từ đây.

Trong Marieke (1961), ông viết một bản tình ca thật dễ thương mà nhân vật nữ là một người Flamand, Marieke, dưới những khung trời Flamand (Bruges, Gand) và thêm vào đó, điệp khúc lại hoàn toàn tiềng Flamand :
   Ôi Marieke, Marieke, tôi yêu em vô vàn,
   Bên những tháp ở Bruges, ở Gand,
   Ôi Marieke, Marieke, đã lâu rồi,
   Bên những tháp ở Bruges, ở Gand,
(phỏng dịch từ tiếng Pháp)

   Thiếu tình yêu êm ấm
   Trời nổi gió, cơn gió ngu ngốc
   Thiếu tình yêu êm ấm
   Đại dương khóc, đại dương xám
   Thiếu tình yêu êm ấm
   Ánh sáng quặn đau, ánh sáng u tối
   Vá cát phủ sạch quê hương tôi
   Miền đất bằng của tôi, miền Flandre của tôi…
(phỏng dịch từ tiếng Hà Lan)


Bài này, ông cũng đã hát nguyên bài tiếng Flamand nhưng cộng-đồng Flamand vẫn không tỏ lòng khoan dung mà lại còn chê giọng Flamand của ông gần giọng Hà Lan hơn.


Năm sau, ông viết một tuyệt-phẩm để ca ngợi quê-hương ông: Miền đất bằng (Le plat pays)
https://www.youtube.com/watch?v=-5-N4Dbok34



Xin mời đọc nguyên bản tiếng Pháp và tiếng Việt :
http://phu-tran.blogspot.com/2014/11/le-plat-pays-mien-at-bang.html




Nhưng dân chúng Flamand cũng vẫn không mủi lòng trước tấm lòng của Jacques Brel đối với miền Flandre đó.

Hố sâu giữa đôi bên mỗi ngày mỗi trầm trọng cho đến năm 1967, Brel lại đổ dầu vào lửa với bài La la la :
... Khi tôi già...
Tôi sẽ sống ở một nước Bỉ nào đó
Mà người ta sẽ chửi rủa tôi thậm tệ như hôm nay
Khi tôi sẽ hát "Cộng Hòa muôn năm"
"Công dân Bỉ muôn năm"
"Mặc xác" đám Flamingants (*)

(*) : Flamingant là một từ xấu nghĩa để chỉ những người Flamand "cực đoan" muốn bảo vệ văn hóa Flamand và chống lại ảnh hưởng tiếng Pháp bên Bỉ.

Như vẫn chưa hết nguôi, mười năm sau khi ông đã ngưng hát, ông còn trút hết hận thù trong một bài hát viết ở đảo Marquises, nơi ông đã về ở ẩn. Bài tựa đề "Những người F.", với phụ đề " Những người Flamingants, nhạc hài hước" :
   Mấy ông Flamingants ơi,
   Tôi có đôi lời muốn nói
   Bấy lâu nay, mấy ông đã làm tôi sôi máu...
   ... Mấy ông Flamingants ơi,
   Tôi (chửi thề) mấy ông đó...
   ... Mấy ông đã làm nhơ nhuốc xứ Flandre
   Nhưng xứ Flandre xét xử mấy ông...
   ... Và tôi cấm mấy ông
   Bắt buộc đàn con vô tội của tôi
   Phải sủa tiếng Flamand...
   ... Tôi tên là Jacques Brel
   và tôi khẳng định lập trường.

Không còn gì để nói nữa. "Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi."

Jacques Brel: Tôi là ai?
"Tôi là người gốc Flandre." Có nghĩa là ông xuất thân từ một gia đình ở miền Flandre nhưng ông không nhận mình là người Flamand, và dù cho đôi khi ông nói ông là người gốc Flamand, ông vẫn chưa nhận mình là người Flamand.
Mâu thuẫn hơn nữa, đôi khi ông lại nói vớt vát: "Tôi cảm thấy mình Flamand hơn là Bỉ. Vả lại, Bỉ chỉ là một quan-niệm địa-lý." Nhưng có lẽ ông nhầm lẫn Flamand (người xứ Flandre) với Flamingant (người Flamand quá khích), cũng như có người nhầm lẫn người Hồi giáo và kẻ khủng bố (?)

Điều chắc chắn là ông thậm ghét tiếng Flamand. 
"Tiếng Flamand không phải là một ngôn-ngữ mà là một cơn sổ mũi." Ông nói.
Ông cũng đã không muốn cho con gái ông học ngôn-ngữ này.
Hay là trong thâm tâm ông, ông đã trách phụ thân ông là người Flamand mà lại nói tiếng Pháp? Trở về nguyên thuỷ, cha ông, Romain Brel, sinh ra ở Zandvoorde, một ngôi làng gần ranh giới Pháp và chú ruột ông, Hilaire Brel, là trưởng làng và cũng nổi tiếng là thiên-Pháp. Gia đình, họ hàng Brel từ bao năm đã ghét tiếng Flamand rồi.
Sự mâu thuẫn này của ông có lẽ là "cha truyền, con nối" chăng?

Là người Flamand thiên-Pháp không có nghĩa ông thiên-Wallon. Năm 1963. ông viết một bài hát tựa đề Trời tuyết ở Liège (Liège là một thành phố Wallon), một bài mà ông muốn tương đương với bài Miền đất bằng nhưng kết quả thật nhạt nhẽo, vô vị.
Ông không cảm thấy mình Flamand hay Wallon. Hay là đây là một đặc trưng của người vùng Bruxelles? Nhưng với bài Những viên kẹo (Les bonbons), 
https://www.youtube.com/watch?v=LWPl5hDjhoo
cách trình diễn ông lại chế giễu cái giọng Bruxelles. 

Không phải Flamand, không phải Wallon, cũng không phải là Bruxelles, vậy ông có phải người Bỉ không? Ông có hãnh diễn là người Bỉ không? Hay là ông xấu hổ?
Tại sao có những mâu-thuẫn này? Tại sao có loại "Yêu-Ghét" này đối với nguồn gốc này?
(Trong số sau, chúng ta sẽ bàn về liên-hệ "Yêu-Ghét" của ông đối với đàn bà).

Xét cho cùng, có lẽ ông thật tình yêu nguồn gốc Flamand của ông. Ông chỉ khao khát được người "đồng hương" công nhận ông nhưng từ hiểu lầm này sang hiểu lầm nọ, ông chỉ có được kết quả trái ngược.
Có lẽ ông mặc cảm ông không sinh sống trên đất Flandre, ông không nói rành tiếng Flamand và khi ông hát thì giọng ông gần Hà Lan hơn là Flamand. 
Có lẽ ông hận ông cha đã từ bỏ cội nguồn mình cũng như ông tự trách mình không hẳn là người Flamand (?)
Có lẽ...

Dầu sao đi nữa, bài Miền đất bằng đã được dân chúng Bỉ bầu là "Bài nhạc của thế kỷ", như một điểm tập-hợp của người Bỉ và năm 2005, ông cũng đã được bầu là "Vĩ nhân Bỉ bậc nhất" bởi khán-giả đài RTBF (Đài Phát thanh và Truyền hình Bỉ Pháp-ngữ).
Đến bây giờ, theo hiểu biết của tôi, dân chúng Flamand vẫn còn hận (giận?) Jacques Brel nhưng cũng có một số phải công nhận thiên tài của ông và hãnh diện ông là người Bỉ. 
Liên-hệ đó quả là "Yêu-Ghét".

Cá-nhân tôi đã sống 5 năm ở Liège và 3 năm ở Lille (thuộc miền Flandre Pháp) và vâng, bầu trời ảm đạm, những cơn gió bấc, miền đất bằng, tất cả những điều đó là những khung cảnh, những cảm-nhận mà tôi có thể hiểu, mà tôi có thể yêu, mà tôi đã yêu. 
Như tôi yêu Jacques Brel.
Yên Hà, tháng 11, 2014

Xin đón đọc trong số sau: Jacques Brel và đàn bà

Le plat pays / Miền đất bằng

Le plat pays                                                                            Miền đất bằng
                                               Jacques Brel                                                                            Yên Hà phỏng dịch

Avec la mer du Nord pour dernier terrain vague                Với biển Đông là miền đất trống cuối
  Et des vagues de dunes pour arrêter les vagues             Và những cồn cát để ngăn chặn sóng cồn
Et de vagues rochers que les marées dépassent              Và những phiến đá lơ đãng ngập tràn bởi nước triều
Et qui ont à jamais le cœur à marée basse                        Vĩnh viễn ôm lòng ảm đạm
Avec infiniment de brumes à venir                                     Với vô vàn sương mù sa
Avec le vent d’est écoutez-le tenir                                     Với gió đông thổi đến, xin hãy nghe bám giữ
Le plat pays qui est le mien                                              
Miền đất bằng là quê hương tôi


Avec des cathédrales pour uniques montagnes              
Với những giáo đường thay cho sơn núi

Et de noirs clochers comme mâts de cocagne                 Và những cột buồm đen dựng thành cột mỡ
Où des diables en pierre décrochent les nuages             Nơi những con quỷ đá với khều mây
Avec le fil des jours pour unique voyage                          Với chuỗi ngày làm cuộc hành-trình duy nhất
Et des chemins de pluie pour unique bonsoir                  Và những con đường mưa để chào nhau buổi tối
Avec le vent d’ouest écoutez-le vouloir                            Với gió tây đến, xin hãy nghe ước muốn
Le plat pays qui est le mien                                              Miền đất bằng là quê hương tôi

Avec un ciel si bas qu'un canal s'est perdu                      
Với một bầu trời thấp đến độ con sông đào đi lạc

Avec un ciel si bas qu'il fait l'humilité                                Với một bầu trời thấp đến độ nhún nhường
Avec un ciel si gris qu'un canal s'est pendu                     Với một bầu trời xám đến độ con sông đào tự treo cổ
Avec un ciel si gris qu'il faut lui pardonner                       Với một bầu trời xám đến độ nên tha thứ
Avec le vent du nord qui vient s'écarteler                         Với gió bắc đang đến dang rộng
Avec le vent du nord écoutez-le craquer                          Với gió bắc đến, xin hãy nghe rạn kêu
Le plat pays qui est le mien                                              
Miền đất bằng là quê hương tôi


Avec de l'Italie qui descendrait l'Escaut                            Với Ý Đại Lợi dọc xuống sông Escaut
Avec Frida (*) la Blonde quand elle devient Margot         Với cô Frida (*) tóc vàng khi cô biến thành Margot
Quand les fils de novembre nous reviennent en mai       Khi những hạt giống trồng cuối năm nở tháng năm
Quand la plaine est fumante et tremble sous juillet          Khi đồng bằng nóng run dưới trời tháng bảy
Quand le vent est au rire quand le vent est au blé           
Khi gió muốn cười khi gió đến với lúa

Quand le vent est au sud écoutez-le chanter                   Khi gió phía nam, xin hãy nghe hát
Le plat pays qui est le mien.                                             Miền đất bằng là quê hương tôi.


(*) : Frida la blonde est la personnification des racines germaniques des Flamands alors que Margot est, elle, une figure de la Wallonie, francophone et latine. Ce passage représente l’unité de la Belgique.

(*) : Cô Frida tóc vàng là hiện thân của nguồn cội German của người Flamand, còn Margot lại tượng trưng cho cho Wallonie, gốc Pháp La-Tinh. Câu này nói lên tính thống-nhất của nước Bỉ.

Xin mời nghe Jacques Brel hát le Plat pays   https://www.youtube.com/watch?v=-5-N4Dbok34