ARTSHARE

Jan 14, 2016

Con Rồng Cháu Tiên (1) : Đại-cương



Lời tựa

Nhớ lại, thuở “bé” đi học, có những bộ-môn tôi thích như Toán-Lý-Hoá, Việt văn, Pháp văn, và có những môn không làm tôi hứng thú lắm như Vạn-vật, Địa-lý,… Ở giữa có những môn tạm gọi là “OK” như Lịch-sử vì dù sao đi nữa cũng ít nhiều liên-quan đến mình, vả chăng nhiều khi lại được đọc những chuyện “đánh nhau” mà mấy thằng con trai thường thích.

Ngày hôm nay, chữ Thày giả Thày (để Thày còn dậy người khác) nên kiểm-điểm lại về lịch-sử Việt-Nam, tôi chẳng còn nhớ bao nhiêu. Tôi chỉ nhớ mang máng Lạc Long Quân – Âu Cơ là như cặp Adam – Eva của Việt-Nam, rằng vua Hùng được xem như Ông Tổ chúng ta khi dựng nước Văn Lang. Tôi được nghe kể một số truyện “cổ-tích” như Trọng Thuỷ-Mỵ Châu, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, …
Những vị anh-hùng xưa, tôi biết Bà Triệu, hai chị em Trưng Trắc-Trưng Nhị đã nổi lên chống lại quân Hán, Ngô Quyền đại phá quân Nam-Hán trên sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đã ba lần đẩy lùi cuộc xâm lược của quân Mông Cổ và về sau là quân Mông-Nguyên,…
Tôi chỉ biết dân-tộc tôi đã lớn lên trong chiến-tranh và lịch-sử nước tôi chỉ được tóm lại trong ba giai-đoạn – 1000 năm đô-hộ giặc Tàu, 100 năm đô-hộ giặc Tây, 20 năm nội-chiến từng ngày… - và lịch-sử nước tôi đã chấm dứt một ngày cuối tháng Tư, năm 1975.


Mất nước thì mất nhưng tôi không thể mất gốc. Tôi giờ như cây phong-lan không mất gốc, mất rễ, nhưng rễ thòng trong không khí, sống gửi, sống phụ, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác.
Nay là người tha hương, quê hương tôi chỉ còn trong tim tôi, qua giọng nói BK 54, chữ viết (có bỏ dấu), lời ca, tiếng hát, qua bát cơm, tô phở, chén nước mắm, qua lịch sử oai hùng của tổ-tiên, qua những kỷ-niệm đã qua.

Chim Việt làm tổ cành nam (Việt điểu sào nam chi), một câu nói ngắn gọn nhưng hàm chứa một ý nghĩa thật sâu: người Việt Nam không bao giờ quên được cội-nguồn của mình.Suốt gần ba năm nay, tôi đã biên soạn một loạt bài "Tiếng nước tôi" để tìm lại những vẻ đẹp của ngôn-ngữ mình, để gìn giữ di sản cha ông để lại, để truyền lại cho con cháu đời sau. 
Loạt bài đã viết hết, bước sau đương nhiên phải là "Lịch-sử nước tôi" để tôi được tiếp tục hãnh diện mình là người Việt-Nam. 


Lịch-sử là ký-ức của một cộng đồng. Sử sách là cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này. 
Biết sử nước mình để biết mình là ai, biết mình từ đâu đến. Để tiếp-xúc với linh-hồn của mình, để hãnh-diện về dân-tộc mình, về dòng dõi “con Rồng, cháu Tiên” của mình, về chính mình.


Nhưng tôi cũng không muốn học sử như một cực-hình bất đắc dĩ, tôi chỉ muốn biết những gì cần biết, hiểu những gì cần hiểu, nhớ những gì cần nhớ. Khó thay! 
Thôi thì tôi sẽ cố gắng biên soạn lại một cách giản dị những gì bất cứ người Việt-Nam nào cũng nên biết để có chút tự-hào dân-tộc.

Ngoài ra, viết sử, tôi chỉ dám hoàn toàn dựa trên những tài-liệu sử chứ không dám viết trại đi, cho nên những ý kiến riêng của tôi sẽ được viết nghiêng để tránh mọi ngộ-nhận.

Thân mời các bạn cùng tôi trở về với chính mình.


NƯỚC VIỆT-NAM
Quốc-hiệu
     Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời
     Việt Nam hai câu nói trên vành môi    
     Việt Nam nước tôi. 
     Việt-Nam tên gọi là người,
     Việt-Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời…
                                                  (Phạm Duy)
Hai chữ này, mỗi lần nói lên, mỗi lần hát lên, mỗi lần nghe, là tôi phải rung động, thổn-thức nhưng một quốc-hiệu thay đổi với thời-cuộc, thay đổi với mỗi khúc quanh của lịch-sử. Ông cha ta không phải ngày trước, ngày sau mà dựng quốc nên tên nước đã bao lần thay đổi.


Nước Việt Nam ta về đời Hồng Bàng (2897 - 258 trước Tây lịch) gọi là Văn Lang
đời Thục An Dương Vương (257 - 207 trước Tây lịch) thì gọi là Âu Lạc
Đến nhà Tần (246 - 206 trước Tây lịch) lược định phía nam thì đặt làm Tượng Quận
sau nhà Hán (202 trước Tây lịch - 220 sau Tây lịch) dứt nhà Triệu, chia đất Tượng Quận ra làm ba quận là Giao Chỉ (hai ngón chân cái giao lại với nhau), Cửu ChânNhật Nam
Đến cuối đời nhà Đông Hán, vua Hiến Đế đổi Giao Chỉ làm Giao Châu.  
Nhà Đường lại đặt là An Nam Đô Hộ Phủ.
Từ khi nhà Đinh (968 - 980) dẹp xong loạn Thập Nhị Sứ Quân, lập nên một nước tự chủ, đổi quốc hiệu là Đại Cồ Việt
Vua Lý Thánh Tông đổi là Đại Việt
đến đời vua Anh Tông, nhà Tống bên Tàu mới công nhận là An Nam Quốc.
Đến đời vua Gia Long, thống nhất được cả Nam Bắc (1802), lấy lẽ rằng Nam là An Nam, Việt là Việt Thường, mới đặt quốc hiệu là Việt Nam.

Vua Minh Mạng lại cải làm Đại Nam.

Quốc hiệu nước ta thay đổi đã nhiều lần, tuy rằng ngày nay ta vẫn theo thói quen dùng hai chữ An Nam, nhưng vì hai chữ ấy có ngụ ý phải  thần phục nước Tàu, vậy thì ta nên nhất định lấy tên Việt Nam mà gọi nước nhà. (Việt-Nam Sử-Lược, Lệ Thân Trần Trọng Kim)

Đi không đổi tên, về không đổi họ.
Chỉ mong sao lịch-sử đừng tái-diễn và nước ta đừng bao giờ phải mang tên nước láng-giềng.


Địa-lý
Lịch sử một nước tuỳ thuộc nhiều nơi địa lý cho nên chúng ta cũng phải nói qua vài hàng.

Việt-Nam là một quốc gia nằm ở cực đông-nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc.
Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 cây số vuông. 

Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông  ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Kampuchia phía tây. 

Hình thể nước Việt Nam có hình chữ "S", khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.648 cây số và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 cây số. 

Đường bờ biển dài 3.260 cây số, không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa.
(Wikipedia)

Nhìn bản đồ, chúng ta có thể hiểu Việt-Nam chiếm một vị-trí chiến-lược tối quan-trọng trong vùng Đông-Nam Á này, trên mặt giao-thông/kinh tế từ xưa đến nay và nhất là trên mặt chính-trị/quân-sự trong những thập-niên sau này.
Và như vậy, dưới bất cứ chính-thể nào, tôi e rằng nước ta có lẽ sẽ còn phải chật-vật nhiều trên bàn cờ thế giới.

Gốc-tích
Nước có nguồn, cây có gốc, người có tổ tông.Lại một vấn-đề nhạy-cảm đây. Ngược giòng thời-gian, lần trở về nguồn-gốc, nhất là đối một quốc-gia với bốn ngàn năm lịch-sử như nước ta, thì khó có thể chứng-minh bất cứ điều gì một cách tuyệt-đối.


Hiện giờ các một số giả thuyết được dựa trên truyền-thuyết cũng như các chứng-tích khảo-cổ.

- Theo ý kiến của nhà kê cứu của nước Pháp, thì người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà lần xuống phía đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ; còn người Thái thì theo sông Mê Kông xuống, lập ra nước Tiêm La (tức là Thái Lan) và các nước Lào (Việt-Nam sử-lược, Trần Trọng Kim). 
Ngày nay qua nhiều nghiên cứu khảo cổ, khai tích, sử sách cho thấy hình như thuyết này sai lầm.

- Theo sử sách Trung Hoa, Việt Nam: Giả thuyết được phổ biến rộng rãi nhất nói rằng người Việt Nam xưa gốc ở miền từ hạ lưu sông Dương Tử tới miền Bắc Việt-Nam, gồm nhiều nhóm cư trú ở các nơi khác nhau mà gọi chung là Bách Việt. Về sau bị người Hoa Hạ tràn xuống xâm lấn lãnh thổ, các nhóm này dần dần bị đồng hóa thành người Hán. Chỉ còn nhóm Lạc Việt ở miền Bắc Việt Nam là còn tồn tại được, chính là tổ tiên của người Việt ngày nay.
Thuyết này đã coi Bách Việt là cư dân bản địa, mà không đề cập đến nguồn gốc các dân tộc này từ thời-đại đồ đá trở về trước (Wikipedia).

- Theo học giả người Pháp Louis Finot (1864-1935): Thuyết này dựa trên kiến thức chung về quá trình giống Indonesian (Cổ Mã-Lai) xưa cư trú ở tiểu lục địa Ấn-Độ bị giống Aryan (nay gọi là Indo-European) xâm lấn nên phải chạy sang phía đông, trong đó có bán đảo Trung Ấn.
Finot cho rằng tại phía đông bắc bán đảo, giống Indonesian hợp với giống Mongolian làm thành giống Việt Nam. Thuyết này đề cập đến nguồn gốc dân tộc Việt từ thời-đại đồ đá, trong quá-trình phát-tán chung của loài người.  (Wikipedia).

Dù sao đi nữa, trên phương-diện khảo-cứu / khoa-học, chúng ta không thể không nói đến Trống đồng. 
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho văn hoá Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt-Nam. (Wikipedia)

Nói tóm lại, hiện giờ thì hai giả-thuyết - “Nam tiến” từ Trung Hoa xuống hay “Bắc tiến” từ Nam Dương lên - vẫn còn được bàn cãi, nhất là trong thời-điểm gay go với Trung Quốc hiện nay.
Sự thật tuyệt đối, chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ có được, nhưng theo ý riêng tôi, Bắc tiến hay Nam tiến, không thuyết nào thay đổi niềm hãnh-diện dân-tộc tôi.


Trên phương diện sắc-tộc và dân số
Ngày hôm nay, dân số Việt-Nam gần 95 triệu: 80 triệu người Việt và 15 triệu người thuộc 53 sắc tộc khác thuộc 7 nhóm (Tày-Thái, Kadai, Môn-Khmer, H'Mong-Dao, Nam Đảo, Hán và Tạng-Miến).
Người Việt tha-hương có khoảng 4 triệu, đông nhất là bên Hoa-Kỳ, với khoảng hơn 2 triệu.

Bốn triệu cành phong-lan tản mác trên toàn cầu, mất đất nhưng không mất gốc, ngóng nhìn lại quê nhà, ngược giòng lịch-sử để cảm nhận niềm hãnh-diện của dòng giống "Con Rồng, Cháu Tiên".


...


Xin mời xem tiếp Con Rồng Cháu Tiên (2) : Họ Hồng Bàng

Yên Hà, Tháng 12, 2015

Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược, Lệ Thân Trần Trọng Kim (1919)

- Wikipedia



St Josep La Boqueria open market in Barcelona (Photos)

St Josep La Boqueria open market in Barcelona, Spain

Please click on the link
https://youtu.be/NDt5LiChj7s
and enjoy.

Just do NOT open it if you are hungry. ;-)

Đi tìm Tự-Do (Phần 6) - Thuỵ Uyên

… ( Tiếp theo phần 5)



Đứa em trai thấy Mẹ hớt hãi, cũng hoảng sợ, khóc òa. Một anh lính Mỹ đi lại, Mẹ vồ lấy anh ta:
- My husband, my husband?
- Who is your husband?
Mẹ không rành tiếng Anh lắm, không biết làm sao trả lời anh ta, chỉ mếu máo đi theo đám người về một góc tàu. Ngồi xuống nghỉ, Mẹ lo lắng vô cùng, nước mắt không ngừng trôi. Một người Việt Nam bên cạnh biết chuyện, an ủi Mẹ:
- Thôi, Bà đừng khóc nữa, chắc ông nhà không việc gì đâu, hả?

Chị Vy lúc ấy xen vào:
- Sao lạ vậy, lúc ấy Bố đi đâu?

Bố cười gượng:
- Thế này này. Ở trực thăng bước xuống tàu, hai mẹ con đi trước, Bố bế thằng Chí định xuống theo, anh lính Mỹ ngăn lại, chia người ra từng nhóm. Bố cũng không hỏi, đinh ninh Mẹ sẽ đứng chờ. Nào ngờ, khi xuống tàu, chả thấy hai mẹ con đâu cả, không biết họ dẫn hai mẹ con đi đâu mất. Bố cuống lên, hỏi chung quanh, nhưng không ai trả lời được. Thôi thì đành chịu thất lạc hai mẹ con vậy. Trong bụng Bố lo lắng, chỉ sở họ chuyển sang tàu khác.
Tôi sốt ruột hỏi:
- Thế rồi có bị chuyển đi không?
Mẹ cười toe:
- Không, đây này, buồn cười lắm.

... Lúc ấy, trời đã sâm sẩm tối. Trên tàu, họ phát cho mỗi người một hộp thức ăn, và một tấm chăn. Họ ra lệnh bắt tất cả ngồi xuống im lặng. Mẹ kéo tay thằng Quỳnh, ngồi dựa lưng vào một góc tàu, mở gói thức ăn. Nghĩ đến Bố và thằng Chí, Mẹ buồn bã vô cùng, không tài nào nuốt trôi. Ăn uống xong, thằng Quỳnh mệt mỏi, ngủ ngay. Mẹ nhìn chung quanh, đám người đồng hương tị nạn nằm la liệt rải rác trên tàu. Đã khuya lắm rồi. Trời phẳng lặng như tờ, chỉ nghe tiếng sóng vỗ rì rào đập vào thân tàu. Ngọn đèn nhỏ chiếu xuống khoang tàu khẽ lung lay trong gió. Mẹ thiếp đi.

Còn đang mơ màng, tiếng còi tu huýt vang lên, đánh thức mọi người. Mẹ vươn vai đứng dậy, duỗi chân tay. Mình mảy Mẹ ê ẩm, tuy nhiên, Mẹ cảm thấy đỡ mệt nhiều. Họ lại bắt đứng xếp hàng đi lấy thức ăn sáng.
Nhìn những người đồng hương cười nói vui vẻ bên cạnh, Mẹ bớt u sầu, rảo mắt kiếm mái tóc bạc của Bố. Gia đình đứng sau lưng Mẹ bàn tán:
- Nghe nói chốc nữa, trực thăng sẽ đến chở mình ra nơi khác. Lần này không biết họ sẽ chuyển mình đi đâu.
Nghe họ nói thế, Mẹ lại lo lắng, quay sang thằng Quỳnh:
- Con cố tìm xem, có gặp được Bố không nhé?

Nắng đã lên cao. Biển rộng bao la, xanh ngát. Chiếc chiến-hạm lênh đênh, đứng hiên ngang ngạo nghễ giữa lòng biển. Mẹ bâng khuâng tự hỏi không biết mình đang ở đâu. Nắm tay thằng Quỳnh, hai Mẹ con đi quanh quất trên tàu, hy vọng tìm được Bố.
Chiều lại đến. Trên tàu đã vơi đi một số người. Đến giờ ăn tối, Mẹ con lại lục đục ra xếp hàng như mọi khi. Bất thình lình, một mái tóc bạc thoáng ẩn hiện trước mặt giữa đám đông. Mẹ vội nhín người ra, và reo lên:
- Ấy Bố kìa.
Quên cả mình đang đứng xếp hàng, Mẹ rảo bước nhanh đến gặp Bố. Hóa ra, khi bước xuống trực thăng, Mẹ bị dẫn đến góc tàu bên này, trong khi Bố sang cuối tàu bên kia. Chiếc tàu rộng mênh mông, vả lại, trên tàu có kỷ luật, họ không cho mình đi đi lại lại nhiều trên tàu. Mẹ đâu có nghĩ rằng Bố ở đầu tàu bên kia? Cứ tưởng họ chuyển Bố sang tàu khác.
Mẹ cười cười nói thế.

Sống bấp bênh trên biển cả hai ngày, qua ngày sau, chiếc trực thăng trở lại đón Bố Mẹ bay sang trại tị nạn tại tiểu bang Arkansas. Ở trong trại, thỉnh thoảng, Bố Mẹ cũng gặp một ít người quen, nên đỡ buồn tẻ. Hội Hồng Thập Tự cộng tác chặt chẽ với chính quyền, lo giấy tờ đầy đủ cho những người tị nạn.
- Và rồi ra sao, thì các con cũng đã biết. 
 Bố ngừng kể. Mẹ tiếp:
- Thôi thì cứ cám ơn Trời Phật phù hộ, đã ban phước lành cho gia-đình mình. Nghĩ mà thương mấy Bố con thằng Khang quá.
Tôi thắc mắc:
- Không hiểu tại sao anh ấy lại có thể đi lạc nhỉ?
Mẹ không trả lời, hỏi:
- Thế còn các con và anh Bạch ra sao?
Tôi và chị Vy thay phiên nhau thuật lại cho Bố Mẹ. Tôi ngỏ ý muốn kiếm việc làm. Bố gật gù:
- Các con cũng đã lớn. Nếu có việc làm, đỡ cho anh Bạch con cũng tốt, đi học thêm cũng không sao. Bố Mẹ chả cần gì đâu. Có tất cả các con bên cạnh là đủ. Các con cứ tính với nhau nhé?
Anh Bạch lên tiếng:
- Việc trước hết, con nghĩ chúng ta nên mua căn nhà rộng hơn. Chỗ này chỉ một phòng ngủ, bé quá, không tiện. Con đã xem qua với Trung. Có một căn nhà trên San Diego ba phòng ngủ, không đắt lắm. Nhà ấy có thêm một phòng nhỏ bên hông mà người chủ dùng như vựa để chứa những thứ lặt vặt. Mình có thể biến phòng ấy thành một phòng nữa. Rất tốt. Ngày mai, con và Trung sẽ trở lại xem sao. Bố đi với tụi con nhé?
- Được, tốt lắm.

Tôi kéo tay Mẹ:
- Con thấy Bố Mẹ có hai thùng gì đó. Quần áo hay gì thế?
- À, tí nữa lại quên. Để Mẹ mang ra đây
Thằng Quỳnh đứng đấy, vội nói:
- Con khiêng ra cho Mẹ.
Mẹ mở thùng ra. Bên trong, một vài bộ quần áo, một ít giấy tờ quan trọng, một gói ít tiền bạc và nữ trang, và một quyển album hình. Tôi nhận ra là quyển album Mẹ cưng quí nhất. Mẹ cất giữ đầy đủ hình từ thuở còn trẻ ngoài Bắc, cho đến khi lập gia đình lấy Bố, rồi đến các con cháu. Cả nhà xúm lại xem hình. Tôi sực nhớ đến mớ quần áo anh Trung mua tặng, vội mang ra cho Bố Mẹ xem. Mẹ ướm thử vào người, nói:
- Mấy bộ này, Mẹ đâu mặc được? Trong trại, họ đã cho một ít quần áo cũ, Mẹ có đủ rồi, mặc tốt lắm.
- Ngày mai mình đi shopping mua thêm một ít cho Bố Mẹ.
Mẹ lắc đầu:
- Thôi con ạ. Để tiền đó giúp anh Bạch con mua nhà hơn.

Thời gian thấm thoát trôi nhanh. Bố Mẹ đến đây đã gần một tháng. Chỉ còn vài tuần nữa, chúng tôi sẽ dọn sang nhà mới. Cả gia đình tôi gom góp hết tiền bạc và nữ trang mang theo được, đưa cho cô bạn của anh Bạch, nhờ cô ta bán hết đi. Vỏn vẹn chỉ vừa đủ giúp anh Bạch đặt tiền cọc mua nhà, chúng tôi hớn hở, nóng lòng trông chờ ngày dọn đi.

Hôm ấy, tôi loay hoay giúp Mẹ dọn dẹp trong nhà bếp. Tiếng điện thoại reo:
- Uyên ơi, điện thoại của em này. Chị Vy gọi tôi.
Tôi bắc ống nghe. Thì ra, một nhóm bạn nghệ sĩ cũ dạo còn ở Saigon gọi, muốn mời tôi cộng tác với họ tại một phòng trà trên tỉnh Hollywood. Họ nói kiếm được số điện thoại của anh Bạch, qua một người quen biết và gặp lại Bố trong trại ở Arkansas.
Sau khi gác máy, tôi ngồi thừ ra suy nghĩ. Mong mỏi có việc làm bao tháng nay, vẫn chưa kiếm được, tôi những nghĩ đây là cơ hội tốt. Tôi lại chợt nhớ đến những lời anh Bạch dặn dò hai chị em khi chúng tôi mới sang:
- Nếu hai em muốn kiếm việc, anh khuyên nên cố kiếm việc gì cho vững chắc. Dĩ nhiên, việc làm nhiều tiền thì tốt, nhưng kiếm tiền nhiều hay ít, không quan trọng. Quan trọng là kiếm việc lâu bền, có đầy đủ bảo hiểm và quyền lợi. Hai em nên nhớ lời dặn của anh.

Tôi đã từng đi ca hát tại Saigon. Tôi rất hiểu cuộc sống nghệ sĩ này, tuy vui, nhưng bấp bênh, không nhất định. Tôi lại vừa được đoàn tụ với gia đình, tôi chưa muốn lại phải lìa xa bố mẹ, rời San Diego lên Hollywood. Tôi rối trí quá, bèn hỏi ý kiến Bố Mẹ.
- Thật ra, vấn đề quan trọng là con có thích hay không thôi. Dĩ nhiên, hoàn cảnh gia đình chúng ta hiện tại hơi khó khăn, nhưng Giời sinh voi sinh cỏ, các con không cần phải lo lắng cho Bố Mẹ nhiều quá. Các con đều đã trưởng thành, rồi cũng phải sống cho các con chứ, phải không? Bố nói thế.
Anh Bạch ngỏ ý:
- Anh biết bên này, chính phủ Mỹ có chương trình trợ cấp cho những gia đình tị nạn. Anh sẽ dò hỏi chuyện đó cho Bố Mẹ xem sao. Em đừng lo lắng, nghe chưa? Tùy em thích như thế nào, gia đình sẽ ủng hộ em.
Tôi tư lự, suy nghĩ cả buổi hôm ấy. Tối đến, nằm ngủ bên cạnh chị Vy, tôi hỏi:
- Hôm nay không thấy chị nói gì cả. Chị nghĩ sao?
- Chị em mình cố gắng kiếm việc để đỡ cho anh Bạch bao nhiêu tháng nay không được. Chị rất buồn.
Nay thêm cả gia đình đến đông như thế, không thể nào ăn không ngồi rồi mãi. Em có dịp có việc, chị nghĩ em cứ nên nhận, kiếm được đồng nào hay đồng nấy, thích hay không thích hẵng tính sau. Nếu em nhận lời, chị sẽ theo em lên đó, xem có gì trên ấy cho chị không. Rồi mình sẽ kiếm việc khác khá và bảo đảm hơn, chắc cũng dễ dàng. Ở đây xem chừng khó quá.
Tôi vui vẻ:
- Nói đúng ra, em không ham gì cho lắm. Và em đang nghĩ em lại phải lên đó có một mình, em lại càng không thích. Nhưng chị đã nói vậy, thì thật có lẽ cũng phải thử.
- Ừ, thế ngày mai, chị em mình nói chuyện với Bố Mẹ và anh Bạch nhé? Thôi, ngủ đi em.

Sáng hôm sau, khi biết ý định chị em tôi, Bố Mẹ vui vẻ chấp thuận. Mẹ nói thêm:
- Nếu có hai chị em với nhau, Bố Mẹ đỡ lo lắng.
Anh Bạch xen vào:
- Từ San Diego lên Hollywood không xa lắm. Có buýt, có xe lửa đi đi về về Los Angeles luôn ấy. Thỉnh thoảng về thăm Bố Mẹ, hoặc anh sẽ lái đưa Bố Mẹ lên chơi. À, mà mấy em định ở đâu?
- Em cũng chưa biết, em sẽ hỏi ban nhạc xem sao.      

Được Bố Mẹ đồng ý, tôi liên lạc ngay với ban nhạc. Chúng tôi hẹn cùng nhau lên Hollywood, đến gặp ông chủ nhà hàng ca nhạc, và bàn chuyện ký hợp-đồng. Biết được hoàn cảnh khó khăn của chị em tôi, ông ta giới thiệu chị Vy làm việc trong cửa hàng bán quà cho du khách. Cửa hàng nằm trong khách sạn, rất tiện lợi cho chị em tôi. Ông ta còn sốt sắng nói thêm:
- Thế này, hai cô cứ ở tạm trong khách sạn. Ăn uống thì cứ xuống nhà hàng ăn, không phải lo gì cả. Từ từ rồi kiếm nhà dọn ra sau.
Chị em tôi ứa nước mắt cảm động, nhận lòng tốt của ông ta.

Tuần lễ gia đình tôi dọn vào nhà mới, cũng là tuần lễ chị em tôi lên Hollywood, bắt đầu chen chân vào thử thách mới.
Được hơn một tháng, chúng tôi dọn ra ngoài, cách khách sạn khoảng ba con đường nhỏ, và cùng nhau mua lại chiếc xe cũ để tiện việc di chuyển trong thành phố. Tiếng đồn ban nhạc tị nạn Việt Nam đầu tiên tại nước Mỹ loan đi nhanh hơn cơn gió lốc. Ba ngày mỗi cuối tuần, nhà hàng chật ních với khách Việt từ bốn phương kéo đến ủng hộ, đông và vui như hội hè. Chị em tôi đùm bọc lấy nhau, tạm sinh sống qua ngày.
Ngày này qua tháng nọ, tôi lăn lóc trong cuộc đời nghệ sĩ, đêm đêm thức khuya, cực lực tranh đấu cất tiếng hát đổi lấy miếng ăn. Chống chọi với bao nhiêu lời khen chê của khách, chạy đua không ngừng theo mode quần áo thời trang, son phấn, tôi cảm thấy mệt mỏi. Hơn một năm sinh sống bấp bênh với nghề này, tôi không để dành được bao nhiêu. Tôi nhận thức ra được, đây không phải là ước vọng tương lai của tôi. Trên đất lạ quê người, tôi chỉ mong muốn một cuộc sống êm ả bình thường, nhưng vững chắc như lời anh Bạch đã căn dặn. Tôi định bụng đến đầu tháng sau, sẽ nói chuyện từ giã với ông chủ và anh chị em trong ban nhạc.
- Bây giờ em bỏ ngang như thế, cũng hơi phí đấy nhỉ? Chật vật lắm, chị em mình mới kiếm được chút ít để giúp đỡ gia đình. Nhưng chị cũng cảm nhận ra được vấn đề này, và chị hưởng ứng quyết định của em. Hay là thế này? Em cứ tạm thời tiếp tục hát hỏng cho đến khi kiếm ra việc như ý muốn, rồi hãy bỏ nhé?
Chị Vy khuyên thế. Tôi gật đầu.

Cho đến một hôm, tôi gặp và quen Sơn Khuê, người bạn gái VIệt Nam đầu tiên của tôi tại nước Mỹ. Khuê làm dịch vụ xã hội cho một cơ quan chính phủ, và sinh sống tại vùng Los Angeles đã lâu. Khuê nói, vẫn thường đến phòng trà mỗi tuần nghe tôi hát. Chúng tôi quen nhau, rất tâm đầu ý hợp. Nghe tôi kể chuyện gia đình chạy loạn sang đây, Khuê cảm động ứa nước mắt, nắm tay tôi, nói:
- Bây giờ chúng ta là bạn, Tú Uyên cần Khuê giúp gì, cứ nói, Khuê sống một mình, nên cũng khá rảnh rỗi.
Biết được ý định kiếm việc khác của tôi, Khuê sốt sắng:
- Uyên đừng lo. Chuyện gì chứ kiếm việc cho người ta là nghề của Sơn Khuê này. Khuê sẽ giúp cho.
Quả nhiên, chỉ vài hôm sau, Khuê ghé nhà chị em tôi, báo tin mừng:
- Khuê đã làm cái hẹn cho Uyên đến gặp một ông chủ tuần sau. Ông ta đang cần người giúp việc vặt trong sở. Công ty này sản xuất máy may và các thứ phụ tùng ở ngoại-ô Los Angeles. Uyên ráng đi nhe?

Ngày hôm ấy, tôi sửa soạn đến gặp ông Edmond. Đợi ngoài phòng tiếp tân, tôi bồn chồn đứng ngồi không yên, bụng cứ đau thóp lại. Tôi chưa hề làm qua công việc trong văn phòng, suy nghĩ phải ăn nói ra sao, đi đứng như thế nào. Còn đang vẩn vơ, bà thư ký gọi tôi vào. Ông Edmond mặt mày phúc hậu, mái tóc bạc như bố tôi, dáng người cao lớn. Ông ta bắt tay tôi:
- Mời cô ngồi.
Tôi khép nép ngồi vào mép ghế, chân tay luống cuống, miệng khô ran. May mà Anh văn tôi khá vững. Tôi nhìn sững vào ông Edmond. Sau vài câu thăm qua về thân thế tôi, ông ta hỏi:
- Tôi đang cần người giúp việc trong văn phòng. Cô biết trả lời điện thoại cho khách?
Tôi lắc đầu.
- Cô biết đánh máy chữ?
Tôi lại lắc đầu.
- Cô biết thu xếp dọn dẹp theo thứ tự và cất hồ sơ?
Tôi lại lắc đầu, người tôi toát mồ hôi. Ông Edmond nghiêm nghị:
- Thế thì nói cho tôi biết. Cô làm gì được?
Tôi bặm môi, cố ngăn giọt nước mắt:   
- Dạo ở quê nhà, tôi đi hát.
Ông Edmond bật cười:
- A, hay quá nhỉ? Anh văn của cô vững lắm. Thôi, không làm phiền cô nữa. Có gì thay đổi, tôi sẽ cho người gọi lại.
Ông ta đứng dậy bắt tay tôi. Tôi lí nhí câu cám ơn, bước ra ngoài.
Tôi ghé đến nhà Khuê. Khuê đang chờ tôi về. Thấy mặt tôi buồn hiu, Khuê hỏi tới:
- Sao, có được không?           

... (xin xem tiếp phần 7)

Thuỵ Uyên

Thế-hệ bánh mì kẹp : Phần 2

  
 Cách đây đã gần bốn năm, tôi có viết một bài “tự thán” - Thế hệ bánh mì kẹp
http://phu-tran.blogspot.com/2012/03/he-banh-mi-kep.html
– một bài đã từng được chuyển tiếp trên nhiều diễn-đàn khác (có lẽ vì bài đã nói lên được tâm-sự của nhiều người Việt tha-hương khác?)

Thời gian trôi qua, cơn u buồn cũng nguôi ngoai đôi chút, tôi mới nhận thấy được trong lúc tâm tư nặng chĩu, tôi đã không đủ sáng suốt để nhìn xa, nhìn rộng và tôi chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Và tôi đã chỉ nhìn một chiều, quên đi rằng trong trường-hợp này, không phải chỉ có thế-hệ chúng tôi là “thiệt thòi”.
Hôm nay, tôi xin được trả lại công-bằng cho thế-hệ con cháu qua bài này. Xin bắt đầu bằng một lá tâm-thư mà chúng có thể viết cho chúng ta.


" Bố mẹ,
Bố mẹ tự cho rằng bố mẹ thuộc một thế-hệ bánh mì kẹp và chúng con phần lớn đồng ý với những điểm bố mẹ nêu lên. Nhưng bố mẹ có biết không, những nỗi khó khăn, những nỗi khổ tâm của chúng con thì đã có ai để ý đến chưa? Chúng con cũng chỉ là một thế-hệ bánh mì kẹp khác mà thôi. Đây này:

Kẹp giữa 2 quê hương

Nếu định-nghĩa “quê-hương” là nơi sinh sống của mình (homeland), là quốc-gia của mình thì hiển-nhiên quê-hương chúng con là Mỹ (Pháp, Úc...). Chúng con sinh ra trên đất nước này, đương-nhiên mang quốc-tịch nước này (chứ không phải làm đơn xin quốc-tịch, đi thi và tuyên-thệ như bố mẹ), chúng con không phải “tạm trú” như bố mẹ, chúng con sống ở đây và có lẽ sẽ chết ở đây, trên quê-hương này.
Chúng con "đi" Việt-Nam chơi như bất cứ nơi nào khác trên thế-giới chứ không “về” thăm nhà như bố mẹ.
Nhưng nếu định-nghĩa “quê-hương” là đất của cha ông, của tổ tiên thì quê-hương chúng con lại là Việt-Nam? Khái-niệm này mơ-hồ quá, chúng con không hiểu cho lắm. Tại sao trong cùng một gia-đình mà lại có đến hai quê-hương? Mình có thể có hai quê-hương không?
Nói giả dụ, nếu hai nước gây chiến với nhau, súng của chúng con sẽ phảii chĩa vào ai?
Rắc rối quá.

Kẹp giữ 2 nền văn-hoá
Sinh ra trên đất Mỹ, chúng con đi học trường Mỹ, có bạn học và hàng xóm Mỹ, chúng con nói tiếng Mỹ (không phải Mỹ bồi như bố mẹ) và chúng con còn có tên Mỹ (do bố mẹ đặt). 
Lối suy-nghĩ của chúng con là Mỹ, chúng con tin rằng tự-do, cá-nhân là nhất, vật chất là quan-trọng, làm nhiều tiền là thành-công và bất cứ ai cũng có thể thành-công (cái gọi là “American dream”). 
Lối sống chúng con gọi là “American way of life”, chúng con thích đi shopping, thích tiêu tiền, thích “enjoy life”, thích “have fun”, muốn làm gì thì làm,...
Phong-tục, tập-quán chúng con là Mỹ: Proms khi còn đi học, Halloween, Thanksgiving, ...
Văn-hoá chúng con đúng là văn-hoá Mỹ.

Nhưng bố mẹ ơi, tại sao chúng con vẫn đòi mẹ nấu phở, cuốn chả giò, làm cơm rang, ...?
Cho dù đôi khi chúng con vẫn không thích nước mắm (mùi cá tanh quá), và nhất là sầu riêng (hôi quá), cho dù chúng con không thạo tiếng Việt, chúng con vẫn cảm thấy một cách mơ hồ Việt-Nam là một thứ gì quan-trọng cho chúng con và chúng con còn bao nhiêu câu hỏi không có câu trả lời:
Tại sao trẻ con phải nghe lời bố mẹ, phải kính trọng người lớn? Tại sao mình phải có bàn thờ tổ tiên? Tại sao phải tự hào là người Việt-Nam? Tại sao bố mẹ không dạy chúng con nói rành tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của chúng con?? Tại sao chúng con không biết gì về quê-hương, về văn-hoá của bố mẹ? Cuộc sống bố mẹ lúc trước như thế nào? Tại sao cả nhà lại dọn sang đây ở? Tại sao bố mẹ không nói gì cho chúng con biết?

Mấy tháng trước, ở Philadelphia, cộng-đồng người Việt tổ-chức đi cung cấp thức ăn đến các trại người vô gia cư (Homeless centers) để cám ơn nước Mỹ đã đón nhận người Việt, chúng con mới hiểu được chút ít. Nghe ông giáo-sư kể chuyện “vượt biên”, chúng con mới hiểu qua những nỗi thống-khổ của dân-tộc Việt-Nam. Sau bữa đó, chúng con có lên Internet và google một loạt mới hiểu biết thêm về văn-hoá, lịch-sử của bố mẹ. Nhưng chúng con cũng chỉ biết qua loa thế thôi.

Tâm-sự chúng con, ông nhạc sĩ người Pháp Marc Lavoine có lẽ đã hiểu thấu được khi ông viết bài nhạc Bonjour Vietnam (Hello Vietnam / Xin chào Việt-Nam) mà chị Phạm Quỳnh Anh thuộc thế-hệ chúng con đã trình bày lần đầu tiên.

   Hãy kể tôi nghe về cái tên xa lạ và khó gọi...
   Tôi chỉ biết Người qua hình ảnh của chiến tranh,
   Một cuốn phim của Coppola, những trực thăng phẫn nộ…
   Hãy kể tôi nghe về nhà cửa, đường sá của Người,
   kể tôi nghe những điều tôi chưa biết,
   Những chợ nổi và thuyền tam bản gỗ…
   Một ngày kia, tôi sẽ về, về để chào cõi hồn tôi
   Một ngày kia, tôi sẽ về, về chào Người, Việt Nam ơi...
   Trong nguyện cầu, trong ánh sáng, tìm gặp lại anh em,
   Chạm tới hồn mình, tới cội rễ, tới hòn đất quê hương…
   Một ngày kia, tôi sẽ về, về chào Người, Việt Nam ơi...
   
   Một ngày kia, tôi sẽ về...

Đúng như vậy, nhưng tâm-sự chúng con còn nặng hơn thế nữa.
Bố mẹ ơi, văn-hoá Việt-Nam của chúng con ở đâu? Linh-hồn chúng con ở đâu?

Kẹp giữa 2 xã-hội
Lúc còn ở nhà với bố mẹ, chúng con như sống trong hai xã hội riêng biệt: ở trong nhà là Việt-Nam và ở ngoài đường là Mỹ, nhưng ngày nay, chúng con đã có đời sống riêng của chúng con mà đôi khi, chúng con vẫn còn cảm-tưởng như xã-hội bên ngoài có điều gì không đúng (?)
Rõ ràng chúng con là người Mỹ nhưng chúng con có phải hoàn toàn là người Mỹ không? Sắc da chúng con không trắng, tóc chúng con không vàng, mắt chúng con không xanh, mũi chúng con không thẳng, chúng con không phải "caucasian", ...
Cũng có khi, trong ánh mắt người trước mặt, chúng con có cảm tưởng là mình (bị xem như)  là người lạ. Thành công, tiến thân thì chúng con sẽ đi được đến đâu? Có được như bất cứ người Mỹ da trắng nào khác không? Chúng con chợt tự hỏi.

Bánh mì kẹp hay không, kẹp giữa gì? Vấn-đề này, chúng con không hiểu rõ lắm và không biết phân-tích gì hơn. Chúng con chỉ cảm nhận được một ít điều như vậy thôi.
Bố mẹ ơi, chúng con vẫn cảm giác là trong đời sống chúng con vẫn thiếu thiếu một gì đó, một cái gì của chúng con mà không phải của chúng con, một cái gì đáng lẽ chúng con phải có mà chúng con không có. Một cảm giác mơ hồ không tả được nhưng ray rứt, khó chịu lắm. Hay đó là “tiếng gọi của cội-nguồn”? 
Bố mẹ ơi, chúng con là ai? "


Quả thật là vậy. Đã là cư-dân thì thế-hệ đầu, thế-hệ thứ nhì, hay thứ ba gì cũng thế thôi. Trường-hợp chúng ta đâu phải như người Âu-Châu, Trung-Hoa hay Nhật... đã ổn-định cả trăm đời rồi? Hơn nữa, những lớp cư-dân khác sang đây để mưu sống, để làm giàu, để thực-hiện giấc mơ Mỹ (American dream) trong khi chúng ta chỉ là những người di-tản buồn đã bỏ lại tất cả để tìm đường thoát thân.
Di-cư thì đôi khi đi cả gia-đình ông bà, bố mẹ, con cháu, cả ba thế-hệ như vậy thì thế-hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba còn nghĩa lý gì?
Nói đâu xa, khi loạt người Bắc di-cư vào Nam năm 54, thế-hệ đầu cũng bỡ ngỡ ít nhiều đấy chứ?

Con cháu chúng ta là người Mỹ
Sinh ra bên Mỹ, sống bên Mỹ là thực-trạng con cháu chúng ta. Nếu chúng nói tiếng Mỹ như Mỹ, suy nghĩ như Mỹ, sống như Mỹ thì cũng là điều tốt vì đó là ưu-điểm giúp chúng thành-công trên nước Mỹ này. Vì cho dù cư-dân Á Đông tương đối được chấp-nhận hơn những cư-dân "da màu" khác, chúng cũng vẫn bị thành-kiến hay kỳ-thị.
Khái-niệm “glass ceiling” (trần nhà bằng kính), bức cản vô-hình không cho phép người Mỹ không da trắng leo cao hơn một mức nào đó, không phải là chuyện dã-tưởng. Cho dù nước Mỹ này vẫn nhiều cơ-hội tiến-thân hơn rất nhiều quốc-gia khác (như Âu-Châu...).

Con cháu chúng ta là người Việt-Nam
Dù muốn, dù không, máu chúng nó vẫn là máu Việt, "gin" chúng nó vẫn là "gin" Việt và trách-nhiệm chúng ta là dạy dỗ con cháu mình như người Việt, cho dù là những người Việt sống trên nước ngoài.
Nhưng đôi khi chúng ta không giữ tròn vai trò mình, vì lý-do này hay cớ nọ. Tại vì chúng ta quá bận rộn với công việc định cư và miếng ăn cho cả gia-đình? Tại vì cái buồn tủi mất nước đã khiến ta muốn quên hết đi để lật qua một trang sử mới? Tại vì chúng ta chui đầu dưới cát như những con đà-điểu để trốn tránh sự-thật hay trách-nhiệm? Tại vì...?
Nói như vậy không phải để tự dằn-vặt mình làm gì, nhưng để tự nhắc lại là con cháu chúng ta cần chúng ta dìu dắt để thành nhân, thành tài trong ngữ-cảnh đặc-biệt này của chúng.
Có một năm họp mặt gia-đình bên Cali, một hôm, thấy thằng con trai tôi có vẻ hậm hưc, không vui, tôi hỏi có chuyện gì thì nó không muốn nói rồi sau đó cơn bực tức chợt trào ra:
- Con sang thăm bố và gia-đình, cả nhà cứ nói chuyện với nhau luôn miệng mà con chẳng hiểu gì cả, con không bực sao được? Con có cảm-tưởng mình là người xa lạ trong chính gia-đình mình.
Lòng tôi quặn đau, tôi đã "quên" bẵng là nó không hiểu tiếng Việt, tôi có bao giờ dạy nó được chữ nào đâu? Tôi vừa xấu hổ, vừa thương xót con, tôi chỉ biết ôm nó vào lòng, vỗ về nó, xin lỗi nó.
Vâng, là phụ-huynh, chúng ta có trách-nhiệm dìu dắt con cháu trên con đường đi tìm chính mình của chúng. Và tôi cũng vui khi thấy có những nhóm sinh-hoạt nhỏ đã và đang dốc công làm nghĩa-vụ của mình.

Con cháu chúng ta là người Mỹ gốc Việt
Một đặc-tính tốt của quốc-gia hợp chủng quốc này là công-nhận gốc gác của người cư-dân. Người Ái-Nhĩ-Lan (Ireland) vẫn mừng lễ Saint Patrick, người Mễ-Tây Cơ có lễ Cinco de mayo (mồng 5 tháng 5), người Á-Đông vẫn mừng Tết âm-lịch, ... và chữ "phở" đã được vào từ-điển Mỹ.
Đây là điều-kiện để con cháu chúng ta thành-công trên đất Mỹ như người Mỹ mà vẫn gìn giữ được cội-nguồn của mình.


Chúng ta có thể bàn cãi mãi về vấn-đề này nhưng thực-tế vẫn là vậy : thế-hệ "tạm cư" của chúng ta không còn gì để nói nhưng những thế-hệ "định-cư" của con cháu chúng ta mới thật-sự là quan-trọng. 
Trách-nhiệm chúng ta là giúp cho con cháu chúng ta ra khỏi trạng-thái "bánh mì kẹp", thành tài, thành nhân và mãi mãi hãnh-diện về dòng máu "Con Rồng Cháu Tiên" của chúng ta.
Vì trên bất cứ đất nước nào, Mỹ, Pháp, Úc, Gia Nã Đại, ..., con cháu chúng ta cũng vẫn mang dòng máu bất-khuất đó, dòng máu của 
Việt-Nam quê hương ta ngạo-nghễ.

Yên Hà, tháng Giêng, 2016


Génération sandwich (2ème partie)

 Il y a à peu près quatre ans, j’avais couché quelques états d’âme sur le papier dans un article intitulé « Génération sandwich », article qui avait touché bon nombre de mes compatriotes qui s'y étaient peut-être retrouvés (?)
Depuis, beaucoup d’eau a coulé sous les ponts et je me rends compte aujourd’hui que, dans l’état où j’étais, je voyais les arbres sans voir la forêt. Je ne pouvoir raisonner qu’à sens unique, oubliant que dans notre cas, ma génération n’était certainement pas la seule à être perdante.
Aujourd’hui, le présent article est là pour rendre justice aux générations de mes enfants et de mes petits enfants. Commençons par une lettre qu’ils auraient pu nous écrire.


Chers parents,
Vous vous êtes identifiés à une génération sandwich et nous agréons, pour la plupart, avec les points que vous mentionniez. Mais savez vous que nous avons nos propres difficultés, nos propres états d’âme ? Et que sur bien des points, nous sommes entre le marteau et l’enclume ?

Entre deux patries
Si nous définissons « patrie » comme le pays où l’on est né, la nation dont on fait partie, alors, oui, la France est indiscutablement notre patrie. Nous sommes nés en France et, de fait, citoyens français, nous vivons en France et nous mourrons probablement en France. Et si vous revenez au pays au Vietnam, nous ne ferons qu’y aller.
Mais étymologiquement, « patrie », du latin patria=père, veut dire « terre des ancêtres », celle de mes parents, de mes grand-parents… Car nos ancêtres ne sont pas des Gaulois comme nous l’apprenons dans les livres. Alors, notre patrie serait-elle le Vietnam ? Comment pourrait-il y avoir deux patries au sein d’une même famille ?
Et si jamais il y avait la guerre entre ces deux pays, vers qui pointerions-nous nos fusils ? C’est absurde. C’est une notion qui nous dépasse un peu.

Entre deux cultures
Nés en France, nous allons à l’école française, nous avons des copains de classe et des voisins français, nous parlons la langue de Molière et des fois, nous recevons de vous des prénoms français.
Notre mode de pensée est cartésienne et nous croyons aux valeurs républicaines et nous sommes fiers de notre « douce France » et de notre savoir-vivre français.
Notre culture est indiscutablement française.


Mais alors, pourquoi raffolons-nous d’un bol de « phở » bien chaud, de quelques « chả giò » bien croustillants ou d’une assiette de riz cantonnais (et pourquoi est-ce chinois ?) ? Pourquoi cette dextérité à manier les baguettes ? Et même si le durian nous est immangeable (encore plus puant qu’un bon maroilles), nous sommes bien friands de la cuisine vietnamienne. Et même si nous ne comprenons pas bien le vietnamien, nous sentons bien que ce pays représente quelque chose d’important pour nous et nous nous posons des tas de questions à ce sujet :
C’est quoi ce pays ? C’est comment la vie là-bas ? Pourquoi nous ne connaissons presque rien de ce pays ? Pourquoi vous ne nous avez pas appris cette langue, pourtant notre langue maternelle ? C’est quoi, l’histoire de ce pays ? Pourquoi en être fiers ? Pourquoi avez-vous quitté ce pays ? Pourquoi vous ne nous en parlez jamais ?
C’est curieux que ce soit Marc Lavoine, un Français, qui semble bien comprendre nos états d’âme dans la chanson « Bonjour Vietnam », chantée par une jeune Vietnamienne de notre génération, Phạm Quỳnh Anh.

   Raconte moi ce nom étrange et difficile à prononcer…
   Je ne sais de toi que des images de la guerre,
   Un film de Coppola, des hélicoptères en colère…
   Raconte moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds…
   Raconte moi ta maison, ta rue, raconte moi cet inconnu,
   Les marchés flottants et les sampans de bois…
   Un jour, j’irai là bas, un jour dire bonjour à ton âme.
   Un jour, j’irai là bas te dire bonjour, Vietnam…
   Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères,
   Toucher mon âme, mes racines, ma terre…
   Un jour, j’irai là bas…
Oui, c’est bien tout cela, et beaucoup plus que cela.
Chers parents, où donc est notre culture ? Où donc est notre âme ?

Entre deux sociétés
Lorsque nous étions petits, nous vivions dans deux sociétés bien distinctes, l’une vietnamienne à la maison ou dans le XIIIème, et l’autre française à l’extérieur. Et aujourd’hui que nous avons notre propre vie, nous ressentons parfois, vaguement, que nous ne faisons pas complètement partie de cette société extérieure.
Nous sommes bien Français, mais le sommes-nous vraiment ? Notre peau n’est pas blanche, nos cheveux ne sont pas blonds, nos yeux ne sont pas bleus, notre nez n’est pas droit et nous ne sommes pas « aryens ».

Et même si les Asiatiques sont relativement bien (mieux ?) acceptés, nous avons parfois l’impression d’être vus comme des « étrangers ». Et quid de la réussite sociale ? Avons-nous les mêmes chances de réussir à la mesure de notre potentiel que nos compatriotes dits « de souche » ?
Au-delà des discours politiques et des subtilités de langage autour des notions d’assimilation, d’intégration ou d’insertion, nous serons toujours confrontés aux réalités au quotidien.
Sommes-nous vraiment Français ?


Alors, génération sandwich ou pas ? Nous n’en savons pas trop et nous avons plus de questions que de réponses.
Chers parents, nous avons toujours quelque part le sentiment de quelque chose d’incomplet, de quelque chose que nous avons mais que nous n’avons pas, de quelque chose que nous sommes mais que nous ne sommes pas. Un sentiment confus que nous ne savons pas bien décrire mais un sentiment plutôt déplaisant. Nous repensons à « Des racines et des ailes », ce magazine qui conjugue proximité et ouverture sur le monde et permet d’établir le lien entre le passé et le présent, émissions qui nous ont souvent émus.
Chers parents, Qui sommes-nous ?                    
                                                 



S’agissant d’immigrés, quelle différence entre première, deuxième ou même troisième génération ? Les vagues d’immigration vietnamienne sont encore trop récentes pour vraiment passer dans les mœurs (et encore).
D’autre part, nos parents et nous-mêmes ne sommes pas venus ici de notre plein gré pour chercher fortune mais à contrecœur pour fuir un régime totalitaire et cela fait une sacrée différence.

Nos enfants et grands-enfants sont Français
C’est un fait. Et s’ils parlent français, pensent et vivent comme tout autre Français, cela ne peut être qu’un avantage pour réussir en France. C’est une bonne chose.
Car ils auront à compenser tant soit peu les difficultés dues à leur couleur de peau, quoi que l’on dise. Et le débat est loin d’être clos.

Nous enfants et grand-enfants sont Vietnamiens
Que nous le voulions ou pas, leur sang est vietnamien, leurs gènes sont vietnamiens et notre responsabilité de parents est de les élever comme des Vietnamiens, même pour des Vietnamiens vivant sur un sol non-vietnamien.
Mais des fois, nous n’avons pas pu assumer notre rôle, pour une raison ou un prétexte quelconque. Trop occupés à nous installer et à nourrir la famille ? Parce que la douleur de la perte du pays nous pousse à tout oublier et à tourner la page ? Pour faire l’autruche et fuir la réalité ? Pour fuir notre responsabilité ?
Il ne s’agit pas de s’auto-flageller mais de rappeler que nos enfants et grands-enfants ont besoin de nous pour les aider à réussir leur vie dans ce contexte particulier.
Car, oui, c’est notre responsabilité de parents de les guider sur le chemin à la recherche de leur identité.

Nos enfants et grands-enfants sont des Français d’origine vietnamienne
Double défi. Ils auront donc à réussir en France tout en conservant un peu de leur identité, de leurs origines. 
Nous ne sommes ici que « de passage » mais eux, ils sont là pour perpétuer la « race », celle des « Enfants de dragons et petits-enfants de fées ».
Et notre responsabilité de parents est de les y aider.
En France, aux Etats-Unis, au Canada, en Australie ou dans n’importe quel pays.

Yên Hà, janvier 2016