ARTSHARE

Apr 12, 2018

VN-VN : Tín-ngưỡng người Việt


1. Đại-cương
Để sống yên vui trên đời và trong xã-hội, người Việt-Nam chúng ta đặt niềm tin vào những gì ? Quan-niệm cuộc sống của loài người mình (nhân-sinh quan) là gì? Hệ-thống giá-trị và luân-lý trong cuộc sống là gì? Sống với mình và sống với mọi người như thế nào cho “đúng”? Đó là đề-tài của bài viết này.
Hệ-thống tín-ngưỡng thường gồm một phần thuộc lịch-sử, văn-hoá dân-tộc (tín-ngưỡng truyền-thống / tín-ngưỡng dân-gian) và một phần đến từ bên ngoài là tôn-giáo (Phật-giáo từ Ấn Độ, Thiên Chúa giáo từ Âu-Châu, Hồi-giáo từ các nước Ả-Rập, …).

2. Tín-ngưỡng dân-gian
Trong những bài trước, chúng ta đã bàn qua về địa-lý đất nước, về lịch-sử dân-tộc.
Như đã nói, Việt-Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt-đới ẩm gió mùa, thiên-nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, nhười Việt sống về nghề nông, chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên đã sớm gần gũi với họ.

Từ thuở xa xưa, người Việt đã thờ vật tổ (totem) là chim lạc (dân tộc Lạc Việt) mà chúng ta có thể thấy trên trống đồng Đồng Sơn.
Gần thiên-nhiên, chúng ta đã sớm tin và thờ
- Mây, Mưa, Sấm, Chớp (Tứ Pháp); thờ cây cối, lúa gạo, loài cây như cây đa, cây cau, …;
- Động-vật (hổ, cá voi, voi, …);
- Thần (Thổ Địa cai quản đất đai, Hà Bá cai quản sông ngòi, Ông Táo cai quản việc bếp núc, Thần Tài, Tam Đa là Phúc-Lộc-Thọ,…); 

- Thánh (Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh tượng trưng cho ước vọng chiến thắng thiên tai, Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm, Chử Đồng Tử tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có, Liễu Hạnh công chúa tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, …), những vị anh-hùng được thần thánh hoá (Đức Thánh Trần là Trần Hưng Đạo, …). 

Miếu hay Đền thờ là những công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố.

Người Việt luôn “uống nước nhớ nguồn” nên thờ ông tổ của dân-tộc là vua Hùng (ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch) và thờ ông bà, cha mẹ đã ra đi. Trong văn-hoá Việt, ngày chết quan trọng hơn ngày sinh nên chú trọng vào ngày giỗ để tưởng-niệm người quá cố hơn là sinh-nhật người còn sống. 

Bàn thờ tổ tiên là một đặc-trưng của người Á-Đông.

   Thà đui mà giữ đạo nhà
   Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ
.
   (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
Đây là “Đạo ông bà” của người Việt-Nam.

Ngoài ra, người Việt cũng có những niềm tin trong một mối quan hệ nhân quả siêu-nhiên. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi như :

- Lên đồng (còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng) là một nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ  Shaman (ông đồng, bà đồng), ...  
- xin xăm bói quẻ, coi tay xem tướng,
- tin ngày lành tháng dữ, tin thầy bùa thầy chú,
- tin cầu cúng cho tai qua nạn khỏi…


3. Tôn giáo
Văn-hoá Việt-Nam chịu ảnh-hưởng sâu đậm của Nho giáo và Đạo giáo (đến từ Trung Hoa) và Phật giáo (đến từ Ấn-Độ).
Ba hệ-thống đạo lý này kết-hợp và trợ-giúp lẫn nhau thành "Tam giáo" : Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người.

Nơi đây, chữ “đạo” có hai nghĩa:
- nghĩa hẹp là tôn-giáo (đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Phật,…)
- nghĩa rộng là “con đường”, ở đây hiểu là “cách sống ở đời” và những từ liên-quan là đạo-đức, đạo-lý, …
Nho giáo và Đạo giáo không thể xem như tôn-giáo vì tuy rằng có giáo lý, kinh điển nhưng không có hệ-thống thần điện, tổ-chức giáo-hội, nơi thờ cúng hay nghi lễ thờ cúng chặt chẽ.
Phật giáo có những yếu-tố của một tôn-giáo nhưng Phật tực xem mình như một người trần đã đắc đạo chứ không phải một Đấng thiêng-liêng tối cao như Chúa Trời hay Allah.
Cho nên, Tam-giáo của người Á-Đông gần những triết-lý sống, những “Đạo làm Người” hơn là những tôn-giáo khác.

3.1 Ảnh hưởng Nho giáo
Nho giáo (còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng) là một hệ thống đạo đức, triết-học xã-hội, triết-lý giáo-dục và triết-học chính-trị do Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN) đề-xướng và được các môn đồ của ông phát-triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Á Đông là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam.

Gia nhập vào Việt Nam song song với chữ Hán, Nho giáo đã cung cấp các giá trị làm nền tảng cho một truyền thống văn hoá về tư tưởng, đạo đức và nếp sống.

Ngược lại, Nho giáo chủ-trương một xã-hội quá trật-tự, cứng nhắc đến độ bảo-thủ, không biết thích-nghi với môi-trường đang thay đổi. Đây là một trong những lý-do Việt-Nam đã mất nước với người Pháp và Trung Hoa bị xâm lăng bởi Nhật (một nước đã sớm hiểu vấn-đề này).

3.2 Ảnh-hưởng Phật-giáo
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên theo đường biển. Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt" và từ đó chữ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Sau này, vào thế kỷ thứ 4 - 5, do ảnh hưởng của Phật giáo nhà Hán mà từ "Bụt" bị thay thế dần bởi từ "Phật".

Giáo-lý cơ bản của đạo Phật nằm gọn trong bốn Chân-lý cao cả :
- Đời sống là đau khổ, về mặt thể xác và mặt tâm lý, …
- Đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, ...
- Chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do.
- Giải-pháp chấm dứt đau khổ là tu tâm qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về những chân-lý đó và lòng từ bi.

Ngũ giới là năm điều giới luật đạo đức của Phật giáo : không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.

Nói tóm lại, đạo Phật là con đường giải-thoát ra khỏi buồn khổ cuộc đời bằng cách tu tâm, dứt bỏ những tham muốn vô ích và mở rộng lòng từ bi để sống yên vui với muôn loài.

3.3 Ảnh-hưởng Đạo giáo
Đạo giáo do Lão Tử (cùng thời với Khổng Tử) sáng-lập và đã thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2.
Đạo giáo dựa trên nhiều tư tưởng vũ trụ luận (về thiên địa, ngũ hành), thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương cũng như những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, …

Thuyết của Lão Tử nằm trong quyển Đạo Đức Kinh, sau đó được bổ túc bằng quyển Nam Hoa Chân Kinh của Trang Tử.
Lời lẽ trong Đạo Đức Kinh rất khúc chiết, ý nghĩa rất uyên thâm, khó hiểu. Câu đầu đã là “Đạo mà có thể nói rõ ra được Đạo là gì, thì Đạo không còn là Đạo nữa”, có nghĩa là Đạo không thể định nghĩa được.
Hai điểm chính của Đạo Đức Kinh là Vô vi (là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống) và Nhân ái (bằng cách chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác và bằng lòng với cái mình có).


3.4 Ảnh hưởng các tôn-giáo khác
- Bắt nguồn từ Tam giáo có những đạo như đạo Cao Đài dựa trên Đạo giáo, Hoà Hảo dựa trên Phật giáo, …
- Kitô giáo (đạo Cơ Đốc) đến Việt Nam từ thế kỷ 17, do các nhà truyền giáo châu Âu tới giảng đạo.
- Tín đồ đạo Hồi và Hindu giáo phần lớn là người Chăm.

4. Người Việt và “đạo làm người”
Kết-hợp của tín-ngưỡng và tôn-giáo đem lại một số đặc-trưng người Việt-Nam như sau:
- Về mặt luân-lý,
Những đức tính người đàn ông là Ngũ thường (Nhân = từ-thiện; Nghĩa = bổn-phận báo ân; Lễ = lễ phép, tôn-ti, trật-tự; Trí = sáng suốt; Tín = thành thật). Năm đức tính này đều được dùng để đặt tên cho con trai.
Những đức tính người đàn bà là Tứ Đức (Công = gia chánh, Dung = dáng bên ngoài, Ngôn = ăn nói dịu dàng, Hạnh = tính nết hiền thảo).
Chữ “Lễ” giữ một vai trò thật đặc-biệt. Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" phổ biến ở các trường học tại Việt Nam chính là quan niệm giáo dục của Nho giáo. î

Nho giáo coi trọng gia đình, trọng tình nghĩa (vợ-chồng, bạn bè) và thờ cúng tổ-tiên, ông bà rất quan-trọng.
Chữ “Hiếu” rất nặng nên người Á-Đông luôn luôn nghe lời bố mẹ (cho dù không đồng ý), không bao giờ dám cãi hay “hỗn” với ông bà, bố mẹ, anh chị hay người trên, qua lời nói hay cử-chỉ.
(Một thí-dụ nhỏ trong kinh-nghiệm riêng: lúc khoảng 55 tuồi, tôi chợt nổi hứng thử để râu xem sao, mẹ tôi thấy và tỏ ý không tán thành nên tôi đã tự động đi cạo râu để mẹ vui lòng.)
- Ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi cá-nhân đối với chính mình và đối với cộng-đồng. Người Việt hay để ý và tránh làm phiền người chung quanh.
-  “Trung dung” là sự ôn hòa, cân bằng, không thái quá, không thiên lệch về bên này hoặc bên kia. Cho nên người Việt  đôi khi có chút “ba phải”.
- Sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn. Cha mẹ, nhất là ở hải-ngoại, thường hy sinh cả đời để con cái được ăn học và thành tài.
- Từ Phật giáo, người Việt thường chủ-trương “Ở hiền gặp lành”, hầu để lại phúc-đức cho con cháu.
- Xứ nghèo nên người Việt thường tiết-kiệm (không phí phạm), chịu khó, và chia xẻ với người khác.
(Ở Việt-Nam, những nhà ở thành-thị thường cung cấp miếng ăn, mái nhà và ít tiền tiêu vặt cho một chị từ thôn quê để giúp việc trong nhà.)
Ngược lại, Nho-giáo thuyết một cuộc sống quá tiêu-cực, không tranh-chấp nên người Việt thường không cầu-tiến.

5. Một vài nhận-xét chung
Như đã thấy,
- Việt-Nam là một quốc-gia đa tôn-giáo và người Việt dường như khoan dung, độ lượng trong quan-hệ này.
- Người Việt không có tinh-thần tôn-giáo triệt để : tín đồ KyTô giáo vẫn lập bàn thờ tổ-tiên trong nhà; chùa Phật cũng có thờ thánh thờ thần; đạo Cao Đài pha trộn Tam giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo và còn thờ Tôn Dật Tiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Victor Hugo; …
Tôn-giáo chỉ là một phương-tiện, một không-gian tâm linh, góp phần xây-dựng bầu không-khí đạo đức, không-gian xã-hội đa dạng hơn.

Tín ngưỡng Việt-Nam rất đa dạng, hoà đồng tín ngưỡng dân gian, mê tín dị-đoan và tôn-giáo một cách rất tự-nhiên. Người không tôn-giáo khi gặp nạn thì chắp tay “lạy Trời, lạy Phật”, lạy ông bà, bố mẹ đã khuất để cầu xin tai qua, nạn khỏi.
(Tính-chất đa dạng, hoà đồng dường như là đặc trưng của văn hoá người Việt như đã thấy trong ngôn-ngữ, ẩm-thực,…)

Xét cho cùng, vấn-đề đối với người Việt-Nam, là ăn ở sao cho phải “Đạo”, hợp lẽ Trời, thoả mãn nhu-cầu trần-tục và thế-giới mai sau (bằng cách tu nhân tích đức).
Đạo người Việt là Đạo Ông Bà, là “Đạo làm Người”.

6. Xưa và Nay
Những gì viết trên đây đã có từ ngàn xưa và thuộc về văn-hoá Việt-Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng:
- Tín-ngưỡng dân gian phần đông xuất-phát từ nông thôn, ảnh-hưởng trên người thị thành có lẽ ít hơn.
- Phong-tục, tập-quán ít nhiều cũng phai bớt với thời-gian và những biến-chuyển của thời-đại.
- Một chế-độ quản-thúc có ảnh-hưởng nhiều trên đời sống tâm-linh người dân. Đã lâu lắm, tôi không về thăm nhà nên thật sự không hiểu biết những thay đổi đó nếu có.
- Đối với người Việt sống ở hải-ngoại mấy mươi năm nay, điều chắc chắn là văn-hoá Âu-Mỹ cũng đã xâm-nhập vào đời sống chúng ta. Điều này càng đúng gấp bội đối với những thế-hệ sau.

Dù sao đi nữa, đã gọi là di-sản văn-hoá thì những tư-tưởng này có thể thay đổi nhưng vẫn còn nằm ẩn đâu đó trong thâm-tâm chúng ta. 
Người Việt-Nam suốt đời là người Việt-Nam.
Yên Hà, tháng 2, 2018


VN-VN: Beliefs of Vietnamese people

1. General
To live peacefully within a society, what do Vietnamese people believe in? What is our outlook on life?  What are our values and morals? How to live rightfully for ourselves and with other people? This is the subject of this article.

A system of beliefs generally consists of a part which derives from history and culture (traditional / common beliefs) and a part which comes from external sources (Buddhism from India, Christianity from Europe, Islam from Arabian countries...).

2. Popular beliefs
As mentioned in a previous article, Vietnam is at the center of the tropical monsoonal area, with a variety of natural characteristics. Vietnamese people’s lives depend on agriculture and harvesting of natural products, therefore, worshiping natural deities has long been a tradition for them.

Being close to nature, we believed in and worshiped:
- Natural elements : Cloud, Rain, Thunder, Lightning (The Four Principles), trees, rice plants, specific trees like the banyan tree, the areca tree...
Animals : tiger, whale, elephant, turtle..
- Gods : Thổ Địa (earth god) controls the land, Hà Bá (river god) controls rivers, Ông Táo (kitchen god) controls cooking, Thần Tài (god of luck), Phúc Lộc Thọ (the 3 gods of good fortune, wealth and longevity)...)
- Saints (Saint Tản Viên Sơn or Sơn Tinh represents the hope of overcoming natural disasters, Phù Đổng Thiên Vương or Saint Gióng represents the spirit of resistance against foreign invasion, Chử Đồng Tử represents love, marriage and wealth, Liễu Hạnh princess represents spiritual life...), heroes who have been deified (Saint Trần is Trần Hưng Đạo...).



Temples are structures that have been built to worship a god or a deceased famous person.

Vietnamese people always “remember the source of their drinking water” and, therefore, worship the nation’s ancestor who is King Hùng and their own deceased grandparents and parents. 
In Vietnamese culture, the day of death is more important than the day of birth so more emphasis is put on the anniversary of the death of a deceased person than the birthday of a living person. The ancestor altar is a characteristic of Asian people.
One would rather be blind and worship one’s ancestors than have clear vision and neglect worshipping one’s grandfather and father (Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên).
This is the Vietnamese cult of ancestors.  

 In addition, the Vietnamese also believe in supernatural causal relationships. 
Superstition includes the following activities:
    - Sessions where a medium goes into a trance to communicate with supernatural beings, use of Ouija board... 
    - Various psychic readings, divination, palmistry, physiognomy... 
    - Beliefs in fortuitous days, bad months, in sorcerers...
    - Beliefs in prayers and ceremonies to prevent unfortunate events...

3. Religions
Vietnamese culture is heavily influenced by Confucianism and Taoism (from China) and Buddhism (from India). These three religious systems combine and complement each other to form the Tripartite Religion: Confucianism deals with social order, Taoism deals with the human body, Buddhism deals with human spirituality and the next life.
Here, the Vietnamese word “đạo” has two meanings: 
-  In a narrow sense, it means religion (Christianity, Islam, Buddhism...)
-  In a broader sense, it means “the Path”, i.e. the manner of living and related principles, morals...

Confucianism and Taoism cannot be strictly considered as religions since, although they have doctrines and classical texts, they do not have a solid religious structure, specific worshiping places or well developed worshiping practices and ceremonies. 
Buddhism has characteristics of a religion but Buddha considers himself as a common mortal man who has achieved enlightenment and not as a supreme sacred being like God or Allah.
Therefore, the Tripartite Religion is closer to a philosophy of living, a Way of Living than other religions. 

3.1  Influence of Confucianism
Confucianism is a system of morals, social, educational and political philosophy founded by Confucius (551-479 BC), developed and propagated by his disciples, with the aim of building a well organised and prosperous society.  Confucianism has a profound influence in Asian countries like China, Taiwan, Japan, Korea and Vietnam.
Imported into Vietnam at the same time as Han writing, Confucianism advocates basic values which form the foundations for a cultural tradition of ideas, morals and living manners.

On the other hand, Confucianism promotes a society too organised, too rigid as to be too conservative, not capable of adapting to a changing environment: this is one of the causes of the loss of Vietnam to the French and the invasion of China by Japan (which has already understood this problem).

3.2  Influence of Buddhism
Buddhism is the religion which has the most profound and widest impact in Vietnam.
Basic Buddhist teachings are contained in four noble principles:
      - Life is full of pain, physically and mentally...
      - Pain is caused by desires and greed. We will be unhappy if we expect others to obey our wishes, to act the same as we do, if we do not get what we want...     
     - Ending pain and achieving a state of satisfaction and happiness. When we get rid of our useless desires and learn to live day by day, we begin to live joyfully, peacefully and freely.
- The way of ending pain is to strengthen our spirit through our words, thoughts and actions and to improve our mind by clear understanding of these principles and developing a compassionate nature.

The Five Precepts are the five moral prohibitions of Buddhism: no killing, no stealing, no indecent desires, no lying and no use of intoxicating substances which adversely affect the mind.

In summary, Buddhism is the path of deliverance from the pains of living, by building our spirit, abandoning useless desires and developing a compassionate nature to live in harmony with all species.

3.3  Influence of Taoism
Taoism was founded by Lao Tzu (a contemporary of Confucius) and spread into Vietnam around the 2nd century.

Taoism is based on many ideas involving the universe (about the sky and the earth, the five elements), the theory of universal energy, internal chi, yin and yang and the tradition of exercising the body and spirit, like breathing control, Tai Chi, Qigong, meditation...

Lao Tzu’s teaching is very complex, with deep meanings and is hard to understand.

3.4  Influence of other religions
From the Tripartite Religion come other religions like Cao Đài religion based on Taoism,
Hoà Hảo religion based on Buddhism, Christianity came to Vietnam from the 17th century, rought in by the European missionaries. Muslims and Hindus in Vietnam are mostly ethnic Cham people.

4. The Vietnamese and “the way of living”
The combination of popular beliefs and religions produces a few Vietnamese characteristics as follows:
- From a moral viewpoint, there are:
The five permanent virtues of a man (i.e. Compassion, Loyalty, Civility, Intelligence, Honesty). These virtues are commonly used in naming male children.
The four virtues of a woman (i.e. Home Care, Appearance, soft Language, good Nature).

Civility has a special role. The proverb “One learns how to behave first and then learns how to read and write” is widespread in Vietnamese schools and represents the Confucian concept of education.

Confucianism emphasizes the family, loyalty, fidelity (for married couples, friends) and worshipping of ancestors is very important. 

Love and respect of one’s parents is very important and Asian people always obey their parents (even if they disagree with them), never argue with or show disrespect for their grandparents, parents, older siblings or superiors through their words or behaviour. 
(One small example from my own experience: when I was around 55 years old, I tried to grow a moustache, my mother saw that and did not like it so I shaved it to make my mother happy.)

- Concept of responsibility and accompanying duties, moral principles and emotions of the individual with respect to himself/herself and the community. The Vietnamese are usually conscious of surrounding people and try not to inconvenience them.

- The Middle Way is a harmonious equilibrium, not extreme, not favouring one way or the other. Therefore, the Vietnamese sometimes tend to be ambivalent.

- Love of learning, respect of talented and educated people. Parents, especially overseas, usually sacrifice their whole lives to provide a good education to their children.

- From Buddhism, the Vietnamese usually believe that “kindness will lead to good fortune” and live accordingly in order to leave the good fortune to their children.

- Some values inherent to poor countries: the Vietnamese are usually frugal (not wasteful), work hard and share what they have with other people. (In Vietnam, families in cities usually provide food, lodging and some spending money to a maid from the country side to help with family chores.)

On the other hand, Confucianism encourages a way of living too passive, lacking competition, so the Vietnamese generally do not have a progressive spirit.

5. Some general observations
As seen:
- Vietnam is a country with many religions and the Vietnamese appear to be tolerant with respect to this subject.

- The Vietnamese do not have an absolute concept of religion: Christians may still have an ancestor altar at home, Buddhist temples can also worship other gods, Cao Đài religion combines the Tripartite Religion with Islam, Christianity and also worships Sun Yat Sen, Nguyễn Bỉnh Khiêm and Victor Hugo...
Religion is only a tool, a spiritual space which helps in adding variety to society and its moral principles.

Vietnamese beliefs have many aspects and combine popular beliefs, superstitions and many religions in a natural way. A person without any religious affiliations when faced with adversity will pray to Heaven, to Buddha, to his/her deceased grandparents and parents and ask for their help in overcoming his/her current hardship. (This characteristic of multi aspects and harmonious mixing is particular to Vietnamese culture, as seen in its language, eating and cooking...)

In the end, the main point for the Vietnamese is how to live in accordance with The Way, in harmony with the universe, satisfying the needs of our current mortal life and the next life (by building our spirit and by making good deeds).

Vietnamese religion is the Cult of our Ancestors and the “Way of Living”.

6. Now and Then
The above facts exist since ancient times and form part of Vietnamese culture. However, we need to understand that:

- Popular beliefs mainly come from rural areas, their impact on urban people may be smaller.

- Traditional customs will more or less fade with time and changes in history.
The government of a country can have a great influence on the spiritual life of its people. I have not visited my country for a long time and really do not know changes at home, if any.

- For overseas Vietnamese, after many tens of years abroad, Western culture has certainly taken hold into our lives. This is even more applicable for the later generations.

Anyway, the ideas presented above form part of our cultural heritage and even if they may change, they still remain deeply in our spirit.
A Vietnamese will always be a Vietnamese.



Translated by Khai PHAN
from VN-VN : Tín-ngưỡng người Việt 

VN-VN : Croyances et valeurs des Vietnamiens


1. Généralités
Pour vivre heureux sur terre et en société, en quoi croient les Vietnamiens ? Quelles sont leurs conceptions de la vie ? Quels sont leurs systèmes de valeurs humaines et morales ? Comment vivre une vie « juste » ?
Un système de croyances comprend en général une partie intrinsèque issue de l’histoire et de la culture d’un peuple (croyances populaires) et une partie extrinsèque que sont les religions (Bouddhisme indien, Christianisme européen, Islam arabe, …).

2. Les croyances populaires
Le Vietnam est situé dans une zone tropicale avec un climat de mousson et la nature y est riche et variée. 

Vivant de la terre, utilisant les ressources de la nature, les Vietnamiens ont depuis longtemps été animistes. Ils croient que les éléments naturels sont dotés d’une âme et les vénèrent comme des génies : nuage, pluie, éclair, tonnerre ; arbres (banian, aréquier,…) ; animaux (baleine, tigre, éléphant,…). Il existerait un génie de la terre, un pour les rivières, un pour la cuisine et le trio Bonheur-Prospérité-Longévité est bien connu.
Pour témoigner de leur gratitude envers des héros nationaux, ils les sanctifient et leur dédient des temples.

Respectueux de leurs origines, ils commémorent l’anniversaire de mort du père-fondateur du peuple vietnamien, le roi Hùng et tous les Vietnamiens ont dans leur maison, un autel des ancêtres pour vénérer les parents défunts. (Au Vietnam, l’anniversaire de mort est plus important que l’anniversaire de naissance).
Mieux vaut être aveugle et respecter la famille
Qu’être bien voyant et et ne pas vénérer son père

Nguyễn Đình Chiểu (dans le roman Lục Vân Tiên)
Les Vietnamiens croient également aux pouvoirs surnaturels et les superstitions sont par exemple : séances de médium, chiromancie, oracles, auspices, prières pour exaucer un vœu, …

3. Les religions au Vietnam
La culture vietnamienne (tout comme celles de la Chine, du Japon et de la Corée) est profondément marquée par les « Trois enseignements » que sont le Confucianisme, le Taoïsme et le Bouddhisme, trois disciplines qui se conjuguent et se complètent parfaitement ; la première prônant l’organisation sociétale, la deuxième s’occupant du corps humain et la troisième de la vie spirituelle.
En fait, le terme sino-vietnamien « đạo » a une double signification : religion (au sens strict) et « voie » (au sens large), entendons par là une voie spirituelle.
Ainsi, le Confucianisme et le Taoïsme ne peuvent être considérés comme des religions car la pratique ritualisée d’un culte ou d’exercices spirituels y sont absents. D’un autre côté, le Bouddhisme est parfois considéré comme religion bien qu'il n'y soit question ni de Dieu, ni de nature divine. Ceci explique la traduction française de « Trois enseignements » plutôt que « Trois religions ».

3.1 Influence confucéenne

Le confucianisme, fondé par Confucius (551 av. JC-479 av. JC), est une des plus grandes écoles de pensées philosophiques, morales et politiques de Chine, édictée dans le bur de construire une société prospère. Il a une grande influence en Chine, au Japon, en Corée et au Vietnam.

Indiscutablement, le confucianisme a apporté les bases essentielles pour réglementer une société mais ses excès (rigidité, conservatisme, passivité, …) constituent le revers de la médaille.


La morale confucéenne repose sur les responsabilités de l’individu vis-à-vis de lui-même, de la famille et de la société.
Son modèle d’humanité est un « honnête homme », pour reprendre l’analogie avec le modèle français du 17ème siècle, qui se doit de posséder les « cinq vertus » : Altruisme, Comportement « juste » en regard de la morale et du bon sens, Respect (courtoisie), Intelligence (pour distinguer le « bien » du « mal) et Loyauté (respect de la parole donnée).
Pour les femmes, les « Quatre vertus » sont : Aptitudes ménagères (cuisine, ménage, couture,…), Manières et apparences en public,  Expression verbale (douce et modérée) et Vertus féminines (respect, humilité, douceur).

3.2 Influence bouddhiste

Introduit vers le 3ème siècle av. JC, le Bouddhisme est la religion qui a le plus influencé le Vietnam (et d’autres pays du sud-est asiatique).

La morale bouddhiste repose sur les Quatre Grandes Vérités :
- La vie est souffrance, physique et morale ;
- Les souffrances proviennent de nos désirs, de nos attentes, de notre cupidité ;
- Nous pouvons nous affranchir de ces souffrances en renonçant à nos désirs pour vivre libres et heureux ;
- Les Huit Voies Justes pour atteindre cet état de Nirvana sont : Comprendre juste, Réfléchir juste, Parler juste, Agir juste, Vivre juste, Pratiquer juste, Se remémorer juste (le passé, le présent, le futur) et Méditer juste.
Les Cinq Préceptes sont : Ne pas porter atteinte à la vie ; Ne pas voler ; Pas d’actes sexuels sans engagement ; Ne pas mentir, ni médire ; Ne pas utiliser de produits qui nous font perdre notre lucidité.

En bref, le bouddhisme est une voie pour échapper à la souffrance en renonçant aux désirs inutiles et en ouvrant notre cœur aux autres (la compassion est un précepte-clé).

3.3 Influence taoïste

Le Taoïsme (Tao = Voie) est fondé par Lao Tseu (considéré comme contemporain à Confucius) et a été introduit au Vietnam vers la fin du 2ème siècle.

La doctrine repose sur les pensées cosmiques (le Ciel et la Terre, les Cinq Eléments), les théories sur l’énergie, le Yin et le Yang ainsi que les traditions de pratiques corpo-spirituelles (respiration, Tai Chi Chuan, Qi Gong, méditation,…).

Ses enseignements sont plus que complexes et difficiles à comprendre et s’exercent plus dans les pratiques concrètes.

3.4 Influence des autres religions
Issus des Trois Enseignements, d’autres courants religieux sont apparus : Caodaïsme (Cao Đài) basé sur le confucianisme, le Bouddhisme Hoà-Hảo, …
Le Christianisme a été introduit au Vietnam dès le 17ème siècle par les missionnaires européens.
L’Islam et l’Hindouisme sont surtout pratiqués par les peuples Chams (du Champa).

4. Le système de valeurs des Vietnamiens
Il est généralement constitué par une certaine combinaison des croyances et des Trois Enseignements.

- Les Cinq vertus (pour les hommes) et les Quatre Vertus (pour les femmes) constituent la base des préceptes moraux. 

- La famille joue un rôle primordial et la piété filiale, l’attachement conjugal et le culte des ancêtres sont des vertus-clés. Au Vietnam (et en Asie de manière générale), les enfants, même adultes), doivent politesse et obéissance aux parents (et aux aînés de manière générale).
La maxime «  D’abord apprendre le respect avant d’acquérir les connaissances » sert de principe de base au système éducatif vietnamien.

- Le sens de la responsabilité, du devoir par rapport à soi-même et à la société. Les Vietnamiens n'aiment pas déranger les autres et ne se font pas trop remarquer négativement.

- Le Juste Milieu (équilibre, harmonie, impartialité…) prôné par Confucius trouve bien des adeptes et les Vietnamiens sont parfois un peu "Normands".

- L'instruction est recherchée et les parents se sacrifieraient toute leur vie pour que les enfants accèdent aux études supérieures.

- Certaines valeurs sont propres aux pays pauvres : Sens de l'Economie (pas de gaspillage), sens de l'Effort au travail, Compassion et esprit d'Entraide.

A l'inverse, le côté "passif" dans le Confucianisme se traduit par un certain manque d'ambition chez les Vietnamiens.

5. Quelques remarques générales
- Le Vietnam est un pays poly-religieux.
- Les Vietnamiens semblent très tolérants vis-à-vis des religions dont ils n’ont pas une notion de pratique très stricte : un chrétien croit en Dieu ou un bouddhiste croie en Bouddha mais Jésus et Bouddha se partagent la place avec les parents défunts sur l’autel des ancêtres, ils iront à l’église à Noel et à la pagode les jours du Têt (nouvel an vietnamien) ; le Caodaïsme est un mélange des trois enseignements, de l’Islam, du christianisme et vénère Sun Yat-Sen, Nguyễn Bỉnh Khiêm et Victor Hugo,…
La religion est surtout un moyen, un espace spirituel et sacré qui contribue à créer un système moral et un espace social multiforme.

Les croyances et valeurs vietnamiennes sont multi-facettes, intégrant croyances populaires, superstitions et religions le plus naturellement. Une personne non-croyante va spontanément prier Dieu, Bouddha, les parents défunts pour sortir d’une situation difficile.

(Multiforme, Intégrateur, Tolérant semblent être des traits communs de la culture vietnamienne, si l’on se réfère aussi à la langue et à la cuisine.)

En fin de compte, la principale issue pour un Vietnamien est : comment vivre conformément à la voie naturelle, aux lois du Ciel (terme générique pour désigner tout Dieu ou Etre Suprême), face aux besoins quotidiens et futurs (la réincarnation fait partie des croyances).
Une discipline de vie.

5. Evolution des mœurs
Les croyances et pratiques décrites ci-dessus datent de la nuit des temps et font partie du patrimoine culturel vietnamien.
Cependant, il nous faut comprendre que :
- les croyances populaires sont généralement issues des zones rurales et ont moins d’influence dans les zones urbaines ;
- les us et coutumes anciens se perdent plus ou moins avec le temps et l’évolution du monde «moderne » ;
- le régime politique d’un gouvernement a les moyens d’influencer, directement ou indirectement, la vie spirituelle de la population ;
- pour les Vietnamiens vivant à l’étranger, la culture du pays d’accueil joue son rôle de « melting pot », a fortiori sur les générations suivantes.


De toute façon, un héritage culturel s’inscrit dans l’ADN d’un peuple et même s’ils évoluent, les traits de caractère dorment toujours, d’une manière comme une autre, dans notre inconscient collectif.

Un Vietnamien est et reste, toute sa vie, un Vietnamien.


Yên Hà, Février 2018