ARTSHARE

Nov 1, 2017

Con Rồng Cháu Tiên (18) : Nhà Nguyễn (2) - Chiến tranh với Pháp



3.10 Nhà Nguyễn (1802-1945)
3.10.1 Thế Tổ (Gia Long)
3.10.2 Thánh Tổ (Minh Mạng)
3.10.3 Hiến Tổ (Thiệu Trị)

3.10.4 Dực Tông (Tự Đức) (1847-1883) – Chiến-tranh với Pháp
3.10.4.1 Bối cảnh lịch-sử
- Đức độ vua Dực Tông
Vua Hiến Tổ mất, truyền ngôi lại cho hoàng tử thứ hai, húy là Hồng Nhậm. Bấy giờ hoàng tử mới có 19 tuổi,  nhưng học hành đã thông thái.
Ngài là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, từ năm 1847 đến 1883, niên hiệu là Tự Đức.
Ngài không ưa trang sức mà cũng không cho các bà nội-cung đeo đồ nữ trang, chỉ cốt lấy sự ăn mặc sạch sẽ làm đẹp. Tính ngài thật là hiền lành. Ngài rất có hiếu với mẹ là Từ Dụ Hoàng thái hậu. Ngài siêng năng, sáng chừng năm giờ, ngài đã ngự tánh, chừng sáu giờ, ngài đã ra triều, nhiều bữa ngài ban việc đến chín mười giờ mới ngự vào nội.
Ngài không phải là ông vua tàn ác, bạo ngược như người ta thường nói. Chỉ vì ngài làm vua vào một thời đại khó khăn, trong nước lắm việc, mà những người phò tá thì tuy có người thanh liêm như ông Trương Đăng Quế, ông Vũ Trọng Bình, trung liệt như ông Phan Thanh Giản, ông Nguyễn Tri Phương, ông Hoàng Diệu, v.v.... nhưng phần lớn triều thần thời Tự Đức là những người có tầm nhìn hủ bại. Họ chỉ nhìn nhận tình hình bằng con mắt của cả ngàn năm trong khi các nước phương Tây đã bỏ xa nước Việt về công nghệ, kỹ thuật.

- Việc Ngoại Giao
Việc chính trị đời Dực Tông là nhất thiết không cho người ngoại quốc vào buôn bán. Những tàu Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Pháp vào xin thông-thương đều bị từ chối.

- Việc cấm đạo
Từ năm 1848, vua Dực Tông mới lên ngôi, đã có dụ cấm đạo. Lần ấy trong dụ nói rằng những người ngoại quốc vào giảng đạo, thì phải tội chết, những người đạo trưởng ở trong nước mà không chịu bỏ đạo, thì phải khắc chữ vào mặt, rồi phải đày đi ở chỗ nước độc. Đến năm 1851, dụ cấm đạo lại cấm nghiệt hơn lần trước, và có mấy người giáo sĩ ngoại quốc phải giết.

3.10.4.2 Nước Pháp lấy đất Nam Kỳ
Bấy giờ bên nước Pháp đã lập lại đế hiệu, cháu ông Nã Phá Luân đệ nhất là Nã Phá Luân đệ tam lên làm vua. Triều chính lúc bấy giờ thì thuận đạo, lại có bà hoàng hậu Eugénie cũng sùng tín nên khi nghe tin các người giảng đạo ở Việt-Nam bị giết hại, Pháp hoàng mới quyết ý sai quan đem binh thuyền sang đánh nước ta.
Năm 1858, hải quân Trung Tướng Rigault de Genouilly đem tàu Pháp và tàu I Pha Nho cả thảy 14 chiếc, chở hơn 3.000 quân của hai nước vào cửa Đà nẵng, bắn phá các đồn lũy, rồi lên hạ thành An Hải và thành Tôn Hải.
Rồi quân Pháp hạ thành Gia Định và lần lượt chiếm Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

Năm 1862, quân ta đánh đâu thua đó, ở kinh thành thì có phản nghịch, trong dân gian lại có giặc giã (giặc Tam Đường, giặc châu-chấu, giặc tên Phụng, …) nên đành phải điều đình.
Hoà ước Năm Nhâm Tuất (1862) có 12 khoản nhưng đại khái, nước Nam phải để cho giáo nước Pháp nước I Pha Nho được tự do vào giảng đạo, và để dân gian được tự do theo đạo, phải để cho nước Pháp và nước I Pha Nho được ra vào buôn bán tự do ở cửa Đà Nẵng, cửa Ba Lạt và cửa bể ở Quảng Yên, và phải nhường đứt 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cho Pháp.

Năm 1867, thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trì cho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn.
Năm 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà-Nội.
Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống. 
Nam Kỳ thuộc về Pháp và được gọi là Cochinchine.

(Ảnh Đại thần Phan Thanh Giản)

3.10.4.3 Nước Pháp chiếm Đại-Nam
Đã lấy được miền Nam rồi, lẽ nào người Pháp lại ngừng đó? Tưởng cũng nên nhắc lại là năm 1864, nước Pháp đã thay thế Tiêm La để bảo-hộ nước Cao Miên (Chân Lạp).
Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers lấy cớ bảo vệ quyền-lợi của dân Pháp ở miền Bắc để đánh Hà-Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu treo cổ tự tử.
Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc và nhà Thanh được dịp gửi quân sang đóng các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây.
Năm 1883, vua Tự Đức mất, con nuôi trưởng là Dục Đức lên kế vị nhưng phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đổi tờ di chiếu, bỏ ông Dục Đức mà lập em vua Dực Tông là Lạng quốc công lên làm vua, niên-hiệu là Hiệp-Hoà.
Tháng 8, Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An, một hiệp ước được ký kết.
Hiệp-ước Quí Mùi 1883 xác nhận quyền bảo hộ của người Pháp lên Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Ngày 6 tháng 6 năm 1884, hoà-ước Patenôtre được ký kết tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản, chia nước Đại Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu-vong. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh-hưởng của mình và gửi quân đến đó.

Năm 1885, Pháp và Trung Hoa ký hoà-ước Thiên Tân, chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Việt Nam.
Đại-Nam đã hoàn toàn rơi vào tay đế-quốc thực-dân Pháp.

3.10.4.4 Nguyên nhân thất bại của Đại Việt
Việt-Nam Sử-lược của Trần Trọng Kim được viết trong thời kỳ Pháp-thuộc và phần lớn dựa trên tài-liệu của Pháp nên có lẽ vì vậy có khuynh hướng "đổ lỗi" cho triều đình nhà Nguyễn. Đa số các sử-gia khác cùng một tiếng chuông, và Wikipedia đã phổ biến phần lớn tư tưởng này. Nhưng các sử-gia các thế-hệ sau, Việt-Nam cũng như Pháp, đã tham khảo kỹ hơn và khách quan hơn, với một cái nhìn mới, quân bình hơn, dựa vào nhiều tài liệu tuy cũ (như Đại Nam Thực Lục đời nhà Nguyễn) nhưng chưa được khai thác đầy đủ.
Sự thật thường phức tạp và đòi hỏi người đọc phải tự suy nghĩ và đi sâu vào tài liệu hơn nếu cảm thấy chưa thuyết phục. Cho nên, trong khuôn khổ bài này, tôi không dám nói ai đúng ai sai và tôi chỉ có thể tóm-lược một số lý lẽ đôi bên như sau
 :

Những nguyên-nhân “thuộc trách-nhiệm” nhà Nguyễn :
- Có những nhà sử học cho rằng rằng việc mất nước  đã khởi đầu từ việc Nguyễn Ánh cầu cứu nước Pháp để chống đỡ với Tây-Sơn qua hiệp-ước Versailles (1787).

- Thời-kỳ phân tranh kéo dài từ giữa thế kỷ 16 đến hết thế kỷ 18 đã làm suy thoái ý thức dân tộc và tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam. Nhà Nguyễn thống nhất đất nước nhưng khi cai trị lại mất lòng dân. Do đó, triều đình không động viên được sức mạnh toàn khối dân tộc để chống ngoại xâm như thời các triều đại Lý Trần Lê. Ngược lại, giáo dân Việt-Nam và người Hoa ở Gia-Định bị áp bức lại quay sang hậu-thuẫn cho Pháp trong việc chỉ đường, thu thuế, vận chuyển lương thực.

- Nhà Nguyễn có thái độ cực kỳ bảo thủ, không chịu mở cửa học hỏi kỹ thuật, văn minh Tây phương, không nghe các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ mà chỉ biết có tư tưởng Khổng Mạnh, văn minh Trung Hoa.

- Quân-đội, khoa học quân sự thời nhà Nguyễn quá lạc hậu so với quân-đội Pháp. Tuy cũng có súng thần công, tàu chiến, thành quách kiên cố, tướng tá dũng cảm, thông minh nhưng nhà Nguyễn thiếu pháo binh cơ động, vũ khí cá nhân (baionnette) khi phải di chuyển hay giáp la cà. Chiến lược chính là phòng thủ trong thành quách kiên cố, có lúc thành công ở Đà nẵng năm 1859 nhưng không thể giành thắng lợi hoàn toàn khi cần công kích quân đội Pháp là một lực lượng rất năng động.

- Trong Việt Sử Tân Biên, tác giả Phạm Văn Sơn lại cho rằng nhà Nguyễn mất nước với Tây phương là vì văn minh nông nghiệp của Á Đông hết sức lạc hậu, yếu hèn, mà văn minh khoa học cùng cơ giới của phương Tây lại quá mạnh.

Đương nhiên để mất nước chỉ có thể là trách-nhiệm của vua quan nhà Nguyễn nhưng nói quanh, nói quẩn, chúng ta không thể nào quên được rằng Việt-Nam, Lào, Cao Miên chỉ là những con cờ trên bàn cờ quốc-tế, trong thời-điểm phong-trào thực dân các quốc-gia Âu Châu lúc bấy giờ.
Để không bị lép vế đế quốc Anh (đang tung hoành bên Ấn-Độ trong vùng) trong việc chinh phục thị trường Trung Hoa, Pháp nhất định phải tạo dựng thuộc địa ở vùng Đông Nam Á.
Nói tóm lại, người Pháp chỉ mượn cớ "bảo vệ giáo sĩ" để sang đô-hộ và cướp tài-nguyên nước ta và trong cuộc xung-đột, Khổng-Lão đã phải thua Descartes.

Dầu sao đi nữa, chúng ta cũng phải trả lại chút công bằng cho triều-đình nhà Nguyễn.
Trước sức mạnh và tham vọng xâm chiếm thuộc địa của Pháp, nhà Nguyễn không hoàn toàn hủ lậu hay hèn nhát như nhiều sử gia hay chính khách VN sau này kết án. Họ đã hết sức bàn bạc, tìm kiếm nhiều giải pháp thích hợp nhất với tình hình bị Pháp uy hiếp, lúc thương thuyết để nhượng bộ một phần hầu cứu vãn tình hình chung, lúc kêu gọi toàn dân kháng chiến.
Trong cuộc đấu trí với Pháp, đến lúc nào đó, có lẽ bên nhà Nguyễn đã sai một nước cờ ? 

 Nhưng trên bàn cờ Đông Nam Á lúc đó, tại sao Nhật hay Thái Lan lại thoát khỏi ách thực-dân như vậy? Đây lại là một đề tài khác ngoài khuôn khổ loạt bài này.
Dầu sao đi nữa, việc đã qua, đổ lỗi cho ai bây giờ? Riêng tôi chỉ dám nghĩ “Vận nước âu cũng là do ý Trời mà thôi” ?

3.10.4.5 Những vị vua Nguyễn còn lại

Từ đấy, vua ta chỉ còn là "bù nhìn", không chút thực lực nào trong tay.
Vua Tự Đức mất năm 1883. Sau đó là những vua:
- Dục Đức (1883: 3 ngày; bị giết)
- Hiệp Hoà (1883: 6 tháng; bị ép uống thuốc độc)
- Kiến Phúc (1883-1884; bịnh hay bị đầu độc?)
- Hàm Nghi (1884-1885)
- Đồng Khánh (1885-1889)
- Thành Thái (1889-1907)
- Duy Tân (1907-1916)
- Khải Định (1916-1925)
- Bảo Đại (1926-1945)

Triều Nguyễn trị vì được 143 năm (56 năm độc lập và 87 năm thống trị) dưới trướng 13 vị vua và là chế-độ quân-chủ cuối cùng của Việt-Nam.



Xin mời đọc tiếp: Thời Pháp thuộc

Yên Hà, tháng 12, 2017

Tài-liệu nguồn:
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia
- Vua Gia Long và người Pháp (Thuỵ Khuê)

VN-VN : Ngôn-ngữ người Việt


Truyện Kiều còn, tiếng ta còn,
Tiếng ta còn, nước ta còn.
Có gì mà lo, có gì mà sợ, còn điều chi nữa mà ngờ
?
(Phạm Quỳnh)
Thân mời các bạn trở về với tiếng nói và chữ viết của người Việt.

1. Tiếng nói người Việt (ngôn)
Tiếng Việt là ngôn-ngữ có nguồn-gốc bản-địa, xuất thân từ nền văn-minh nông-nghiệp, tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt-Nam.
Tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn-ngữ thuộc hệ ngôn-ngữ Nam Á
ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ gần gũi với tiếng Mường và các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn-ngữ Môn-Khmer.
Tiếng Việt đã chịu rất nhiều ảnh-hưởng Trung Hoa sau hơn một ngàn năm đô-hộ nhưng những từ gốc Hán vẫn được phát-âm theo lối bản-xứ nên tiếng Việt nghe vẫn khác hẳn tiếng Tàu.

2. Chữ viết người Việt (văn tự)
Trên giòng sông lịch-sử, chữ Việt đã phải trải qua bốn giai-đoạn trước khi được chính-thức hoá là ngôn-ngữ quốc-gia:
2.1 Chữ Việt cổ
Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ riêng để viết tiếng Nam hay không? Đó là một vấn đề hiện nay vì không có di tích và thiếu tài liệu, không thể giải quyết được... (Dương Quảng Hàm)

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định:
"Đất nước ta, người Việt chúng ta, từ mãi thời Vua Hùng, từ tận thời Đông Sơn mấy ngàn năm trước, đã từng có chữ viết riêng."
Trong suốt năm mươi năm, nhà nghiên-cứu Đỗ Văn Xuyền đã lặng lẽ bỏ bao công sức đi thu-thập, nghiên-cứu từng tài-liệu để giải-mã một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà ông tin chắc là chữ Việt cổ. 
Thuyết này chưa được công-nhận hoàn toàn nhưng không phải là vô-lý. Cứ thử hỏi làm sao có thể cai quản một vương-quốc như Việt-Nam thuở ấy nếu không có chữ viết?
Dù sao đi nữa, suốt 1000 năm Bắc thuộc, với chính-sách "đồng-hóa”, người Hán khuyến khích mọi người học chữ Hán, đồng thời hủy diệt đi tất cả sách vở, tài-liệu và tất cả những vết tích chữ nghĩa ta rồi. 

2.2 Chữ Hán
Đến lúc Hán tộc phát-triển và cai-trị nước ta, dân ta vẫn nói tiếng Việt của mình nhưng chữ viết thì các quan Thái Thú Trung Hoa khuyến-khích dân ta học chữ Hán (còn gọi là chữ Nho).
Từ đó, chữ Hán đã trở thành chữ viết chính-thức trong gần 1000 năm, kể từ năm 1075 sau khi vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Nho học đầu tiên, cho đến năm 1919 là năm mở khoa thi cuối cùng ở Huế. 
Mặc dù chữ Nho viết từ chữ của người Trung Hoa, nhưng dân ta có cách đọc phát-âm riêng biệt. Mãi về sau, tổ tiên ta, dần dần, dựa trên căn bản chữ Nho mà biến-chế ra một loại văn-tự riêng biệt của nước Nam ta, được gọi là chữ Nôm.

2.3 Chữ Nôm
Chữ Nôm (= Nam đọc trại) là thứ chữ hoặc dùng nguyên-hình chữ nho, hoặc lấy hai ba chữ nho ghép lại để viết tiếng Nam. Chữ nôm đặt ra tự bao giờ và do ai đặt ra là một vấn-đề chưa thể giải-quyết được. Có lẽ là khoảng sau thế-kỷ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc-thuộc với chiến-thắng của Ngô Quyền vào năm 938 và sau khi phá tan quân Thanh, vua Quang Trung bắt đầu xây-dựng đất nước và cho dùng ngay chữ Nôm làm thứ chữ chính-thức thay cho chữ Hán.

2.4 Chữ quốc-ngữ
Văn-tự là  chữ viết. Quốc-ngữ là loại chữ viết được dùng chung cho một nước.
Vào đầu thế kỷ 17, các nhà truyền-giáo Tây-phương đến Việt-Nam, và bắt đầu giới-thiệu đạo Thiên-Chúa cho dân ta. Để truyền-đạo hữu-hiệu, việc dùng chữ viết là một yếu-tố rất quan-trọng, trong việc tìm-hiểu phong-tục tập-quán của dân bản-xứ, cũng như việc phổ-biến tư-tưởng, giáo-lý kinh sách cho người học đạo.
Lúc bấy giờ, các giáo-sĩ nhận thấy chữ Nho và chữ Nôm quá phức tạp để học, đối với đại chúng bình dân. Cho nên, một nhóm tu-sĩ dòng Tên (Jésuites), cùng với các thầy giảng người Việt-Nam đầu tiên, đã ra công nghiên-cứu, áp-dụng các mẫu-tự Latinh, mà ghi-chú cách phát âm tiếng Việt, để dùng trong cách giao-dịch hàng ngày.
Cố Đắc Lộ Alexandre De Rhodes đã được xem là người đại-diện trong việc sáng chế ra chữ quốc-ngữ Việt-Nam. Quyển tự-điển An Nam, Bồ Đào Nha, Latinh (Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum), in tại Roma năm 1651, là nền-tảng cho chữ Quốc-ngữ ta.

3. Đặc-điểm ngôn-ngữ Việt-Nam
3.1 Chữ La-Tinh
Khác hẳn với các nước châu Á, chữ Việt-Nam được viết bằng mẫu-tự La-tinh dễ viết, dễ học so với chữ Nho và trên phương-diện này, các giáo-sĩ Tây-phương đã có công lớn với dân ta.

3.2 Đơn âm
Ngược lại, tiếng Việt lại có một đặc-điểm Đông-Nam-Á là đơn âm (hay đơn lập), nghĩa là mỗi một tiếng (âm-tiết) được phát-âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Bên cạnh những từ đơn (một chữ), còn có những từ ghép do sự kết-hợp của hai, ba chữ, gom vào hai ba nghĩa để mô-tả rõ hơn hay tạo một chữ mới.
Ví dụ:
- Từ-đơn “Yêu” là một tình-cảm ; “yêu mến”, “yêu thương”, “yêu mến”, “yêu quí”, nói rõ hơn những sắc-thái của tình yêu tuỳ theo trường hợp, với người yêu, với gia-đình, với bạn bè, …
- “Nhân-quyền” là một từ ghép bằng hai nghĩa “quyền” và “nhân= người”. Đây là một đặc-điểm của chữ Hán.
Ngoài ra, Việt-Nam ta thích dùng những từ láy là những từ ghép lập lại một chữ (nghĩa chính) với một chữ đồng âm hay đồng vần cho đỡ khô khan, để tăng thêm vẻ bóng bảy, văn chương hay để thay đổi sắc thái của chữ.
Ví dụ : lành lạnh (hơi lạnh), đậm đà (rất đậm), xinh xinh, …

3.3 Đa thanh
Thanh-điệu (tone / ton) là một âm-độ trầm bổng của giọng nói trong một âm-tiết, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn-vị ngôn-ngữ.
Có những ngôn-ngữ có thanh-điệu ở Phi-Châu, Bắc-Mỹ, Nam-Mỹ, Âu-Châu hay Đông-Á. Nhưng đối với Trung-Quốc, Việt-Nam, Thái-Lan, Lào, hệ-thống thanh-điệu phức tạp hơn hết và có lẽ tiếng Việt là một thứ tiếng có nhiều thanh-điệu nhất.

Tiếng Việt có 6 thanh điệu:
- ngang (không dấu: a),
- sắc (nghiêng phải: á),
- huyền (nghiêng trái: à),
- hỏi (dấu hỏi: ả),
- ngã (dấu ngã: ã)
- nặng (dấu chấm: ạ).

Với 6 thanh-điệu này, chỉ với một âm tiết mà ta có thể có đến 6 chữ khác nghĩa. 
Ví dụ: với âm-tiết “ma”, ta có được 6 chữ khác nhau : ma ; má ; mà ; mả ; mã ; mạ.

Với sáu thanh điệu như bảy nốt nhạc, tiếng Việt chúng ta lên xuống, trầm bổng, mỗi câu nói là một khúc nhạc rất êm tai nhưng ngược lại khiến người ngoại-quốc phải gặp chút khó khăn để phát âm cho đúng.
Ngoài ra, những thanh-điệu này cũng gây nên không ít lỗi chính tả. Viết bỏ dấu trên máy vi-tính hay máy điện-thoại cũng là cả một vấn-đề đối với một số người Việt hải-ngoại.

3.4 Từ-vựng
Ngữ vựng chúng ta được tập-họp bởi những từ thuần-Việt, những từ xuất xứ từ chữ Hán (đa số, sau 1000 năm đô-hộ) hay từ tiếng Pháp (suốt hơn trăm năm đô-hộ).
Ví dụ từ tiếng Pháp : ô-tô (automobile), bơ (beurre), cặp-táp (cartable), …

3.5 Ngữ-pháp
Nói chung, tiếng Việt không có một hệ-thống văn-phạm phức tạp như tiếng La-Tinh (Pháp, Ý, Tây Ban Nha,…) : không có giống đực/giống cái, động-từ không có dạng khác nhau tuỳ theo chủ-từ hay thời-gian, cách phát-âm từ Việt hoàn toàn thống nhất theo qui-luật (không như tiếng Anh, chữ “I” lúc đọc “ai, lúc đọc “I”…), mỗi chữ (danh từ, động từ, tĩnh từ, …) không thay đổi theo số ít, số nhiều, hoàn cảnh, …
Một điều khó khăn nữa cho người học là cách xưng hộ tuỳ thuộc liên-hệ giữa hai người.
Ví dụ: Giữa bố-con, bố xưng “bố” và gọi “con”, con xưng “con” và gọi “bố”, người trẻ gọi người hơn tuổi mình là anh/chị, cô/chú/bác, ông/bà, cụ/cụ, …

3.6 Địa-phương tính
Thêm vào đó, người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam (không kể đến mỗi vùng trong mỗi miền) có lối phát-âm và một số từ-vựng khác nhau.
Nói chung, giọng Bắc được xem như phát-âm chuẩn nhất và viết ít lỗi chính tả hơn (có lẽ vì dân-tộc Việt xuất thân từ miền Bắc?). Ví dụ: trong ngành tân-nhạc, các ca-sĩ đều phải cố gắng hát giọng Bắc.

4. Kết-luận
Mỗi ngôn-ngữ trên thế-giới là duy nhất nhưng ngôn-ngữ nước mình vẫn duy nhất… nhất.
Khách quan hơn chút, tiếng Việt ta dễ học, dễ viết, nghe rất êm tai, trầm bổng như một khúc nhạc. Từ vựng rất phong phú, biểu-lộ rất nhiều sắc-thái khác nhau, nhất là trong những lãnh-vực tinh-thần và tình cảm.
Những đặc-tính nói trên đem lại nhiều phương-cách chơi chữ dựa trên ngữ-âm, ngữ nghĩa, ngữ phạm và nói lái là cách chơi chữ có một không hai trên thế-giới.
Tôi yêu tiếng nước tôi cũng phải.

Yên Hà, tháng 11, 2017

Tài-liệu nguồn
- Wikipedia
Dương Quảng Hàm, Việt-Nam Văn-Học Sử-yếu
Nguyễn Hữu Vinh, Chữ Nôm và tinh-thần dân-tộc

VN-VN : The Vietnamese language


Language is a main component of our cultural heritage.
Let us find out about the language of the Vietnamese people.

1. Vietnamese spoken language
The Vietnamese language has a local origin, arising from an agricultural civilisation at the region which now is north of the Hồng and Mã rivers in Vietnam.
The Vietnamese language is considered to be one of the languages belonging to the Southern Asian linguistic system in the current South East Asia region, with close relationship to the Mường language and other languages belonging to the Mon-Khmer linguistic group.
The Vietnamese language is heavily influenced by China after more than a thousand years of Chinese domination but words of Chinese origin are spoken in the local manner and do not sound like the original Chinese words.

2. Vietnamese written language
Historically, the Vietnamese writing had to go through four stages of development before being officially considered as the national writing.
2.1 Ancient Vietnamese writing
Did our people, prior to the Chinese colonisation, have its own writing to record the Vietnamese words? This is a question that, currently, because of lack of ancient relics and data can not be answered ... (Dương Quảng Hàm)
However, many local and overseas researchers all affirm:
“Our country, our people from the times of the Hùng kings, from the Đông Sơn time, many thousand years ago, had once had its own writing.”
For fifty years, the researcher Đỗ Văn Xuyền has silently put a lot of effort in collecting, studying many documents to decipher a group of 47 prime words which he firmly believes are ancient Vietnamese words.
This theory has not been totally accepted but is not without foundation. How could a kingdom be governed without a written language? Nevertheless, during the thousand years of Northern domination, with the strategy of assimilation, the Han people encouraged everybody to learn the Han language and, at the same time, destroyed all books, documents and any vestiges of our ancient writing.

2.2 Han writing
When the Han people developed and governed our country, our people still spoke our Vietnamese language but the Chinese governors encouraged our people to learn Han writing (also called Nho writing)
From then on, Han writing became the official writing in nearly 1000 years, from 1075, when King Lý Nhân Tông organised the first Nho examinations, until 1919, the last year of the Nho examinations in Huế. 
Although Nho writing originated from China but our people had a different pronunciation. Much later, our ancestors based on Nho writing progressively developed a separate writing for our country, called Nôm writing.

2.3 Nôm writing
Nôm writing (or Nam writing) used either the original Nho written word or combines two or three Nho written words to record the Nam word.  When was Nôm writing developed and by whom is a question that has not yet been answered. Perhaps, after the 10th century when the Vietnamese people escaped from the Northern domination with Ngô Quyền’s victory in 938. After defeating the Thanh army, king Quang Trung began to rebuild our country and used Nôm writing as the official writing, replacing Han writing.

2.4 Vietnamese writing
National writing is the writing officially used by everybody in the country.
At the beginning of the 17th century, western missionaries came to Vietnam and began to introduce Christianity to our people. To enable efficient religious propagation, the use of writing is a very important factor in understanding the customs of the indigenous people and the distribution of ideas, religious principles and books to the disciples.  At that time, the priests considered that Nho and Nôm writings were too complex to learn for the majority of the common people. Consequently, the Jesuit priests in conjunction with the early Vietnamese preachers had researched and used the Latin alphabet to record phonetically the Vietnamese language for their daily communications.

Alexander of Rhodes is considered as the architect in the development of the Vietnamese national language. The Annamese-Portuguese-Latin dictionary published in Rome in 1651 is the foundation of our national language.



3. Characteristics of the Vietnamese language
3.1  Latin words
Differently to other Asian nations, Vietnamese writing uses the Latin alphabet and is easier to write and learn compared to Nho writing and, in this respect, the Western missionaries had provided a great benefit to our people.

3.2  Monosyllabic
On the other hand, Vietnamese language has a common South East Asian characteristic as it is monosyllabic, which means each word is pronounced separately and is represented by a single written syllable. This characteristic can be seen clearly in the Vietnamese language pronunciation, vocabulary and grammar.
Apart from single syllable words there are also combined words which result from the grouping of two or three words with two or three meanings or for clearer definition.
For example:
- The single word “yêu” (love) means a general feeling; “yêu mến” (love-sympathy), “yêu thương” (affection), “yêu quí” (cherish) define more clearly the different aspects of love with respect to one’s lover, family or friend...
- “nhân-quyền” (human right) is a combined word resulting from the grouping of two meanings, “right” and “people”.  This is a characteristic of Han language.

In addition, the Vietnamese like to use reduplicative words which combine one word which carries the main meaning and another word with the same or similar sound or rhyme in order to make the word less dry, more polished, more literary or to change its character.
For example: lành lạnh (lạnh = cold; lành lạnh = a bit cold), đậm đà (đậm = dense, pronounced; "đà" is just to make the word more poetic), xinh xinh (prettyish)...

3.3  Multi tones
“Tone” denotes the vocal pitch in a spoken word and has the effect of changing the meaning of the word.
There are many languages in Africa, America, Europe or East Asia which have tonality. However, in China, Vietnam, Thailand, Laos, language tonality is most complex and the Vietnamese language has the most tones.

The Vietnamese language has 6 tones:
-          Neutral (no accent: a)
-          High (accent from the right: á)
-          Descending (accent from the left: à)
-          Up and down (? accent: ả)
-          Quiver ( ~ accent: ã)
-          Low (full stop accent: ạ)

With these 6 tones, with a single basic sound one can have 6 words with different meanings.  For example, with the sound “ma” one can have 6 different words: ma (ghost), má (mother), mà (but), mả (grave), mã (horse), mạ (seed or plated).

Six tones are like seven musical notes and make every sentence sound like a musical piece which is smooth to the ears. However, this makes it rather difficult for foreigners to pronounce the words properly.
In addition, these tones may cause a lot of spelling errors, and writing with accents on the computer or mobile phone is a problem for a number of overseas Vietnamese.

3.4  Vocabulary
Our vocabulary consists of words which are purely of Vietnamese origin, words with Chinese origin (which accounts for most words due to 1000 years domination) or French origin (due to 100 years colonisation).  For example, words with French origin like: ô-tô (automobile in French), bơ (= butter, beurre in French), cặp-táp (= school bag, cartable in French).

3.5  Grammar
In general, the Vietnamese language does not have a complex grammatical system like languages with Latin origin (French, Italian...): no words with feminine or masculine gender; verbs do not change form depending on the subject or time of action; the Vietnamese pronunciation has a unified ruling system (unlike English, where for example the letter “i” can be pronounced like “i” in one instance or “e” in another instance), each word (subject, verb, adjective..) do not change form depending on plurality or circumstances.  

Perhaps a subtle thing for any student to master is the way of addressing people, depending on the relationship or age difference between the two subjects.  For example, between father (bố) and child (con), the father will call himself “bố” and call the child “con”, the child will call himself/herself “con” and call the father “bố”; the younger person will call the older person “anh/chị”(elder brother/elder sister or older person in the same range of age), “cô/chú/bác” (aunt/uncle or person of parents’ generation), ”ông/bà” (grandpa, grandma or person of grand parents’ generation), “cụ/cụ”(great grandpa/great grandma)...

3.6  Regional effect
One more difficulty is that people in the North, Centre and South regions (not to mention each locality in each region) have different pronunciations and some different vocabulary.
In general, the Northern accent is considered to be the most proper pronunciation and the writing has fewer spelling errors (perhaps because the Vietnamese people originated from the North?).
For example, in music, the singers have to try to sing with the Northern accent.

4. Conclusion
Each language in the world is unique but our language is most... unique.
More objectively, our Vietnamese language is easy to learn, to write and sounds smooth to the ears, melodious like a musical piece. The vocabulary is rich and displays many different aspects, especially, in the spiritual and emotional areas.
The above characteristics give rise to many ways of word play, based on sound, meaning, grammar and the method of inverting the sounds of the words in a group of words (a kind of spoonerism) is, worldwide, a unique way of playing with words.

I love my country’s language. 

Transalated by Phan Thiện Khải
from VN-VN : Ngôn-ngữ người Việt


VN-VN : La langue vietnamienne


La langue est une composante majeure de notre héritage culturel. Partons à la rencontre de ce qu'est la langue parlée et écrite par le peuple vietnamien.


1. La langue parlée

Le vietnamien est une langue d'origine autochtone, issue d'une civilisation agraire, située au nord du bassin du fleuve Rouge et du fleuve Ma au Vietnam.
La langue fait partie de la branche Môn-Khmer des langues austro-asiatiques.
Quelque mille ans de domination chinoise sont à l'origine de l'adoption d'un grand nombre de mots transcrits du chinois même si ces mots sont prononcés "à la vietnamienne", ce qui explique que les deux langues parlées n'ont pas grand chose en commun.

2. La langue écrite

Tout au long de son histoire, l'écriture vietnamienne est passée par quatre grandes étapes avant d'être officialisée comme langue nationale.
2.1 Le vietnamien ancien
Le Vietnam avait t-il sa propre écriture avant de tomber sous le joug chinois ? La question demeure aujourd'hui entière, faute de vestiges et de documents suffisamment convaincants (Dương Quảng Hàm).
Cependant, bon nombre de chercheurs vietnamiens et étrangers affirment que "oui", il existait bel et bien une écriture vietnamienne avant l'arrivée des Chinois.
Le chercheur Đỗ Văn Xuyền a passé cinquante ans à rassembler et étudier chaque document et fragment de document pour déchiffrer un alphabet de 47 caractères qu'il affirme être le vietnamien ancien. 
Cette thèse n'est pas encore reconnue scientifiquement mais elle n'est pas dénuée de tout fondement car comment un royaume tel que le Vietnam en ces temps là aurait pu fonctionner sans une langue écrite ? Une chose est sûre : les Chinois avaient fait le nécessaire pour détruire toute trace de notre civilisation antérieure dans le but de mieux nous assimiler, non ?

2.2 L'écriture chinoise

Sous l'occupation chinoise, les Vietnamiens ont continué de parler leur langue mais ont été forcés d'utiliser le chinois écrit jusqu'en 1919, dernière année des épreuves littéraires nationales à Huế.
L'écriture était chinoise mais lue avec une prononciation typiquement vietnamienne et progressivement, nos ancêtres ont transformé le chinois en une écriture vietnamisée (Nôm).

2.3 L'écriture Nôm

Dérivé de "Nam" (Sud), le Nôm utilise ou modifie des caractères chinois (sinogrammes) pour écrire le vietnamien.
Ses origines exactes sont encore floues mais remontent probablement au 10 ème siècle à la sortie de l'occupation chinoise après la victoire de Ngô Quyền en 938. En 1789, le roi Quang Trung, après avoir défait l'armée Thanh, décide de remplacer l'écriture chinoise par le Nôm.

2.4 Le vietnamien 

(ou Quốc-ngữ = écriture nationale)
Au début du 17 ème siècle, les missionnaires européens évangélisateurs arrivent au Vietnam. A cet effet, l'utilisation d'une langue écrite est primordiale pour comprendre la culture locale et développer les doctrines religieuses. Devant la complexité de l'écriture chinoise et du Nôm pour l'ensemble de la population, un groupe de Jésuites, aidés par des missionnaires du pays se sont consacrés à étudier le vietnamien parlé pour, à partir de l'alphabet latin, transcrire la prononciation des mots en une écriture plus aisée à lire et à écrire dans la vie de tous les jours.

Le missionnaire jésuite français Alexandre de Rhodes est considéré comme le fondateur de l'écriture vietnamienne et son dictionnaire Annamite-portugais-latin (Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum) imprimé à Rome en 1651 est le fondement de notre écriture.


3. Caractéristiques de la langue vietnamienne

3.1 Alphabet latin
Contrairement à tous les autres pays d'Asie, notre langue utilise l'alphabet latin, si simple à écrire et à lire en comparaison avec les sinogrammes. De ce point de vue, nous devons une fière chandelle aux missionnaires européens et locaux qui ont contribué à ce projet.

3.2 Langue monosyllabique
A l'inverse, le vietnamien est monosyllabique comme beaucoup de langues du Sud-Est Asiatique. Cette caractéristiques s'illustre dans tous les aspects de la phonétique, du vocabulaire, de la grammaire...
A côté des mots simples, il existe des mots composés, groupements de deux mots (ou plus) pour ajouter une précision, une nuance ou pour créer un nouveau mot.
Exemples:
- "Yêu" = aimer; “yêu mến” ajoute la notion de sympathy; “yêu thương” celle de compassion;“yêu quí” celle d'estime, ...
- “Nhân-quyền” vient de “quyền” = droits et “nhân” = humain. Donc, “Nhân-quyền" = droits de l'Homme.

Les Vietnamiens sont également friands de mots "doublés" faits d'un mot principal et d'un mot phonétiquement proche ou identique pour ajouter une nuance, le rendre plus poétique ou atténuer la "rugosité" phonétique du mot (les monosyllabes pouvant être en général secs et cassants).
Exemples : lành lạnh (= plutôt froid; lạnh = froid), đậm đà (= très chaleureux; đậm = chaleureux, prononcé); xinh xinh (plutôt joli, bien joli); ...

3.3 Langue polytonale
Une langue à tons, ou langue tonale, est une langue dans laquelle la prononciation des syllabes d'un mot est soumise à un ton précis, c'est-à-dire à une hauteur relative déterminée ou une mélodie caractéristique. Une modification de ce ton amène alors à prononcer un autre mot et indiquer un autre sens.
Un bon nombre de langues sont polytonales en Afrique, en Amérique, en Europe ou en Asie orientale mais le système est des plus élaborés en Chine, au Vietnam, en Thailande, au Laos et le Vietnam a peut-être la langue qui comporte le plus de tons, six au total :
- plat / ngang : médian (sans accent : ma)
- pointu / sắc : montant (accent aigu : )
- suspendu / huyền : descendant (accent grave : )
- question / hỏi : descendant montant (accent crochet : mả)
- tombant / ngã : laryngal montant (accent tilde : )
- lourd / nặng : descendant bas bref (point souscrit : mạ)
Avec un son "ma", nous obtenons 6 mots différents, dans l'ordre : fantôme, maman, mais, sépulture, allure, semis.

De ce fait, les six tons, tout comme les 7 notes de musique, font de chaque phrase une véritable mélodie. Cette polytonalité a par contre ses revers : engendrer des fautes d'orthographe, rendre la frappe difficile sur un clavier d'ordinateur ou un smartphone, et aussi constituer une difficulté majeure pour un étranger souhaitant parler le vietnamien.

3.4 Vocabulaire
Il est essentiellement composé de 3 origines :
- chinoise en majorité (1000 ans d'influence y sont pour quelque chose) 
- purement vietnamienne
- française ("seulement" 100 ans d'influence) ; par exemple : ô-tô (automobile), bơ (beurre), cặp-táp (cartable), …

3.5 Grammaire

Le vietnamien est une langue isolante, c'est-à-dire que tous les mots (noms, adjectifs, verbes,...) sont invariables quelle que soit leur fonction syntaxique. La grammaire est donc toute simple et il n'y a pas de conjugaison ni de déclinaison des mots, pas de pluriels irréguliers, etc.
La prononciation obéit à des lois unifiées et la langue est donc facile à lire.

Une difficulté réside dans l'utilisation des pronoms personnels.
Lorsque l'on s'adresse à quelqu'un, on utilise un mot reflétant les relations avec cette personne : familiarité, respect, préséance de l'âge, lien de parenté... 
La distinction entre tutoiement et vouvoiement ne fonctionne donc pas comme en français.
Prenons un dialogue entre un grand-père et son petit-fils :
petit-fils : tu vas bien ?
grand-père : oui, merci, je vais bien. Et toi ?
Une traduction littérale du vietnamien donnerait :
petit-fils : grand-père va bien ?
grand-père : oui, merci, grand-père va bien. Et petit-fils ?

3.6 Régionalité
Il y a plusieurs accents régionaux distincts, sans que l'on puisse parler de dialectes (seule la prononciation change, le vocabulaire peut être parfois différent mais la grammaire est rigoureusement identique).
Les trois familles principales sont : l'accent du Nord (considéré comme la norme officielle), celui du centre et celui du Sud.

4 Conclusion
Chaque langue est unique mais la nôtre est... la plus unique.
Un peu plus objectivement, le vietnamien est agréable à l'oreille et relativement facile à apprendre, son vocabulaire est riche et nuancé, surtout dans les sphères morale et sentimentale. Ses caractéristiques créent toutes les conditions pour jouer avec les mots et la contrepèterie règne en maître.

Ah, la langue de mon pays!
Yên Hà, novembre 2017