3.9 Thời
đại Nam Bắc phân tranh
3.9.1 Nam Triều - Bắc Triều
3.9.2 Trịnh-Nguyễn phân tranh
Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Ranh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi anh em Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.
3.9.2 Trịnh-Nguyễn phân tranh
Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Ranh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi anh em Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.
Còn như thế lực binh lương thì họ Trịnh mạnh hơn họ Nguyễn, nhưng người Bắc
phải đi đánh xa xôi, vận tải khó khăn, mà người Nam thì đánh ở đất nhà mình, có
đồn lũy chắc chắn, tướng sĩ hết lòng, cho nên
thành ra hai bên đối địch chứ không làm gì được nhau, chỉ khổ cho những
dân sự, phải sưu dịch vất vả, và bị tàn phá thiệt hại rất nhiều.
Chúa Trịnh (1545-1787)
Mở đầu sự-nghiệp là Trịnh Kiểm. Năm 1545, Trịnh Kiểm lên thay quyền Nguyễn Kim nắm toàn thể quân-đội chống nhà Mạc phò Lê trung-hưng.
Năm 1599, Trịnh Tùng dứt được nhà Mạc, xếp xong việc thông sứ với nhà Minh, định lệ cấp bổng cho vua rồi nắm hết quyền chính. Từ đó về sau, họ Trịnh cứ thế tập làm vương, tục gọi là chúa Trịnh, được 11 đời.
Năm 1786, Trịnh Khải đánh thua Nguyễn Huệ, phải dùng gươm tự tận.
Năm 1787, Trịnh Bồng lên ngôi nhưng rồi bỏ đi tu mất tích.
Mở đầu sự-nghiệp là Trịnh Kiểm. Năm 1545, Trịnh Kiểm lên thay quyền Nguyễn Kim nắm toàn thể quân-đội chống nhà Mạc phò Lê trung-hưng.
Năm 1599, Trịnh Tùng dứt được nhà Mạc, xếp xong việc thông sứ với nhà Minh, định lệ cấp bổng cho vua rồi nắm hết quyền chính. Từ đó về sau, họ Trịnh cứ thế tập làm vương, tục gọi là chúa Trịnh, được 11 đời.
Năm 1786, Trịnh Khải đánh thua Nguyễn Huệ, phải dùng gươm tự tận.
Năm 1787, Trịnh Bồng lên ngôi nhưng rồi bỏ đi tu mất tích.
Trong suốt thời-gian
này, lúc phải đánh họ Mạc ở phía Bắc, rồi lại chống với họ Nguyễn ở phía Nam, rồi
lại lắm giặc giã, quan quân phải đánh đông dẹp bắc, cho nên những công việc
trong nước không sửa sang được mấy.
Chỉ có thời kỳ Trịnh Tạc, Trịnh Căn và Trịnh Cương, lúc bấy giờ việc chiến tranh đã yên, trong nước bình trị, cho nên các chúa mới sửa sang và chỉnh đốn lại những phép tắc, luật lệ, việc thuế khóa, sự học hành, thi cử, làm quốc-sử, v.v....
Chỉ có thời kỳ Trịnh Tạc, Trịnh Căn và Trịnh Cương, lúc bấy giờ việc chiến tranh đã yên, trong nước bình trị, cho nên các chúa mới sửa sang và chỉnh đốn lại những phép tắc, luật lệ, việc thuế khóa, sự học hành, thi cử, làm quốc-sử, v.v....
Chúa Nguyễn (1558-1777)
Trong Nam, Nguyễn Hoàng (là con thứ Nguyễn Kim và là chú Trịnh Tùng) trấn giữ vùng Thuận Hoá và Quảng Nam và mỗi ngày củng cố thế-lực. Thấy Trịnh Tùng xưng Chúa, Nguyễn Hoàng cũng xưng Chúa, tục gọi là Chúa Tiên.
Các Chúa Nguyễn cũng cha truyền, con nối cho nhau được 10 đời.
Trong Nam, Nguyễn Hoàng (là con thứ Nguyễn Kim và là chú Trịnh Tùng) trấn giữ vùng Thuận Hoá và Quảng Nam và mỗi ngày củng cố thế-lực. Thấy Trịnh Tùng xưng Chúa, Nguyễn Hoàng cũng xưng Chúa, tục gọi là Chúa Tiên.
Các Chúa Nguyễn cũng cha truyền, con nối cho nhau được 10 đời.
Đến đời Nguyễn Phúc Khoát thì xưng Vũ Vương, lập cung-điện ở
Phú Xuân. Năm 1765, Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền, đổi
di-chiếu, giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó
mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương.
Trong triều, đám Trương Phúc Loan lộng quyền, ở phía nam thì có Tây Sơn dấy binh đánh phá tại đất Qui Nhơn, ở mặt bắc thì có quân họ Trịnh vào lấy đất Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ.
Trong triều, đám Trương Phúc Loan lộng quyền, ở phía nam thì có Tây Sơn dấy binh đánh phá tại đất Qui Nhơn, ở mặt bắc thì có quân họ Trịnh vào lấy đất Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ.
Tháng 4 năm 1777, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân
Tây Sơn lại đánh quân Nguyễn. Định vương và Đông Cung Nguyễn Phúc Dương bỏ trốn
nhưng đều không thoát, bị bắt đem xử tử.
Thời-kỳ các chúa Nguyễn chấm dứt nơi đây.
Thời-kỳ các chúa Nguyễn chấm dứt nơi đây.
“Trong cái rủi, có cái may”: Dân ta bị
điêu đứng với mấy trăm năm nội chiến nhưng bù lại, bờ cõi lại được mở mang, khiến
cho nước lớn lên, người nhiều ra, và nhất là chiêu-mộ những người nghèo-khổ
trong nước đưa đi khai-hóa những đất phì-nhiêu bỏ hoang, làm thành ra Nam-Việt
bây giờ phồn-phú hơn cả mọi nơi.
Để củng-cố thế-lực, các chúa Nguyễn đã bỏ nhiều công-sức “Nam tiến” để mở
mang vùng ảnh-hưởng của mình.
Trước tiên là nước
Chiêm-Thành.
Trước đó, Lê Thánh Tông đã lấy đất Quảng-Nam và chia nước Chiêm ra làm ba nước, từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chiêm-Thành trở thành mồi ngon cho chúa Nguyễn và từ đó mất hẳn.
Trước đó, Lê Thánh Tông đã lấy đất Quảng-Nam và chia nước Chiêm ra làm ba nước, từ đó về sau thế-lực nước ấy mỗi ngày một kém, dân tình mỗi ngày một suy. Chiêm-Thành trở thành mồi ngon cho chúa Nguyễn và từ đó mất hẳn.
(Chẳng những là đến nỗi mất nước với chúa
Nguyễn mà chủng-loại Chiêm-thành bây giờ cũng chẳng còn được mấy nghìn người nữa. Một nước trước như thế, mà nay như thế, dẫu rằng nước ấy đồng hóa với
nước ta mặc lòng, song nghĩ cũng
thương-tâm thay cho những nước yếu-hèn không tránh khỏi được cái họa: cá nhỏ bị cá lớn nuốt. Trần Trọng Kim).
Kế tiếp là Chân-Lạp.
Nguyên nước Chân-lạp ở vào quãng dưới sông Mê-kông, có lắm sông nhiều ngòi, ruộng đất thì nhiều mà nước Nam ta thường hay mất mùa, dân-tình phải đói khổ luôn, và lại vào lúc chúa Nguyễn, chúa Trịnh đánh nhau, cho nên nhiều người bỏ vào khẩn đất, làm ruộng ở Mô-xoài (Bà-rịa) và ở Đồng- nai (nay thuộc Biên-hòa) là đất của Chân Lạp, nhưng không gặp phản kháng gì đặc biệt.
Thời-thế lúc đó, nội-bộ Chân-Lạp lục đục, tranh giành ngôi vua, người thì cầu cứu Xiêm La, người thì muốn dựa lên chúa Nguyễn.
Rốt cuộc, chúa Nguyễn lại sát-nhập được thêm những vùng Sài Gòn - Gia Định, Biên Hoà, Mỹ Tho, Hà Tiên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, …
Nguyên nước Chân-lạp ở vào quãng dưới sông Mê-kông, có lắm sông nhiều ngòi, ruộng đất thì nhiều mà nước Nam ta thường hay mất mùa, dân-tình phải đói khổ luôn, và lại vào lúc chúa Nguyễn, chúa Trịnh đánh nhau, cho nên nhiều người bỏ vào khẩn đất, làm ruộng ở Mô-xoài (Bà-rịa) và ở Đồng- nai (nay thuộc Biên-hòa) là đất của Chân Lạp, nhưng không gặp phản kháng gì đặc biệt.
Thời-thế lúc đó, nội-bộ Chân-Lạp lục đục, tranh giành ngôi vua, người thì cầu cứu Xiêm La, người thì muốn dựa lên chúa Nguyễn.
Rốt cuộc, chúa Nguyễn lại sát-nhập được thêm những vùng Sài Gòn - Gia Định, Biên Hoà, Mỹ Tho, Hà Tiên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, …
Đấy là cái công họ
Nguyễn với nước Nam thật là to lắm vậy.
3.9.3 Nhà Tây Sơn
3.9.3.1 Tây Sơn khởi-nghĩa (1771-1778)
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt" rất giỏi võ.
(Bài Hùng Kê quyền vốn được coi là của Nguyễn Lữ, bài quyền Yến Phi -thảo pháp Én bay- vốn được coi là của Nguyễn Huệ, thuộc những dòng võ Bình Định của Việt-Nam ta)
Nguyên ông tổ bốn đời là họ Hồ (cùng một tổ với Hồ Quý Ly?) ngày trước, ông thân-sinh là Hồ Phi Phúc.
Anh em ông Nhạc muốn khởi loạn, mới lấy họ mẹ là Nguyễn để khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm, vì rằng đất trong Nam vẫn là đất của chúa Nguyễn.
3.9.3.1 Tây Sơn khởi-nghĩa (1771-1778)
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt" rất giỏi võ.
(Bài Hùng Kê quyền vốn được coi là của Nguyễn Lữ, bài quyền Yến Phi -thảo pháp Én bay- vốn được coi là của Nguyễn Huệ, thuộc những dòng võ Bình Định của Việt-Nam ta)
Nguyên ông tổ bốn đời là họ Hồ (cùng một tổ với Hồ Quý Ly?) ngày trước, ông thân-sinh là Hồ Phi Phúc.
Anh em ông Nhạc muốn khởi loạn, mới lấy họ mẹ là Nguyễn để khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm, vì rằng đất trong Nam vẫn là đất của chúa Nguyễn.
Tây Sơn có được
sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một
số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa. Lực lượng Tây
Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền,
không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Ban đầu, quân Tây Sơn nổi dậy
và dần đánh chiếm được nhiều lãnh thổ ở Đàng Trong. Lúc này, quân Trịnh nhân
lúc chúa Nguyễn suy yếu cũng kéo vào Nam, chiếm được Phú Xuân và đánh một trận
với quân Tây Sơn ở Quảng Nam.
Tây Sơn đồng ý nghị hòa với quân Trịnh, sau đó sẽ mang quân vào đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đồng ý, phong tước cho Tây Sơn và không đánh nữa. Quân Tây Sơn tiếp tục đánh chúa Nguyễn và dần dần chiếm được đất đai và lớn mạnh, bắt đầu có sự tự chủ.
Sau khi chiếm được phần lớn Đàng Trong, quân Tây Sơn đánh ra Đàng Ngoài, lật đổ chúa Trịnh. Với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", chỉ trong một tháng, Nguyễn Huệ đánh bại quân Trịnh.
Tây Sơn đồng ý nghị hòa với quân Trịnh, sau đó sẽ mang quân vào đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đồng ý, phong tước cho Tây Sơn và không đánh nữa. Quân Tây Sơn tiếp tục đánh chúa Nguyễn và dần dần chiếm được đất đai và lớn mạnh, bắt đầu có sự tự chủ.
Sau khi chiếm được phần lớn Đàng Trong, quân Tây Sơn đánh ra Đàng Ngoài, lật đổ chúa Trịnh. Với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", chỉ trong một tháng, Nguyễn Huệ đánh bại quân Trịnh.
3.9.3.2
Nhà Nguyễn Tây Sơn (1778-1802)
(Các sử-gia thường gọi là nhà Tây-Sơn để phân-biệt với nhà Nguyễn)
Diệt Trịnh xong, Tây Sơn rút quân về Nam. Bấy giờ quyền bính ở đất Bắc Hà về cả vua nhà Lê, thật là một cơ-hội ít có để lập lại cái nền tự chủ của nhà Lê, nhưng tiếc vì vua Chiêu Thống không có tài quyết đoán, mà đình thần lúc bấy giờ không có ai, nên bị Trịnh Bồng rồi Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên-quyền, bởi thế cho nên cơ nghiệp nhà Lê đổ nát vậy.
(Các sử-gia thường gọi là nhà Tây-Sơn để phân-biệt với nhà Nguyễn)
Diệt Trịnh xong, Tây Sơn rút quân về Nam. Bấy giờ quyền bính ở đất Bắc Hà về cả vua nhà Lê, thật là một cơ-hội ít có để lập lại cái nền tự chủ của nhà Lê, nhưng tiếc vì vua Chiêu Thống không có tài quyết đoán, mà đình thần lúc bấy giờ không có ai, nên bị Trịnh Bồng rồi Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên-quyền, bởi thế cho nên cơ nghiệp nhà Lê đổ nát vậy.
(Nhà Lê làm vua, kể cả Tiền Lê và Hậu Lê, được 360 năm (1428-1788), trước
sau sửa sang được nhiều việc. Nhưng từ khi trung hưng lên trở về sau nhà vua bị
họ Trịnh hiếp chế thành ra có vua lại có chúa. Vua ngồi làm vì, chúa giữ cả quyền chính trị và đến
khi nghiệp chúa suy thì ngôi vua cũng đổ vậy.)
Nguyễn Nhạc - Thái Đức (1778-1788)
Năm 1778, dứt được chúa Nguyễn xong, Nguyễn Nhạc về Quy Nhơn rồi xưng đế, niên-hiệu Thái Đức.
Năm 1787, sau chuyện bất hoà với Nguyễn Huệ, ông phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đất Gia Định, cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.
Cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc quyết định từ bỏ địa vị "Trung ương Hoàng đế" và giao lại binh quyền và lãnh thổ cho Nguyễn Huệ. Ông lui về làm Tây Sơn Vương, về ở tại Quy Nhơn là nơi đất tổ.
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung. Đến lúc này nhà Tây Sơn đã thống nhất được vị trí lãnh đạo.
Lúc đó, vua Lê chiêu Thống sang cầu viện
vua Càn Long. Vua nhà Thanh lấy cớ sang xâm lăng nước ta, sai Tôn Sĩ Nghị đem 30
vạn quân sang chiếm đóng Thăng Long.
Vừa lên ngôi xong, Quang Trung vào Bắc Hà với 10 vạn quân. Trưa mồng 5 Tết 1789, chỉ trong vòng 6 ngày, Quang Trung đại thắng quân Thanh và tiến vào Thăng Long (hai ngày trước như hứa hẹn với quân sĩ).
Quang Trung nhờ tài ngoại giao của Ngô thì Nhiệm sang Tàu cầu hoà và được Càn Long phong vương cho.
Vừa lên ngôi xong, Quang Trung vào Bắc Hà với 10 vạn quân. Trưa mồng 5 Tết 1789, chỉ trong vòng 6 ngày, Quang Trung đại thắng quân Thanh và tiến vào Thăng Long (hai ngày trước như hứa hẹn với quân sĩ).
Quang Trung nhờ tài ngoại giao của Ngô thì Nhiệm sang Tàu cầu hoà và được Càn Long phong vương cho.
Quang Trung quả là một hoàng-đế bách chiến
bách thắng, có công với đất Việt. Tiếc thay, làm vua được có 4 năm, vua ngả bệnh mất, thọ được 40 tuổi,
miếu hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế.
Nguyễn Nhạc tự mãn trước chiến thắng, quyền
lực hiện tại, quay ra hưởng thụ, không nghĩ đến tương lai. Còn Nguyễn Huệ, ngoài thiên tài quân sự còn có một nhãn quan chính trị
sắc sảo, tầm nhìn xa trông rộng, với hoài bão thống nhứt đất nước. Tiếc thay
mệnh Trời đã định đoạt khác.
Cảnh Thịnh (1792-1802)
Khi vua Quang Trung mất thì Thái Tử là Nguyễn Quang Toản mới lên 10 tuổi, triều đình tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Thịnh.
Vua Cảnh Thịnh tuy đã lên ngôi nhưng mà việc gì cũng do ở thái sư là Bùi Đắc Tuyên là anh ruột bà Thái Hậu quyết đoán cả. Bùi Đắc Tuyên lại càng hống hách làm các quan văn võ có nhiều người không phục. Bởi vậy cho nên về sau trong Triều phân ra bè đảng, các đại thần giết hại lẫn nhau.
Vả lại lúc bấy giờ có Nguyễn Ánh là một bậc có tài trí, quyết chí phục thù, cho nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn không được bao lâu mà đổ nát vậy.
Khi vua Quang Trung mất thì Thái Tử là Nguyễn Quang Toản mới lên 10 tuổi, triều đình tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Thịnh.
Vua Cảnh Thịnh tuy đã lên ngôi nhưng mà việc gì cũng do ở thái sư là Bùi Đắc Tuyên là anh ruột bà Thái Hậu quyết đoán cả. Bùi Đắc Tuyên lại càng hống hách làm các quan văn võ có nhiều người không phục. Bởi vậy cho nên về sau trong Triều phân ra bè đảng, các đại thần giết hại lẫn nhau.
Vả lại lúc bấy giờ có Nguyễn Ánh là một bậc có tài trí, quyết chí phục thù, cho nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn không được bao lâu mà đổ nát vậy.
Nhà Tây Sơn khởi đầu từ năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế ở
Quy Nhơn, đến năm 1802, cả thảy được 24 năm.
Nhưng Nguyễn Nhạc chỉ làm vua từ đất Quảng Nam, Quảng Nghĩa trở vào mà thôi, còn từ Phú Xuân trở ra, thì thuộc về nhà Lê.
Đến năm 1788, vua Quang Trung xưng đế hiệu, rồi ra đánh giặc Thanh, lấy lại đất Bắc Hà, sửa đổi việc chính trị. Từ đó nước Nam mới thuộc về nhà Nguyễn Tây Sơn.
Nhưng Nguyễn Nhạc chỉ làm vua từ đất Quảng Nam, Quảng Nghĩa trở vào mà thôi, còn từ Phú Xuân trở ra, thì thuộc về nhà Lê.
Đến năm 1788, vua Quang Trung xưng đế hiệu, rồi ra đánh giặc Thanh, lấy lại đất Bắc Hà, sửa đổi việc chính trị. Từ đó nước Nam mới thuộc về nhà Nguyễn Tây Sơn.
Vậy kể từ năm mậu thân (1788) đến
năm nhâm tuất (1802) thì nhà Tây Sơn chỉ làm vua được có 14 năm mà thôi.
3.9.3.3 Chiến
tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn
Nhắc lại, khi Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn, một hoàng tôn tên là Nguyễn Phúc Ánh, con trai của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát.
Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính và tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương.
Từ đó, Nguyễn Ánh giương lên ngọn cờ phục thù, được sự ủng hộ của các cựu thần cùng giới điền chủ mới và một bộ phận nông dân ở Nam bộ mang tư tưởng “trung quân” với ý nghĩa tôn thờ, nhớ ơn các chúa Nguyễn dày công trong công cuộc khai hoang mở cõi trên đất Nam bộ.
Nhắc lại, khi Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn, một hoàng tôn tên là Nguyễn Phúc Ánh, con trai của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát.
Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính và tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương.
Từ đó, Nguyễn Ánh giương lên ngọn cờ phục thù, được sự ủng hộ của các cựu thần cùng giới điền chủ mới và một bộ phận nông dân ở Nam bộ mang tư tưởng “trung quân” với ý nghĩa tôn thờ, nhớ ơn các chúa Nguyễn dày công trong công cuộc khai hoang mở cõi trên đất Nam bộ.
Trong thời gian
còn chống trả Tây Sơn tại Nam Bộ, Nguyễn Ánh nhiều lần thông qua
giám-mục Pigneau de Béhaine (hay Bá Đa Lộc) để cầu viện người Pháp nhưng
không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở Xiêm
La.
Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang và nhanh chóng lấy được Rạch Giá.
Năm 1785, chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày tại Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hoàn toàn quân Xiêm. Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp".
Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang và nhanh chóng lấy được Rạch Giá.
Năm 1785, chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày tại Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hoàn toàn quân Xiêm. Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp".
Trong thời-gian này, ba anh em
Tây Sơn chia nhau bờ cõi: Nguyễn Huệ phía Bắc, Nguyễn Nhạc ở miền Trung và Nguyễn
Lữ vùng Gia-Định. Nguyễn Vương chờ
thời-cơ để lấy Gia Định, đi đến đâu, những người hào kiệt ra theo rất nhiều.
Qua tháng 6 năm 1788, vương vào cửa Cần Giờ, quân thế to lắm, Đông Định Vương Nguyễn Lữ khiếp sợ để quan thái phó Phạm Văn Tham ở lại giữ thành Sài Gòn rồi lui về Biên Hòa.
Một năm sau, toàn đất Gia Định thuộc về chúa Nguyễn cả.
Qua tháng 6 năm 1788, vương vào cửa Cần Giờ, quân thế to lắm, Đông Định Vương Nguyễn Lữ khiếp sợ để quan thái phó Phạm Văn Tham ở lại giữ thành Sài Gòn rồi lui về Biên Hòa.
Một năm sau, toàn đất Gia Định thuộc về chúa Nguyễn cả.
Nguyễn Vương sửa
sang mọi việc ở Gia Định và dùng làm bàn đạp để đánh Tây Sơn.
Mặt khác, Bá Đa Lộc thấy
nước Pháp không chịu giúp Nguyễn Vương, bèn đứng lên đi mộ người, mua tàu và
súng ống khí giới để đem sang giúp Nguyễn Vương.
Từ đó, thế
lực của Nguyễn Vương mỗi ngày một mạnh, tướng tá mỗi ngày một đông, lương thực
nhiều, quân sĩ giỏi, việc đánh phá Tây Sơn đã chắc lắm rồi.
Nguyễn Huệ bận bịu ngoài Bắc, lại mất
sớm, Cảnh Thịnh còn trẻ, để Bùi Đắc Tuyên làm lộng, quan trong triều chia rẽ,
mà Nguyễn Vương ngày càng mạnh thế và nhất trí nên dần dần chiếm Bình Định, Phú
Xuân.
Năm 1802, Nguyễn Vương lên ngôi, đặt
niên-hiệu là Gia Long rồi đem quân ra lấy Bắc Hà, chấm dứt sự-nghiệp Tây Sơn.
Yên Hà, tháng 5, 2017
Tài-liệu nguồn :
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Việt-Nam Sử-Lược (1919) : Lệ Thần Trần Trọng Kim
- Wikipedia