ARTSHARE

Apr 16, 2013

Những "người Việt Phong Lan"


     Nếu hoa "Tulip" (uất kim hương) biểu-hiệu cho nước Hòa-Lan và hoa anh đào tượng-trưng cho nước Nhật, thì có lẽ loài hoa mà nhiều nước Á-Đông sẽ chọn cho mình chắc hẳn sẽ là hoa Lan.

Nói đến hoa Lan, người ta liên tưởng đến sự tinh khiết, thanh tao, quý trọng, đam mê và tình yêu vĩnh cửu bất diệt và Lan được nhiều ưa chuộng là vì:
    * Màu sắc  thắm tươi, đủ vẻ, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.
  * Hình dáng  thực là khác trăm ngàn hình dạng khác nhau, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi (= lip), nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác thường. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 thước. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong.
     * Hương lan đủ loại thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các phụ-nữ đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ xíu. 

Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Nhưng thực ra, hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại sau đây:
    * Epiphytes:      Phong lan  bám vào cành hay thân cây.
    * Terestrials:     Địa lan  mọc dưới đất.
    * Lithophytes:   Thạch lan  mọc ở các kẽ đá.
    * SaprophytesHoại lan  mọc trên lớp rêu hay gỗ mục

Trích từ "Đặc-điểm của hoa lan", Bùi Xuân Đáng
http://caycanhviet.com/kien-thuc/kinh-nghiem-cay-canh/78-dac-diem-cua-hoa-lan


Nghĩ đến phong lan, tim tôi chợt se lại và tôi bồi-hồi liên-tưởng đến trường-hợp những người mà tôi xin được gọi là những "người Việt Phong Lan".

Thuở ấy, đã 38 năm rồi, chúng tôi là một loài Địa lan, mọc trên đất Việt, được tưới bằng nước Việt và sinh nở trong không-khí Việt, dưới ánh nắng Việt.
Góc vườn đó không phải một vườn Ngự-Uyển, lại càng không phải Vườn Địa-Đàng (Eden) và hoa đã phải sinh-tồn trong khói lửa của chiến-tranh, nhưng bầu không-khí tươi mát của Tự Do vẫn chăm sóc, xoa dịu được ít nhiều cho lan. 

Thuở ấy, lan vẫn muôn vẻ, muôn dạng, lan vẫn muôn sắc, khoe màu với những tà áo dài thướt-tha trên đường phố, lan vẫn muôn hương, ngây ngất lòng người. Lan vẫn hồn nhiên như cô thôn-nữ miền đồng-bằng, trong sáng như tiếng cười đàn trẻ nhỏ, êm ái như tiếng mẹ hiền ru.

... Nhưng rồi đột nhiên 
"Trời làm một trận lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông..."
một ngày xấu trời nào đó, cơn giông bão ác nghiệt nổi lên, càn quét, dày vò góc vườn đó. Biết bao nhiêu cây lan đã được chim sắt tha đi, bao nhiêu cây lan đã trôi ra đại dương mà đi, và biết bao nhiêu cây lan đã bị vùi dập hay chìm sâu dưới đáy biển?
Rồi cả triệu cây Địa lan tự bật gốc, bật rễ, tản mát bay đi, trôi về những khu vườn xa lạ, bám vào cành hay thân cây khác biệt, và từ từ biến loại thành Phong lan.
Chúng tôi, những người Việt tha hương, là những loài phong lan đó.

Phong lan này đã phải thích ứng với những môi-trường mới, với những khí-hậu khác, lạnh buốt da như Gia-Nã-Đại, nóng bức như tiểu bang Texas (Mỹ), khô cằn như những vùng hẻo lánh (outback) Úc Đại Lợi, hay mưa tầm tã như tiểu-bang Washington (Mỹ).
Lan này đã phải thích-ứng với những chất dinh-dưỡng lạ như hamburger, hotdog, pizza hay phó-mát nặng mùi..., thích-ứng với biết bao điều-kiện khác như tiếng gió, áng mây, ánh trăng, giọt nắng...
Phong lan này không mất gốc, mất rễ, nhưng rễ thòng trong không khí đã phải được bao bởi một lớp mô hấp thu để hút và tích trữ nước mà sinh sống.
Lan này sống gửi, sống phụ (bì sinh), treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác nhưng không ăn bám, ăn hại. Lan này còn biết sống cộng sinh (symbiosis), biết nhận và biết cho, biết ghi ơn và tôn trọng những khu vườn đã đón nhận mình làm quê-hương.
Và chuyện gì rồi cũng qua, đúng như thuyết tiến-hóa của Charles Darwin, suốt mấy mươi năm nay, cả triệu cây lan này đã phải biến dạng, biến sắc, biến hương chút ít để tiếp tục sinh-tồn và nảy nở.

Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc, nhưng Phong lan này không mất gốc, mất rễ và đã cố gắng gìn-giữ chút ít những nét đặc-trưng của họ, của loài. Lan vẫn là biểu-tượng vẻ đẹp và sự tinh-khiết, thanh tao, những đặc tính vun trồng từ hơn bốn nghìn năm nay. 
Từ trên cao những cành, những ngọn cây, phong lan này vẫn hướng về khu vườn cũ, như hướng dương đi tìm mặt trời. Phong lan vẫn thương, vẫn xót những địa lan còn ở lại, vẫn nhớ, vẫn tiếc nắm đất thuở nào, vẫn hóng gió, hóng trăng, vẫn khao khát những hạt nắng, những giọt sương trong khu vườn đó. Nhưng thiếu bầu trời khoáng-đạt, làm sao phong lan có thể sống?
Cho nên phong lan này dáng vẻ tươi tốt nhưng bao giờ cũng mang nặng như một nét buồn man mác...

Nhưng thôi hoa ơi, tâm-sự này chỉ là tạm bợ và cũng sẽ tàn theo ngày tháng mà thôi. 
Phong lan sống trên cành cao nhưng gieo hạt xuống đất và những thế-hệ sau dần dà sẽ trở thành những loài địa lan Mỹ, Úc, Pháp,...
Những "người Việt phong lan" chúng tôi chỉ là một vài thế-hệ chuyển-tiếp (*) được Lịch-sử giao-phó cho trọng-trách "trải đường" cho những thế-hệ sau. 
Số-phận chúng tôi có lẽ là vậy thôi.

Trừ phi... trừ phi một ngày đẹp trời nào đó, nắng Hòa-Bình lại chan hòa, không khí Tự-Do lại thơm ngát trên khu vườn đó... 
        "... Trời làm một trận lằng nhằng,
             Thằng vẫn là thằng, ông vẫn là ông..."
Biết đâu đấy?...

Nói dông nói dài, nhưng dù sao đi nữa, trong bất cứ khu vườn nào trên thế-giới, phong lan, địa lan, thạch lan hay hoại lan, lan nào cũng vẫn mãi mãi là lan. Vẫn đẹp tuyệt-vời.


Yên Hà, tháng 4, 2013
(*) : Xin mời đọc "Thế-hệ bánh mì kẹp"

Tiếng nước tôi: Từ đơn-Từ kép


Trong tiếng Việt (cũng như tiếng Trung Hoa, tiếng Thái, tiếng Khmer...), một "từ" được viết bằng một "chữ", phát âm bằng một "tiếng" hay "âm-tiết" (syllabe / syllable).
Trong những loại chữ đơn âm-tiết (langues monosyllabiques / monosyllabic languages) này, sự tổng-hợp các chữ cái không thể nào tạo đủ tất cả những chữ cần-thiết nên thường cần phải bổ-túc thêm bằng hai phương-cách: 
- thêm thanh-điệu: tiếng Việt ta là một ngôn-ngữ có thanh-điệu (langue tonale / tonal language) gồm có sáu dấu thanh-điệu: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. (Chúng ta sẽ xem qua đề tài này trong tháng sau)
- ghép hai, ba, bốn chữ lại để tạo thành chữ mới: tiếng Việt có từ đơn ("ăn", "sạch", "phơi"...), từ kép 2 chữ ("gia-đình", "ngôn-ngữ"...), từ kép 3 chữ ("hỏa diệm sơn"...), và hiếm hơn là từ kép 4 chữ ("hàng không mẫu hạm", thủy quân lục chiến"...).

1. Từ đơn

Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành, thường là những từ thuần-Việt.
Ví dụ: ngày, tháng, năm, ăn, mặc, …

2. Từ ghép (từ kép)
Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung.
Dựa theo nguồn gốc, từ ghép được phân ra mấy loại như sau: 
A. Từ thuần-Nôm 
Những cách kết-hợp 2 từ-đơn:
- Đồng-nghĩa (đùa giỡn, nhanh chóng...) hay phản-nghĩa (trắng đen, ngược xuôi...)
- 1 từ đơn chính + 1 từ đơn phụ (ngõ cụt, tàu bay, tàu hỏa...)

B. Từ Hán-Nôm

Những cách kết-hợp 2 từ đơn:
- Dùng nguyên từ-kép tiếng Hán (dân tộc, quốc gia, đạo đức...)
- Dùng từ-kép Hán nhưng thay đổi vị trí (H: giản đơn -> N: đơn giản) hoặc thay đổi thành-phần từ-đơn (H: y viện -> N: bệnh viện; H: đối đãi -> N: đối xử, ...) 
- Dùng từ-kép Hán theo một ý nghĩa khác: Văn tự= chữ viết (H), = giấy tờ mua bán (N)
- Dùng tiếng Hán để tự đặt ra từ-kép tiếng Nôm mà không dùng từ-kép Hán có nghĩa tương-tự ("phát thanh'' (N) thay vì ''bá âm'' (H); "trục xuất" (N) thay vì "khai trừ" (H),...)
- Dựa trên cấu trúc [danh từ / tính từ + "hóa" (H)]: dùng toàn chữ Hán (cập nhật hóa, thi vị hóa...) hay dùng toàn chữ Nôm (lành mạnh hóa...)
- Ghép 1 từ đơn Hán + 1 từ đơn Nôm đồng nhĩa (màu sắc, nuôi dưỡng, thâm sâu...)
Đọc đến đây, tôi có cảm-tưởng khuynh-hướng của một số tiếng Việt "hiện-đại" sau 1975 (*) là trở lại tiếng Hán (bước đầu trong công cuộc Hán-hóa trong tương lai?)

C. Từ mượn của nước ngoài

- Gián-tiếp, thông qua tiếng Hán: từ tiếng Phạn (bát nhã, bồ đề), Tây Vực (bồ đào, pha lê), Tây phương (nha phiến...)...
- Trực-tiếp, phiên-âm từ ngoại-ngữ: từ tiếng Pháp (xi măng, sà phòng, va li...), chữ khoa-học (át xít, can-xi, vi-ta-min...)

3. Từ-láy 

Một loại từ kép đặc-biệt mà người ta có thể phân-biệt ra là từ-láy, trong đó có một phần hay toàn bộ của tiếng được lập lại.
Có 4 kiểu từ-láy:
- Láy âm: đậm đà, long lanh, vội vàng, rủi ro,... 
- Láy vần: bát ngát, loáng thoáng, luống cuống...
- Láy cả âm lẫn vần: chầm chậm, trăng trắng, lành lạnh...
(trong 3 loại này, chữ láy thường không có nghĩa riêng ("đà" trong "đậm đà", "luống" trong "luống cuống", "chầm" trong "chầm chậm"...; đôi khi cả 2 từ đều không có nghĩa như "lúi húi", "xào xạc",... )
- Láy tiếng: xinh xinh, ào ào, hây hây...

4. Vai trò của từ-ghép trong ngôn-ngữ Việt-Nam
Cái đẹp tinh-túy của ngôn-ngữ Việt-Nam có lẽ một phần nằm trong những từ-ghép.

- Từ-ghép bù trừ lại cho đặc-điểm "đơn âm-tiết" và giúp cho tiếng Việt thêm phong phú để có đủ chữ, đáp ứng nhu cầu của sinh hoạt hằng ngày.

- Từ-ghép thường gồm một từ-đơn gốc (một ý chính) cho nên trong những quyển từ-điển, từ-ghép được gom lại với nhau từng từ-đơn chính. Thí dụ là chữ "phong" có nhiều nghĩa và gây nên nhiều nhóm từ-ghép:

   - phong (bệnh): phong thấp, phong cuồng...
   - phong (cây): phong dương...
   - phong (ong): phong oa (tổ ong), phong lạp (sáp)...
   - phong (bao): phong bì, phong bao...
Cũng như chữ La-Tinh hay Hy-Lạp đối với tiếng Pháp, muốn nắm vững từ-vựng Việt-Nam, cần phải có chút căn-bản chữ Hán-Nôm.

- Từ-ghép đôi khi cũng giúp viết chính-tả đúng hơn. Thí dụ, ta có thể phân-biệt:

   - "tâm" và "tăm" trong "tâm sự", "tâm tình" và "tăm dạng", tăm hơi"...
   - "trao" và "trau" trong "trao đổi", "trao trả" và "trau dồi", "trau chuốt"...
   - "trong" và "trông": "trong sạch", "trong trắng" và "trông đợi", "trông mong"...

- Đặc-biệt hơn nữa, từ-láy là một đặc-trưng của tiếng Việt ta. Từ-láy có tác-dụng:

     - làm cho từ gốc có thêm sắc-thái nào đó (làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm như trong "lành lạnh", "mặn mà"...), 
     - tượng-hình, gợi ảnh: Khi đọc "Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà" trong bài "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, ta có thể mường-tượng trước mắt một phong-cảnh hữu tình như một bức tranh thủy mạc,
     - mô-phỏng, tượng-thanh (khúc khích, líu lo, ríu rít, loảng xoảng...).

Luyện từ và câu:  Từ đơn - Từ ghép - Từ láy
Từ Kép Trong Tiếng Việt  (Lưu Khôn)

- Ngôn-ngữ phản-ảnh văn-hóa và nhân-sinh quan của dân-tộc nên đối với người Á-Đông nói chung (ảnh-hưởng Khổng giáo và Phật giáo?) và đối với người Việt-Nam nói riêng, chữ kép còn tuyệt-vời ở điểm:
1 từ-ghép = 2 từ-đơn = 2 ý nghĩa, 2 khái-niệm bổ-túc lẫn nhau, khiến cho ngôn-ngữ bao hàm nhiều khái-niệm thâm-túy hơn.

Thí dụ: để nói về tình yêu, người Tây phương dùng chữ "to love" (Anh) hay "aimer" (Pháp), nhưng tình yêu là một tình-cảm bao la, phức-tạp thì làm sao có thể diễn-tả bằng một chữ được? Cho nên tiếng Việt ta sẽ có những chữ riêng biệt như: thương yêu, thương mến, thương quí, thương xót, thương hại, thương tiếc, thương nhớ...
Đôi khi chúng ta chỉ hiểu ý nghiã tổng-quát của một từ-ghép mà quên đi hoặc không hiểu hết ý của mỗi phần. Thí dụ:
   - trong "giàu sang", "giàu" nói lên khía cạnh vật chất (có nhiều tiền) trong khi "sang" bao hàm ý nghĩa tinh-thần (quí phái, đáng trọng) và một người giàu không đương nhiên là sang, như trường-hợp những người mới giàu (parvenu / new rich),

   - trong "ngon lành", "ngon" mang khía cạnh hương vị và "lành" chỉ khía cạnh sức khỏe,
   - trong "gian ngoan", gian mà không ngoan (khôn) thì sớm vào tù lắm,
   - chữ "nghèo khó" / "nghèo khổ" bao gồm một tình trạng (nghèo) và một hậu quả (khó/khổ), cho nên mới có câu "cái nghèo nó đeo cái khó",...
Đây là một trong những lý do tôi yêu tiếng nước tôi.

5. Gạch nối
Trong chữ Việt, cái gạch nối dùng để kết hợp những thành-tố viết rời của một từ gồm nhiều âm-tiết. Nếu viết riêng rẽ thì những âm-tiết nói trên sẽ có một nghĩa khác, tức là nghĩa riêng biệt của từng âm-tiết.
Thí dụ: "độc"=  "một" hay "hại sức khỏe" và "lập"= "đứng thẳng" hay "tức khắc" nhưng "độc-lập" = 
có chủ quyền, không tùy thuộc ai.
Hai chữ "độc" và "lập" phải đi chung với nhau và người ta dùng một dấu gạch-nối để phân-biệt hai từ-đơn đó với từ-ghép "độc-lập".

Gạch nối dùng để phân biệt từ-đơn với từ-ghép, mục đích là để câu văn được rõ nghĩa. Cách sử-dụng dấu gạch nối được qui-định rõ ràng và trong học đường, thời bấy giờ, thiếu cái gạch nối là một lỗi chánh tả tương tự như các lỗi chánh tả khác.
Dựa theo các sách đã xuất-bản, chúng ta ghi-nhận, trên những sách in trước năm 1975, các tác-giả vẫn còn dùng cái gạch nối đối với những từ-ghép. Tuy nhiên, việc dùng cái gạch nối này của những người làm văn-hóa chưa thống-nhất: có tác-giả áp dụng triệt-để các nguyên-tắc, nhưng cũng có tác-giả chỉ áp dụng một cách đại-khái hay tương-đối, tùy theo quan-niệm của mỗi cá-nhân

Thực-tế cho thấy, việc dùng gạch nối cũng đã gây một số bất tiện và phiền phức cho người viết và trong ngành ấn-loát, người đánh máy và người sắp chữ phải nhọc công và khổ sở vì cái gạch nối. (Trước kia, trong thời-kỳ ngành ấn-loát nước ta còn lạc-hậu, việc sắp chữ để làm bản in "typo" được thực-hiện theo lối thủ-công.)
Sau 1975, trên tuyệt đại số những sách báo xuất-bản trong nước và tại hải-ngoại, cái gạch nối đã âm-thầm biến mất và chỉ tồn-tại trong một vài trường-hợp:
- Từ có quan-hệ qua lại với nhau: từ điển Hán-Việt, bang giao Mỹ-Việt, luật hỏi-ngã, ...
- Danh-từ chung (nom commun / common noun) phiên-âm: cát-xết, vi-đê-o...
Ðối với một số tên chung phiên-âm đã hoàn toàn Việt hóa, ta bỏ luôn cái gạch nối: cà phê, cà vạt, câu lạc bộ, đô la, ga ra, nóc ao, ra đa, ra gu, ti vi, xích lô...
- Một số từ-ngữ mà các âm-tiết không thể tách rời: chợ-nhà-lồng, khô-cá-chỉ-vàng, tại-vì-bởi,... 


Để thay thế cái gạch nối đối với các từ ghép, đã có một số người, cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại, có xu-hướng viết dính các âm-tiết những từ-ghép Hán-Việt và thuần-Việt, thí dụ như: tựdo, vữngvàng, ngônngữhọc, kimtựtháp, hàngkhôngmẫuhạm. 
Tuy nhiên, những từ viết dính liền có thể sẽ bị đọc và và bị hiểu sai lệch nên việc cải-cách này không được hưởng-ứng.
Những từ-ghép dính liền có thể được đọc một cách khác: "Giáo án" viết "giáoán" có thể đọc là "giá oán" hoặc ''gi áo án''; ''Phát hành" viết "pháthành" có thể là "phá thành",...
Những từ vốn chỉ có một âm nay có thể được đọc tách rời thành hai âm: "Thúy" có thể đọc là "thú y"; "Khóai"= "kho ái" hoặc "khó ai",...

Việc xóa bỏ gạch nối không ảnh hưởng trầm trọng đến câu văn về mặt ngữ nghĩa (chả chết thằng Tây nào). Người đọc bình thường dễ dàng phân biệt từ đơn và từ ghép. Cả người viết và người đọc đã mặc nhiên hiểu ngầm là các từ ghép Hán-Việt và thuần-Việt luôn luôn được nối với nhau bằng cái "gạch nối vô hình." 

Những người chủ-trương duy-trì cái gạch nối trong những từ-ghép Hán-Việt và thuần-Việt và những người chủ-trương viết dính liền những từ-ghép lại này đều có lý.
Ngữ-pháp chung qui chỉ là một qui-ước, một sự giao-ước giữa người viết và người đọc.
Nói và viết, đúng hay sai là một thói quen, lập đi lập lại qua nhiều thế hệ. Mà thói quen xuất phát từ sự thực dụng. Và một khi đã thông dụng thì mọi người đều phải theo. Khó mà đem môn lý luận ra để phê phán được. Trừ phi, có điểm nào quá vô lý, nếu muốn sửa đổi thì phải có sự đồng thuận của số đông.
Gạch Nối trong chữ Việt (Phụng Nghi)

Nói cho ngay, dùng gạch nối hay không là tùy-hỷ mỗi người mà thôi.
Tuy nhiên, một vấn-đề quan-trọng khác là nếu chữ viết ta còn bỏ dấu gạch nối thì "Google Translate" và những tự-điển-dịch thuật "on line" chắc chắn sẽ không đem lại cho chúng ta những trận cười "bò lăn, bò càng" nữa đâu. Các bạn cứ thử mà xem.

Riêng tôi vẫn dùng gạch nối nhưng chỉ dùng một cách tương-đối, chủ-đích là giúp người đọc dễ đọc, dễ hiểu. Từ ghép Hán-Việt trong ngôn-ngữ ta rất nhiều mà không phải chữ nào cũng dễ hiểu, nhất là trong những địa-hạt chuyên-môn (khoa-học, kinh-tế, chính-trị...) nên tôi để ý dùng gạch nối nhiều hơn.
Lấy một thí-dụ: nếu trong diễn-văn một ông thủ-tướng, có câu:
"... Kỳ-vọng các đại gia-đình công-chức tước quyền hành-chánh…" mà viết không gạch nối thì có thể đọc là:
"... Kỳ  Vọng Các (Bangkok)   đại gia   đình công   chức tước   quyền hành  chánh…"
Những bạn xem phim Trung-Hoa hay Đại-Hàn với phiên-âm tiếng Việt chắc đã có lúc bực mình với những ngắt chữ không đúng chỗ, thí dụ như: "Bệ   hạ giá... lâm",...
Một thí-dụ khác: cách đây vài tuần, trong một buổi văn-nghệ, mười phút trước màn hoạt cảnh, tôi đã được nhờ đọc một bản thông-tin dự báo thời-tiết. Tôi vội vàng ghi thêm gạch nối tất cả các chữ và tôi đã có thể đọc dễ dàng mà không cần phải tập dợt. 

Đã có (và sẽ còn có) người cười tôi "cổ-hủ" nhưng viết tiếng Việt (dù chỉ là viết điện-thư), bao giờ tôi cũng bỏ dấu và khi viết bài để đăng, bao giờ tôi cũng để ý bỏ dấu gạch nối (ít nhất để cho rõ nghĩa), chấm phết, xuống hàng, bỏ hàng... kỹ lắm.
Chẳng phải vì tôi gàn hay tôi "ma-nhắc" gì đâu. Chẳng qua tôi yêu tiếng nước tôi và tôi tôn-trọng người đọc mà thôi.
Một lần nữa, chúng ta đã thuộc một thế-hệ chuyển-tiếp thì chúng ta cứ đón-nhận trách-nhiệm của mình đến nơi đến chốn rồi thôi.
Yên Hà, tháng 4, 2013

(*): Xin mời đọc (lại) bài "Tiếng Việt mới: Truyện vui mà buồn"
http://phu-tran.blogspot.com/2012/05/tieng-viet-moi-truyen-vui-ma-buon.html


Charles Aznavour le poète (2ème partie)

1ere partie :
1. Un sacré bonhomme
2. L'amour, toujours l'amour
./.


2ème partie:

3. Le temps qui passe
L'amour, c'est comme un jour, ça s'en va, l'amour et alors, c'est trop triste, Venise, quand on ne s'aime plus. Le temps fait et défait  les amours et les choses de la vie. 
Mais il arrive aussi que le temps refait ce qu'il a défait et tout ne meurt pas avec le temps qui passe quand, au fond de soi, on n'a rien oublié.

... Qui m'aurait dit qu'un jour sans l'avoir provoqué
Le destin tout à coup nous mettrait face à face
Je croyais que tout meurt avec le temps qui passe
Non je n'ai rien oublié


Je ne sais trop que dire, ni par où commencer

Les souvenirs foisonnent, envahissent ma tête
Et le passé revient du fond de sa défaite
Non je n'ai rien oublié, rien oublié...


... Chaque saison était notre saison d'aimer

Et nous ne redoutions ni l'hiver ni l'automne
C'est toujours le printemps quand nos vingt ans résonnent
Non je n'ai rien oublié, rien oublié...

... Je voudrais, si tu veux, sans vouloir te forcer
Te revoir à nouveau, enfin... si c'est possible
Si tu en as envie, si tu es disponible
Si tu n'as rien oublié
Comme moi qui n'ai rien oublié.
                                    (Non je n'ai rien oublié, 1971)

Les artistes, c'est connu, aiment la vie qu'ils mordent à pleines dents. Ils jouent de la vie, de la jeunesse, sans compter, à toute vitesse, jusqu'à s’essouffler. Mais qu'ai-je fait de mes vingt ans ?

Hier encore
J´avais vingt ans
Je caressais le temps
Et jouais de la vie
Comme on joue de l´amour
Et je vivais la nuit
Sans compter sur mes jours
Qui fuyaient dans le temps...


... Hier encore
J´avais vingt ans
Je gaspillais le temps
En croyant l´arrêter
Et pour le retenir
Même le devancer
Je n´ai fait que courir
Et me suis essoufflé...


... Du meilleur et du pire
En jetant le meilleur
J´ai figé mes sourires
Et j´ai glacé mes pleurs
Où sont-ils à présent
A présent mes vingt ans?
             (Hier encore, 1964 ; Yesterday, when I was young en version anglaise)

Et il arrive un âge 
où l'on se remet en questions, où l'on se pose des questions, où l'on s'interroge sur le sens de sa vie, sur la manière dont on l'a remplie. Et on réalise parfois qu'à force de se débattre dans les courants tumultueux de la vie, on n'a pas toujours vu le temps passer :

Plus je m´enfonce dans ma vie
Plus je ne peux que constater
Qu´au vent léger de mes folies
Je n´ai pas vu le temps passer

Entre les draps de la jeunesse
Quand je dormais à poings fermés
A l´horloge de mes faiblesses
Je n´ai pas vu le temps passer


Je n´ai pas vu le temps courir
Je n´ai pas entendu sonner
Les heures de mon devenir
Quand je fonçais tête baissée
Vers ce qu´était un avenir
Et qui est déjà du passé...


... Et puis soudain la cinquantaine

Le demi-siècle consommé
A la table de mes fredaines
Au moment où les jeux sont faits
Que tous mes atouts sont jetés
Je ne peux dire qu´à regret
Je n´ai pas vu le temps passer.
      (Je n´ai pas vu le temps passer, 1978)

Tel est le temps. Imperturbable, implacable, il impose son emprise sur tous et sur tout.

4. Charles le Gavroche
Rappelons le, Charles Aznavour est né à Paris (par un pur hasard puisque ses parents n'étaient qu'en transit à Paris, dans l'attente d'un visa pour les Etats-Unis). Il y a grandi et y a vécu une bonne partie de sa vie. C'est un vrai Gavroche (titi parisien dans "Les misérables" de Victor Hugo). J'imagine aisément l'émotion qu'il doit ressentir à l'évocation de La Bastille, Ménilmontant, Belleville, Montmartre,... tous ces quartiers populeux et populaires de Paris où il a du vivre bien des souvenirs :

Mômes de mon quartier, tout mon passé s´éveille quand je pense
Aux folies des jours où nos amours comblaient mon existence
Malgré les années, j´ai préservé dans mon cœur, quoi qu´il fasse
Comme un coin secret où nulle, jamais, n´a pris votre place


Mômes de mes vingt ans, Ménilmontant, c´est loin mais c´est si proche
Ces instants si doux qui laissent un goût aux lèvres d´un gavroche
Comme un goût salé qui fait rêver et leur goût me rapproche
Jolies mômes de mon quartier...


Mômes de mes amours, de ces beaux jours, de ma tendre bohème

Vous avez semé et le quartier, grâce à vous, est le même
Tout parle à mon cœur et, plein d´ardeur, je sais que je vous aime
Jolies mômes de mon quartier
                                                     (Jolies mômes de mon quartier) 

Comme tout Parisien qui se respecte, forcément, il aime Paris, de cet amour que seuls les Parisiens dans l’âme peuvent comprendre. Il aime d'autant plus Paris qu'il y a vécu les souvenirs les plus mémorables de sa vie, toutes ces années de galère avant de se retrouver en haut de l'affiche :


J´aime Paris au mois de mai
Avec ses bouquinistes
Et ses aquarellistes
Que le printemps a ramenés
Comme chaque année le long des quais
J´aime Paris au mois de mai
La Seine qui l´arrose
Et mille petites choses
Que je ne pourrais expliquer

J´aime quand la nuit sévère
Étend la paix sur terre
Et que la ville soudain s´éclaire
De millions de lumières
Il me plaît à me promener
Contemplant les vitrines
La nuit qui me fascine
J´aime, j´aime Paris au mois de mai
                                               (J´aime Paris au mois de mai, 1956)

Décidément, Paris sera toujours Paris. J'aime Paris, et pas seulement qu'au mois de mai.


Yên Hà, avril 2013
A lire, le mois prochain:
- Aznavourian l'Arménien
- L'ambassadeur de la langue française 

Thi-sĩ Charles Aznavour (Phần 2)


Phần 1

1. Người nghệ-sĩ tài ba
2. Cũng chỉ là tình yêu
./.
Phần 2
3. Giòng thời-gian
Tình yêu đến, tình yêu đi và Venise thật buồn thảm khi tình yêu đã chết. 
Thời-gian kết-hợp rồi thời gian lại chia-cách, thời-gian tạo rồi diệt, nhưng đôi khi thời-gian lại tái-hợp, thời-gian lại tái tạo. Mọi chuyện không phải bao giờ cũng trôi theo thời-gian khi trong thâm-tâm, chúng ta không hề quên.

... Ai biết được sẽ có một ngày, không hẹn mà đến     
                                                 ... Qui m'aurait dit qu'un jour sans l'avoir provoqué
Định-mệnh chợt nối mặt đôi ta
        Le destin tout à coup nous mettrait face à face

Anh cứ ngỡ chuyện gì cũng tàn theo năm tháng
                                                Je croyais que tout meurt avec le temps qui passe
Nhưng không, anh không hề quên                                      Non je n'ai rien oublié

Anh không biết phải nói gì hay mở lời như thế nào

                                                     Je ne sais trop que dire, ni par où commencer
Kỷ-niệm dâng trào, ngập tràn tâm-trí anh
                                                     Les souvenirs foisonnent, envahissent ma tête
Và dĩ-vãng lại trổi dậy từ 
đáy mồ chiến bại
                                                             Et le passé revient du fond de sa défaite
Không, anh không hề quên, 
không hề quên     Non je n'ai rien oublié, rien oublié...

... Thuở ấy, mùa nào cũng là mùa tình yêu  

                                                       ... Chaque saison était notre saison d'aimer
Chúng ta chẳng sợ mùa đông, cũng chẳng ngại mùa thu          
                                                       Et nous ne redoutions ni l'hiver ni l'automne
Vì trong tuổi đôi mươi, lúc nào cũng là mùa xuân
                                 C'est toujours le printemps quand nos vingt ans résonnent
Không, anh không hề quên, không hề quên    Non je n'ai rien oublié, rien oublié...

Anh không dám ép, nhưng nếu em cho phép, anh cũng muốn, 
                                                       Je voudrais, si tu veux, sans vouloir te forcer
Gặp lại em... nếu được, nếu có thể
   Te revoir à nouveau, enfin... si c'est possible
Nếu em muốn, nếu em rảnh                          Si tu en as envie, si tu es disponible
Nếu em không hề quên                                                         Si tu n'as rien oublié
Cũng như anh không hề quên                              Comme moi qui n'ai rien oublié.
(Anh không hề quên)                                               (Non je n'ai rien oublié, 1971)

Người nghệ-sĩ sống với con tim, với nhiệt huyết mình, đôi khi sống cuồng, sống vội, lao mình vào cuộc sống như con thiêu thân. Chợt nhìn lại thì tuổi trẻ tôi đâu?


Mới hôm qua                                                                        Hier encore

Tuổi đôi mươi                                                               J´avais vingt ans
Tôi vuốt ve thời-gian                                             Je caressais le temps
Và vui đời                                                                    Et jouais de la vie
Như đùa với tình yêu                                    Comme on joue de l´amour
Và tôi sống ban đêm                                                   Et je vivais la nuit
Bất chấp chuỗi ngày                                    Sans compter sur mes jours
Đang chạy trốn trong thời gian                    Qui fuyaient dans le temps...


... Mới hôm qua                                                                ... Hier encore
Tuổi đôi mươi                                                               J´avais vingt ans
Tôi lãng phí thời gian                                            Je gaspillais le temps
Mà tôi tưởng ngưng được                                        En croyant l´arrêter
Và để giữ nó lại                                                            Et pour le retenir
Hay để đi trước nó                                                     Même le devancer
Tôi cứ cắm đầu chạy                                             Je n´ai fait que courir
Đến hụt hơi...                                                      Et me suis essoufflé...


... Từ điều tốt nhất đến xấu nhất                       ... Du meilleur et du pire
Tôi đã vất bỏ điều tốt nhất                                      En jetant le meilleur
Để nụ cười chết lịm                                             J´ai figé mes sourires
Và tiếng khóc lặng câm                                     Et j´ai glacé mes pleurs
Tuổi đôi mươi của tôi                                           Où sont-ils à présent
Nay còn đâu?                                                A présent mes vingt ans?
(Mới hôm qua)                    (Hier encore, 1964 ; Yesterday, when I was young)

Thời-gian cứ thế trôi qua và một ngày nào đó, đến một tuổi nào đó, ta chợt đặt lại vấn-đề, chợt tự hỏi bao nhiêu câu hỏi về ý-nghiã của cuộc sống, về lối sống của chính mình. Và đôi khi thực hiện rằng trong suốt thời-gian lao mình vào cuộc sống, ta đã không thấy thời-gian qua:


Càng đi sâu vào đời                                           Plus je m´enfonce dans ma vie
Tôi càng nhận thấy                                              Plus je ne peux que constater
Trong gió thoảng những điên rồ tuổi trẻ              Qu´au vent léger de mes folies
Tôi đã không thấy thời-gian qua                         Je n´ai pas vu le temps passer
Trong ch
ăn nệm của tuổi trẻ                               Entre les draps de la jeunesse

Khi tôi ngủ thật say                                     Quand je dormais à poings fermés
Trên đồng hồ của khuyết điểm mình                    A l´horloge de mes faiblesses
Tôi đã không thấy thời-gian qua                        Je n´ai pas vu le temps passer

Tôi đã không thấy thời-gian chạy                        Je n´ai pas vu le temps courir
Tôi đã không nghe điểm                                        Je n´ai pas entendu sonner
Những giờ phút của tương lai                                Les heures de mon devenir
Khi tôi cắm đầu chạy                                         Quand je fonçais tête baissée
Về một tương lai                                                     Vers ce qu´était un avenir
Đã là một quá khứ...                                                Et qui est déjà du passé...

...Rồi bất chợt tuổi ngũ tuấn                         ... Et puis soudain la cinquantaine

Một nửa thế-kỷ đã tiêu trọn                                     Le demi-siècle consommé
Trên bàn của những ngông cuồng tuổi trẻ                A la table de mes fredaines
Khi định-mệnh đã an bài                                 Au moment où les jeux sont faits
Khi quân chủ bài đã đánh hết                            Que tous mes atouts sont jetés
Tôi chỉ có thể nói: "Tiếc quá                                   Je ne peux dire qu´à regret
Tôi đã không thấy thời-gian qua."                      Je n´ai pas vu le temps passer.
(Tôi đã không thấy thời-gian qua)             (Je n´ai pas vu le temps passer, 1978)

Ôi, thời-gian...

4. Thằng nhóc Paris
Chắc hẳn là Charles Aznavour đã có duyên, có nợ với nước Pháp nói chung và Paris nói riêng vì ông đã ra đời tại Paris, nơi cha mẹ ông chỉ tạm chân trong lúc chờ làm đơn xin nhập-cư vào Mỹ. Thế là gia-đình ông ở lại Paris và ông đương nhiên trở thành  "gavroche" (tên nhân-vật một thằng nhóc Paris trong truyện "Les misérables" - "Những kẻ khốn-nạn" của Victor Hugo).
Chắc hẳn là thành phố Paris, với những khu Bastille, Menilmontant, Belleville, Montmartre (nơi đóng đô của những họa-sĩ)... đã để lại nhiều kỷ-niệm vui buồn trong cuộc đời người nghệ-sĩ.

Những cô nhóc trong xóm tôi ơi, dĩ vãng tôi chợt bừng giấc khi tôi nghĩ đến

                      Mômes de mon quartier, tout mon passé s´éveille quand je pense
Những chuỗi ngày điên rồ khi những mối tình lấp đầy cuộc sống
                           Aux folies des jours où nos amours comblaient mon existence

Năm tháng có trôi qua nhưng tôi vẫn giữ mãi trong tim
                       Malgré les années, j´ai préservé dans mon cœur, quoi qu´il fasse

Như một góc thầm kín
                                  Comme un coin secret où nul jamais n´a pris votre place

Những cô nhóc của tuổi đôi mươi, Ménilmontant thật xa nhưng thật gần
             Mômes de mes vingt ans, Ménilmontant, c´est loin mais c´est si proche

Những giây phút êm ái đó để lại trên môi thằng nhóc này
                     Ces instants si doux qui laissent un goût aux lèvres d´un gavroche

Như một hương-vị mằn mặn làm tôi mơ và tôi cảm thấy gần gũi
                            Comme un goût salé qui fait rêver et de  vous me rapproche

Những cô nhóc xinh đẹp trong xóm tôi             Jolies mômes de mon quartier...

... Những cô nhóc yêu quí của tuổi thơ, của thời phóng khoáng nhẹ nhàng
                 
               ... Mômes de mes amours, de ces beaux jours, de ma tendre bohème

Các cô đã gieo đời và nhờ vậy khu xóm vẫn không thay đổi                                     
                                Vous avez semé et le quartier, grâce à vous, est le même

Tim tôi cảm nhận tất cả và tôi biết tôi nông nhiệt yêu các cô
                   Tout parle à mon cœur et, plein d´ardeur, je sais que je vous aime
Những cô nhóc xinh đẹp trong xóm tôi             Jolies mômes de mon quartier
(Những cô nhóc xinh đẹp trong xóm tôi)          (Jolies mômes de mon quartier) 

Tôi đã sống ở Paris 25 năm, tôi đã từng yêu Paris và tôi vẫn yêu Paris, một cái "yêu" mà tôi (cũng như Aznavour) không thể cắt nghĩa, một cái "yêu" mà chỉ những người đã từng yêu Paris mới hiểu được. Cho nên tôi có thể hiểu Charles Aznavour có thể yêu Paris như thế nào, nhất là khi ông ta đã sinh ra và lớn lên tại Paris, cũng như ông đã từng trải bao nhiêu khó khăn trước khi bước lên đài danh vọng.


Tôi yêu Paris vào tháng năm                                J´aime Paris au mois de mai

Với những người bán sách cũ                                       Avec ses bouquinistes
Và những họa-sĩ tranh màu nước                                        Et ses aquarellistes
Mà mùa xuân mỗi năm                                          Que le printemps a ramenés
Lại mang về dọc những kè                  Comme chaque année le long des quais


Tôi yêu Paris vào tháng năm                                  J´aime Paris au mois de mai
Yêu sông Seine chảy ngang                                              La Seine qui l´arrose
Yêu ngàn điều nho nhỏ                                                   Et mille petites choses
Mà tôi không thể cắt nghĩa                                      Que je ne pourrais expliquer

Tôi yêu khi ban đêm nghiêm trang                           J´aime quand la nuit sévère
Gieo hòa-bình trên trái đất                                               Etend la paix sur terre
Và khi thành phố bừng sáng                              Et que la ville soudain s´éclaire
Hàng triệu ngọn ánh sáng                                              De millions de lumières
Tôi yêu đi dạo phố                                                     Il me plaît à me promener
Ngắm nhìn những cửa hàng                                         Contemplant les vitrines
Trong màn đêm quyến rũ                                                 La nuit qui me fascine
Tôi yêu, t
ôi yêu Paris vào tháng năm           J´aime, j´aime Paris au mois de mai
Tôi yêu Paris vào tháng năm                        (J´aime Paris au mois de mai, 1956)

Paris bao giờ cũng vẫn là Paris. Tôi yêu Paris, và không chỉ vào tháng năm.



Yên Hà, avril 2013
Đón đọc tháng tới:
- Aznavourian, người gốc Arménie
- Aznavour, thi-sĩ pháp-ngữ