1. Hiểu-Biết
Học hỏi là cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mình đặt ra chung quanh một vấn-đề nào đó để hiểu biết thêm về vấn-đề đó.
Lúc đi học, có những bộ môn chúng ta phải học để biết, để nhớ như mẫu-tự, bảng cửu chương, Địa-lý, Lịch-sử (lúc này thì chỉ biết học thuộc lòng thôi) và có những bộ-môn giúp chúng ta học để hiểu, để phân-tích như Toán, Lý-Hoá, Triết, …
Tiếng Việt cũng phân-biệt Chữ và Nghĩa : Chữ giúp ta Biết, Nghĩa giúp ta hiểu.
Có những câu hỏi giúp ta biết thêm về những sự-kiện, như Ai? Cái gì? Bao nhiêu? Bao giờ? Ở đâu?
Và có những câu hỏi giúp ta phân-tích để hiểu về một điều gì, như Như thế nào? và đặc-biệt là Tại sao?
Học hỏi là cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mình đặt ra chung quanh một vấn-đề nào đó để hiểu biết thêm về vấn-đề đó.
Lúc đi học, có những bộ môn chúng ta phải học để biết, để nhớ như mẫu-tự, bảng cửu chương, Địa-lý, Lịch-sử (lúc này thì chỉ biết học thuộc lòng thôi) và có những bộ-môn giúp chúng ta học để hiểu, để phân-tích như Toán, Lý-Hoá, Triết, …
Tiếng Việt cũng phân-biệt Chữ và Nghĩa : Chữ giúp ta Biết, Nghĩa giúp ta hiểu.
Có những câu hỏi giúp ta biết thêm về những sự-kiện, như Ai? Cái gì? Bao nhiêu? Bao giờ? Ở đâu?
Và có những câu hỏi giúp ta phân-tích để hiểu về một điều gì, như Như thế nào? và đặc-biệt là Tại sao?
2. Tầm quan-trọng của
“Tại sao?”
Một đứa trẻ khi bắt đầu biết nói đã bắt đầu tìm hiểu về cái thế-giới “mới” của nó và làm cha mẹ đôi khi phải “nhức đầu” với những câu hỏi hóc búa như “Tại sao biển lại xanh?”, “Tại sao con chó nó không biết nói?”, “Tại sao tóc Bà lại trắng?”, “Tại sao mùa đông lại có tuyết?”, "Tại sao ngày đầu tuần lại là Thứ hai?", ...
Bản-năng đứa bé đã biết tận-dụng “Tại sao?” để học-hỏi.
Một đứa trẻ khi bắt đầu biết nói đã bắt đầu tìm hiểu về cái thế-giới “mới” của nó và làm cha mẹ đôi khi phải “nhức đầu” với những câu hỏi hóc búa như “Tại sao biển lại xanh?”, “Tại sao con chó nó không biết nói?”, “Tại sao tóc Bà lại trắng?”, “Tại sao mùa đông lại có tuyết?”, "Tại sao ngày đầu tuần lại là Thứ hai?", ...
Bản-năng đứa bé đã biết tận-dụng “Tại sao?” để học-hỏi.
Câu hỏi “Tại sao…?” cho ta câu trả lời “Tại vì…”, là nguyên-nhân một sự-việc.
Câu hỏi tương-tự “Để làm gì?” cho ta câu trả lời “Để …”, là mục-đích một việc.
Nguyên-nhân và mục-đích là hai khía cạnh giúp ta hiểu sâu hơn một vấn-đề.
Câu hỏi tương-tự “Để làm gì?” cho ta câu trả lời “Để …”, là mục-đích một việc.
Nguyên-nhân và mục-đích là hai khía cạnh giúp ta hiểu sâu hơn một vấn-đề.
Nguyên-nhân thường
giúp ta hiểu trở lại một việc đã qua: Thám-tử bao giờ cũng phải tìm ra động-cơ người
tình-nghi trong một tội ác; bác-sĩ phải tìm ra nguyên nhân của căn-bệnh để chữa trị
chứ không thể chỉ dựa trên những triệu-chứng; sửa chữa gì cũng phải hiểu tại
sao máy này hỏng?...
Nếu chúng ta chỉ biết lịch-sử mà không hiểu sử thì sử chỉ có thể
lập lại, vì nếu không hiểu tại sao mình thất-bại thì mình sẽ còn sai lầm mãi.
Trong những phim tài-liệu tôi hay xem, tôi để-ý thấy rằng trước một sự-kiện lạ-lùng gì trong thiên-nhiên liên-quan đến súc-vật, cỏ cây, thời-tiết, nhà chuyên-gia nhất-địng phải tìm ra nguyên-do những sự-việc đó. Nghiên-cứu là tìm-hiểu nguyên-nhân mọi sự-kiện trên đời.
Trong những phim tài-liệu tôi hay xem, tôi để-ý thấy rằng trước một sự-kiện lạ-lùng gì trong thiên-nhiên liên-quan đến súc-vật, cỏ cây, thời-tiết, nhà chuyên-gia nhất-địng phải tìm ra nguyên-do những sự-việc đó. Nghiên-cứu là tìm-hiểu nguyên-nhân mọi sự-kiện trên đời.
Mục-đích thường
được dùng trước một dự-án :
Muốn làm gì mà không rõ mục-đích của mình thì chỉ như con thuyền không bến. Cho nên chúng ta phải quyết-định rõ ràng sứ-mệnh / nhiệm-vụ, mục-đích / mục tiêu, những kết quả muốn gặt hái,… trước khi khởi-đầu một công-trình, dù to, dù nhỏ : mở hãng / mở tiệm, thương-lượng, chọn một ngành học, chọn việc làm, về hưu, thiết-kế vườn trong nhà, …
Đúng hay sai, thành-công hay thất-bại tuỳ thuộc ở mục-đích của mình : không trở thành triệu-phú không có nghĩa là thất bại nếu mục-đích mình là sống thanh-thản trong tâm chứ không phải dựa trên vật-chất bên ngoài.
Muốn làm gì mà không rõ mục-đích của mình thì chỉ như con thuyền không bến. Cho nên chúng ta phải quyết-định rõ ràng sứ-mệnh / nhiệm-vụ, mục-đích / mục tiêu, những kết quả muốn gặt hái,… trước khi khởi-đầu một công-trình, dù to, dù nhỏ : mở hãng / mở tiệm, thương-lượng, chọn một ngành học, chọn việc làm, về hưu, thiết-kế vườn trong nhà, …
Đúng hay sai, thành-công hay thất-bại tuỳ thuộc ở mục-đích của mình : không trở thành triệu-phú không có nghĩa là thất bại nếu mục-đích mình là sống thanh-thản trong tâm chứ không phải dựa trên vật-chất bên ngoài.
Lúc trước đi làm, tôi gặp một ông Giám-Đốc rất giỏi, ông có dậy tôi một câu mà tôi nhớ mãi : “Nếu anh biết tại sao phải làm một việc gì đó thì anh sẽ tự tìm thấy phải làm như thế nào”.
Một khía-cạnh khác của mục-đích là nhu-cầu nên ngành tiếp-thị (Marketing) chuyên nhận-dạng ra được những gì mà con người và xã-hội có thể cần để bán những thứ đó hầu sinh-lợi, cho nên nếu chúng ta không rõ nhu-cầu của mình thì cũng sẽ có những kẻ khác quyết-định hộ cho mình mà thôi. Đôi khi, trước khi nghe theo lời mật-ngọt của cô bán hàng, tôi phải tự hỏi mình có cần món này không? Hay xa hơn nữa, nếu không mua, mình sẽ chịu ảnh-hưởng gì? (Dĩ-nhiên nếu mình thích mà có khả-năng mua thì chuyện này miễn bàn rồi).
Rõ ràng là câu hỏi “tại sao?”
quan trọng hơn hết.
3. Tại sao? : một lối
suy nghĩ
Lúc còn trẻ, tôi chọn ngành kỹ-sư vì tôi chỉ thích phân-tích chứ không thích học thuộc lòng và quả nhiên, thời-gian học này đã cho tôi trên hết một lối suy-luận. Tôi có thể học nhưng không thể hành nếu tôi không hiểu nguyên-tắc, không hiều "Tại sao?".
Lúc còn trẻ, tôi chọn ngành kỹ-sư vì tôi chỉ thích phân-tích chứ không thích học thuộc lòng và quả nhiên, thời-gian học này đã cho tôi trên hết một lối suy-luận. Tôi có thể học nhưng không thể hành nếu tôi không hiểu nguyên-tắc, không hiều "Tại sao?".
Tôi cũng có để ý những người theo học những bộ-môn khoa-học thường biết
sửa chữa chuyện này, việc nọ (handy man) cho dù là việc chưa bao giờ làm, nhờ óc suy-luận đó.
Một nhân-viên được huấn-luyện để làm một công việc mà không
hiểu tại sao hay để làm gì thì đến lúc ra khỏi trường-hợp đó một chút, sẽ không
biết xử-trí và phải đi hỏi cấp trên.
Nói rộng ra một chút, người dân ít biết suy-nghĩ thì dễ
cai-trị hơn nên chính-sách ngu-dân thường được áp-dụng bởi những thể-chế thực-dân hay độc-tài, để chính-phủ muốn làm gì
thì cứ làm, không phải cho biết tại sao? để làm gì? không cần phải để ý đến
ý-kiến người dân, nói gì thì người dân cứ tin, bảo làm gì thì người dân cứ làm.
Dân-trí thấp thì không thể có Dân-chủ
thật sự.
Hiểu 1, áp dụng 10
Hiểu được Tại sao? là hiểu được căn-nguyên (nguyên-nhân căn-bản). Hiểu được nguyên-tắc một sự việc là có thể tìm được nhiều tác dụng khác. Thí-dụ :
Nhìn đàn chim bay theo hình chữa 'V" giúp chúng ta hiểu thêm trong khí động-lực học (Aerodynamics) và áp dụng trong lối bay các phi-đội.
Nguyên-tắc Lực ly-tâm (centrifugal force / force centrifuge) được áp-dụng trong rất nhiều trường-hợp chuyển-động theo một đường cong: vắt nước quần áo trong máy giặt, xe chạy trên đường cong, biểu-diễn mô-tô bay, xe lao tốc-độ (roller coaster), những bộ-phận xoay vòng trong cơ-khí (Mechanics),…
Qui-tắc tam xuất (Rule of 3 / Règle de 3) trong Toán-học giúp ta tính độ hao xăng một chiếc xe, so sánh giá-cả giữa nhiều món (từng ký, từng thước…), tính giá-cả khi được bớt bao nhiêu phần trăm, đo liều-lượng khi làm bếp theo một công thức, đổi đơn vị, …
Rất nhiều sáng-chế mới “chỉ” là tác-dụng khác của một nguyên-tắc đã có trước, cho nên khoa-học tiến rất nhanh và những cuộc cách-mạng công-nghiệp bắt đầu cuối thế-kỷ 19 vẫn diễn ra một cách liên-tục từ đó.
Hiểu được Tại sao? là hiểu được căn-nguyên (nguyên-nhân căn-bản). Hiểu được nguyên-tắc một sự việc là có thể tìm được nhiều tác dụng khác. Thí-dụ :
Nhìn đàn chim bay theo hình chữa 'V" giúp chúng ta hiểu thêm trong khí động-lực học (Aerodynamics) và áp dụng trong lối bay các phi-đội.
Nguyên-tắc Lực ly-tâm (centrifugal force / force centrifuge) được áp-dụng trong rất nhiều trường-hợp chuyển-động theo một đường cong: vắt nước quần áo trong máy giặt, xe chạy trên đường cong, biểu-diễn mô-tô bay, xe lao tốc-độ (roller coaster), những bộ-phận xoay vòng trong cơ-khí (Mechanics),…
Qui-tắc tam xuất (Rule of 3 / Règle de 3) trong Toán-học giúp ta tính độ hao xăng một chiếc xe, so sánh giá-cả giữa nhiều món (từng ký, từng thước…), tính giá-cả khi được bớt bao nhiêu phần trăm, đo liều-lượng khi làm bếp theo một công thức, đổi đơn vị, …
Rất nhiều sáng-chế mới “chỉ” là tác-dụng khác của một nguyên-tắc đã có trước, cho nên khoa-học tiến rất nhanh và những cuộc cách-mạng công-nghiệp bắt đầu cuối thế-kỷ 19 vẫn diễn ra một cách liên-tục từ đó.
Những “Tại vì…” không đúng
Tìm cho đúng nguyên-nhân mọi việc không phải dễ.
Đôi khi câu hỏi đặt sai thì câu trả lời không thể đúng. Đặt câu hỏi đúng là bước khó-khăn đầu tiên rồi.
Tìm cho đúng nguyên-nhân mọi việc không phải dễ.
Đôi khi câu hỏi đặt sai thì câu trả lời không thể đúng. Đặt câu hỏi đúng là bước khó-khăn đầu tiên rồi.
Đôi khi câu hỏi đúng nhưng câu trả lời có thể sai nếu ta
không kiểm chứng được. Khó khăn này thường gặp trong những vụ điều-tra (không đủ
bằng-chứng) hay trong nghiên-cứu.
Nếu một Tại vì không
đem lại giải-pháp được thì phải hỏi tiếp Tại
sao? Sakichi Toyoda, người sáng lập hãng xe Toyota có đề ra một phương-pháp
giải-quyết vấn-đề được gọi là phương-pháp
5 Tại sao? (Dĩ nhiên 5 có thể là 3, là 7, tuỳ theo mỗi trường-hợp, ý chính
là phải tự-hỏi cặn kẽ đến tận gốc vấn-đề.)
Thí dụ: xe tôi không đề máy được.
Tại sao? Tại vì bình điện chết
Tại sao bình điện chết? Tại vì máy giao-điện không chạy?
Tại sao máy giao-điện không chạy? Tại vì dây đai bị đứt
Tại sao dây đai bị đứt? Tại vì dây đai quá mòn và tôi đã không theo thời-hạn qui-định thay của hãng xe
Như vậy, thay dây đai xong, lần sau tôi sẽ nhớ thay trong thời-hạn đó để chuyện này không lập lại lần nữa.
Thí dụ: xe tôi không đề máy được.
Tại sao? Tại vì bình điện chết
Tại sao bình điện chết? Tại vì máy giao-điện không chạy?
Tại sao máy giao-điện không chạy? Tại vì dây đai bị đứt
Tại sao dây đai bị đứt? Tại vì dây đai quá mòn và tôi đã không theo thời-hạn qui-định thay của hãng xe
Như vậy, thay dây đai xong, lần sau tôi sẽ nhớ thay trong thời-hạn đó để chuyện này không lập lại lần nữa.
Đôi khi một Tại sao?
có nhiều Tại vì chứ không phải một, cho nên giải-pháp có thể không toàn vẹn. Trong ngành Y-khoa, một triệu-chứng có thể bị
gây ra vì nhiều nguyên-nhân và những nguyên-nhân này còn ảnh-hưởng lẫn nhau nên
bác sĩ hay bắt chúng ta thử hết chuyện này đến chuyện nọ.
4. Tại sao? siêu-hình
Có những Tại sao? thật phức-tạp như lẽ sống chẳng hạn. Từ lúc sinh ra, mỗi người trong chúng ta đi cuộc hành-trình riêng của mình nhưng vẫn cùng là một loại hành trình: đi học, đi làm, lập gia đình, …, và nói chung là Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Nhưng sống để làm gì?
Có một số người chối bỏ mọi thể-chế chính-trị, hành-chánh, tôn-giáo, xã-hội, … như những phong-trào Hippie, Punk,… vì không chấp-nhận sống trong những khuôn-khổ vô ý-nghĩa đối với họ.
Có một số thì vào khoảng giữa cuộc đời bỗng tự-hỏi cuộc sống có ý-nghĩa gì? Công-danh, sự nghiệp để làm gì? Sống như thế này có hạnh-phúc không?, … cho nên có những bác-sĩ, kỹ sư bỗng chuyển qua làm từ-thiện hay đi hát khi chợt hiểu trước đó, họ chỉ sống một cuộc sống mà cha mẹ họ muốn họ sống hay vì bất cứ lý-do gì khác. Sự-kiện này được gọi là khủng-hoảng tuổi trung-niên.
Có một số thì đến lúc sắp sửa ra đi vĩnh-viễn mới ý-thức được mình đã sống một chuỗi ngày vô-vị, không có gì đáng sống.
(Xin mời đọc thêm: Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn mùa cuộc đời
https://phu-tran.blogspot.com/2018/02/xuan-ha-thu-ong-bon-mua-cuoc-oi.html )
Như vậy sống thế nào mới đáng sống? Mục-đích, lý-tưởng của cuộc sống là gì?
Câu hỏi này, chỉ có mỗi người chúng ta mới có câu trả lời cho chính mình.
Đạo, tôn-giáo là một phương-pháp để hướng-dẫn chúng ta trên con đường này.
Trong kinh Phật còn có khái-niệm “Nghiệp” : cuộc sống chúng ta là hậu-quả những gì ta đã làm, cho nên chúng ta cần tu tâm, cần có những nguyên-tắc sống, cần đạo-lý để cuộc sống có thêm ý-nghĩa. Ở hiền gặp lành là một câu thần-chú thật dễ hiểu cho mọi người.
Có những Tại sao? thật phức-tạp như lẽ sống chẳng hạn. Từ lúc sinh ra, mỗi người trong chúng ta đi cuộc hành-trình riêng của mình nhưng vẫn cùng là một loại hành trình: đi học, đi làm, lập gia đình, …, và nói chung là Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Nhưng sống để làm gì?
Có một số người chối bỏ mọi thể-chế chính-trị, hành-chánh, tôn-giáo, xã-hội, … như những phong-trào Hippie, Punk,… vì không chấp-nhận sống trong những khuôn-khổ vô ý-nghĩa đối với họ.
Có một số thì vào khoảng giữa cuộc đời bỗng tự-hỏi cuộc sống có ý-nghĩa gì? Công-danh, sự nghiệp để làm gì? Sống như thế này có hạnh-phúc không?, … cho nên có những bác-sĩ, kỹ sư bỗng chuyển qua làm từ-thiện hay đi hát khi chợt hiểu trước đó, họ chỉ sống một cuộc sống mà cha mẹ họ muốn họ sống hay vì bất cứ lý-do gì khác. Sự-kiện này được gọi là khủng-hoảng tuổi trung-niên.
Có một số thì đến lúc sắp sửa ra đi vĩnh-viễn mới ý-thức được mình đã sống một chuỗi ngày vô-vị, không có gì đáng sống.
(Xin mời đọc thêm: Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn mùa cuộc đời
https://phu-tran.blogspot.com/2018/02/xuan-ha-thu-ong-bon-mua-cuoc-oi.html )
Như vậy sống thế nào mới đáng sống? Mục-đích, lý-tưởng của cuộc sống là gì?
Câu hỏi này, chỉ có mỗi người chúng ta mới có câu trả lời cho chính mình.
Đạo, tôn-giáo là một phương-pháp để hướng-dẫn chúng ta trên con đường này.
Trong kinh Phật còn có khái-niệm “Nghiệp” : cuộc sống chúng ta là hậu-quả những gì ta đã làm, cho nên chúng ta cần tu tâm, cần có những nguyên-tắc sống, cần đạo-lý để cuộc sống có thêm ý-nghĩa. Ở hiền gặp lành là một câu thần-chú thật dễ hiểu cho mọi người.
Ngược lại, đối với các sinh-vật khác, lẽ sống ở đời chỉ là... sống. Đôi khi, chúng ta cũng không cần nhức đầu nhiều quá?
Tại sao? : con dao
hai lưỡi
Như đã thấy, tìm-hiểu căn-nguyên không phải dễ, ngay cả đối với những vấn-đề cụ-thể, khoa-học. Trong những vấn-đề tâm-lý, tâm-linh hay liên-hệ giữa người và người, mọi việc ta lại càng phức-tạp đến chừng nào.
Lúc trước đi làm, một trong những công việc của tôi là đi thanh-tra những hãng muốn được nhãn-hiệu Quality ISO 9001. “Bị” thanh-tra là một áp-lực không nhỏ vì nhân-viên lo sợ nhỡ làm hỏng công-trình này thì không khỏi bị ông chủ khiển-trách. Cho nên, ngoài vấn đề kỹ-thuật, tôi còn phải “xử lý” vấn-đề tâm-lý đối với mọi người nữa. Trong lúc phỏng-vấn nhân-viên, tôi cố gắng xử trí như trong một cuộc nói chuyện "bình thường" (chứ không phải như trước vành móng ngựa), đặt những câu hỏi khách-quan và một cách khách-quan, và tránh không dùng “Tại sao?” vì có thể khiến cho người kia cảm thấy phải tự bào chữa.
Như đã thấy, tìm-hiểu căn-nguyên không phải dễ, ngay cả đối với những vấn-đề cụ-thể, khoa-học. Trong những vấn-đề tâm-lý, tâm-linh hay liên-hệ giữa người và người, mọi việc ta lại càng phức-tạp đến chừng nào.
Lúc trước đi làm, một trong những công việc của tôi là đi thanh-tra những hãng muốn được nhãn-hiệu Quality ISO 9001. “Bị” thanh-tra là một áp-lực không nhỏ vì nhân-viên lo sợ nhỡ làm hỏng công-trình này thì không khỏi bị ông chủ khiển-trách. Cho nên, ngoài vấn đề kỹ-thuật, tôi còn phải “xử lý” vấn-đề tâm-lý đối với mọi người nữa. Trong lúc phỏng-vấn nhân-viên, tôi cố gắng xử trí như trong một cuộc nói chuyện "bình thường" (chứ không phải như trước vành móng ngựa), đặt những câu hỏi khách-quan và một cách khách-quan, và tránh không dùng “Tại sao?” vì có thể khiến cho người kia cảm thấy phải tự bào chữa.
Thay vì hỏi “Tại sao ông/bà làm như vậy?” thì tôi hỏi “Làm việc đó có tác dụng
gì?”
Độc hơn nữa là những câu hỏi như “ Tại sao ông/bà không làm như thế này?” có thể khiến người đối diện có cảm tưởng mình đã làm sai và đang bị trách móc.
Độc hơn nữa là những câu hỏi như “ Tại sao ông/bà không làm như thế này?” có thể khiến người đối diện có cảm tưởng mình đã làm sai và đang bị trách móc.
Tại sao? trong đạo vợ-chồng
Một trong những thần-chú là “Hiểu Thương”. Vợ chồng phải hiểu nhau, thông cảm nhau thì mới thương nhau được. Biết những gì làm người kia vui, những gì làm người kia buồn, hiểu những tính tốt người kia để giúp người kia vun trồng thêm, hiểu những tật xấu người kia để chấp-nhận và giúp người kia vượt qua.
Tệ hại hơn không hiểu nhau là hiểu lầm nhau, cho nên có chuyện gì thì cần chia xẻ với nhau, đừng để bụng, để rồi hiểu lầm khiến hố sâu giữa hai người càng ngày càng lớn. Không ai có thể đi guốc trong bụng người khác được.
Có chuyện gì, người kia không nói không có nghĩa là giấu; thốt lên lời nặng nhẹ trong lúc tức giận không có nghĩa là thật; làm sai không có nghĩa là cố ý; …
Hỏi “tại sao?” để tránh hiểu lầm nhưng nếu người kia trả lời mà mình nhất định không tin thì cũng thế thôi. “Tin yêu” lại là một thần-chú khác.
Một trong những thần-chú là “Hiểu Thương”. Vợ chồng phải hiểu nhau, thông cảm nhau thì mới thương nhau được. Biết những gì làm người kia vui, những gì làm người kia buồn, hiểu những tính tốt người kia để giúp người kia vun trồng thêm, hiểu những tật xấu người kia để chấp-nhận và giúp người kia vượt qua.
Tệ hại hơn không hiểu nhau là hiểu lầm nhau, cho nên có chuyện gì thì cần chia xẻ với nhau, đừng để bụng, để rồi hiểu lầm khiến hố sâu giữa hai người càng ngày càng lớn. Không ai có thể đi guốc trong bụng người khác được.
Có chuyện gì, người kia không nói không có nghĩa là giấu; thốt lên lời nặng nhẹ trong lúc tức giận không có nghĩa là thật; làm sai không có nghĩa là cố ý; …
Hỏi “tại sao?” để tránh hiểu lầm nhưng nếu người kia trả lời mà mình nhất định không tin thì cũng thế thôi. “Tin yêu” lại là một thần-chú khác.
Nói tóm lại, tìm hiểu "tại sao?" giúp ta giải-quyết vấn-đề,
giúp ta tiến hoá nhưng cũng là con dao hai lưỡi, nên dùng một cách thận trọng.
Thế tại sao tôi lại viết bài này? Để làm gì?
Thỉnh thoảng nghĩ chuyện tản mạn rồi chia sẻ với bạn đọc cho vui thôi. Với lại, đã bước vào mùa Đông cuộc đời rồi, đây cũng là một cách để ngăn chặn bước tiến hùng-hậu của căn bệnh Dzai-Mơ thôi, phải không các bạn?
Thỉnh thoảng nghĩ chuyện tản mạn rồi chia sẻ với bạn đọc cho vui thôi. Với lại, đã bước vào mùa Đông cuộc đời rồi, đây cũng là một cách để ngăn chặn bước tiến hùng-hậu của căn bệnh Dzai-Mơ thôi, phải không các bạn?
Yên Hà tháng 6, 2019