ARTSHARE

Dec 18, 2014

Tiếng nước tôi: Văn học dân-gian (4.4) / Dân ca Việt-Nam


4.1 Dân ca Bắc bộ
4.2 Dân ca Trung bộ
4.3 Dân ca Nam bộ


4.4 Dân ca Việt-Nam
Trong dân ca, tất cả các thể loại -hò, lý, hát hội, ...- đều có ở 3 miền, nhưng mỗi vùng có sở-trường riêng của mình nên mới có câu “Nam lý, Bắc thơ, Huế hò”. Nhưng đứng trên phương-diện dân ca, tôi sẽ nói: "Nam lý, Bắc hát hội (nhất là Quan Họ), Huế hò".

Dân ca Tây nguyên
Chúng ta đã nói về dân ca của nhóm người Kinh (87% dân số) nhưng nếu bàn về dân ca Việt Nam, chúng ta không thể quên nền dân ca của các sắc tộc khác, phần lớn tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên (trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer).
So với dân ca của người Kinh, có lẽ người Tây nguyên chú trọng nhiều nơi nhạc khí và những điệu múa-dân vũ (?)

Một nhà nghiên cứu âm nhạc Tây Nguyên đã nhận xét rằng: "Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên là những điệu hát huyền thoại được kết dệt từ ngàn xưa và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó mô phỏng tiếng vang vọng của núi rừng, tiếng gió lách qua chòm lá, tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng thác đổ ào ào... Vì vậy, âm điệu của những bài ca nghe thì thầm, nhè nhẹ như gió thoảng, lá rơi, như tiếng thì thầm của tâm hồn con người trên miền cao nguyên huyền thoại".

Dân ca Tây Nguyên cũng có nhiều hình thức như: hát đơn, hát tập thể, hát kể chuyện trường ca (Khan của người Ê-Đê, Hơ-ri Jơrai, Hơ-mon Bahnar ), hát múa, hát đợi chờ, hát giao duyên (đối đáp), hát ru, hát đồng dao (hát trò chơi con trẻ), v.v...

Nội dung dân ca chứa đựng rất nhiều yếu tố của cuộc sống đời thường như tình yêu đôi lứa, ca ngợi buôn làng, ca ngợi những chàng trai anh dũng, có sức khỏe phi thường chiến đấu chống lại cái ác để bảo vệ buôn làng, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Có bài còn dùng để khẩn cầu các thần linh làm cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, con người thoát khỏi bệnh dịch... Nội dung nói trên biểu hiện qua nhiều thể loại dân ca lao động, dân ca phong tục tập quán, dân ca nghi lễ tín ngưỡng, ...

Nếu xét về thang âm, điệu thức thì dân ca Tây Nguyên có đủ các thể từ thang 3 bậc âm đến 4, 5, 6 và 7 bậc âm. Tuy nhiên dân ca Tây Nguyên chủ yếu dùng điệu thức 5 bậc âm (có hoặc không có bản âm tùy theo từng dân tộc).

Các nhạc cụ dân gian Tây Nguyên có nhiều và rất độc đáo. Nhạc khí Tây Nguyên thuộc nhiều loại, nhiều nhóm và được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau.
Loại đầu tiên được chế tác hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên như tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, dây rừng, sừng trâu, bò...;
loại thứ hai được chế tác kết hợp giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại;
loại thứ ba là hoàn toàn bằng kim loại như: đồng, gang, chì, sắt...

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại  vào ngày 15 tháng 11, 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt-Nam được nhận danh hiệu này.

Thân mời các bạn nghe 
Dân ca Tây Nguyên: Đứa con của rừng  https://www.youtube.com/watch?v=cTo1xhIl9_U

Các sắc tộc Việt Bắc (Dao, H’Mong, Tày, Thái, Nùng, Mường…) cũng có vẻ riêng của mình : người Thái có có hát lượn, người Tày có hát then , cũng là loại hát đối đáp, người H'mong có hát đối đáp với khèn, kèn lá, hay đàn môi, …

Thân mời các bạn nghe Dân Ca H'Mông - Đỉnh Núi Có Hoa Chân Núi Thơm (Bản tiếng Trung)

Hát ru con
Còn một thể loại dân ca đơn giản nhất mà nơi nào cũng có, thời đại nào cũng có, một loại nhạc "thính phòng" mà ca sĩ là người mẹ và thính-giả duy nhất và yêu quí nhất là người con. Đó là Hát ru ru (miền Bắc), còn gọi là hát đưa em (miền Trung) hay hát ầu ơ hay là ầu ơ ví dầu (miền Nam).

Hát ru con là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian, hoặc là lời than vãn của chính mìnhđược truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.

Thang âm của hát ru (do re fa sol la, thuộc loại ngũ cung). Thang âm của hát đưa em miền Trung (do fa sol sib thuộc loặi tứ cung) và thang âm của ầu ơ miền Nam (do mib fa sol la thuộc loại ngũ cung).

Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con.

Miền Trung
Ạ ơi., chứ mang nặng đẻ dau, cưu mang chín tháng, nghĩa mẹ tay trời trong cạn nuôi con
Ạ ời đói cơm sách áo ruột mẹ héo hon, khi con no ấm lòng mẹ vẫn chưa trọn mà thảnh thơi.
Ạ ơi…

(Hát ru Huế  http://dancavietnam.net/Play/1955/Hat-Ru-Hue.dcv)

Hoặc
Hạ ơ….ai về mà nhắn với bạn nguồn, chứ mít non gởi xuống chứ cá chuồn gởi lên.
Chuột kêu chút chít trong rương, anh đi cho khéo cái đụng giường mẹ la,
chớ khi xa thì chỗ ngõ cũng xa, …
(Hát Quảng Nam http://dancavietnam.net/Play/1953/Hat-Ru-Quang-Nam.dcv)

Miền Nam, có những câu ru như :
Ầu ơ Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẩm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông.

Hoặc

Ầu ơ... ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua...
Ầu ơ...
Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời...

Nói về miền Bắc thì riêng tôi có được diễm phúc ru con tôi ngủ mỗi tối cho đến khi nó 4 tuổi. Tôi ru lại cho nó những bài tôi nghe được của mẹ tôi lúc trước như:
   À ơi...  Con cò mày đi ăn đêm
   Đậu phải cành mềm Lộn cổ xuống ao  À ơi...
   Ông ơi, ông vớt tôi nao
   Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng  À ơi...
   Có xáo thì xáo nước trong
   Đừng xáo nước đục  Đau lòng cò con...

Hoặc mấy câu như:
   Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa 
   Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
   Ai lên xứ Lạng cùng anh
   Bõ công bác mẹ sinh thành ra em...

Những bài này, tôi cũng có hát tiếp cho thằng cháu ngoại. Hy vọng con cháu tôi sẽ tiếp tục hát ru tiếp cho cháu chắt tôi...

GS-TS Trần Văn Khê (năm nay đã mừng sinh-nhật thứ 94), một người cống hiến cả đời cho nền âm nhạc dân tộc VN, từng nhắc lại những kỷ niệm của ông về kỹ thuật hát ru mà từ xa xưa ông có dịp nghe tại quê nhà: “Hồi xưa lúc còn nhỏ thì tất cả trong làng tôi đều ru như thế này:
À... ơi.... Mẹ ru cái lẽ ở đời, Sữa nuôi phần xác, Hát nuôi phần hồn,
À... ơi... Bà ru mẹ, mẹ ru con, Liệu mai xa cách con còn nhớ chăng
Ạ ời... Ạ... ơi, Con ơi muốn nên thân người, Lắng tai nghe lấy những lời mẹ ru
”.

Thân mời các bạn nghe:

Hát ru Bắc bộ    https://www.youtube.com/watch?v=D7z8y8i8bmo
Hát ru Trung bộ   https://www.youtube.com/watch?v=E7OUa7O0W6o

Trở về với dân ca 
Từ ngày đi du học, nhớ nhà nên tôi đã nghe dân ca, tôi đã hát dân ca trong những buổi sinh-hoạt văn-nghệ sinh-viên và tôi đã càng ngày càng yêu dân ca, sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại. Bao năm nay, quê-hương càng xa vời, tôi lại càng thiết tha với cội-nguồn, với văn-hoá dân-tộc mình.
Tôi chỉ buồn là giờ đây, muốn đi nghe dân ca cũng chả có ai tổ-chức văn-nghệ mà đi nghe, tôi muốn hát dân ca cũng chả ai muốn nghe.
Còn ai thương dân ca? Tôi hy vọng rằng còn nhiều lắm.


Yên Hà, tháng 12, 2014

Tài-liệu tham khảo
Dạo một vòng trên đôi cánh âm nhac Tây nguyên, Đào Huy Quyền

Jacques Brel, le troubadour à fleur de peau (3) : Jacques Brel et les femmes

Après le catholique anti-clergé, le « fils de bourges » anti-bourgeois, le Flandrien anti-flamingant, nous arrivons tout naturellement au chapitre de l’amour-haine avec les femmes. Monsieur Jacques n’est pas à une contradiction près, n’est-il pas ?

- Les femmes de Jacques Brel
En amour comme dans la vie, Brel était un affamé. Il a aimé les femmes avec passion mais aussi distance. Miche, Suzanne, Sylvie, Marianne, Madly, elles ont toutes partagé un moment de la vie de Jacques. Chacune à sa manière.

Miche
Pourtant, malgré toutes les femmes qu’il a connues, sa première femme restera, du moins légalement, la dernière. Thérèse Michielsen, dite Miche, rencontre Brel à la Franche Cordée (mouvement de jeunesse catholique) et ils se marient en 1950, lui à 21 ans et elle, 24. Elle lui donnera trois filles et restera sa femme durant vingt-huit ans.
Dès 1953, elle le laisse partir à Paris réaliser ses rêves et vivre... d’autres vies. « Comme j’étais au courant de tout, il n’y avait pas tromperie de sa part et il y avait acceptation de la mienne. Quand on accepte quelque chose, on ne gémit pas toute la journée. »
Selon le biographe Olivier Todd, « le consentement de Miche est total, inexplicable, aberrant pour certains. Elle se plaint peu et il n’y a jamais de scènes. »
Pour Brel, toujours à batifoler et vivre sa vie, elle incarne « un avenir toujours possible, la stabilité et la persévérance. » Ils connaissent une relation vraiment très particulière, difficile à comprendre.
Suzanne Gabriello, dite Zizou
Sa première grande histoire d’amour après son arrivée à Paris. La liaison, très mouvementée, durera près de dix ans, de 1955 à 1961. Suzanne prétend même que « Ne me quitte pas » (1959) avait été écrit pour elle, ce que réfute Brel : « C’est l’histoire d’un con et d’un raté. Ça n’a rien à voir avec une femme. »
Sylvie Rivet
Entre 1961 et 1970, ses années de gloire, Brel partage sa vie entre Miche et les filles à Bruxelles, et Sylvie à Paris.
Au cours d’une discussion à propos d’un éventuel divorce, Miche dira : « On s’aime trop, ça ne rime à rien. Tu es avec Sylvie, ça durera ce que ça durera. Nous, c’est pour la vie. »
Marianne
Ce serait la femme idéale de Brel, une femme qui ne l’enferme pas dans une routine ennuyeuse. Et pour cause, Marianne est mariée et vit loin de Paris.
Pour Brel, Marianne incarne la liberté, condition sine qua none à sa conception de l’amour : "… C’est la première fois que j’aime en liberté, je veux dire que tu n’es pas mon esclave et je ne suis pas le tien."
En 1973, Brel se partage entre trois femmes, Miche, Maddly et Marianne. Cette dernière aurait peut-être pu prendre la mer à la place de Maddly Bamy, mais elle préfère rester près de son fils.
Maddly Bamy
Originaire de Pointe-à-Pitre en Guadeloupe, elle est le dernier amour de Brel.
Son nom de scène vient du titre du film « Madly » dans lequel elle a eu un rôle. En décembre 1971, durant le tournage de « L’Aventure, c’est l’aventure », elle rencontre Brel. Après une relation épisodique de trois ans, elle embarque avec Jacques sur l’Askoy en 1974, vers les
îles Marquises. Il lui aurait dit, en partant : "Tu es la première femme que j'emmène". Là-bas, Jacques Brel passe des dernières années avec elle, jusqu’en 1978.
Et bien d’autres
Il y eut beaucoup d’autres aventures passagères, évidemment, sans compter que Brel fut aussi un habitué des maisons closes. Il aurait même évoqué, une fois, l’idée d’écrire un « guide » sur ces maisons en France. Pour dire.

- L’amour selon Saint Jacques (Brel)
La Femme, cette incomprise
« J’ai conscience d’avoir manqué quelque chose d’essentiel et de le regretter. Je n’ai pas bien compris les femmes mais c’est trop tard. »
    Tais-toi donc Grand Jacques
    Que connais-tu de l’amour ?
    Des yeux bleus, des cheveux fous
    Tu n’en connais rien du tout.
Grand Jacques (1954)  https://www.youtube.com/watch?v=OAZwnl6UAig


« J'aime trop l'amour pour beaucoup aimer les femmes. »
Toute sa vie, Brel a donc cherché les femmes autant qu’il les a fuies. Ainsi, Brel a aimé sans jamais totalement se donner. « Je n’aime pas beaucoup les femmes car elles sont un peu l’ennemi. Je ne suis pas misogyne mais je me méfie d’elles, profondément. Je me méfie d’elles parce que j’ai horreur de souffrir, d’avoir mal aux dents et puis ça ne sert à rien... »


Besoin d’amour
« J’ai une envie d’aimer qui est abominable. »
    Sans amour, sans amour,
    Sans amour à venir,
    Sans amour, sans amour,
    Qu'est-ce que vivre veut dire?
    J'ai le vide au cœur,
    Le vide au corps,
    Sans amour, sans amour,
    A quoi me sert?
    Sans amour, sans amour,
    De vivre encore?...
Sans amour (1968)


Il lui arrive d’avoir de l’amour une nuance poétique :
    Pour la rosée qui tremble au calice des fleurs
    De n'être pas aimée et ressemble à ton cœur
    Je t'aime
    Pour le noir de la pluie au clavecin de l'étang
    Jouant page de lune et ressemble à ton chant
    Je t'aime
    Pour l'aube qui balance sur le fil d'horizon
    Lumineuse et fragile et ressemble à ton front
    Je t'aime…
Je t’aime (1959)   https://www.youtube.com/watch?v=OmCejzfLatk
Mais ce serait la seule chanson de Brel dans le genre, tant l’esprit ne lui ressemble pas (?)

Jacques Brel se méfie de l’amour comme de la peste mais tout comme le drogué, il s’y adonne, irrésistiblement.
    Je sais je sais que ce prochain amour
    Sera pour moi la prochaine défaite
    Je sais déjà à l'entrée de la fête
    La feuille morte que sera le petit jour
    Je sais je sais sans savoir ton prénom
    Que je serai ta prochaine capture
    Je sais déjà que c'est par leur murmure
    Que les étangs mettent les fleuves en prison…
    Je sais je sais que ma tendre faiblesse
    Fera de nous des navires ennemis
    Mais mon cœur sait des navires ennemis
    Partant ensemble pour pêcher la tendresse
    Car on a beau faire car on a beau dire
    Qu'un homme averti en vaut deux
    On a beau faire on a beau dire
    Ça fait du bien d'être amoureux.
Le prochain amour (1961)    https://www.youtube.com/watch?v=8VtLR30sN2s


Et, en parfaite connaissance de cause,
     … Aimer jusqu'à la déchirure
    Aimer, même trop, même mal,
    Tenter, sans force et sans armure,
    D'atteindre l'inaccessible étoile
    Telle est ma quête…
La qu
ête (1968)   https://www.youtube.com/watch?v=LeJj2YgqvoU

Attentes déçues
Tel un Don Quichotte, tel un Peter Pan, il attend des femmes ce qu’elles ne peuvent pas donner et la réalité ne cesse de le lui rappeler. En vain et il cumule déception sur déception.
Pour lui, une femme devrait respecter, et même encourager sa liberté, au lieu de « l’enfermer » dans une « prison » familiale.
« Les femmes sont toujours en dessous de l’amour dont on rêve et comme je suis assez romantique et sentimental, je ne m’en cache pas du tout, la femme est un peu à côté de l’amour, à côté du rêve que j’ai. »

    … Dors et rêve encore
    Ainsi demain déjà
    Serai seul à nouveau
    Et tu m'auras perdu
    Rien qu'en me voulant trop
    Tu m'auras gaspillé
    A te vouloir bâtir
    Un bonheur éternel
    Ennuyeux à périr
    Au lieu de te pencher
    Vers moi tout simplement
    Moi qui avais besoin
    Si fort de ton printemps.

Dors ma mie (1958)   https://www.youtube.com/watch?v=PP27aRFWPhE

Loser
Il a besoin d’amour mais sachant pertinemment qu’il ne peut être que déçu, à chercher à atteindre l’inaccessible étoile. L’équation est donc simple. Il ne peut que perdre.
    Ce soir j'attends Madeleine
    J'ai apporté du lilas
    J'en apporte toutes les semaines
    Madeleine elle aime bien ça…
    Ce soir j'attendais Madeleine
    Mais j'ai jeté mes lilas
    Je les ai jetés comme toutes les semaines
    Madeleine ne viendra pas…

Madeleine (1962)   https://www.youtube.com/watch?v=gL1N2lXPr0Q


Je ne connais pas une chanson où une personne, homme ou femme, puisse s’abaisser, s’humilier autant, impuissant devant un amour qui s’écroule inexorablement :
   … Laisse-moi devenir
    L'ombre de ton ombre
    L'ombre de ta main
    L'ombre de ton chien
    Ne me quitte pas.
Ne me quitte pas (1959)   https://www.youtube.com/watch?v=Sk7_HY9svAw


L’amour n’est pas un remède à la solitude et même quand on est deux, on se retrouve toujours seul :
   On est deux, mon amour,
   Et l’amour chante et rit ;
   Mais à la mort du jour,
   Dans les draps de l’ennui,
   On se retrouve seul.
Seul (1959)   https://www.youtube.com/watch?v=Y97XJzXiDjo

Le loser de l’amour cherche de temps en temps à « crâner », à jouer les matamores :
   Non Jef t'es pas tout seul
   Mais arrête de pleurer
   Comme ça devant tout le monde
   Parce qu'une demi-vieille
   Parce qu'une fausse blonde
   T'a relaissé tomber
   Non Jef t'es pas tout seul
   Mais tu sais que tu me fais honte
   A sangloter comme ça
   Bêtement devant tout le monde
   Parce qu'une trois quarts putain
   T'a claqué dans les mains…
   On ira voir les filles
   Chez la madame Andrée…
Jef (1964)   https://www.youtube.com/watch?v=MlfjWtHbRkc
L’amour est ainsi un jeu dans lequel notre homme ne peut pas gagner.

L’amour est mort
Et le scénario de l’amour est inévitablement le même :
    Ils s'aiment s'aiment en riant
    Ils s'aiment s'aiment pour toujours
    Ils s'aiment tout au long du jour
    Ils s'aiment s'aiment, s'aiment tant
    Qu'on dirait des anges d'amour
    Des anges fous se protégeant
    Quand se retrouvent en courant…
Mais
    … Les amants
    Ils s'aiment, s'aiment en pleurant
    Chaque jour un peu moins amants
    Quand ils ont bu tout leur mystère
    Deviennent comme sœur et frère
    Brûlent leurs ailes d'inquiétude
    Redeviennent deux habitudes
    Alors changent de partenaire
    Les amants…
Les amants de cœur (1964)   https://www.youtube.com/watch?v=AzPZHvByVrY


Et tout amour finit par mourir de sa propre mort :
    Ils n'ont plus rien à se maudire
    Ils se perforent en silence
    La haine est devenue leur science
    Les cris sont devenus leurs rires
    L'amour est mort, l'amour est vide
    Il a rejoint les goélands
    La grande maison est livide
    Les portes claquent à tout moment…
L’amour est mort (éditée dans l’album Infiniment en 2003)   https://www.youtube.com/watch?v=TpK6h0T_GsA

L’amour-haine
Et l’amour fou se transforme une haine farouche :
    Tu n'as commis d'autre péché
    Que de distiller chaque jour
    L'ennui et la banalité
    Quand d'autres distillent l'amour
    Et mille jours pour une nuit
    Voilà ce que tu m'as donné
    Tu as peint notre amour en gris
    Terminé notre éternité…
    L'amour est mort vive la haine…
La haine (1954)   https://www.youtube.com/watch?v=rxH5khloY8M

« Je suis convaincu que le grand amour est un ennemi social. La compréhension, la tendresse, la patience sont les ennemis de l’amour. »
    Elles sont notre premier ennemi…
    Elles restent notre dernier ennemi
    Les biches de trop longtemps.
Les biches (1962)   https://www.youtube.com/watch?v=jajSfmaE2PI

A tel point que même les chiens sont « meilleurs » que les filles / femmes :
    … Les filles
    C'est beau comme un fruit
    C'est beau comme la nuit
    C'est beaucoup d'ennuis…
    Mais les chiens
    C'est beau comme des chiens
    Et ça reste là
    A nous voir pleurer…
Les filles et les chiens (1963)   https://www.youtube.com/watch?v=uMwumoZ8yMw

Besoin de tendresse
Ne trouvant pas en l’amour la relation parfaite, Jacques Brel se tourne vers d’autres émotions, d’autres relations et trouver d’autres variantes à l’amour, la tendresse par exemple :
    … Pour un peu de tendresse
    Je t'offrirais le temps
    Qu'il reste de jeunesse
    A l'été finissant
    Pourquoi crois-tu la belle
    Que monte ma chanson
    Vers la claire dentelle
    Qui danse sur ton front
    Penché vers ma détresse
    Pour un peu de tendresse...
La tendresse (1959)   https://www.youtube.com/watch?v=lvEBqmlzMig

Et, on a beau dire, on a beau faire, l’amour ne peut pas vraiment mourir :
     Bien sûr, nous eûmes des orages
    Vingt ans d'amour, c'est l'amour fol
    Mille fois tu pris ton bagage
    Mille fois je pris mon envol…
    Mais mon amour
    Mon doux mon tendre mon merveilleux amour
    De l'aube claire jusqu'à la fin du jour
    Je t'aime encore tu sais, je t'aime.
La chanson des vieux amants (1967)   https://www.youtube.com/watch?v=X0l05QSu48s

L’Amitié
S’il a chanté les femmes, Jacques Brel était avant tout un homme à hommes. Miche, qui fut son épouse durant vingt-huit ans, le confiait en 2003 : « L’amitié était sa grande affaire. D’ailleurs, la disparition de son grand ami Jojo, c’est pour moi le démarrage de son cancer. C’était la fin du monde. »
Brel mettait l’amitié bien au-dessus de l’amour et ne s’en cachait pas. Aux femmes, Brel a toujours préféré la camaraderie virile, les amitiés d'hommes, les copains qui rient, qui bougent, qui se tapent sur l'épaule...

    … Jojo,
    Je ne rentre plus nulle part
    Je m'habille de nos rêves
    Orphelin jusqu'aux lèvres
    Mais heureux de savoir
    Que je te viens déjà
    Six pieds sous terre Jojo tu n'es pas mort
    Six pieds sous terre Jojo je t'aime encore
Jojo (1977)   https://www.youtube.com/watch?v=OXjfZhDN2KU

- Point de vue
Plutôt que d’observer au microscope l’amour-haine de Brel avec les femmes, considérons au macroscope l’ensemble des contradictions de l’homme.
Pourquoi notre catholique s’insurge contre l’Eglise ? Jacques Brel croit en Dieu mais refuse ce qu’il pense être un système contraignant empli d’hypocrisie, de mensonges et de pouvoir. 

Pourquoi un homme issu d’une famille bourgeoise s’y sent-il mal à l’aise ? Toujours un ensemble d’hypocrisies basé sur le “para
ître” et surtout étouffant pour quelqu’un qui ne rêve que s’envoler / voguer vers d’autres cieux.
Car « liberté » rime souvent avec « passion », et, nous le savons, Jacques Brel est plus qu’un passionné. C’est un « sauvage » qui refuse toute forme de contraintes. Etre à la barre d’un voilier en pleine mer, piloter un bimoteur en plein ciel lui apportent des sentiments grisants de liberté.


Le paradoxe du Flandrien anti-flamingant est peut-être d’un autre ordre, plus personnel, plus intime. Jacques Brel est attaché à ses origines, à sa Flandre mais il n’y est pas né et il n’en maîtrise même pas la langue (un peu à cause d’un père trop francophone ?). Il a besoin d’un sentiment d’appartenance que les Flamands ne lui accordent pas, il voudrait être accepté comme un des leurs mais il se sent rejeté, peut-être suite à une série de malentendus ( ?). Et l’amour se transforme en haine.

Brel reconnaît lui-même n’avoir pas bien compris les femmes. Comment pourrait-il aimer ce qu’il ne comprend pas ? Combien de couples se sont-ils séparés par incompréhension réciproque ?
Son ambiguïté vis-à-vis des femmes est encore plus complexe et résulte, à mon sens, de plusieurs facteurs :
Tout d’abord, attaché farouchement à sa « liberté », il ne peut accepter les « contraintes » d’une vie de couple ou d’une vie de famille. Et partir faire fortune à Paris lui donne l’excuse parfait pour échapper à ses obligations d’époux et de père de famille. La vie de couple, même sans être marié, a aussi ses contraintes et à ce titre, Marianne représenterait le modèle parfait de la femme idéale.
(Ceci expliquerait-il son penchant pour les femmes de joie qui ont l’avantage absolu de ne pas s’attacher ?)

A l’inverse, l’amitié est une relation agréable (on ne se voit que pour passer du bon temps ensemble) mais surtout beaucoup moins contraignante, fait que peu d’hommes pourraient contester.

Un peu comme pour les Flamands, il a besoin d’amour mais redoute en même temps d’être rejeté, de se sentir abandonné et d’en souffrir.

Sans compter que notre homme, surtout dès son adolescence, a un physique ingrat et il a toujours été obsédé par la laideur physique :
« Un type laid ou une femme laide, disait-il, s’use infiniment plus qu’un type beau. Il faut qu’il fasse un travail monstrueux pour compenser. », disait-il.


En tout cas, comme disait Georges Brassens à propose de Jacques Brel : « Un homme qui parle des femmes avec une telle colère, croyez moi, c’est qu’il leur appartient totalement. »
Alors, Jacques Brel misogyne ?
D’après le Larousse, « misogyne » se dit de quelqu’un qui éprouve du mépris, voire de la haine pour les femmes.
Une chanson comme « Les filles et les chiens » (et bien d’autres) semble confirmer que Brel méprise les femmes. Il a même utilisé le terme « haine » dans ce contexte.
Peut-être, je dirais plutôt qu’il a besoin d’aimer mais il a peur d’être rejeté et d’en souffrir. 

J'imagine Brel écartelé entre amour et haine, entre attraction et répulsion, déchirement qui le poursuivra jusque vers la fin de sa vie, quand tout combat est devenu puéril, face à la maladie et à la mort.
"Aimer jusqu'à la déchirure."

Yên Hà, décembre 2014

Documents-sources :
Grand Jacques : Le roman de Jacques Brel (Marc Robine), Editions Anne Carrière / Editions du Verbe (Chorus)

Jacques Brel, une vie (Olivier Todd), Robert Laffont, Paris, 1984

Jacques Brel
http://fr.wikipedia.org/wiki/Jacques_Brel

Brel et les femmes ; « J’ai une envie d’aimer qui est abominable ! »
http://www.polyamour.be/news.php?extend.61

Jacques Brel, người nghệ-sĩ đầy nhạy cảm (3): Jacques Brel và đàn bà

Con chiên mà chống đối giáo-hội, xuất-thân từ tư-sản mà lên án tư-sản, gốc Flandre mà ghét người Flamand, Jacques Brel còn có một liên-hệ rất mâu-thuẫn đối với đàn bà nữa.

- Những người đàn bà của Jacques Brel
Như đã nói, Jacques Brel là một kẻ đam mê, ngoài đời cũng như trong tình yêu. Ông đã yêu say đắm nhưng cũng từ xa xa thôi. Miche, Suzanne, Sylvie, Marianne, Madly, tất cả đều đã chia sẻ một quãng đời của Brel. Mỗi người một phương cách.
Miche
Người đàn bà đầu tiên cũng là người đàn bà cuối cùng, ít ra trên phương diện pháp lý. Thérèse Michielsen, tự Miche, quen biết Jacques Brel trong thời-điểm La Franche Cordée, một tổ-chức sinh-hoạt của nhóm trẻ Thiên-chúa giáo và hai người kết hôn với nhau năm 1950, khi ông 21 tuổi và bà, 24. Bà sinh cho ông ba người con gái và sẽ là người vợ chính-thức suốt 28 năm. Sau khi ông mất, không để lại di-chúc, bà thừa hưởng trọn gia-tài.
Ngay từ 1953, bà để cho ông đi xây mộng âm-nhạc và sống những cuộc đời khác. Bà đã chia xẻ chồng mình với nhiều người đàn bà khác. Bà đã từng tâm-sự : «  Tôi biết rõ mọi chuyện, không có gì dấu diếm, không có gì lừa dối và tôi chấp-nhận. Và khi đã chấp nhận thì không có gì để than vãn. »
Đối với Jacques Brel, luôn luôn bay nhảy một cách tự-do, bà thể-hiện « một tương-lai vẫn có thể có, một sự ổn-định, một sự kiên-trì. » Hai người đã có với nhau một liên-hệ vô cùng đặc biệt, khó hiểu mà chính họ cũng không hiểu rõ.
Suzanne Gabriello, tự Zizou
Mối tình đầu từ khi ông bước chân đến Paris. Mối tình sóng gió này kéo dài gần mười năm và bà khẳng định với mọi người là bà đã là nhân-vật chính trong bài « Xin em đừng bỏ anh » (Ne me quitte pas), giả-thuyết mà Jacques Brel đã bác : « Đối với tôi, đó là câu chuyện của một kẻ ngu đần, một kẻ thất-bại, không dính dáng gì đến đàn bà. »
Sylvie Rivet
Trong những năm vinh quang, từ 1961 đến 1970, ông đã chia xẻ thời-gian mình giữa vợ con ở Bruxelles và Sylvie ở Paris. Có lúc đề-cập đến vấn-đề ly dị, Miche có nói với chồng : « Vô lý, chúng ta thật sự yêu nhau. Anh sống với cô ấy được bao lâu thì cứ sống. Chuyện của mình là trọn đời mà. »
Marianne
Đối với Brel, có lẽ bà là người đàn-bà lý-tưởng, một người đàn bà không giam cầm ông trong những lề lối tẻ nhạt hàng ngày. Điều này dễ hiểu vì bà có chồng con và sống xa Paris.
Bà là hiện-thân của Tự-Do, điều kiện căn bản trong quan niệm tình yêu của Jacques Brel :
« Đây là lần đầu tiên anh yêu một cách tự do, anh muốn nói là em không phải nô lệ của anh và anh không phải là nô lệ của em. »
Năm 1973, ba người đàn bà, Miche, Marianne và Maddly chia xẻ quả tim và đời sống Jacques Brel. Lẽ ra, chính Marianne phải là người đi với Brel thay vì Maddly nhưng bà đã quyết định ở lại với con trai.
Maddly Bamy
Người tình cuối của Jacques Brel đến từ Pointe-à-Pitre, Guadeloupe, một nhóm đảo thuộc Pháp Quốc. Năm 1971, trong lúc phim « L’aventure, c’est l’aventure » đang được quay, bà quen Jacques Brel và năm 1974, bà lên thuyền với Brel, trực chỉ nhóm đảo Marquises và hai người sống với nhau những chuỗi ngày cuối cùng của Jacques Brel, đến năm 1978.
Và vô số người đàn bà khác
Ngoài những người đàn bà nói trên, dĩ nhiên là còn nhiều người khác đã "qua tay" Jacques Brel, chưa kể ông cũng hay đi mua vui nơi các thanh lâu (đã có lần ông tỏ ý định viết một quyển sách chỉ dẫn về những « động » bên Pháp).

- Jacques Brel và Tình yêu
Thông hiểu đàn bà
« Tôi ý thức được rằng tôi đã thiếu hụt một điều thật quan trọng và tôi rất tiếc. Tôi đã không thông hiểu đàn bà nhưng giờ thì cũng trễ rồi. » Jacques Brel.
   Im đi, thằng Jacques
   Ngươi biết gì về tình yêu ?
   Những cặp mắt xanh, những giòng tóc rối
   Người chả hiểu gì hết…

Grand Jacques (1954)  https://www.youtube.com/watch?v=OAZwnl6UAig


« Tôi yêu tình yêu quá nên không thể yêu đàn bà nhiều được. »
Suốt đời mình, ông đã vừa đi tìm đàn bà, vừa trốn tránh họ. Brel đã yêu nhưng không bao giờ hiến dâng gì nơi mình. «  Tôi không thích đàn bà lắm vì họ gần như là kẻ thù. Tôi không ghét phụ-nữ nhưng tôi rất là ngờ vực họ. Tôi ngờ vực họ vì tôi rất sợ phải đau khổ, như phải đau răng, mà chẳng được ích lợi gì. »


Tình yêu là cần thiết
« Nhu cầu yêu của tôi thật là kỳ quái. »
    Thiếu bóng tình yêu, Thiếu bóng tình yêu,
    Thiếu tình yêu sắp đến,
    Sống còn có ý nghĩa gì ?
    Tim tôi trống vắng,
    Thân tôi trống vắng,
    Thiếu bóng tình yêu, Thiếu bóng tình yêu,
    Sống để làm gì ?
Thiếu bóng tình yêu (Sans amour, 1968)


Hiếm có khi nào, tình yêu lại lãng mạn như trong bài « Anh yêu em » (Je t’aime, 1959)
https://www.youtube.com/watch?v=OmCejzfLatk :
    Anh yêu em
    Vì giọt sương run rẩy nơi đài hoa
    Lo sợ không được yêu
    Giọt sương giống như quả tim em,
    Anh yêu em
    Vì mưa đen gõ trên phím mặt hồ
    Chơi một trang trăng giống như tiếng hát em
    Anh yêu em
    Vì ban mai đong đưa nơi chân trời
    Trong sáng, mảnh mai, giống như vầng trán em
    Anh yêu em…

Nét bút này của Jacques Brel nghe sao xa lạ quá (?)


Ông rất nghi ngờ tình yêu nhưng, như một người nghiện, như con thiêu thân, ông vẫn cứ lăn xả vào. (Nói cho ngay, đàn ông nào chả thế, phải không mấy bác giai ?)
    Tôi biết, tôi biết rằng mối tình kế tiếp
    Sẽ là một cuộc chiến bại
    Tôi biết trước từ đầu cuộc vui
    Rằng đến rạng sáng, chỉ còn chiếc lá chết
    Tôi biết, tôi biết không cần biết tên em
    Rằng tôi sẽ là con mồi của em
    Tôi đã biết rằng bằng những lời thủ thỉ
    Con ao nhỏ giam cầm con sông lớn…
    Tôi biết, tôi biết điểm yếu lòng của tôi
    Sẽ khiến chúng ta trở thành hai chiếc tàu địch
    Cùng đi câu niềm âu yếm
    Vì nói gì thì nói
    Biết trước thì vẫn hơn
    Vì nói gì thì nói
    Con tim yêu vẫn là êm ấm…

Mối tình kế tiếp (Le prochain amour, 1961)
   

https://www.youtube.com/watch?v=8VtLR30sN2s

Và cứ thế
    … Yêu đến rách nát
    Dù là yêu quá, dù là yêu sai
    Không một hơi sức, không một mảnh giáp
    Cố gắng vươn lên ngôi sao ngoài tầm với
    Đây là cuộc truy tìm của tôi…

Cuộc truy tìm (La quête, 1968)    

https://www.youtube.com/watch?v=LeJj2YgqvoU

Yêu là thất vọng
Như Don Quichotte, như Peter Pan, ông trông chờ nơi đàn bà những gì họ không thể cho nhưng ông vẫn nhất định không chịu hiểu và ông cứ đi từ thất vọng này qua thất vọng kia.
Ông quan-niệm rằng đàn bà phải tôn trọng và khuyến khích tự-do của ông, thay vì giam cầm ông trong “tù ngục” của gia-đình.
Đàn bà bao giờ cũng ở dưới mức tình yêu mà tôi mong đợi. Tôi là người lãng mạn và đa cảm, tôi không ngại nói rằng đàn bà hơi lệch lạc trong tình yêu, trong giấc mộng của tôi.”
    … Em cứ ngủ, em cứ mơ
    Vì ngay sáng mai
    Tôi sẽ lại cô đơn
    Và em sẽ mất tôi
    Chỉ vì quá mong muốn tôi
    Em vung phí tôi
    Để xây dựng cho em
    Một loại hạnh-phúc vĩnh-cửu
    Chán chết đi được
    Trong khi em chỉ cần
    Cúi xuống gần tôi
    Vì tôi rất cần đến
    Mùa xuân xanh của em.
Ngủ đi em (Dors ma mie, 1958)  

https://www.youtube.com/watch?v=PP27aRFWPhE

Kẻ thất bại
Ông cần tình yêu nhưng lại biết chắc rằng ông sẽ thất vọng. Trong chuyến phiêu-lưu vô vọng này, ông chỉ có thể thua.
    Tối nay tôi đứng chờ Madeleine
    Tôi có đem bó hoa cà
    Tuần nào tôi cũng đem lại
    Vì Madeleine rất thích hoa này
    Tối nay tôi đã đứng chờ Madeleine
    Nhưng tôi đã vất bó hoa rồi
    Như tôi đã vất những tuần trước
    Madeleine không đến đâu…
Madeleine (1962)   https://www.youtube.com/watch?v=gL1N2lXPr0Q


Qua bài “Xin đừng bỏ anh » (Ne me quitte pas, 1959)    
https://www.youtube.com/watch?v=za_6A0XnMyw 
tôi không biết một bài hát, một bài thơ nào mà người đàn ông (hoặc đàn bà) phải tự hạ mình, tự làm nhục mình như vậy, bất lực trước một mối tình đang ngã gục một cách vô vọng.
    … Hãy để anh được là
    Bóng của hình bóng em
    Bóng của bàn tay em
    Bóng của con chó em
    Xin em đừng bỏ anh
    Xin em đừng bỏ anh
    …

Tình yêu không phải là giải-pháp cho sự cô đơn, vì nhiều khi có đôi, có cặp nhưng ta cũng vẫn chỉ… một mình:
    … Em yêu dấu, chúng ta là hai
    Và tình yêu cười hát
    Nhưng khi ngày tàn,
    Trong khăn giường buồn chán
    Mình vẫn chỉ một mình.
Một mình (1959)   https://www.youtube.com/watch?v=Y97XJzXiDjo

Đôi khi kẻ chiến bại của tình yêu vẫn cố làm ra vẻ “ta đây”:
    Không, Jef, anh không phải một mình
    Nhưng thôi đừng khóc nữa
    Trước mặt bao nhiêu người
    Vì một bà nửa già
    Vì một cô nửa tóc vàng
    Đã bỏ anh một lần nữa
    Không, Jef, anh không phải một mình
    Anh làm xấu hổ quá
    Cứ nức nở như vầy
    Trước mặt bao nhiêu người
    Vì một cô ba phần tư gái điếm
    Đã vụt mất khỏi tay anh…
    Mình sẽ đi kiếm gái
    Ở động của bà Tú…
Jef (1964)   https://www.youtube.com/watch?v=MlfjWtHbRkc

Tình yêu quả là một “trò chơi” mà Jacques Brel chỉ có thể thua.

Tình yêu đã chết
Rồi kịch bản tình yêu cứ mỗi lần tái diễn:
    Họ yêu nhau, yêu nhau và cười đùa
    Họ yêu nhau, yêu nhau mãi mãi
    Họ yêu nhau suốt ngày
    Họ yêu nhau, yêu nhau, yêu nhau vô cùng
    Những thiên thần tung tăng che chỡ lẫn nhau
    Khi họ chạy lại nhau…
Nhưng rồi
    … Đôi tình nhân
    Họ yêu nhau, yêu nhau trong tiếng khóc
    Mỗi ngày bớt là đôi tình nhân
    Khi họ đã uống hết bí mật họ
    Trở thành như anh em
    Đốt cánh lo âu
    Trở về lại hai thói quen
    Rồi lại đổi đồng hành
    Đôi tình nhân

Những tâm tình nhân (1964)   https://www.youtube.com/watch?v=AzPZHvByVrY


Cuộc tình nào rồi cũng sẽ chết:
    Họ không còn gì để nguyền rủa nhau
    Họ đục khoét nhau trong im lặng
    Hận thù đã trở thành khoa học của họ
    Những tiếng cười đã trở thành những la hét
    Tình yêu đã chết, tình yêu rỗng tuếch
    Tình yêu đã ra đi với những con chim biển
    Căn nhà rộng lạnh ngắt
    Những cánh cửa đập mỗi lúc…
Tình yêu đã chết (L’amour est mort, ấn bản năm 2003)  

https://www.youtube.com/watch?v=TpK6h0T_GsA

Yêu-hận
Và tình yêu vô vàn biến thành hận thù vô biên:
    Em chỉ mỗi một tội
    Là nhỏ giọt mỗi ngày
    Chán chường và xoàng xĩnh
    Khi kẻ khác nhỏ giọt tình yêu
    Một ngàn ngày được một đêm
    Những gì em cho tôi
    Em đã vẽ tình ta màu xám
    Và chấm dứt tình ta vĩnh cửu
    Tính yêu đã chết, hoan hô hận thù…
Hận thù (La haine, 1954)   https://www.youtube.com/watch?v=rxH5khloY8M


Tôi đinh ninh rằng tình yêu tuyệt vời là kẻ thù xã hội. Thông cảm, trìu mến, kiên nhẫn là những kẻ thù của tình yêu.”
    Họ là kẻ thù đầu tiên…
    Họ sẽ là kẻ thù cuối cùng
    Những con nai đã (ở với ta) quá lâu
Những con nai (Les biches, 1962)   https://www.youtube.com/watch?v=jajSfmaE2PI


Đến độ, đối với ông, chó còn “hơn” đàn bà, con gái:
    … Con gái
    Đẹp như trái quả
    Đẹp như ban đêm
    Cũng là nhiều rắc rối…
    Nhưng chó
    Đẹp như chó
    Và nó còn đó
    Để nhìn ta khóc…
Đàn bà và chó (Les filles et les chiens, 1963)   

https://www.youtube.com/watch?v=uMwumoZ8yMw

Trìu mến là cần thiết
Tình yêu đã không phải mối liên-hệ tuyệt hảo, Jacques Brel đành quay về những gì khác để thay thế, như trìu mến, như tình bạn chẳng hạn:
    … Cho tôi chút trìu mến
    Tôi sẽ hiến dâng em
    Thời gian còn lại của tuổi trẻ
    Khi mùa hè sắp tàn
    Người đẹp ơi, em có biết tại sao
    Bài hát tôi bay lên tấm ren
    Nhảy múa trên trán em
    Đang cúi xuống tôi tuyệt vọng
    Cho tôi chút trìu mến…
Trìu mến (La tendresse, 1959)
   https://www.youtube.com/watch?v=lvEBqmlzMig


Và nói gì thì nói chứ tình yêu không thể hoàn toàn chết:
    Dĩ nhiên, chúng ta đã trải qua bao cơn bão
    Hai mươi năm yêu đương, tình yêu cuồng
    Đã ngàn lần, em xách hành lý đi
    Đã ngàn lần, anh đã rời bay
    Nhưng tình yêu của anh ơi,
    Tình yêu dịu ngọt, tình yêu tuyệt vời của anh ơi,
    Từ rạng đông đến cuối ngày,
    Anh còn yêu em, em biết không, anh yêu em…
Bài hát đôi tình nhân già (La chanson des vieux amants, 1967)   

https://www.youtube.com/watch?v=X0l05QSu48s

Tình bạn
Jacques Brel đã viết nhiều về đàn bà, nhưng thật ra, ông thích gần đàn ông hơn. Vợ ông đã có lần tâm-sự : « Đối với chồng tôi, tình bạn mới là quan trọng. Vả lại, theo tôi nghĩ, từ ngày người bạn thân Jojo ra đi, bệnh ung-thư của ông mới bắt đầu phát hiện. Ngày đó, mọi chuyện đã sụp đổ. »
Brel đã từng khẳng-định là ông đặt tình bạn trên tình yêu. Ông hứng thú với đám bạn trai, đi chơi, nhậu nhẹt, tán dóc hơn là với đàn bà.
    … Jojo,
    Tôi không về đâu nữa,
    Tôi ăn mặc bằng những giấc mộng của chúng ta
    Tôi mồ côi đến tận môi
    Nhưng rất vui được biết
    Tôi sắp đến với anh
    Dưới lòng đất lạnh, Jojo, anh chưa chết đâu
    Dưới lòng đất lạnh, Jojo, tôi vẫn còn thương anh
.
Jojo (1977)   https://www.youtube.com/watch?v=OXjfZhDN2KU

- Nhận xét riêng
Chúng ta hãy nhìn một cách tổng-quát tất cả những mâu-thuẫn của Jacques Brel.
Tại sao một con chiên lại lên án giáo-hội? Jacques Brel tin nơi Chúa nhưng chống lại cái mà ông cho là một tập đoàn cổ hủ, đạo đức giả và quyền thế.

Tại sao một người xuất-thân từ một gia-đình tư sản lại trốn chạy giới này? Cũng lại một tập hợp đạo đức giả, dựa trên “bề ngoài” và giam cầm ông trong khi ông chỉ muốn sống phóng khoáng.
Quả vậy, là một người đam mê, ông rất coi trọng “tự do”. Ông từ chối mọi lề lối, mọi khuôn khổ, mọi ràng buộc, cho nên ông rất say mê lái thuyền buồm hay lái phi cơ để được cảm nhận tự do đó.


Sự mâu-thuẫn người xứ Flandres mà lại thù hận người Flamand có lẽ cá nhân hơn, sâu kín hơn. Ông rất gắn bó với cội nguồn ông nhưng ông không sinh nơi đó, ông lại càng không nói rành tiếng “mẹ đẻ” (bố ông lại coi trọng tiếng Pháp hơn). Ông mong muốn được người đồng hương công-nhận nhưng rồi từ hiểu lầm này sang hiểu lầm nọ, ông bị ghét bỏ và từ yêu, ông hoá ra hận.

Brel phải công nhận ông không hiểu đàn bà mà không hiểu thì làm sao có thương yêu? (hai chữ “hiểu” và “thương” đi đôi với nhau là vậy). Bao nhiêu cặp vợ-chồng, trai-gái đã phải chia ly vì lý do này?
Chuyện yêu-hận đối với đàn bà dĩ nhiên là phức tạp hơn và, theo tôi nghĩ, phát nguồn từ nhiều yếu tố:
Đầu tiên là ông không thể chấp-nhận những ràng buộc của liên-hệ gia-đình, vợ con. Rời Bruxelles đi Pháp để xây mộng âm-nhạc là cớ tuyệt hảo để ông trốn tránh trách-nhiệm đó. Ngay cả chuyện sống chung với một người tình cũng đã là khó khăn lắm rồi và trên phương diện đó, Marianne có lẽ thể-hiện người đàn bà lý-tưởng.
(Cũng có lẽ ông thích đi nhà thổ để tránh những ràng buộc đó?)

So với tình yêu, tình bạn là một liên-hệ “thoải mái” hơn. Bạn bè chỉ gặp nhau để chung vui, nhậu nhẹt, tán dóc, chán thì đứng dậy ra về, hứng thì lại hú nhau đi chơi tiếp. Điều này thật dễ hiểu mà?

Cũng như đối với những người Flamands, ông cần tình yêu nhưng rất sợ bị ruồng bỏ để rồi phải đau khổ.

Một yếu-tố khác là từ thuở thiếu niên, “ngoại hình” ông không được “hấp dẫn’’ cho lắm nên ông đã rất nặng mặc cảm này: “Một người xấu, cho dù là đàn ông hay đàn bà, hao mòn nhanh hơn một người đẹp nhiều lắm. Hắn sẽ phải cực khổ hơn nhiều để bù đắp lại.”

Dầu sao đi nữa, như Georges Brassens, một người bạn thân ông, đã nói: “Tin tôi đi, một người đàn ông mà nói về đàn bà với bao tức hận như vậy, chắc chắn là hắn hoàn toàn tuỳ thuộc đàn bà.”

Như vậy, Jacques Brel có thù ghét đàn bà không ? Có những bài hát như “Đàn bà và chó” xác nhận là vậy. Nhưng có lẽ ông ta cần tình yêu nhưng sợ phải đau khổ vì tình.
Tôi tưởng tượng Jacques bị giằng xé giữa tình yêu và thù hận, một tâm trạng đeo đuổi ông cho đến những năm cuối đời ông, khi mọi chiến đấu đã trở thành vô dụng, trước cơn bệnh hiểm nghèo và cõi chết.
Yêu đến rách nát.”

Yên Hà, tháng 12, 2014
Tài-liệu nguồn:
Grand Jacques : Le roman de Jacques Brel (Marc Robine), Editions Anne Carrière / Editions du Verbe (Chorus)

Jacques Brel, une vie (Olivier Todd), Robert Laffont, Paris, 1984

Jacques Brel
http://fr.wikipedia.org/wiki/Jacques_Brel

Brel et les femmes ; « J’ai une envie d’aimer qui est abominable ! »
http://www.polyamour.be/news.php?extend.61
Jacques Brel và đàn bà: "Nhu cầu yêu của tôi thật là kỳ quái"