ARTSHARE
▼
Nov 14, 2013
Tiếng nước tôi: Chơi chữ (1) / Ngữ âm
Một nghệ-thuật thật độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ nói chung và trong Tiếng Việt nói riêng là: chơi chữ.
0. Chơi chữ là gì?
Từ điển Tiếng Việt giải thích: "Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, … trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước, …) trong lời nói. (Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục. H. 1994).
Từ điển thuật ngữ văn học gọi chơi chữ là "lộng ngữ" và giải thích là một biện pháp tu từ (rhétorique) có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người, người nghe".
Trong những nghề-nghiệp dựa trên ngôn-ngữ (chính trị gia, thương gia, luật sư, diễn viên, hề, người điều-khiển chương trình, …) người chuyên-nghiệp cần phải nắm vững một số cơ-bản tu từ học (rhétorique), dùng ngôn-ngữ như một vũ-khí để thuyết-phục người nghe và dĩ nhiên phải biết dùng chữ cho khéo, đôi khi dù có phải bóp méo chữ và nghĩa để "nguỵ biện" mà dành phần thắng về mình.
Ngoài những ngữ cảnh làm việc đó, đã gọi là “chơi” chữ (jouer avec les mots / playing with words) thì đương nhiên phải có tính cách vui đùa, nghịch ngợm, hài hước… Làm cho câu văn, lời nói thêm phần hấp dẫn và thú vị là một thú vui cho người nói (viết) và người nghe (đọc) và phương cách này được vận dụng khá tài tình trong văn thơ, ca dao, tục ngữ và trong đời sống hàng ngày,
Những anh hề, những bạn vui tính, dí dỏm phần đông đều thích chơi chữ. Ngay cả những trang quảng cáo trên báo chí, đài truyền hình... cũng hay chơi chữ để gây ấn-tượng cho người đọc, người nghe.
Riêng
trong ca dao, chơi chữ đã thể hiện nét phong phú độc đáo trong tâm hồn của người
nông dân "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Những lối chơi chữ rất là phong phú: nói lóng, nói lái, nói bóng nói gió, nói xỏ (một đặc trưng Bắc Kỳ), tiếu-lâm, ..., và biết bao nhiêu trò chơi chữ như ô chữ, đố mẹo, đối đáp, chương-trình Des chiffres et des lettres của Pháp hay Wheel of Fortune của Mỹ... nhưng nói chung, có thể phân loại những hình thức lộng-ngữ theo ba nhóm:- chơi chữ dựa trên âm-tiết của chữ (ngữ âm),
- chơi chữ dựa trên ý nghĩa của chữ (ngữ nghĩa),
- chơi chữ dựa trên quy-tắc sử-dụng chữ (ngữ pháp) của tiếng Việt.
Ngoài ra, chúng ta sẽ bàn qua nghệ-thuật đối chữ (câu đối hay hò đối đáp) cũng như một đặc-điểm có một không hai của ngôn-ngữ đơn âm-đa thanh của tiếng Việt chúng ta là: nói lái.
1. Chơi chữ dựa trên ngữ âm
1.1 Dựa trên điệp-âm
Điệp âm là hình thức lặp lại âm thanh ngôn ngữ theo cách lặp nguyên hoặc lặp có biến đổi thanh điệu sao cho phù hợp với vần nhịp của câu thơ.
1.1.1 Nhại/mô phỏng âm thanh
Tôi nhớ lại mấy câu ca dao hát ví von thuở còn bé:
Con vỏi, con voi, cái vòi đi trước,
hai chân trước đi trước, hai chân sau đi sau,
còn cái đuôi thì đi sau chót.
hoặc:còn cái đuôi thì đi sau chót.
Con mèo, con mẻo, con meo
Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà.
Con mèo, con mẻo, con meo
Con mèo, con mẻo, con meo
Ai dạy mày trèo, mà chẳng dạy tao?
Cuối thế-kỷ trước, người nói thơ dạo có những câu rao như:
Vân Tiền, Vân Tiễn, Vân Tiên
Ai cho đồng tiền tôi kể Vân Tiên
để mời khách nghe bộ thơ Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Khuyến.Ai cho đồng tiền tôi kể Vân Tiên
Có một loại chơi chữ là viết với toàn những chữ cùng đầu âm như "ch" trong bài thơ "Trách người đa tình" (vô danh):
Chán chường cho chị chê chồng
Chín chiều chua chát chán chê chưa
Cha chài chú chóp chơi chung chạ
Chẳng chính chuyên chi chớ chực chờ.
Còn có những bài văn viết toàn vần T (+Tr và Th) như:
"Trần Thị
Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên.
Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ
thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn,
tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt! ..."
(Vô danh?)
1.1.2 Từ láy
Nhìn lại tiếng Việt, tôi mới để ý thấy người Việt chúng ta rất hay dùng từ láy, nói một câu là phải láy một, hai chữ (không biết do tiếng Việt đơn âm, đa thanh hay do nhạc tính của tiếng Việt hay do nghệ-sĩ tính dân-tộc ta?).
Lối nói chữ "dân-dã" mộc mạc nhưng dễ hiểu và dễ thương làm sao:
Nước chảy riu riu,
Lục bình trôi ríu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.
Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.
Trong đời
sống xã hội có khá nhiều câu dùng hình thức điệp âm để phản ảnh các vấn đề xã hội
khá thú vị:
Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt
Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương
Với cách chơi chữ lặp đi lặp lại như thế, nhiều câu ca dao đã gợi nên cuộc sống quẩn quanh bế tắc không lối thoát của phận cái kiến, con ong ở xã hội ngày trước:
Với cách chơi chữ lặp đi lặp lại như thế, nhiều câu ca dao đã gợi nên cuộc sống quẩn quanh bế tắc không lối thoát của phận cái kiến, con ong ở xã hội ngày trước:
Con kiến mà leo canh đa
Leo phải cành cụt leo ra, leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cảnh cụt leo vào, leo ra.
Leo phải cảnh cụt leo vào, leo ra.
Thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều từ láy. Đặc biệt là những từ láy gợi âm thanh: tỉ tì ti, hi ha, hu hơ, vo ve, thánh thót, long bong, lõm bõm…, những từ gợi cảm giác, xúc giác: xù xì, toen hoẻn, lam nham, lún phún…, những từ gợi tư thế vận động: cheo leo, vắt vẻo, lom khom, ngất nghểu, lăn lóc…những từ tượng thanh: lắc cắc, long bong, phập phòm, thánh thót, lõm bõm… được Bà Chúa Thơ Nôm sử dụng theo cách chơi chữ một cách tài tình.
Tự Tình
Vất vất vơ vơ cũng nực cười
Căm căm cúi cúi có hơn ai
Nay còn chị chị anh anh đó
Mai đả ông ông mụ mụ rồi
Đói đói no no, lo hết kiếp
Khôn khôn dại dại khéo trò đời
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi
(Hồ Xuân Hương)
Không dám so sánh với bà Chúa thơ nhưng trước đây tôi có viết bài thơ:
Lung linh hạt thu
Không dám so sánh với bà Chúa thơ nhưng trước đây tôi có viết bài thơ:
Lung linh hạt thu
chiều tà rơi lẳng lặng
nhè nhẹ tắt nắng vàng
bước chân hài rón rén
thấp thoáng bóng em sang
thoang thoảng hương trinh nữ
mơn mởn trái bồng đào
thì thào lời em gọi
ru hồn người xôn xao
lưng ong ôi mềm mại
dáng em lượn miệt mài
đôi môi hồng tủm tỉm
long lanh cặp mắt nai
hỡi cô em bé bỏng
cho tôi được nâng niu
tâm tình em nũng nịu
bên khung cửa dặt diù
ngoài trời mưa rỉ rả
gió đêm thở rì rào
lòng người buồn rười rượi
nỗi buồn vẫn nao nao.
(Yên Hà, mùa thu 2004)
1.2 Chơi chữ bằng cách dùng từ ngữ gần âm (trại âm)
Trong
ngữ âm tiếng Việt có hiện tượng nhiều từ do thói quen phát âm của từng
vùng miền khác nhau mà đọc lệch đi. Tuy nhiên điều thú vị là người ta biết vận
dụng hiện tượng này để tạo nên cách chơi chữ thú vị:
Dở dang, dang dở vì sông
Ngày làm công nhật , đêm trông dạ chàng.
Trong
câu trên, “dang” là từ gần âm với “giang”; “giang” là
yếu từ Hán Việt đồng nghĩa với từ Nôm “sông”, tất cả kết hợp tạo
nên một câu ca dao chơi chữ thú vị.
Người miền Bắc không phân-biệt những âm r, d và gi nên khi nói "Giăng (trăng) rụng dưới cầu", người nghe có thể hiểu "Răng rụng dưới cầu"!
Môt câu chuyện tiếu lâm dựa trên trại-âm là:
Một chị nhà quê (người miền Nam) vào đồn công an đăng ký kết hôn.
Người miền Bắc không phân-biệt những âm r, d và gi nên khi nói "Giăng (trăng) rụng dưới cầu", người nghe có thể hiểu "Răng rụng dưới cầu"!
Môt câu chuyện tiếu lâm dựa trên trại-âm là:
Một chị nhà quê (người miền Nam) vào đồn công an đăng ký kết hôn.
Chị cán bộ công an hỏi: - Lấy chồng lần đầu hả ?
Chị nhà quê: - Dạ, lần đầu.
Chị cán bộ hỏi: - Tên gì ? Ở với nhau từ bao giờ?
Chị nhà quê: - Dạ, Nguyễn thị Chim, mới ở với nhau tối hôm qua.
Chị cán bộ: - Mới ở với nhau tối hôm qua à ? Chim có ê không ?
Chị nhà quê đỏ mặt ấp úng không nói gì. Chị cán bộ bực mình gằn giọng:
- Tôi hỏi chị Chim có ê không?
Chị nhà quê thẹn thùng thỏ thẻ:
- Dạ lúc đầu cũng hơi ê.... ê ..., nhưng rồi sau cũng quen…
Chị cán bộ bực tức quát lên:
- Tôi hỏi chị tên Chim không có chữ "ê" hay là tên Chiêm có chữ "ê" ? Mắc mớ gì đến lúc đầu với lúc sau. Vớ vẩn!
Chị nhà quê: - Dạ, lần đầu.
Chị cán bộ hỏi: - Tên gì ? Ở với nhau từ bao giờ?
Chị nhà quê: - Dạ, Nguyễn thị Chim, mới ở với nhau tối hôm qua.
Chị cán bộ: - Mới ở với nhau tối hôm qua à ? Chim có ê không ?
Chị nhà quê đỏ mặt ấp úng không nói gì. Chị cán bộ bực mình gằn giọng:
- Tôi hỏi chị Chim có ê không?
Chị nhà quê thẹn thùng thỏ thẻ:
- Dạ lúc đầu cũng hơi ê.... ê ..., nhưng rồi sau cũng quen…
Chị cán bộ bực tức quát lên:
- Tôi hỏi chị tên Chim không có chữ "ê" hay là tên Chiêm có chữ "ê" ? Mắc mớ gì đến lúc đầu với lúc sau. Vớ vẩn!
Cũng
có khi nhiều từ ngữ có âm gần nhau nhưng đứng gần nhau tạo nên những cách hiểu,
cách cảm tinh tế:
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Tài (tài
năng) và tai (tai họa) là hai từ gần âm đứng trong câu thơ tạo nên ý
nghĩa sâu sắc. Nhờ nghệ thuật chơi chữ mà tư tưởng “Tài mệnh tương đố” trong
Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du được chuyển tải thật giản dị, sâu sắc.
Yên Hà, tháng 11, 2013
Tài-liệu nguồn:
Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao dân ca Việt Nam
Trần Minh Thương
http://4phuong.net/ebook/46513172/nghe-thuat-choi-chu-trong-ca-dao-dan-ca-viet-nam.htmlMười cách chơi chữ phổ-biến
Mộc Nhân - Lê Đức Thịnh
Lối chơi chữ trong đối và thơ
|
http://e-cadao.com/tieuluan/ngonngu/choichutrongcadaovadoi.htm |
http://www.hoasontrang.us/phorum/showthread.php?t=462
Chinh phục ngâm (Thơ)
Em hiên ngang, nhẹ nhàng cơn gió thoảng
Bước mãnh liệt tựa cơn bão bất ngờ
Vào đời tôi, bay bổng mấy vần thơ
Tim xao xuyến, tâm chập chờn mơ ngủ.
Biển động tình, xoáy vòng cơn nước lũ
Sóng cuộn trào, ào ạt lấp bờ đê
Hồn ngơ ngẩn tìm về chốn đê mê
Tôi chết đuối trong mắt em chiến thắng.
Yên Hà, 2013