Hát hay hay hay hát?
Hay hát hay hát hay?
Hát thế nào cũng được,
miễn sao mình thích, mình vui là đủ rồi, phải không?
Ai trong chúng ta cũng đã từng hát, hay ít nhất cũng đã nghe hát và ca hát có thể được xem như một nhu-cầu cần-thiết vì là phương-tiện bộc lộ và giải bày tình-cảm, là tiếng nói đời sống nội-tâm của con người.
Âm-nhạc là ngành nghệ-thuật dễ tiếp-xúc nhất, so với hội-họa, văn-thơ… và ca hát cũng là một bộ môn giải-trí lành mạnh, giản dị mà hứng thú, nên rất được nhiều người ưa chuộng. Thanh-nhạc nhờ đó mà trở thành bộ môn nghệ-thuật có tính đại-chúng cao nhất.
Ai trong chúng ta cũng đã từng hát, hay ít nhất cũng đã nghe hát và ca hát có thể được xem như một nhu-cầu cần-thiết vì là phương-tiện bộc lộ và giải bày tình-cảm, là tiếng nói đời sống nội-tâm của con người.
Âm-nhạc là ngành nghệ-thuật dễ tiếp-xúc nhất, so với hội-họa, văn-thơ… và ca hát cũng là một bộ môn giải-trí lành mạnh, giản dị mà hứng thú, nên rất được nhiều người ưa chuộng. Thanh-nhạc nhờ đó mà trở thành bộ môn nghệ-thuật có tính đại-chúng cao nhất.
Hát là nói bằng nhạc
(Chanter, c’est parler en musique)
Ca hát là bộ môn nghệ-thuật phối hợp giữa ngôn-ngữ và âm-nhạc, gọi là thanh-nhạc.
Ngôn-ngữ là phương-tiện cần-thiết để thông-tin, liên-lạc, chia-xẻ ý nghĩ và cảm-xúc của mình. Có lẽ tiếng hát đã xuất-hiện rất sớm, cùng với tiếng nói của con người vì tiếng hát là phương-tiện hữu-hiệu nhất để đưa thẳng tình-ý của mình vào tâm-hồn người nghe.
Tuỳ theo những gì muốn biểu-lộ, mình sẽ dùng giọng nói một cách khác: giọng có thể buồn bã, có thể giận-dữ, có thể than vãn, có thể nghiêm trang,... và trong giọng nói, âm-điệu đóng vai trò quan trọng để thu hút sự chú-ý của người nghe.
Lời rao hàng phải "ngọt ngào", mời mọc, lời tán tỉnh cũng vậy (mật ngọt chết ruồi), ngay cả người hành khất cũng phải biết "tha thiết" khi đi xin ăn:
Ngôn-ngữ là phương-tiện cần-thiết để thông-tin, liên-lạc, chia-xẻ ý nghĩ và cảm-xúc của mình. Có lẽ tiếng hát đã xuất-hiện rất sớm, cùng với tiếng nói của con người vì tiếng hát là phương-tiện hữu-hiệu nhất để đưa thẳng tình-ý của mình vào tâm-hồn người nghe.
Tuỳ theo những gì muốn biểu-lộ, mình sẽ dùng giọng nói một cách khác: giọng có thể buồn bã, có thể giận-dữ, có thể than vãn, có thể nghiêm trang,... và trong giọng nói, âm-điệu đóng vai trò quan trọng để thu hút sự chú-ý của người nghe.
Lời rao hàng phải "ngọt ngào", mời mọc, lời tán tỉnh cũng vậy (mật ngọt chết ruồi), ngay cả người hành khất cũng phải biết "tha thiết" khi đi xin ăn:
Ông đi qua, bà đi lại
Con cá nó sống vì nước
Tôi sống nhờ các ông bà...
Nếu tiếng hát là lời nói có âm-nhạc, thì thơ cũng là một bài văn có nhạc tính.
Tôi nhớ mãi lúc còn bé đi học, có một lần lên bảng trả bài học thuộc lòng (récitation), bài thơ tôi thuộc vanh vách và tôi đã "trả" một hơi nhưng hỡi ôi, tôi chỉ được 6 điểm trên 10. Thật là ức quá, nhưng hôm đó tôi đã hiểu tôi cần phải diễn-đạt "tâm hồn" của bài thơ chứ không thể đọc như con vẹt được.
Và tôi đã nhất-quyết áp-dụng "chân-lý" đó. Khi tôi viết, cho dù là văn hay thơ, tôi rất chú trọng vào nhạc-chất (musicalité), viết làm sao để đọc cho trầm bổng, êm tai (ít ra cho xuôi tai) và nếu cần, tôi phải đổi, thêm hay bớt chữ. Đối với tôi, vần điệu không phải là phương cách duy nhất để tạo nên nhạc-chất của một bài thơ (thơ tự do có lẽ cũng vậy?)
Ngâm thơ cũng là một loại "nhạc nói" tôi rất thích, cho dù tôi chưa hiểu được nghệ-thuật này cho lắm. (Tôi có quen một chị rất tinh-thông trong việc viết văn, viết thơ, ngâm thơ, có lẽ tôi sẽ phải xin được học-hỏi chút ít nơi chị).
Biết nói là biết hát, và âm-điệu đã là gạch-nối dẫn-dắt tiếng nói đến văn, rồi đến thơ và cuối cùng đến thanh-nhạc (?)
Thanh-nhạc trong văn-hoá Việt-Nam
Ca hát Việt Nam bắt nguồn và phát-triển từ nghệ-thuật ca hát dân-gian, giàu bản-sắc phong-phú, từ lối hát giao-duyên, hát đối-đáp, hò vè, hát ru, các vùng dân-ca, dân-nhạc tiêu-biểu của Miền núi phía Bắc, của Đồng bằng Bắc bộ, của Quan họ Bắc Ninh, ví dặm Nghệ Tĩnh, hò Thanh Hóa, dân-ca miền Trung, ca Huế, hò Bài chòi Khu V, tuồng Bình Định, từ Lý, hò vè đồng bằng Nam Bộ, Đờn ca tài tử - cải lương, dân-ca các vùng dân-tộc Tây Nguyên, Khơ me, Chăm Pa.
( Trương Ngọc Thắng, Trường Đại học Nghệ thuật, Đại Học Huế)
Ta cũng có thể nói ca dao và dân ca là một đôi song sinh, từ những giai-điệu mộc-mạc, trữ-tình, cùng sánh vai bước vào ngũ cung, vào những tiết-tấu đa-dạng hơn như hát chèo, chầu văn, ngâm thơ, cải lương. Bước vào cảm-thức người và mãi mãi tồn-tại.
... Người ơi, người ở đừng về...
...Bồng bồng mà nấu (a) canh chua
Sớm mai ăn hết (a) lại ra bồng bồng...
Đồng Đăng có phố (a) Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị (a), có chùa Tam (ơ) Thanh
Ai lên xứ Lạng (a) cùng anh
Bõ công cha mẹ (a) sinh thành ra (ơ) em...
Bố tôi đôi khi cũng ru tôi ngủ với những bài tiếng Pháp như
Le ciel est par-dessus le toit
Si bleu, si calme
Un arbre par-dessus le toit
Berce sa palme...
Trước khi bố tôi vĩnh viễn ra đi, tôi chưa có dịp hỏi bố ai đã "phổ nhạc" bài thơ này của Paul Verlaine, vì tôi chưa hề nghe ai hát "bài hát" này.
Những bài hát ru này, tôi đã hát để ru con tôi, rồi đến cả đời cháu tôi nữa.
Ngoài ra, đặc-điểm tiếng Việt chúng ta là một ngôn-ngữ đơn-vận nhưng lại đa-thanh, sáu thanh-điệu gồm có năm dấu giọng là sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cộng thêm thanh ngang (không dấu). Tính đặc-thù này khiến cho mỗi chữ là một nốt nhạc và mỗi câu nói du dương như một nhạc khúc, nhất là nếu người nói lại là một cô gái hiền dịu, dễ thương. Đàn ông chúng ta, anh-hùng đã bao phen "ngã gục" vì một tiếng "Anh ơơơii...", một tiếng nguýt "Thấy mà ghét..." hay chỉ vì một cái "Daạạ" của "em"?
Ôi, tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...
Hay hát
Giọng hát là một “nhạc-khí sống” quí báu mà ai ai cũng có sẵn, không cần phải đi mua, đi mượn ở đâu cả. Với nhạc-khí đó trên mình, lúc nào ta cũng sẵn sàng “chơi nhạc” một cách dễ dàng. Ngoài tiếng hát ra, có nhạc-khí nào ta có thể chơi dưới vòi hương sen, trong nhà tắm không?Con cá nó sống vì nước
Tôi sống nhờ các ông bà...
Nếu tiếng hát là lời nói có âm-nhạc, thì thơ cũng là một bài văn có nhạc tính.
Tôi nhớ mãi lúc còn bé đi học, có một lần lên bảng trả bài học thuộc lòng (récitation), bài thơ tôi thuộc vanh vách và tôi đã "trả" một hơi nhưng hỡi ôi, tôi chỉ được 6 điểm trên 10. Thật là ức quá, nhưng hôm đó tôi đã hiểu tôi cần phải diễn-đạt "tâm hồn" của bài thơ chứ không thể đọc như con vẹt được.
Và tôi đã nhất-quyết áp-dụng "chân-lý" đó. Khi tôi viết, cho dù là văn hay thơ, tôi rất chú trọng vào nhạc-chất (musicalité), viết làm sao để đọc cho trầm bổng, êm tai (ít ra cho xuôi tai) và nếu cần, tôi phải đổi, thêm hay bớt chữ. Đối với tôi, vần điệu không phải là phương cách duy nhất để tạo nên nhạc-chất của một bài thơ (thơ tự do có lẽ cũng vậy?)
Ngâm thơ cũng là một loại "nhạc nói" tôi rất thích, cho dù tôi chưa hiểu được nghệ-thuật này cho lắm. (Tôi có quen một chị rất tinh-thông trong việc viết văn, viết thơ, ngâm thơ, có lẽ tôi sẽ phải xin được học-hỏi chút ít nơi chị).
Biết nói là biết hát, và âm-điệu đã là gạch-nối dẫn-dắt tiếng nói đến văn, rồi đến thơ và cuối cùng đến thanh-nhạc (?)
Thanh-nhạc trong văn-hoá Việt-Nam
Ca hát Việt Nam bắt nguồn và phát-triển từ nghệ-thuật ca hát dân-gian, giàu bản-sắc phong-phú, từ lối hát giao-duyên, hát đối-đáp, hò vè, hát ru, các vùng dân-ca, dân-nhạc tiêu-biểu của Miền núi phía Bắc, của Đồng bằng Bắc bộ, của Quan họ Bắc Ninh, ví dặm Nghệ Tĩnh, hò Thanh Hóa, dân-ca miền Trung, ca Huế, hò Bài chòi Khu V, tuồng Bình Định, từ Lý, hò vè đồng bằng Nam Bộ, Đờn ca tài tử - cải lương, dân-ca các vùng dân-tộc Tây Nguyên, Khơ me, Chăm Pa.
(
Ta cũng có thể nói ca dao và dân ca là một đôi song sinh, từ những giai-điệu mộc-mạc, trữ-tình, cùng sánh vai bước vào ngũ cung, vào những tiết-tấu đa-dạng hơn như hát chèo, chầu văn, ngâm thơ, cải lương. Bước vào cảm-thức người và mãi mãi tồn-tại.
... Người ơi, người ở đừng về...
Nghe hát Quan Họ Bắc-Ninh, tôi rất xúc-động, lòng nao nao, như nghe tiếng gọi của gốc-rễ rung-chuyển vào tận xương-tuỷ. Tôi thích dân-ca lắm, nhất là dân-ca Bắc-bộ. Tôi sinh-trưởng ở Hà-Nội nhưng sống ngoài ấy được có ba năm và chưa hề được quay trở lại nên trong lòng lúc nào cũng vẫn mang một niềm hoài-vọng miên-man, u-uẩn. Có lẽ từ giờ cho đến đến ngày đi gặp ông bà, tôi chỉ còn tiếng nói và tiếng nhạc dân-tộc để trở về với cội-nguồn. Buồn.
Chúng ta cũng không thể không nhắc đến lời mẹ ru, vì những giai-điệu êm-ả đầu tiên mà chúng ta được nghe, ngay khi còn trong bụng mẹ, là tiếng mẹ ru.
Tôi nhớ mãi những câu ru nghe từ giọng hát nhẹ-nhàng của mẹ tôi :...Bồng bồng mà nấu (a) canh chua
Sớm mai ăn hết (a) lại ra bồng bồng...
Đồng Đăng có phố (a) Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị (a), có chùa Tam (ơ) Thanh
Ai lên xứ Lạng (a) cùng anh
Bõ công cha mẹ (a) sinh thành ra (ơ) em...
Bố tôi đôi khi cũng ru tôi ngủ với những bài tiếng Pháp như
Le ciel est par-dessus le toit
Si bleu, si calme
Un arbre par-dessus le toit
Berce sa palme...
Trước khi bố tôi vĩnh viễn ra đi, tôi chưa có dịp hỏi bố ai đã "phổ nhạc" bài thơ này của Paul Verlaine, vì tôi chưa hề nghe ai hát "bài hát" này.
Những bài hát ru này, tôi đã hát để ru con tôi, rồi đến cả đời cháu tôi nữa.
Ngoài ra, đặc-điểm tiếng Việt chúng ta là một ngôn-ngữ đơn-vận nhưng lại đa-thanh, sáu thanh-điệu gồm có năm dấu giọng là sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, cộng thêm thanh ngang (không dấu). Tính đặc-thù này khiến cho mỗi chữ là một nốt nhạc và mỗi câu nói du dương như một nhạc khúc, nhất là nếu người nói lại là một cô gái hiền dịu, dễ thương. Đàn ông chúng ta, anh-hùng đã bao phen "ngã gục" vì một tiếng "Anh ơơơii...", một tiếng nguýt "Thấy mà ghét..." hay chỉ vì một cái "Daạạ" của "em"?
Ôi, tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...
Hay hát
“Tiếng hát thực sự là tiếng nói của tâm hồn”,
và ca hát đã trở thành một nhu-cầu, một nhu-cầu thật dễ thoả-mãn đối với bất cứ ai.
Thánh ca giúp cho người tín-đồ gần gũi với lòng tin của mình, gần gũi với Chúa, với Phật hơn.
Người dân ngoài đồng ruộng hát để quên mệt, dân các thôn làng hát đối đáp với nhau trong những dịp liên-hoan, trai gái cũng dùng giọng hát để tỏ tình cho nhau...
Trong lịch-sử nước Mỹ, thanh nhạc đã giúp những người nô-lệ da đen vượt qua được kiếp sống khốn-khổ của họ và dành giữ được sự thống-nhất và văn-hóa của họ.
(Có thể nói, thay vì cắn răng chịu đựng, họ đã mở miệng ra để hát cho đời bớt đen tối?)
Lúc còn bé, tôi hay nghe mẹ tôi hát, ngày nào mẹ cũng hát, nghĩ đến bài nào hát bài đó, nhớ câu nào hát câu đó, quên lời thì ư a, tối đến thì hát ru con. Mẹ hát những nhạc thời của mẹ, nghĩa là nhạc tiền-chiến (nên tôi cũng ảnh-hưởng ít nhiều loại nhạc này), mẹ chỉ hát khe khẽ, như để khỏi làm phiền ai khác, như chỉ để hát cho chính mình.
Tôi không biết mẹ hát vì mẹ thích hát, vì mẹ vui, hay là mẹ hát để cảm thấy cuộc sống đỡ khổ cực? Lúc đó tôi còn bé, tôi không hiểu chuyện người lớn, nhất là tôi đã xa gia-đình lúc mười-tám tuổi, nhưng tôi biết bố tôi đóng quân nơi xa và thỉnh thoảng mới được ghé nhà, và tôi cũng biết làm dâu trong gia-đình người Bắc không hẳn là dễ. Dầu sao đi nữa, chuyện gì thì cũng đã qua, mẹ cứ tiếp-tục hát đi, bây giờ mẹ cũng đã ngoài bát tuần, chỉ mong sao mẹ an hưởng tuổi già thôi.
Về phần tôi, tôi cũng mê hát lắm. Lúc còn sống ở Sài-Gòn, tôi được nuôi bằng nhạc mẹ tôi hát và nghe (nhạc tiền-chiến), và tôi cũng nghe nhạc của thời tôi, nghĩa là nhạc Yéyé của Pháp (Françoise Hardy, Christophe, Johnny Hallyday...) cũng như nhạc Pop Rock Anh-Mỹ thời đó (Beatles, Rolling Stones, Bob Dylan...).
Đến lúc đi du học, xa nhà, nhớ nhà, tôi có mua cái đàn thùng, học được dăm ba ắc-co (accords) rồi "hiên ngang" bước vào ngành âm-nhạc. Tự học lấy nên tôi chả đi đâu xa được, chỉ biết tự đệm hát những loại nhạc dễ chơi (như Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương...). Sau đó, tôi hát dân ca ba miền, hùng ca (Việt Nam - Việt Nam, Việt-Nam quê-hương ngạo-nghễ...) trong khuôn-khổ những buổi văn-nghệ sinh-viên, rồi từ từ tiến sang nhạc tiền-chiến. Từ ngày sang Mỹ, tôi theo vợ tôi đi hát rồi tiếp-xúc với đủ loại nhạc Pháp (rất nhiều), Mỹ (rất ít, ít hơn cả Mễ, vì tiếng Mỹ khó quá), nhạc khiêu vũ...
Viết đến đây, tôi chợt toát mồ-hôi trán khi chợt thấy so với "con đường âm-nhạc vợ tôi đi", con đường của tôi chỉ là đường hẻm, đường đất, đường mòn. Quả vậy, trên sân-khấu, nếu vợ tôi là đoá hoa thì tôi chỉ là cái bình nhằm tăng thêm vẻ đẹp của hoa. Nhưng thôi cũng tốt, vợ hơn chồng là nhà có phúc, phải không mấy ông bạn?
Biết nói là biết hát, nhất là từ khi ông Inoue Daisuke chế-tạo ra máy karaoke (từ kara= rỗng không, và oke= ban nhạc) để ai ai cũng có thể hát mà không cần có ban nhạc. Và từ đó, bao nhiêu mầm non, mầm già đột-nhiên trở thành ca-sĩ, ít ra là ở nhà hay trong những quán Karaoke hay quán "Hát cho nhau nghe" (với nhạc sống của một ban nhạc hay một "one man band").
Phong-trào giải-trí lành mạnh này từ đó mỗi ngày mỗi phát-triển, tuy cũng gây nên một vài vấn đề nho nhỏ như ẩu đả trong quán vì tranh dành nhau hát hoặc vì chê nhau hát dở.
Có một lần đi chơi với vài người bạn tại một quán "Hát cho nhau nghe" dưới San Jose, tôi nghe lóm được một ông khách bàn kế bên làu bàu:
- Trời ơi, hát vậy mà cũng dám lên hát, tra tấn lỗ tai quá. Mà lại còn chơi đòn "liên khúc" để được hát nhiều hơn. Ở đây, danh ca thì không có nhưng dành ca thì không thiếu!
Tôi thì lại nghĩ hát hay, hát dở, ai cũng có quyền lên hát. Người ta đã trả tiền để được hát (chẳng qua là dịch vụ của một quán karaoke mà?) thì sao lại cấm được?
Tôi chợt nghĩ mà thương cho thằng bạn hát karaoke mà vợ con bắt phải đeo headphone vì "mọi người đang cần sự yên lặng nghỉ ngơi", nên rốt cuộc nản quá, nó bỏ luôn.
Hát lên đi, bạn ơi, cho đời thêm tươi vui.
Hát hay
Gần đây, có một cô ca-sĩ, không phải là chuyên-nghiệp nhưng cũng hay xuất-hiện trên những sân-khấu trong vùng, có liên-lạc với chúng tôi. Cô nói cô sẽ có hai cái shows trong tháng và muốn được "coach" để, như cô nói, đưa những bài cô sẽ hát lên một "next level". Với óc cầu-tiến đó, sau vài tiếng tập-luyện, cô đã thông-hiểu được thêm một số căn-bản cũng như những kỹ-thuật tân-tiến hơn.
- Hát nhạc thính-phòng (dòng điệu Slow, Boston...) là hát cho đôi tai và tâm-hồn người nghe, trong khi hát nhạc khiêu-vũ (dòng điệu Tango, Paso, Techno...) là hát cho đôi chân người nhảy, và (dĩ nhiên) phải hát khác nhau, phải dùng những kỹ-thuật khác nhau;
- Ngay cả trong những điệu chậm, có những bài phải hát nhẹ nhàng, khoan-thai, còn có những bài phải hát thiết-tha, khắc-khoải để đánh thẳng vào cảm-xúc thính-giả.
Cô nói nhờ những kỹ-thuật đã học được, cô đã thành-công nhiều trong những đêm trình-diễn đã qua, khiến cô rất vui.
Trong việc này, cô đã có căn bản, có chất giọng nên tiến thêm không khó lắm.
Nhưng bộ môn nào cũng vậy, chơi Tennis hay Golf, khiêu-vũ, xoa mạt-chược, đánh đàn hay ca hát, mình cũng phải đạt được một trình-độ tối-thiểu nào thì mới vui hưởng được.
Tôi chơi Tennis chỉ để giãn gân, giãn cốt thôi chứ không gọi là hobby được vì tôi chơi kém lắm, lại không có ai hướng dẫn nên chưa mê được. Nhưng ngược lại, có một dạo, bên Paris, tôi cũng có đi học hai khoá thanh nhạc, một khoá hát nhạc Jazz và một khoá nhạc Yddish (Do-Thái Âu Châu). Nói cho ngay, tôi không quan-tâm loại nhạc gì lắm vì nhạc gì tôi cũng thích và điều tôi cần là học chút căn-bản ca hát để sau đó tự luyện thêm mà thôi. Không Thầy, đố mày làm nên.
Làm việc gì cũng vậy, có khả năng nhưng thiếu căn-bản thì không tài nào tiến được.
Thí dụ, những bạn quen hát Karaoke (có giòng chữ đổi màu trên màn ảnh) hay được đệm dương-cầm (hát như thế nào, tiếng nhạc vẫn theo sau làm nền) không cần để ý đến nhịp-điệu nên hát nhạc sống thường bị sai nhịp, làm hỏng mất chất giọng mình.
Hoặc là có những bạn than giọng yếu, hát thường bị hụt hơi nhưng thật ra chỉ vì không biết điều-khiển hơi thở. Ông F.Lamperti (1813-1892), người thầy đại-diện cho trường-phái mới của nghệ-thuật thanh-nhạc Ý có nói: “Nghệ thuật ca hát là nghệ thuật hơi thở”.
Một điều nữa mà ít ai để ý, là hát hay không những cần phải tập-luyện một số kỹ-thuật căn bản (về âm nhạc, hơi thở...), nhưng nếu đã hát bằng ngôn-ngữ nào - Việt Nam, Pháp, Mỹ, Nhật...- thì cũng phải hiểu chút ít về ngôn-ngữ đó mà áp-dụng trong lối hát.
Như đã nói trong phần trên, tiếng Việt-Nam có những đặc-tính của nó (và đặc-trưng nhất là đơn vận, đa thanh), ảnh-hưởng đến cách ngắt hơi, cách ngân, cách hát láy, hát lơi... chứ không phải muốn ngắt như thế nào thì ngắt, ngân như thế nào thì ngân, ...
Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu.
Bộ-môn nghệ-thuật nào cũng có những tiêu-xảo phức-tạp mà người chuyên-nghiệp "bắt buộc" phải nắm vững, nhưng nghiệp-dư (amateur) như chúng ta chỉ cần nắm đủ căn-bản để bắt đầu hưởng-thụ, đi xa đến đâu thì tuỳ mức đam-mê và khả-năng mỗi người.
Đối với riêng tôi, ngày nào tôi còn thở, tôi sẽ còn hát, vì ngày nào tôi còn được hát, ngày đó tôi còn thở, ngày đó tôi còn sống.
If music be the food of love, play on... (William Shakespeare)
Nếu âm-nhạc là thức ăn của tình yêu thì hãy cứ chơi (nhạc)...
... Pouvoir encore regarder,
pouvoir encore écouter,
Et surtout pouvoir chanter
Que c'est beau, c'est beau la vie... (Jean Ferrat)
... Còn được nhìn,
còn được nghe,
Và nhất là còn được hát
Ôi đời đẹp quá, đẹp quá...
Yên Hà, tháng 11, 2012